Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, May 5, 2013

ĐỌC “VĂN BIA TƯỞNG NIỆM NHÀ GIÁO LIỆT SỸ CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM” CỦA GS VŨ KHIÊU, NHỚ BIẾT MẤY NHỮNG THẦY CÔ NGÀY ẤY! - Phan Kỷ Sửu



    “Văn bia Tưởng niệm nhà giáo liệt sỹ chiến trường miền Nam” do giáo sư Vũ Khiêu viết từ năm 2004 và đã được khắc trang trọng trên nền đá hoa cương tại đài Tưởng niệm Liệt sĩ Giáo dục Đồi 82 Tân Biên.

      Vũ Khiêu tức giáo sư Anh hùng lao động thời đổi mới Đặng Vũ Khiêu. Tết năm nay ông tròn 97 mùa xuân của cuộc đời. Ông sinh ngày 19/9/1916 tại Nam Định. Là một tác giả nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng,Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKHXH nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, năm 1996 ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm biên khảo phong phú về vấn đề Văn hóa như “Bàn về Văn hiến Việt Nam”, “Anh hùng và Nghệ sỹ”, “Cách mạng và Nghệ thuật” và nhiều công trình nghiên cứu quan trọng khác về Cao Bá Quát, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu…

   “Văn bia Tưởng niệm Nhà giáo liệt sỹ chiến trường miền Nam” phải nói  là một áng văn thật mượt mà, súc tích mà G.S Vũ Khiêu đã viết bằng trọn vẹn trái tim ông khi nhìn lại những năm tháng hào hùng cả nước đánh giặc trên chiến trường miền Nam trong đó có sự cống hiến cao cả bằng xương máu của các nhà giáo yêu nước, yêu nghề.

Toàn văn bia chia ra làm 5 đoạn.

Đoạn 1: “Tiếng gọi núi sông”. Tác giả vẽ nên một bức tranh toàn cảnh của đất nước khi kẻ thù dày xéo lên Tổ quốc và kêu gọi toàn dân xông lên đánh giặc.Từ ngày 5/1/1965 cách nay 47 năm, các thầy cô từ miền Bắc đã vượt Trường Sơn đến tận chiến trường Miền Nam cùng các thầy cô tại chỗ làm sứ mệnh trồng người ngay trong bão đạn, mưa bom ác liệt.
  
Đoạn 2: “Lương tâm nhà giáo”. Tác giả nêu bậc lên cái đẹp của những tâm hồn kẻ sĩ biết thể hiện trách nhiệm vinh quang của mình trong biết bao thử thách,gian lao của hoàn cảnh thực tế.

Đoạn 3: “Trách nhiệm công dân”. Tác giả mở rộng ra hơn về thực tế công việc của thầy cô, ca ngơi lòng son sắt thủy chung đối với sự nghiệp, trước hết, đó là sự phân đấu hoàn thành trách nhiệm của mỗi công dân.

Đoạn 4: “Vì nước hy sinh”. Có thể nói đây là một đoạn văn đẫm nước mắt, nêu bậc sự khâm phục và niềm tiếc thương trước những hy sinh cao cả của các thầy cô. Đó là  một bức tranh đẩm máu khẳng định tội ác của quân thù, sự tàn bạo của chiến tranh xâm lược từ  chất độc da cam, từ những đòn tra tấn dã man trong tù ngục, từ những trậm bom hủy diệt kinh hoàng… Thế mà những thầy cô luôn luôn giữ vững tư thế của người chiến thắng, chỉ biết ngẫng đầu, lao về phía trước…

Đoạn 5: “Ngàn thu sống mãi”. Là tâm sự của tác giả trước  đài tưởng niệm anh linh của 100 liệt sỹ giáo dục miền Bắc,bên cạnh 600 tên tuổi của 600 liệt sỹ giáo dục miền Nam trên Đồi 82 lộng gió Tây Ninh…Vâng! Các thầy, các cô sống mãi ngàn thu trong trái tim của đồng nghiệp và đồng bào cả nước  vì họ đã sống, đã hy sinh trọn vẹn đời mình cho Tổ Quốc, cho sự nghiệp vĩ đại của toàn dân chiến đấu vì  độc lập, tự do, vì sự nghiệp trăm năm trồng người vinh quang.

Xin giới thiệu toàn văn cùa “Văn bia Tường niệm Nhà giáo Liệt sỹ Chiến trường miền Nam” của GS Vũ Khiêu. Đọc toàn văn không ai có thể ngăn được  những cảm xúc dâng trào và nhớ,nhớ mãi những thầy cô ngày ấy. Vâng  họ bất tử muôn đời với Tổ Quốc với nhân dân và đồng nghiệp thân yêu.

