NHÀ THƠ, NHÀ GIÁO LÊ THIÊN MINH KHOA:
Cây Rụng Lá Để Nở Muôn Hoa Cho Đời
Phần 1: Bài Giới Thiệu Về LÊ THIÊN MINH KHOA
NGUYỄN BÁ HOÀN
Trích trong các tác phẩm:
_ Người và Việc: Những người nổi tiếng, tập 1 (NXB Hội Nhà Văn, 2006).
_ Người và Việc: Cánh buồm ngược gió (NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008)
... Lê Thiên Minh Khoa sinh năm 1954 tại Quảng Trị. Anh là hậu duệ đời thứ 13 của Lê Duy Cán, một hoàng tử thời hậu Lê. Vào năm Đoan Khánh thứ 6, tháng chạp năm Kỷ Tỵ, tức tháng một năm 1510, triều đình nhà Lê hỗn loạn, vua Uy Mục bị bắt giam, phải uống thuốc độc tự tử, Gia Tu Công Lê Duy Oanh lên ngôi, xưng hiệu là Tương Dực, đặt niên hiệu là Hồng Thuận nguyên niên. Hoàng tử Lê Duy Cán đem gia quyến và gia tướng vào lánh nạn tại xứ Bái Trời, tức vùng Cồn Tiên, Gio Linh, Quảng Trị ngày nay.Ông Lê Duy Cán ( trong làng kỵ huý gọi “ cán” thành “cớn”: “cớn dao”, “cớn rựa” …) lập nên làng Trung An nổi tiếng đất rộng trù phú, ruộng làm quanh năm, cây lưu niên bốn mùa xanh tốt, bỡi có hệ thống giếng đá xây thô dưới dòng nước mạch đã có từ mấy ngàn năm nay và hệ thống dẫn thuỷ nhập điền tự nhiên lấy nước từ các giếng đá chảy suốt ngày đêm đó. Và ở Quảng Trị có câu tục ngữ: “ Đất Trung An, gan Mai Xá, đá Hảo Sơn”, nói lên sự trù phú, rộng lớn của đất làng Trung An. Đến đời ông nội anh là Lê Duy Kiều có công lao trong việc đắp đường, bắc cầu, xây chùa và lập một làng mới: phường Khe Me, đưa dân nghèo khổ ở vùng đồng bằng tỉnh Quảng Trị lên sống, cấp đất, cấp tiền, cấp lương thực và phương tiện canh tác…để lập nghiệp, nên được dân làng mới thờ là tiền khai khẩn. Từ đó, dân trong vùng gọi ông bà nội anh là “cậu mợ”.( Ở miền Trung quê anh, hai từ danh xưng này mang sắc thái kính trọng, chứ không chỉ quan hệ bà con). Có thể nói, đây là một gia đình, dòng họ có truyền thống làm việc nghĩa ở một vùng quê.
Cây Rụng Lá Để Nở Muôn Hoa Cho Đời
Phần 1: Bài Giới Thiệu Về LÊ THIÊN MINH KHOA
NGUYỄN BÁ HOÀN
Trích trong các tác phẩm:
_ Người và Việc: Những người nổi tiếng, tập 1 (NXB Hội Nhà Văn, 2006).
_ Người và Việc: Cánh buồm ngược gió (NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008)
... Lê Thiên Minh Khoa sinh năm 1954 tại Quảng Trị. Anh là hậu duệ đời thứ 13 của Lê Duy Cán, một hoàng tử thời hậu Lê. Vào năm Đoan Khánh thứ 6, tháng chạp năm Kỷ Tỵ, tức tháng một năm 1510, triều đình nhà Lê hỗn loạn, vua Uy Mục bị bắt giam, phải uống thuốc độc tự tử, Gia Tu Công Lê Duy Oanh lên ngôi, xưng hiệu là Tương Dực, đặt niên hiệu là Hồng Thuận nguyên niên. Hoàng tử Lê Duy Cán đem gia quyến và gia tướng vào lánh nạn tại xứ Bái Trời, tức vùng Cồn Tiên, Gio Linh, Quảng Trị ngày nay.Ông Lê Duy Cán ( trong làng kỵ huý gọi “ cán” thành “cớn”: “cớn dao”, “cớn rựa” …) lập nên làng Trung An nổi tiếng đất rộng trù phú, ruộng làm quanh năm, cây lưu niên bốn mùa xanh tốt, bỡi có hệ thống giếng đá xây thô dưới dòng nước mạch đã có từ mấy ngàn năm nay và hệ thống dẫn thuỷ nhập điền tự nhiên lấy nước từ các giếng đá chảy suốt ngày đêm đó. Và ở Quảng Trị có câu tục ngữ: “ Đất Trung An, gan Mai Xá, đá Hảo Sơn”, nói lên sự trù phú, rộng lớn của đất làng Trung An. Đến đời ông nội anh là Lê Duy Kiều có công lao trong việc đắp đường, bắc cầu, xây chùa và lập một làng mới: phường Khe Me, đưa dân nghèo khổ ở vùng đồng bằng tỉnh Quảng Trị lên sống, cấp đất, cấp tiền, cấp lương thực và phương tiện canh tác…để lập nghiệp, nên được dân làng mới thờ là tiền khai khẩn. Từ đó, dân trong vùng gọi ông bà nội anh là “cậu mợ”.( Ở miền Trung quê anh, hai từ danh xưng này mang sắc thái kính trọng, chứ không chỉ quan hệ bà con). Có thể nói, đây là một gia đình, dòng họ có truyền thống làm việc nghĩa ở một vùng quê.
Cuộc đời anh cũng “năm chìm, bảy nổi”, phài “hành phương Nam” từ nhỏ. Ba tuổi mẹ mất, mười lăm tuổi cha mất, đất đai mồ mã tổ tiên bị cày xới , vì cả làng cũ và làng mới của anh đều nằm trong vùng phi quân sự (DMZ). Tuổi hoa niên phải làm đủ việc để vừa kiếm sống, vừa có tiền đi học: Dạy kèm trẻ tại tư gia, bán báo, đạp xe xích lô, ba gác…Thời mới giải phóng, để có tiền học sư phạm, anh mua thuốc diệt chuột MYTOX từ TP.HCM về phân thành gói nhỏ đem ra bán cho dân Động Đền, Hàm Tân, Bình Thuận (và có lần anh phải đi cấp cứu vì ngộ độc khi hít phải thuốc), rồi mua thu gom các loại thuốc lá “cao cấp”: Sài Gòn giải phóng, Capstan, Rubi…mà nhà nước bán phân phối cho các hộ dân nơi đây đem vào thành phố sang lại cho các đại lý để kiếm lời. Rồi cả buôn lậu nữa: mua các loại cá khô ở HàmTân vào bán ở chợ Cầu Muối, mua gạo từ miền Tây cho vào ba lô sinh viên lên bán ở Chợ Lớn. Con đường học vấn của anh cũng lắm gian nan. Vì hoàn cảnh, anh phải chuyển trường liên tục, vì vậy phải học “đúp” lớp nhiều lần, cho nên đậu tú tài ban toán trễ so với tuổi mấy năm. Sau phổ thông, anh có ...hai văn bằng cử nhân: Tốt nghiệp khoa ngữ văn đại học Sư phạm TP.HCM, tốt nghiệp cử nhân báo chí,- Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội. Nhờ thế, nhờ sống nhiều nơi, đi nhiều vùng, học nhiều trường, từ nhỏ anh có dịp “thâm nhập” nhiều miền đất quê hương, tiếp xúc với nhiều giới, nhiều người và có nhiều bạn bè thân thiết ở khắp nơi.
HAI MẸ CON. Ảnh: Lê Nhật Ánh chụp tại nhà LTMK
Anh làm thơ từ trước giải phóng, sau giải phóng vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng đến năm 1985 mới được khẳng định qua giải thưởng thơ “Kỷ niệm 10 năm giải phóng miền Nam” của UBND tỉnh Đồng Nai với bài thơ “Cây đa ở một nông trường mới” viết về tâm tình của “người công-tra mấy chục năm xa xứ ¬_ đến nơi này mới được bóng đa che”. Bài thơ là tâm tình của người dân cao su, nguyên là dân công tra cũ nhưng cũng là tâm sự cuộc đời của chính nhà thơ: “một mình thôi mà không đơn độc _ rừng cao su bao bọc tứ bề.” Năm 2005, anh lại nhận được giải thưởng VH-NT lần thứ nhất (1991-2004) trao cho tập thơ “thị trấn tôi”.
Về tác phẩm, ngoài 2 tập thơ “Thị trấn tôi”(NXB Thanh niên –2002) và “Giai điệu bốn câu” (NXB Trẻ – 2001 – in chung), thơ Lê Thiên Minh Khoa được đăng thường xuyên trên các báo trung ương, địa phương và đưa vào nhiều tuyển tập thơ như: “Khúc dạo đầu về một dòng sông” (NXB Đồng Nai – 1985), “ 300 thơ Bà Rịa- Vũng Tàu” (NXB Thanh Niên –2000), “15 năm thơ Đường luật Bà Rịa- Vũng Tàu” ( NXB Thanh Niên –2000), “10 năm thơ Bà Rịa- Vũng Tàu” ( Hội VHNT tỉnh BR-VT –2001), “Theo sóng Đồng Nai” (NXB Đồng Nai –2000), “Hồn biển” (Hội VHNT tỉnh BRVT –1992), “Đồng vọng” (NXB Thanh niên –2002), “Thơ Bà Rịa- Vũng Tàu 1975-2005” ( Hội VHNT tỉnh BR-VT –2005) v.v…
Đề tài trong thơ Lê Thiên Minh Khoa có thể “qui kết” thành hai mảng. Mảng đề tài thứ nhất viết về những vùng đất con người mà anh đã từng sống, từng tiếp xúc, trong đó có vùng đất Quảng Trị, nơi “chôn nhau, cắt rốn” của anh. Nhưng đậm nét nhất trong mảng thơ này là chất bản địa Bà Rịa Vũng tàu nói riêng và “vùng Miền Đông đất đỏ” nói rộng ra, nơi anh “mọc rễ” từ ba mươi năm nay.Do tên tuổi anh gắn liền với địa phương như vậy, nên ở miền Đông này có câu: “Cọp Khánh Hoà- Khoa Bà Rịa”, rồi trong giới văn nghệ sỹ và cánh nhà báo ở TP.HCM và miền Đông Nam bộ lại có câu ca dao …vui: “Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa - Phần địch thì ít, phần ta thì nhiều.”
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học, thạc sỹ Vũ Xuân Hương gọi thơ anh là “tiếng thơ mang hương vị một vùng quê” (lời TỰA tập thơ “Thị trấn tôi”). Còn trên báo Giác Ngộ (số 115 – 14/04/2002) khi viết về thơ anh , đã rút “tít”: “Tiếng thơ của hồn quê”. Có tác giả cho rằng: “Nói tới những người làm thơ ở Bà Rịa Vũng Tàu, không thể không nhắc đến Lê Thiên Minh Khoa. Giã biệt vùng quê Quảng Trị, Khoa về với những con đường nhỏ nhẻ dưới hàng me của thị xã Bà Rịa – núi Dinh từ ngày giải phóng, dạy học viết báo và làm thơ về nó.” (Tài Hoa Trẻ –11/2002). Đây là mảng thơ làm cho anh “đứng được” trên văn đàn khu vực. Chính trong báo cáo tại lễ trao Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lần thứ nhất (1991 –2004) cũng đánh giá rằng: Cùng với một số nhà thơ khác, thơ anh “đi vào chiều sâu của hiện thực đời sống nhân dân.”(Văn Nghệ BR –VT, số 04/2005).
Và mỗi miền quê, - dường như đã thành thông lệ, muốn cho mọi người cảm nhận được mình, nghĩ nhớ đến mình, nó phải trở nên dễ dàng đồng cảm, trở nên đẹp đẽ, thiết tha qua một làn điệu dân ca hay những câu thơ của những tâm hồn gắn bó yêu thương, vui buồn cùng xứ sở ấy. Nói cách khác, chỉ khi vùng đất ấy hun đúc nên được nhà thơ, cất lên được tiếng thơ về nó, vùng đất ấy mới thực sự được định danh, mới nên thơ, thành nỗi niềm rung động trong lòng người đọc .Bà Rịa với sông Dinh, núi Dinh từng nổi tiếng trong lịch sử, nay là một trong những trung tâm phát triển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về du lịch và công nghiệp dầu khí. Nhiều người biết như vậy và chỉ như vậy mà thôi – quan trọng nhưng trừu tượng với những người sống cách nó hàng trăm, ngàn cây số. Thế nhưng, “Bà Rịa sẽ trở nên cụ thể hơn, gần gũi hơn biết bao khi ta đọc được những câu thơ sống động của Lê Thiên Minh Khoa” (Vũng Tàu chủ nhật - 03.2002) trong bài Thị trấn tôi:
"Đằng sau vài ba dãy phố
là cánh đồng êm ả cò bay…
... những cánh chim từ rừng,
những cánh chim từ bể
sóng gió bạt ngàn lặng lẽ về đây"…
Nó như bao thị trấn, thị xã khác của tôi, của anh hay như cái nơi tôi đã từng, anh đã từng…, cho nên nó gợi cho tôi, cho anh nhớ đến bóng dáng thân thương một thị trấn, thị xã của mỗi người đã từng… ấy, mà nó vẫn có nét dung dị riêng:
"Thị trấn tôi đêm đêm
những chiếc xe bò đóng bánh xe hơi lăn qua
mèo hoang khóc giữa đám dân hè phố".
Từ những chuyện ngoài phố, cảm hứng thơ đề cập đến cả những chuyện vợ chồng trong cuộc sống hàng ngày – cứ thế, cái thị trấn ấy hiện rõ dần lên, cảm nghĩ ngày một sâu hơn, mật thiết hơn với người đọc: "Sông núi là vợ chồng tên gọi trùng nhau
chồng là núi, chiều đỏ gay men rượu
hai bên sườn xương xẩu xanh xao
vợ là sông khi trong khi đục
khi mặn nồng, khi ngọt, khi chua…"
Thế nên dù có đi đâu, ở đâu, cái không gian mới ấy chỉ là những cái cớ, những liên tưởng, đối sánh để nhà thơ quay trở lại với cái không gian quen thuộc của mình, bộc bạch lòng mình với “Thị trấn tôi “. Chính khi ra tới Bình Tuy, tác giả “chợt nhận ra ta” và thấy rõ hơn nét vui đẹp của Bà Rịa:
"Bà Rịa giờ này đổ hết ra đường
Ngoại ô thóp mình dồn về nhà há Quán cà-phê chật ních
Nhịp guốc, tiếng đời dồn dập
Nhạc dập dìu mời gọi yêu thương"...
(Đêm Bình Tuy nhớ về Bà Rịa)
Từ Bà Rịa, cảm xúc của tác giả mở rộng theo các tuyến khác nhau, từ Vũng Tàu tới quốc lộ 56 với các nông trường cao su, những ngôi trường ở vùng sâu vùng xa – nơi đồng bào Ch’ro sinh sống,qua sông Rây tới Hòa Bình ,Bàu Lâm-nơi chiến khu vang bóng một thời, rồi hướng Long Điền, Đất Đỏ - quê hương anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu... "Điều đó chứng tỏ tác giả đã đi thực tế khá nhiều, đã sống, đã thông hiểu nhiều vùng khác nhau thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu . Đây là một trong những phẩm chất đáng quý ở một người viết, nhất là trong những năm gần đây, người ta ít quan tâm đến việc đi và tìm hiểu, cảm thông với cuộc sống của những người dân lao động cơ sở (điều mà các nhà văn lớp trước như Nguyễn Tuân … đãlàm rất tốt), kết quả là hành trang của nhiều người viết hiện nay không chỉ nghèo nàn về văn hóa mà còn thiếu hụt cả vốn sống. Lê Thiên Minh Khoa đã tránh được tình trạng “nghèo hóa” này bởi ngoài việc hiếu học, anh rất chịu khó đi. Đó là những chuyến đi thực tế gian khổ nhưng hào hứng, vô tư tới các vùng sâu, vùng xa, suốt những năm bảy mươi, tám mươi …Và những bài thơ như Ngọn đèn dầu, Khoa nhi, Cây đa ở một nông trường mới,Nghe em hát đêm văn nghệ nông trường, Bệnh viện Long Đất, Thăm ngôi trường mới ở Ngãi Giao, Đợi bạn ở quán cà phê v.v…ra đời trong thời điềm đó" ( Giác Ngộ,số 115, trg 18).Những bài thơ ấy có chỗ thích, chỗ chưa thích nhưng chúng "đầy ắp những tình tiết hiện thực,sâu lắng chất suy tưởng và bay bổng chất lãng mạn ,do đã được thu vào ống kính tâm hồn tác giả trong những chuyến đi” (Tuổi Học Trò – số 2 – tháng 4.2002), chúng toát lên hơi thở sống động của một thực tế đang khắc phục hậu quả chiến tranh , gây dựng cuộc sống mới những năm sau Giải phóng, toát lên vẻ đẹp của những con người (giáo viên, thầy thuốc, công nhân, văn nghệ sĩ, bà mẹ…) trong hoàn cảnh bị bủa vây bỡi cơ man là khó khăn, thiếu thốn. Cảm động đến thế hình ảnh “Ngọn đèn dầu” hay hình ảnh “Cây đa ở một nông trường mới”:
'Trai gái thương nhau thương cả chỗ hẹn hò
(nông trường mới công viên làm chi có)
Bóng đa tỏa mái nhà câu lạc bộ
Gió hát thầm trong tiếng lá đêm rơi..."
Có đi, có nghe, có thấy, đồng cảm với “những phận đời bên hình khối đơn sơ”, tác giả mới viết được những câu thơ đẹp và giàu sức sống:
"Giữa xanh mát sắc trời sắc lá
Aó trẻ con trắng nõn buổi tan trường
Trắng nguyên sơ mủ đầy thùng sóng sánh
Hắt hạt nắng hồng run rẩy môi thơm". (Ký họa một nông trường).
Bốn câu thơ không hề nói tới màu đỏ, song nó được viết trên cái nền son của vùng cao su “đất đỏ miền Đông” – và chỉ khi đặt trên cái nền son thực tế ấy, những màu sắc được dùng trong bài thơ (sắc trời sắc lá, sắc áo học trò, sắc mủ cao su và sắc nắng…) mới nổi lên đẹp đến thế nào! Bài thơ không dùng tới thính giác nhưng náo nức thanh âm, và cái “run rẩy “ kia cũng chính l à cái run rẩy xúc động của tâm hồn tác giả trước sự trưởng thành của cuộc sống mới…
Thế nhưng, dù đã hội nhâp được hoàn toàn với miền quê mới ấy (Bà Rịa – Vũng Tàu), trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ vẫn luôn ray rứt một nỗi nhớ sâu sắc, tha thiết mà âm ỉ đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. “Nghe em hát đêm văn nghệ nông trường”, tác giả cảm nhận được “âm huởng miền Trung chân tình cái giọng” trong tiếng hát cô gái diễn viên đồng hương và đồng cảm với “trong lời em chìm nổi cuộc đời” những người dân tha hương.
Cho nên, bắt gặp “Cây đa ở một nông trường mới” (Giải thưởng thơ “Kỷ niệm 10 năm giải phóngMiền Nam” -1985) ở huyện Xuyên Mộc, nhà thơ không thể không hồi tưởng lại quê hương cũ:
"Nhìn cây đa nhớ lại mái đình xưa\
Bến nước, con đò, câu ca muôn thuở
Người công-tra mấy chục năm xa xứ
Đến nơi này mới được bóng đa che".
Và làng công nhân ở vùng đất mới nầy cũng có bóng dáng của ngôi làng nông nghiệp ở quê cũ, như tình yêu quê mới cũng bắt nguồn từ tình yêu quê xưa:
"Nông trường lớn dần lên
đất mới hoá quê nhà
Cây đa trẻ rồi cũng thành cổ thụ
Lúc đi xa tự nhiên lòng lại nhớ
Nông trường mình qua dáng một cây đa".
Ấn tượng về miền đất và con người quê cũ lắng sâu trong tiềm thức tác giả nên có lẽ hình ảnh một bà mẹ miền Trung trong mùa lũ năm Canh Thìn (1999) có nguyên mẫu là bà mẹ Triệu Hải quê mình: "Mẹ bới tìm duới túp lều /sau cơn lũ dữ - Còn gì đâu,/ mẹ ơi!/ lũ cuốn / trắng / sạch rồi - Mẹ chỉ nhận một phần hàng cứu trợ: “ Còn dành cho những nhà đông con”. Trong chùm thơ viết về đề tài Quảng Trị, có nhiều bài mà nếu như giấu đi địa danh vẫn không thể nhầm với vùng đất khác được. Dân địa phương và cả những khách từng đến thăm Quảng Trị dễ dàng cảm nhận nỗi đau của nhà thơ khi quê hương bị chiến tranh tàn phá do bài thơ “Ngôi û nhà ở Cổ Thành Quảng Trị” gợi lên là cảm xúc khi đứng trước một di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng nơi đây:
"Trên đường Trần Hưng Đạo
ngoài chân thành xưa
sót lại một ngôi nhà
Ôi! Dấu ấn của một thời khói lửa
thân tường vôi loang lở vết thương
chân cầu thang cong queo, còn lại khung xương
thịt bê tông rơi dần, lả tả
mắt cửa ô lỗ đáo đen bầm…".
Rồi tâm trạng “ xót xa” khi đứng trước một làng cát chỉ có thể gặp ở miền đông Gio Linh được biểu hiện bằng ngôn ngữ bình dị rất Quảng Trị:
Trắng xoá cát trước mắt
Chi lạ lòng xót xa
Cỏ mộ sao lướt thướt
Chim rặc rặc tìm chi?
( Bãi Cát Phước Sa)
Hay các chất liệu “gió Lào, cát trắng, giếng đá cổ”, đặc sản chính hiệu của quê hương anh trong bài “Gởi Quảng Trị”(Tặng Lê Đức Dục) sau đây thì không thể lẫn với bất cứ vùng đất nào:
"1. Bão theo ngọn gió Đông
Bạt gió Lào về xứ
Quay lưng về phía bể
Cát trắng chạy lên rừng…
2. Đà Lạt mưa và sương
Quê mìêng hạn và khát
Mạ ơi, giếng đá cổ
Nước có còn rỉ không?!”
(Thanh Niên Chủ nhật – số 299 – 26.10.2003).
“Sinh ra từ xứ gió Lào, cát trắng Quảng Trị, lại gắn bó nhiều kỷ niệm với Huế” (Thanh Niên – tháng 3.2002), anh có nhiều bài thơ rất hay về xứ cố đô, trong đó “Về Huế” là một bài thơ được nhiều người yêu Huế và yêu thơ thuộc lòng vì thích bài thơ và vì nó… rất ngắn:
"Sáng nắng thiêu núi Ngự
Chiều mưa tràn sông Hương
Tối trăng lên Vĩ Dạ
Khuya tìm em mù sương".
(NS Đại Đoàn Kết – số 3/2001).
Thơ Lê Thiên Minh Khoa có “những cái tứ rất mới và đặc biệt thật chắc, thật chặt. Chính chúng đã nâng những câu văn xuôi bàng lảng bay bồng lên thành thơ đích thực và tạo thêm chất trí tuệ cho thơ” (Tuổi Học Trò – số 2 – tháng 4.2002). Rồi cái giọng thơ nhỏ nhẻ, “hiền hoà, giản dị, đằm thắm”(NS Đại Đoàn kết - 3/2001) “luôn ẩn chứa những trăn trở đời thường” (Vũng Tàu Chủ Nhật - 20/11/2001) cả khi nhà thơ thể hiện “cái tôi” trữ tình công dân trong phần thơ thứ nhất:
"Trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
Có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu".
(Ngọn đèn dầu).
Chỉ là trang giáo án hay là cả những trang thơ của LTMK?…
Mảng đề tài thứ hai góp phần đa dạng hóa sáng tác của anh khi nhấn mạnh hơn tới “niềm riêng”, tuy nhiên, tác giả cũng tỏ ra có cân nhắc nên những câu thơ về tình bạn, tình yêu, những cảm nghĩ về thân phận con người có được độ lắng và thấm thía :
Phải chi phẳng lặng cuộc đời
Niềm riêng đừng viết nên lời thì hơn!.
Ở mảng thơ này, Lê Thiên Minh Khoa “có nhiều tìm tòi, thể nghiệm, từ việc áp dụng những lối thơ truyền thống như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn… tới những lối thơ hiện đại, thơ nước ngoài như thơ haiku, thơ siêu thực, thơ văn xuôi, lối thơ “đời thường” của Jacques Prévert…” (Giác Ngộ – số 115 – ngày 14.04.2002). Trở lại với “Lối xưa” để cảm nhận:
“Đất rì rầm chuyện cũ
Mây chiều xưa nổi trôi”
viết lên những vần thơ ước lệ mà đẹp trong “Nhói lặng một góc trời”:
"Nhìn ngọn Chứa Chan chan chứa nhớ
Trông dòng Thương Bạc bạc thương đau"
( Cảm hoài).
Trở lại với “lối xưa” cũng là dịp trở lại với chính mình một thuở, từ việc nhớ lại em với “Những bức tường rêu phủ màu rêu phủ” mà thấy mình nay “Chữ câu đi luống cuống đời người”…
Đại thi hào Nguyễn Du từng viết “Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi”, trở lại với những “nỗi riêng”, thấy ra “lớp lớp sóng dồi” của nó thật không đơn giản, mà đó dường như lại là việc cần yếu của mỗi người trong việc nhận thực chính mình, việc của thơ ca đích thực. Trở lại với “niềm riêng”, Lê Thiên Minh Khoa đã viết được Tự thú đêm ba mươi – một trong những bài thơ có giá trị nhất của anh. Như người “ngủ quên”, tỉnh lại thấy “như cuộc đời anh nhiều lầm lỗi…thấy rõ cuộc đời như đếm”, bèn “thú tội trước em” một cách chân thành: “ Và một lời tự thú cùng em: Anh là một người nhiều đam mê và hay chán nản. Được gì cho em với người trí thức dở Tây dở ta nửa Âu nửa Á. Sống trong buổi giao thời quá độ. Lại mang trong mình ba phần tư cái cũ. Và một phần tư cái mới. Anh chỉ lo bảo vệ riêng mình. Không thể lo được ngôi nhà che nắng che mưa. Không kiếm kiếm được miếng đất trồng rau trồng cà. Ngại ngùng không thể giúp em mua chiếc chiếu từ chợ mang về (Bảo: anh không ngại nhưng người ta chưa quen nhìn). Biết bao nỗi khổ em mang, hình như anh chưa hề một lần an ủi. Và không hề ghé vai cùng em. Để bây giờ anh thú tội trước em.”
Được làm kiếp con người song ai dám bảo mình suốt đời không hề có lỗi? Con người ta chỉ khác nhau ở chỗ lỗi nhiều ít, nặng nhẹ, đặc biệt ở chỗ có thấy lỗi của mình và can đảm sám hối hay không. Khi con người biết hối lỗi, anh ta đã vượt qua chính mình và tiến tới sự hoàn thiện nhân cách đạo đức. Ở bài thơ trên, tác gỉa đã làm được điều đó và bài thơ đã trở thành một nghi thức thiêng liêng trong đạo làm người với câu kết phát “Bồ Đề tâm” dành cho cả sự nghiệp thơ của anh: “Xin chúc an lành cho cả nhân gian”.
Lắm khi hai mảng hai mảng thơ này nhập lại thành một. Đó là khi “cái tôi trữ tình công dân” và “cái tôi trữ tình nghệ sỹ” hòa nhập với nhau: viết về con người mới, cuộc sống mới của nhân dân, nhưng lại thể hiện được nỗi niềm riêng tư của thân phận con người. Xin mượn lời một nhà thơ trên Tuần san Tài Hoa Trẻ ở một số cuối năm 2002 để tạm kết luận về cả hai mảng thơ này: “Anh nhập thân hoà mình với cả cuộc sống rộng lớn của nhân dân, lẫn với cảnh “khi ngọt khi chua” rất đời thường …Aáy thế, nhưng anh không lên giọng., chỉ thủ thỉ như lời bạn bè đang ngồi bên tách cà phê quán nhỏ đón bình minh phía biển Vũng Tàu. Có lẽ, đó là điều đáng quý nhất ở thơ Lê Thiên Minh Khoa…”.
Chính cái giọng thơ “nhỏ nhẻ hiền hoà, giản dị, đằm thắm…luôn ẩn chứa những trăn trở đời thường”mà mang hơi thở hương vị “đất đỏ miền Đông” ấy, nhiều bài thơ của anh được đưa vào giảng dạy trong chương trình chính khóa về văn học địa phương tại một số trường ở miền Đông Nam bộ, nhất là ở trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Thị trấn tôi, Về Long Đất mùa xưân, Thăm ngôi trường mới ở Ngãi Giao, Cây đa ở một nông trường mới, Khoa nhi, Nghe em hát đêm văn nghệ nông trường (1 và 2).v.v… Đặc biệt bài thơ “Ngọn đèn dầu” viết về người giáo viên vùng sâu vùng xa được biên soạn để giảng dạy như một “ THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM MỘT TIẾT VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS” ( tên đề tài do TBN biên soạn – tháng tư 2005).
Nói về việc thơ anh được đưa vào giảng dạy ở chương trình Văn học phổ thông, không thể không nhắc tới bản dịch mới bài thơ “Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng” của Lý Bạch trong chương trình văn học lớp 10. Bài thơ này trước đây được các bậc thâm nho như Ngô Tất Tố, Trần Trọng San… dịch, nhưng do bản dịch của anh có “cái hay, cái đẹp” riêng và nhất là “trung thành” với nguyên tác hơn, nên được thầy cô dạy văn ở nhiều trường THPT trên toàn quốc tham khảo hoặc sử dụng khi giảng dạy. Xin nhường lời cho lời bình của nhà báo Tường Vi trên mục“ Văn Học Trong Nhà Trường” của Tuần san Tài Hoa Trẻ (Bộ GD&ĐT)số 396 ra ngày 30/11/2005:
“Một bản dịch mới bài thơ “Hoàng Hạc Lâu, Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng”:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”.
Bài thơ Hoàng Hạc lâu, tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng trên của Lý Bạch từ nhiều năm nay được đưa vào chương trình văn học lớp 10 PT với bản dịch theo thể lục bát của nhà văn nổi tiếng, nhà Hán học uyên thâm Ngô Tất Tố (NTT). Bài thơ còn được nhiều bậc thâm nho dịch, trong đó có bản của Trần Trọng San cũng rất phổ biến.
Gần đây, tôi được đọc một bản dịch mới của Lê Thiên Minh Khoa(LTMK), một thầy giáo dạy văn, lại là một nhà thơ. Anh biết thừa kế bản dịch của những người đi trước, hơn nữa lại dịch theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt và nhạy cảm với những “chữ thần”,những chỗ phá niêm luật trong thơ Lý Bạch phóng khoáng, nên bản dịch này lột tả được tình, ý trong nguyên tác và sát hợp với phong cách nghệ thuật của Lý Bạch.Vì gần với nguyên tác hơn nên nó đuợc thầy cô một số trường ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ sử dụng khi giảng dạy. Xin giới thiệu cùng bạn đọc, thầy cô dạy văn và các em học sinh: Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng:
“Cố nhân xa lầu Hoàng Hạc rồi
Tháng ba hoa khói Dương Châu xuôi
Buồm đơn xa khuất bầu không biếc
Chỉ thấy Trường Giang hút cuối trời”.
Nhân đây cũng xin mạn phép được bàn thêm về “cái hay, cái đẹp” và cái “trung thành” trong bản dịch mới của LTMK: Câu 1: “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”(dịch nghĩa: Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía Tây - NTT dịch: Bạn từ Lầu Hạc lên đường). Bản dịch của LTMK: “Cố nhân xa lầu Hoàng Hạc rồi” giữ lại được 2 cụm từ “Hoàng Hạc lâu” và ”cố nhân” mang sắc thái cổ điển của nguyên tác: “cố nhân” không chỉ là “bạn cũ”mà còn là bạn thân, tri kỉ đồâng điệu… Giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên có chênh nhau về tuổi tác nhưng hoàn cảnh và tâm sự giống nhau, nên trong phút chia tay “cố nhân”, nhà thơ quyến luyến nhớ thương bạn. Câu thơ dịch còn giữ lại sự phá cách niêm luật nghiêm nhặt trong thơ Đường luật của Lý Bạch ( chữ thứ hai lẽ ra phải trắc thay vì bằng như nhà thơ LB đã dùng: “nhân”). Hai từ “xa” và “rồi” biểu hiện được tinh tế một tình cảm kín đáo ẩn chứa trong câu nguyên tác, đó là tình bạn lưu luyến, nỗi buồn thuơng, nhớ tiếc của nhà thơ khi chia ly tiễn biệt “cố nhân”…Câu 2: trong nguyên văn: “ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” ( Xuôi xuống Dương Châu giữa tháng ba hoa khói - Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng-NTT ). Câu thơ dịch của LTMK: “Tháng ba hoa khói Dương Châu xuôi”, chữ nghĩa không thừa,không thiếu:”tháng ba hoa khói”vừa đủ để gây ấn tượng về thời gian, không gian đượm buồn của buổi chia tay.
Tuy nhiên, phải nói rằng đến hai câu cuối mới bộc lộ hết nét tài hoa và tình bạn nồng đượm, thiết tha, cảm động của Lý Bạch trong buổi tiễn đưa không có giọt lệ bỡi lối ”tả cảnh ngụ tình” của thi tiên và cũng chính ở đây mới thể hiện rõ sự đón nhận, thâm nhập tác phẩm một cách sáng tạo và cách sử dụng ngôn ngữ tinh tế cũng như tâm hồn đồâng điệu, nhạy cảm thẩm mỹ của người dịch. Câu 3: “ Cô phàm viễn ảnh bích không tận” (Bóng cánh buồm lẻ loi xa xăm lẫn trong khoảng không xanh biếc - Bóng buồm đã khuất bầu không-NTT). Câu thơ có 4 “nhãn tự”:" cô”,” viễn”,” bích” và “tận” có dung lượng rất cao mà thông thường một câu thơ dịch không hàm chứa nổi, chỉ nói riêng chữ “cô” ở câu nầy, xưa nay mấy ai dịch đạt(cũng khó dịch như chữ “cô” trong bài “Mộ” của Hồ Chí Minh vậy:Cô vân mạn mạn độ thiên không). LTMK đã “gói ghém” được cả 4 “chữ thần” nầy vào một câu thơ quốc ngữ :” Buồm đơn xa khuất bầu không biếc”, đặc biệt ,dùng được chữ “đơn” để dịch chữ “cô” trong “cô phàm” thì quá hay, quá giỏi - Trong tiếng Việt, từ “đơn”có nhiều hàm nghĩa: mỏng (áo đơn, áo kép), lẻ loi, cô đơn (chăn đơn, gối chiếc)…, ở đây nó được hiểu theo nghĩa thứ 2: “buồm đơn” là cánh buồm lẻ loi, cô đơn…..Câu kết trong nguyên bản: ”Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” (Chỉ thấy Trường Giang chảy miệt bên trời -Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời -NTT). Bản dịch mới: “Chỉ thấy Trường Giang hút cuối trời”rất chuẩn, lột tả được tinh thần của nguyên văn, nhất là chữ “hút”có nét riêng, mới lạ gợi tả dòng sông Trường Giang vô tận chảy miệt bên trời.
Theo cảm nhận của tôi, của riêng tôi thôi, có thể nói đây là bản dịch đạt nhất, hay nhất, “trung thành” nhất của “ Hoàng Hạc lâu, tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, tính cho đến nay”.
Nói đến thơ luật Đường ngày nay, không thể không nhắc đến Hội thơ Lan Đình nổi tiếng mà anh cùng với các thi hữu Phong Hồ- Lê Viết Dương ( 1953-2001), Lê Đình Lộng Chương, Phạm Sinh Châu, Lê Giao Văn, Hồ Ngạc Ngữ.v.v.là những hội viên sáng lập vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. Hội thơ ban đầu gồm các “văn nhân” Bà Rịa, rồi được sự gia nhập của “ mặc khách” ở TP.HCM và các tỉnh Bắc, Trung , Nam, đến đầu thập niên 90 trở thành hội thơ nòng cốt và đầu tiên của CLB thơ Đường báo Đại Đoàn Kết ( cơ quan TW của MTTQVN). Chủ trương của hôi là phục hồi và cách tân thơ Đường luật để về mặt văn hóa nói chung, là bảo tồn một truyền thống tốt đẹp của cha ông ( ngâm- vịnh, xướng họa, cảm tác nhân dịp lễ tiết…), về mặt văn chương nói riêng, là làm mới một thể thơ truyền thống để biểu hiện một tâm tư tình cảm, suy nghĩ của con người hiện đại. Chủ trương này phần nào được hình tượng hóa trong bài thơ KHAI HỘI được nhiều thi hữu trên toàn quốc họa lại, mà có hai câu được nhiều người thuộc: “ Dẫu không gác tía, không người ngọc- Thì cũng trăng thanh , cũng bạn vàng”. Từ Hội thơ truyền thống đầu tiên LAN ĐÌNH và từ “Trang Thơ Đường” của báo Đại Đoàn Kết, từ giữa thập niên 90, nhiều hội thơ truyền thống của các địa phương, của các nhà văn hoá, các ban ngành…được thành lập trên toàn quốc; nhiều tờ báo, tạp chí mở mục “ THƠ ĐƯỜNG” đã tạo nên một sinh hoạt văn chương truyền thống rộng khắp cả nước, thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống thơ ca và khơi dậy truyền thống yêu thơ của người Việt Nam. Trong đó, có một phần đóng góp của anh.
Ngoài địa hạt thơ ca (là hội viên Hội VHNT tỉnh Đồng Nai, rồi BR-VT), anh còn hoạt động trên nhiều lãnh vực khác: báo chí, sử học, tâm lý – giáo dục học, viết ca từ cho ca khúc, viết kịch bản cho phim v.v…Ở lãnh vực nào anh cũng có đóng góp cho địa phương và cho xã hội. Gọi anh là “tài hoa và đa hệ” là vì thế.
Anh cộng tác với nhiều báo TW và địa phương trước khi tốt nghiệp bằng hai cử nhân báo chí, Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995. Sau đó, anh làm biên tập viên hợp đồng cho tờ Vũng Tàu Chủ Nhật, một tờ báo “thị trường” (không được bao cấp). Anh tổ chức một mạng lưới cộng tác viên cho tờ báo, từ các huyện thị trong tỉnh đến Biên Hòa, TP.HCM, Hà Nội để viết các chuyên mục cho tờ báo. Theo tôi biết, nhiều người trong số đó, từ “tay ngang” qua một thời gian cộng tác với anh nay đã trở thành phóng viên chủ lực chuyên viết “bài đinh” cho các báo, trong đó có những tờ báo lớn. Một số trở thành Biên tập viên cho các báo ngành TW. Vì lý do tế nhị, anh bảo tôi đừng đưa tên họ lên đây.
Về Sử học, anh là Hội viên Hội Khoa học Lịch sử tỉnh BR-VT ( thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam). Kết hợp với nghề báo, anh viết một loạt bài trong mục “TÌM TRONG DI SẢN” nói về những địa danh, di tích lịch sử… và một loạt bài khác về những ngành nghề truyền thống ở các địa phương trong mục “ĐẤT&NGHỀ” trên báo Vũng Tàu Chủ Nhật. Nhiều “tít” trong loạt bài này, đến nay nhiều người vẫn thường nhắc đến như “ Ngày xuân, nâng chén rượu đế Hoà Long”, “Áp-xanh Bà Đập, rượu Tây giữa xứ ta”, “ Sông Cầu, xóm lưới trên vùng cao”.v.v..Còn nhớ cách đây khoảng 10 năm, dư luận ở tỉnh BR-VT và giới sử học nhiều nơi khá xôn xao khi báo Vũng Tàu Chủ Nhật đăng bài phóng sự của anh và sau đó được báo Thanh Niên lược trích: “Trước mồ Bà Rịa hoang tàn – Tưởng là phận bạc Đạm Tiên”. Phóng sự gồm có 3 phần:
Phần 1: Tưởng là phận bạc Đạm Tiên;
Phần 2: Nào ngờ mộ của tiên hiền nằm đây;
Phần 3: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phóng sự rất dài, chỉ xin phép trích dẫn phần CHAPEAUX của phóng sự này để người đọc hiểu phần nào tấm lòng của một hậu bối đối với tiền nhân:
“ Được biết các tỉnh thành thuộc xứ Đồng Nai –Gia Định xưa như TP.HCM. Đồng Nai. v.v..sắp tổ chức hội thảo, kỷ niệm 300 năm, tôi bỗng nhớ đến tên người có công lớn trong việc khai phá đất Mô Xoài ( BRVT ngày nay). Tìm trong sách giáo khoa lịch sử địa phương tôi rất ngạc nhiên vì không dòng chữ nào nói về bà Rịa, lại tìm đến các chuyên gia: Tiến sỹ Nguyễn Đình Thống, trưởng phòng nghiên cứu lịch sử ban tuyên giáo TU, Tiến sỹ Đinh Văn Hạnh, bảo tàng BRVT, ông Đỗ Trung, phó phòng VHTT thị xã Bà Rịa. Rồi tôi tìm về mộ Bà Rịa ở xã Tam An, Long Đất. Tại mộ bà, trước chiều Tam An trong xanh thanh bình yên ả, một không khí tàn lạnh hoang phế vây quanh, một câu chuyện bi hùng hiển hách trong quá khứ và bi thương đau buồn trong hiện tại được các vị bô lão trong làng kể lại rất rạch ròi xúc động. Cảm xúc ấy thôi thúc tôi viết bài phóng sự này:
“ Lặng thinh bên nấm mộ rồi –
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm.” (Vương Trọng)…
Theo con lộ Giồng Ổi từ Long Điền đi chợ Bà Đập (Phước Hải) đến làng Phước An (thuộc huyện Phước An xưa) về xã Tam An huyện Long Đất. Bên con lộ 44 hậu, nằm lọt thỏm giữa hai ngôi nhà tôn gỗ và khuất sau một mảnh vườn mãng cầu nhỏ xác xơ là mộ Bà hoang phế tiêu điều theo sự báo mòn của tháng năm mưa nắng. Khó có thể tin được đây là ngôi mộ của một tiên hiền, một nhân vật đã có công khai phá một vùng đất trù phú ven biển này lại tàn lạnh khói hương như thế”…
Nhà văn SƠN NAM và Nhà thơ LTMK ở một quán cóc tại TX Bà Rịa.
