Tác giả Nguyễn Văn Hiền |
Nghề truyền thống và lâu đời nhất từ
khi lập làng của quê tôi là nghề chằm nón lá. Nón được đưa đi khắp trong tỉnh
Quảng Trị, từ chợ huyện (chợ Vĩnh Linh), chợ Cầu Gio Linh, chợ Sòng, chợ Phiên
thuộc huyện Cam Lộ, chợ Sải thuộc huyện Triệu Phong, chợ Kẻ Diên xã Hải Thọ, chợ
Mỹ Chánh xã Hải Chánh và gần nhất là chợ Phù làng Phò Trạch và chợ Ưu Điềm, và được người dân trong vùng rất ưa chuộng. Nón
lá dày để đội đi lao động, nón lá mỏng dùng để đội đi những việc làm nhẹ nhàng
đi ăn đám giỗ, đám cưới... Nghề nầy hiện nay vẫn còn sản xuất và nón cũng được
đổi mới bằng cách thêm lá dừa, trông rất trắng và đẹp, được bà con trong làng,
ngoài làng đưa đi làm quà khắp nơi từ nam chí bắc.
Vào năm 2000, HTX mở thêm ngành nghề, đưa
một số chị em đi học kỹ thuật thêu. Sau một thời gian ngắn, HTX tổ chức mở lớp để các chị dạy lại cho các chị em có
nhu cầu, tùy theo điều kiện và sức khỏe mà tham gia học để phát triển và tăng
thu nhập cho gia đình.
Việc làm mới và năng động đó của ban
quản trị HTX được bà con trong làng rất ủng hộ vì họ đã đem về cho quê hương
thêm một nghề để những chị em thiếu sức lao động không có nghề nghiệp tiếp thu
học tập và phát huy sở trường của mình, đem lại nguồn thu cho gia đình và nguồn
hàng xuất khẩu cho địa phương.
Sau hơn mười năm sản xuất, hàng của chị
em làm ra có chất lượng cao, mẫu mả đẹp, đã được công ty Kinh Đô Huế, với Tổng
Giám đốc là người Hàn Quốc, bao thầu đầu vào và đầu ra, xuất đi Hàn Quốc, nên
không sợ ứ đọng, hàng làm ra bao nhiêu được công ty thu mua hết. Lương bình
quân của chị em mỗi tháng từ 1.300.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Mỗi lần về quê đi ngang qua
HTX nhìn vào thấy khung dệt từ trong nhà ra đến tận ngoài hiên, và thấy chị em
say sưa thêu dệt mà mừng cho quê hương đổi mới và vững bước đi lên không thua
kém gì ở thành phố, góp phần vào xây dựng hạnh phúc cho mọi nhà.
CHÀO EM CÔ GÁI KẺ VĂN
NGÀY XƯA DỆT NÓN NHƯ TẰM NHẢ
TƠ
NGÀY NAY KHUNG CỬI THÀNH THƠ
DỆT THÀNH HOA BƯỚM VƯỢT BỜ ĐẠI DƯƠNG
Nguyễn Văn Hiền
No comments:
Post a Comment