I.Tiếng gọi non sông

Bao năm trời đổ mãi máu xương
Ngàn dặm đất chìm trong khói lửa
Đạo dân con khi Tổ quốc lâm nguy
Lòng kẻ sĩ trước đồng bào đau khổ
Thành đồng Nam Bộ đi trước về sau
Đất thép Củ Chi vào sinh ra tử
Nước sôi lửa bỏng: tình cảnh này đốt cháy tim gan
Chị ngã em nâng: đạo lý ấy soi dài kim cổ
Đã chung máu chảy ruột mềm
Sá ngại bom rơi đạn nổ
Ào ào khí thế, quân dân từ hậu tuyến xung phong
Rạo rực tính thần, giáo giới huớng tiền phương thượng lộ
Ba ngàn đồng nghiệp: lớp lớp xông pha
Vạn dận trường đồ: trùng trùng hiễm trở

II. Lương tâm nhà giáo

Dù bạn từ xa
Hay anh tại chổ
Trong gian nan thắc chặt yêu thương
Trước trách nhiệm, tăng cường đội ngũ
Cùng nhau khắc phục khó khăn
Ra sức vượt qua thách đố
Nào tiến hành giáo dục phổ thông
Nào phát triển bình dân học vụ
Trường lớp mở mang ngày đêm dạy dổ
Rèn luyện tài năng trao đồi đức độ
Mong con em nối chí anh hùng
Vì đất nước trổ tài văn,võ
Đồng cam cộng khổ, được nhân dân đùm bọc,mến yêu
Vững chí bền gan, đưa giáo dục đi vào quy củ.

III.Trách nhiệm công dân

Chiến tranh khốc liệt lòng dân ngày một vững vàng
Tham vọng điên cuồng thói giặc càng thêm hung dữ
Dội bom rải thảm: phá tan bao lớp học, cơ quan
Rắc độc da cam: giết hại cả cỏ cây,muông thú
Hai vai kiếm bút: giáo viên cùng bộ đội xông pha!
Một dạ sắc son: trường học với dân thôn gắn bó !
Bao phen chặn địch, phá càn
Những buổi rào làng, bám trụ
Rồi đến khi
Mùa xuân đại thắngmgiang sơn muôn dặm thu hồi
Kháng chiến thành công,Nam Bắc một nhà đoàn tụ
Chí nhân đại nghĩa: lẩy lừng thêm khí phách ông cha
Mỹ cút,ngụy nhào: tan tác cả thực dân mới củ  !
Mấy thập kỷ kiên cường chiến đấu anh hùng, dũng khí vươn cao
Bao nhiêu người oanh liệt hy sinh, ngành giáo dục đau thương chẳng nhỏ!

IV. Vì nước hy sinh

Bao bạn bỏ mình
Những người xấu số
Xuân vừa về đã lá rụng, hoa rơi
Đời đan đẹp bổng gương tan,ngọc vỡ!
Chỉ đáng tiếc trải bao năm tháng: mỏi đợi chờ chữa thấy bình minh
Lại càng thương chẳng chút riêng tư: chỉ cống hiến không màn hưởng thụ!
Chẳng được trông mẹ yêu cha già
Chẳng còn thấy vợ thương con nhỏ!
Nào những buổi giao tranh ác liệt, giữa chiến trường thịt nát thân tan
Nào những ngày tra tấn dã man, trong tù ngục xương tan, máu đổ
Nào những lúc tơi bời đạn nổ, lấy thân mình cưu sống em thơ
Nào những khi liên tiếp bom rơi, cùng dân chúng chết trong hầm hố!
Nào vị giàng viên đại học: bỗng bỏ mình giữa nửa bài thơ.
Nào cô biệt động Sài Gòn: chợt ngả xuống ngay trên đường phố.
Giữa đất trời một dáng đứng hiên ngang!
Trong sống chết một nụ cười rạng rỡ!

V. Ngàn thu sống mãi

Đỉnh Trường Sơn bát ngát mây bay
Dòng Bến Hải dạt dào sóng vỗ
Cây xanh cỏ đẹp trên đất Tây Ninh
Khói tỏa hương thơm dưới trời Nam Bộ
Một đài tưởng niệm dựng cất khang trang
Trăm mới tâm giao tìm về hội ngộ
Bâng khuâng kẻ mất người còn
Man mác tình xưa nghĩa cũ!
Chúng tôi nay
Dâng bó hoa khp nén lòng đau
Rót ly rượu khôn cầm lệ nhỏ
Vươn cao bút nọ,hướng đỉnh trời xanh
Mở rộng sách này ghi dòng chữ đỏ
Hiến thân cho nước: sống đã vinh mà chết cũng vinh
Hết dạ vì dân: mệnh chẳng thọ mà danh lại thọ
Đạo làm thầy mãi mãi nêu cao
Gương trí thức đời đời sáng tỏ.

Tây Ninh ngày 27/7/2004.                                                                                               PHAN KỶ SỬU


No comments: