Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, June 27, 2014

Văn chương ngoài lề: THƠ TẬP THỂ - phiếm luận Chu Vương Miện



Thơ tập thể là thơ thường được nhiều người làm, ít nhất là hai người trở lên, nhưng toàn bộ cùng một đề tai [và nội dung] trước sau thuần nhất như một. Trước khi giới thiệu bài thơ [công trình tập thể], sau đây, chúng tôi xin được trích dẫn một bài thơ Đường luật bát cú của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bài thơ này có nhan đề là: Kiếp Lấy Chồng Chung.

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Có một gia đình đa thê, một chồng hai vợ [một ông chồng, một bà vợ lớn và một bà vợ nhỏ], nếu họ ở trong tình trạng bình thuờng thì không nói làm gì, đằng này họ lại là một gia đình làm thơ [có chút hư danh], ông chồng làm thơ, bà vợ lớn làm thơ và bà vợ nhỏ cũng làm thơ nốt. Làm thơ này là làm ở nhà quê, làm cho nó vui nó khuây khỏa, chứ hoàn tòan không phải làm ra để đăng báo chợ như bây giờ.

Tình trạng đa thê thì cũng là một tệ trạng xã hội dễ thương của cái thời phong kiến thủa bấy giờ, nhưng cái tiểu gia đình nhà thơ thường xuyên thất nghiệp thì nó trở thành dễ ghét chi lạ. Thường xuyên thất nghiệp thì không có tiền, thì cái chuyện nhịn ăn nhịn uống, nhịn đói nó cũng là cái chuyện thường ngày ở huyện nhà, mà đã thiếu ăn thì cái [chuyện kia] cũng kể như thiếu thốn dữ lắm.

Xin mô tả là gia đình của đại thi sĩ được sắp xếp bài bản như sau: căn nhà lá ba gian ọp ẹp, bà nhỏ được bố trí một gian bên góc, gian giữa là bàn thờ và chỗ tiếp khách. Ông chồng và bà cả nằm chung một phòng đối diện bà hai, nhưng bà cả không nằm chung giường với ông, mà căng một chiếc võng ngay cái cửa ra vào phòng ông chồng  mà nằm, có nghĩa ông chồng đi ra hoặc đi vào đều phải bước qua cái võng của bà vợ cả, ngày cũng như đêm, cái vị trí chiến lưọc này không bao giờ thay đổi.

Vị trí chiến lưọc thì bất di bất dịch, nhưng còn về phần đài phát thanh thì tự do, tùy tiện muốn thu muốn phát lúc nào cũng đặng, vì âm thanh là vô biên giới, cứ bắt đúng tần số là no nói, nó hát, nó ngâm thơ, nó bình lụân....

Một đêm trăng sáng vào lúc giờ Tý, canh ba, bà thi sĩ vợ nhỏ, nhìn trời nhìn đất, ngán ngẫm về cái thân phận làm nhỏ của mình, trằn trọc lăn qua lăn lại, cố nhắm mắt nhưng không làm sao ngủ được, bèn xúc cảnh sinh tình mà ngậm tướng lên, giọng sa mạc :

Bây giờ sông lặng sóng yên
Sào ơi nhớ bến chống thuyền lại chơi?

Bà ngâm lại một lần nữa nhấn mạnh vào bốn chữ đầu của câu dưới "Sào ơi nhớ bến".

Ông chồng thi sĩ, nhiều tháng bị lay off, cũng nằm thao thức mà không ngủ được, ba miệng ăn đã thường xuyên đói, mà cứ [sào ơi nhớ bến] đẻ đều đều dài dài thì lại càng khổ hơn nữa, nên thường xuyên là mũ ni che tai, tu là cõi phúc, tình là dây oan. Nhưng cuộc đời nó cứ như là một món nợ, cái gì thì có thể im được chớ cái MỤC thơ thẩn thì làm sao mà im cho nổi, thế là thi sĩ chồng bèn hắng giọng ho to lên một tiếng trổi giọng âm ấm ngâm:

Sào thì nhớ bến ai ơi
Cách đồn quan phủ không xuôi được đò

Hai câu lục bát của thi sĩ chồng được ngâm theo điệu đò đưa, hơi vẻ vẻ đau khổ, trên cạn thời có quan ải, dưới sông thì có trạm hải quan của quan phủ, ngươì ta chứ có đâu là chim trời [mây trên trời] muốn bay qua bay lại dễ ợt, cai hay và thâmthúy của câu thơ này nghe qua rất là khách quan, lạc quan, nhưng lắng nghe thật kỹ, hình như ngâm xong có kèm theo một tíếng thở dài não nuột, y như tâm trạng của các bộ lạc thiểu số Mông Cổ muốn vào trung thổ lắm lắm, nhưng làm sao mà vượt qua được vạn lý trường thành.

Nằm một lúc tưởng như đã ngủ, chỉ còn chiếc đồng hồ thỉnh thoảng rơi vài giọt nước lỏm bỏm, bà cả đâu có thể im lìm bỏ qua, đâu có thể im ru bà rù cho nổi, thế là hồn thơ nhập vào bà, bà bèn hắng giọng ngâm theo thể ru em:

Sông kia ai cấm ai dò?
Muốn xuôi chịu nộp thuế đò mà xuôi.

Nghe xong câu thơ này, bà hai kéo chiếu lên cổ nằm ngủ thẳng cẳng, không còn tơ vương tha thiết một ly ông cụ nào.  Hai câu thơ của bà cả vừa rồi mang theo tính hiện thực phê phán xã hội, thực tế phũ phàng, không một chút tế nhị tình cảm. Nghe xong, đối tượng choáng váng cả mặt mày. Hai cậu thơ này đọc tướng lên cho cả hai người [là ông chồng và bà hai nghe] nhưng chủ đề nghiêng về phía ông chồng nhiều hơn. Cái câu thơ này nó đánh ngay vào chỗ sâu thẳm của ông chồng, thường xuyên nghèo mà ham, tuy nhiên gừng càng già càng cay, điếc không sợ súng, ông chồng cũng gắng sức pháo lại:

Chẳng buôn chẳng bán thì thôi
Nộp quan hết vốn còn xuôi nỗi gì.

Thế là từ lúc đó mội chuyện đều im lặng, mạnh ai nấy ngủ, hôm sau gia đình nhà thơ ba người ai cũng dậy muộn cả. 


                                                             Chu Vương Miện

No comments: