Trong chương trình phổ thông ngày xưa, ta học thơ lục bát trong Lục Vân Tiên và Kiều, thơ đường của Bà Huyên Thanh Quan và Nguyễn Khuyến, hát nói của Nguyễn Công Trứ nhưng tôi không nhớ đã học tác giả thơ mới nào, và cũng chưa nghe thầy nào dạy cách làm một bài thơ, cho dù là thơ lục bát.
Có một thời từ cô thôn nữ đến cậu sinh viên đều thuộc nhiều
bài thơ của những tác gỉa nổi tiếng
trong phong trào thơ mới như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên… vì thơ họ
hay. Vậy thơ họ hay ở chỗ nào? Thơ họ hay trước hết vì họ diễn tả tình cảm cá
nhân, đăc biệt là tình yêu đôi lứa, do đó, ai cũng cảm thấy nhà thơ đã nói hộ
tâm trạng mình. Trong thơ họ, thí tứ
phong phú, cảm xúc dạt dào, tình cảm nồng nàn, tha thiết, mãnh liệt, được
diễn tả bằng từ ngữ bay bướm, sáng tạo, giàu nhạc tính, có vần điệu, nghe êm
tai. Nói chung, thơ họ hay bởi họ có tài làm thơ, cái mà nhiều người khác không
có được. Không chỉ có vậy, thơ họ hay còn nhờ họ hiểu cặn kẽ luật thơ và biết
phá luật để tạo những câu thơ đẹp.
Dù không làm được thơ hay vì không có tài nhưng không ai cấm
chúng ta viết đôi câu để chúc mừng lễ vu quy của cháu gái hay giải sầu khi
vợ ốm phải nằm viện. Những lúc như thế, nếu viết được một vài câu dù chưa phải
là thơ nhưng cũng đủ làm cuộc sống trở nên vui hơn, có ý nghĩa hơn, đỡ buồn, đỡ
stressed, dễ thở hơn đôi chút. Nếu đọc cho bạn bè nghe thì cũng xuôi tai. Muốn
vậy thì phải học làm thơ, đặc biệt là học các nhà thơ lớn, xem thử cái kỹ thuật
tối thiểu trong thơ họ là gì.
Một bài được gọi là thơ theo dạng thơ mới (không nói đến thơ
tự do) thì ai cũng biết là phải có vần, nhưng theo tôi, thứ quan trọng không
kém là luật bằng trắc trong câu, mà rất nhiều người làm thơ nghiệp dư không chú
ý đến lại là thứ mà những nhà thơ nổi tiếng ít ai không tuân thủ.
Trong nhạc có nhịp và phách, trong thơ (có vần) có câu và luật
bằng trắc của mỗi từ trong mỗi câu. Trong nhạc, các nốt nhạc ở phách mạnh đầu
nhịp là quan trọng, thì trong thơ 7 chữ, các từ thứ 2, 4 và 6 là những từ quan
trọng.
Hãy nghiên cứu luật bằng trắc trong một vài bài thơ 7 chữ của các
nhà thơ nổi tiếng.
Thử ghi luật bằng trắc của các từ thứ 2, 4 và 6 trong bài thơ Đậm Nhạt của Vũ Hoàng Chương.
Trong bài thơ này, tác giả hoàn toàn tuân thủ luật bẳng trắc
của thơ Đường: Trong mỗi câu, từ thứ 2 luôn giống vần từ thứ 6: ví dụ từ thứ
2 vần bằng thì từ thứ 6 cũng vần bằng, từ thứ 4 vần trắc, chẳng khác gì thơ Đường. Về niêm cũng tương tự thơ Đường: Câu đầu và câu cuối giống nhau, các câu còn lại
giống nhau từng cặp. Vần thì mỗi đọan thơ 4 câu giống với 4 câu đầu trong thơ
Đường: Các từ cuối của các câu 1, 2 và 4 vần với nhau. Như vậy, bài Đậm Nhạt còn
ảnh hưởng sâu sắc của thơ Đường về luật bằng trắc và niêm, chỉ không có đối và
số câu nhiều hơn mà thôi.
Đậm Nhạt - Vũ Hoàng Chương
Da thịt đìu hiu rợp bóng mây (TBT)
Sương lam mờ cỏ gió vàng cây (BTB)
Song sa nắng xế dần ân ái (BTB)
Lạnh cả mùa xưa nguyệt Mái Tây (TBT)
Nẻo ngắt chiêm bao nhịp rụng đều (TBT)
Tâm tư ngờ chạm bước hài thêu (BTB)
Tiền thân nửa gối vườn mưa lá (BTB)
Vết cũ phong sầu đậm nhạt rêu (TBT)
Tình chủng bơ vơ độc viễn hành (TBT)
Nàng Thôi thôi đã hết Oanh Oanh (BTB)
Gót sen chùa cổ đêm trăng ấy (BTB)
Vọng thấu luân hồi nhạc mỏng manh (TBT)
Mùa nhớ thương sang mộng nõn nà (TBT)
Tinh anh nghìn kiếp thoáng dư ba (BTB)
Hồn ai xác mới nghe thoi thóp (BTB)
Vang bóng hài xiêm chuyển thớ da (TBT)
Bài Hạnh Ngộ của Đinh Hùng đổi mới không nhiều. Luật bằng
trắc trong mỗi câu vẫn giữ nguyên, chỉ có niêm là đôi chút thay đổi: Câu đầu và
câu cuối không giống nhau, Câu 4 và câu 5 không giống nhau. Tất cả nhưng câu còn lại đều theo luật niêm của thơ Đường.
Bài Ca Hạnh Ngộ - Đinh Hùng
Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay, (BTB)
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?(TBT)
Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ, (TBT)
Nửa như hoài vọng, nửa như say. (BTB) (4)
Em đến như mây, chẳng đợi kỳ, (TBT) (5)
Hương ngàn gió núi động hàng mi. (BTB)
Tâm tư khép mở đôi tà áo, (BTB)
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi. (TBT)
Em muốn đôi ta mộng chốn nào? (TBT)
Ước nguyền đã có gác trăng sao. (BTB)
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý, (BTB)
Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào. (TBT)
Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ. (TBT)
Nắng trong hoa, với gió bên hồ, (BTB)
Dành riêng em đấy. Khi tình tự, (BTB)
Ta sẽ đi về những cảnh xưa. (TBT)
Rồi buổi ưu sầu em với tôi (TBT)
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời. (BTB)
Vai kề một mái thơ phong nguyệt, (BTB)
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười. (TBT)
Bài Mưa Xuân của Nguyễn Bính vẫn giữ nguyên luật bằng trắc
nhưng niêm đã thay đổi khá nhiều. Một phần tư các cặp câu không theo luật niêm,
nằm vào câu cuối đoạn thơ trước và câu đầu đoạn thơ sau, đó là các cặp câu 4-5,
12-13, 24-25, 28-29, 32-33,
Mưa Xuân – Nguyễn Bính
Em là con gái trong khung cửi (BTB)
Dệt lụa quanh năm với mẹ già (TBT)
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng (TBT)
Mẹ già chưa bán chợ làng xa. (BTB) (4)
Dệt lụa quanh năm với mẹ già (TBT)
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng (TBT)
Mẹ già chưa bán chợ làng xa. (BTB) (4)
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay (TBT) (5)
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy (BTB)
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ (BTB)
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”. (TBT)
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy (BTB)
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ (BTB)
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”. (TBT)
Lòng thấy giăng tơ một mối tình (TBT)
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh (BTB)
Hình như hai má em bừng đỏ (BTB)
Có lẽ là em nghĩ đến anh. (TBT) (12)
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh (BTB)
Hình như hai má em bừng đỏ (BTB)
Có lẽ là em nghĩ đến anh. (TBT) (12)
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn (BTB) (13)
Em ngửa bàn tay trước mái hiên (TBT)
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh (TBT)
Thế nào anh ấy chả sang xem! (BTB)
Em ngửa bàn tay trước mái hiên (TBT)
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh (TBT)
Thế nào anh ấy chả sang xem! (BTB)
Em xin phép mẹ, vội vàng đi (BTB)
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe. (TBT)
Mưa bụi nên em không ướt áo (TBT)
Thôn Đoài cách có một thôi đê. (BTB)
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe. (TBT)
Mưa bụi nên em không ướt áo (TBT)
Thôn Đoài cách có một thôi đê. (BTB)
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm (BTB)
Em mải tìm anh chả thiết xem (TBT)
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh (TBT)
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em. (BTB) (24)
Em mải tìm anh chả thiết xem (TBT)
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh (TBT)
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em. (BTB) (24)
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang (TBT) (25)
Thế mà hôm nọ hát bên làng (BTB)
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn (BTB)
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng! (TBT) (28)
Thế mà hôm nọ hát bên làng (BTB)
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn (BTB)
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng! (TBT) (28)
Mình em lầm lũi trên đường về (BTB) (29)
Có ngắn gì đâu một dải đê! (TBT)
áo mỏng che đầu mưa nặng hạt (TBT)
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya (BTB) (32)
Có ngắn gì đâu một dải đê! (TBT)
áo mỏng che đầu mưa nặng hạt (TBT)
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya (BTB) (32)
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay (TBT) (33)
Hoa xoan đã nát dưới chân giày (BTB)
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ (BTB)
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”. (TBT)
Hoa xoan đã nát dưới chân giày (BTB)
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ (BTB)
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”. (TBT)
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày (TBT)
Bao giờ em mới gặp anh đây? (BTB)
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ (BTB)
Bao giờ em mới gặp anh đây? (BTB)
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ (BTB)
Để mẹ em rằng hát tối nay? (TBT)
Trong bài Xuân của Chế Lan Viên, luật bằng trắc trong mỗi câu
vẫn giữ nguyên, nhưng luật niêm đã nhạt. Chỉ có 2 cặp câu
giống nhau về luật bằng trắc, những câu còn lại trong bài không có cặp nào
giống nhau. Đoạn 1 và đoạn 4 giống khau về luật niêm, chẳng khác gì đoạn đầu
và đoạn cuối của một ca khúc, có thể dụng ý nghệ thuật của tác giả muốn diễn tả
hoàn cảnh không thay đổi của mình mặc dù mùa xuân có đến rồi đi.
Xuân - Chế Lan Viên
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu (TBT)
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu? (BTB)
Với tôi, tất cả như vô nghĩa (BTB)
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau! (TBT)
Ai đâu trở lại mùa thu trước (BTB)
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? (TBT)
Với của hoa tươi, muôn cánh rã, (TBT)
Về đây đem chắn nẻo xuân sang! (BTB)
Ai biết hồn tôi say mộng ảo (TBT)
Ý thu góp lại cản tình xuân? (BTB)
Có một người nghèo không biết tết (TBT)
Mang lì chiếc áo độ thu tàn! (BTB)
Có đứa trẻ thơ không biết khóc (TBT)
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran! (BTB)
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! (BTB)
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.(TBT)
Đến bài Đây Thôn Vỹ
Dạ, chỉ có câu đầu không theo luật bẳng trắc (BBB), các câu còn lại vẫn giữ luật bằng trắc, nhưng niêm
đã thay đổi đến 4/5. Chỉ có 1 cặp câu giống nhau về luật bằng trắc (câu 10 và
11). Mỗi đoạn có một mẫu "niêm" khác nhau. Có
thể đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả muốn nói dù cảnh vật không thay đổi
nhưng tình người có lẻ đã nhạt phai.
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Sao anh không về chơi thôn Vĩ? (BBB)
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên, (TBT)
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc (BTB)
Lá trúc che ngang mặt chữ điền (TBT)
Gió theo lối gió, mây đường mây (BTB)
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...(TBT)
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, (BTB)
Có chở trăng về kịp tối nay? (TBT)
Mơ khách đường xa, khách đường xa, (TBT)
Áo em trắng quá nhìn không ra... (BTB) (10)
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh (BTB) (11)
Ai biết tình ai có đậm đà? (TBT)
Tóm lại, nếu có lúc nào đó ta hứng chí muốn viết một bài thơ
7 chữ để đọc vào tiệc rượu nào đó thì hãy nhớ kiểm tra xem các từ 2, 4 và 6
trong câu đã đúng luật bằng trắc hay chưa. Đừng xuê xoa luật này vỉ ngay cả Vũ
Hoàng Chương cũng còn phải tuân thủ.
2 comments:
Cảm ơn tác giả nhiều .
Lá ghé thăm bạn . Sao Blog bạn lại có bố cục lạ vậy? mà Entry chỉ có mỗi tiêu đề là sao?
Chúc bạn nhiều sức khoẻ nhé!
Post a Comment