Trong nghề dạy học, ngoài việc tác phẩm được dạy trong nhà trường phổ thông , anh còn là một trường hợp ngoại lệ của ngành giáo dục, Chỉ 9 tháng sau khi ra trường, chưa hết tập sự (thời đó giáo viên như anh phải tập sự hai năm) đã được bổ nhiệm làm hiệu phó trường BTVH cán bộ huyện Châu thành, tỉnh Đồng Nai rồi về làm hiệu phó chuyên môn trường PT cấp I, II Hòa Long, trường điểm ở huyện Châu Thành. Đến học kỳ II, năm học 1979 – 1980 (vẫn chưa hết tập sự), anh lại làm quyền hiệu trưởng nhà trường, khi hiệu trưởng đi học quản lý giáo dục. Sau đó anh xin về dạy văn cấp III ở trường BTVH huyện và nhiều năm liền là giáo viên giỏi văn cấp tỉnh, Cho nên, anh được phong tặng “ Huy chương vì sự nghiệp công đoàn” của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và được phong tặng “Huy chương vì sự nghiệp giáo dục” của Bộ GD – ĐT trước thời hạn.
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là thái độ cần mẫn trong nghiên cứu khoa học giáo dục và tinh thần phục vụ công chúng ở anh. Nhiều năm nay, hai đề tài nghiên cứu của anh phục vụ cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy ngữ văn ở trường PT của anh được nhiều thầy cô trong và ngoài tỉnh BR – VT áp dụng: “Dạy TLV ở trường TH (THCS, THBT) theo phương pháp mô hình hóa” và “Dạy ngữ văn ở trường TH theo phương pháp LINK (liên kết)” .
Gần đây, áp dụng hai phương pháp này, anh đã viết xong một cuốn sách tham khảo cho GV, HS lớp 12 :“Để nắm vững kiến thức, kỹ năng văn học lớp 12 – soạn theo phương pháp mới” đã được một nhà xuất bản cấp giấy phép.
Anh còn là một nhà thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Chỉ kể ra những ca khúc đã đưa vào các CD: “Băn khoăn về một tình yêu” Trần Quang Lộc phổ nhạc, ca sĩ Ái Vân ca, “Phố núi” NS Hoàng Lương phổ nhạc, Thanh Thúy ca; “Lặng lẽ tôi”, NS Trần Tích phổ nhạc, Vân Khánh ca; “Lối xưa”, Nhật Linh phổ nhạc, Ái Vân ca; "Canh cò trên sông", Trọng Vĩnh phổ nhạc ," Và Em..." Hoàng Lương phổ nhạc", Xuân Phú ca (trong album THẮP NẾN CHO TINH TA); " Còn mãi tuổi mười lăm" viết về nữ anh hùng VÕ THỊ SÁU, Trọng Vĩnh phổ nhạc ( Giải nhất ca khúc tỉnh BR-VT 2006),do nhiều ca sĩ Chí Thành, Quỳnh Nhung, rồi KÔNG PHO hát); “Đà lạt tím”, NS Bùi Thanh phổ nhạc, Việt Hoàn ca, và đưa vào CD của Đài Tiếng nói Việt Nam do NSƯT Hoàng Lương chỉ huy dàn nhạc và dàn dựng…
Nhiều người không biết anh lấy thì giờ ở đâu để mà sáng tác, viết lách, trong khi anh tự nhận mình là “thằng ham chơi” và theo tôi biết thì, anh làm việc ở cơ quan mỗi ngày 12 tiếng (8 tiếng theo giờ hành chính và 4 tiếng trực để quản lý các lớp BTVH trung học vào ban đêm). Thậm chí, ngày thứ bảy, chủ nhật, về Bà Rịa thăm anh cũng phải gặp anh ở cơ quan hoặc là họp GV thỉnh thoảng, hoặc là soạn thảo văn bản sẽ phát hành vào đầu tuần sau, hoặc là chuẩn bị tài liệu cho một hội nghị thị xã giao cho trung tâm anh phụ trách nội dung … Ở lại nhà anh một đêm, điều bí mật này mới được “bật mí”: Cùng đi “liên hoan” say sưa về ngủ một giấc, 3 giờ sáng chúng tôi chói mặt vì ánh đèn phòng khách. Thì ra anh tỉnh dây ngồi một mình trước bàn viết … và thì ra, xưa nay người nghệ sĩ thường thức một mình khi nhân gian đang ngủ say!
HAI MẸ CON. Ảnh: Lê Nhật Ánh chụp tại nhà LTMK
Anh làm thơ từ trước giải phóng, sau giải phóng vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng đến năm 1985 mới được khẳng định qua giải thưởng thơ “Kỷ niệm 10 năm giải phóng miền Nam” của UBND tỉnh Đồng Nai với bài thơ “Cây đa ở một nông trường mới” viết về tâm tình của “người công-tra mấy chục năm xa xứ ¬_ đến nơi này mới được bóng đa che”. Bài thơ là tâm tình của người dân cao su, nguyên là dân công tra cũ nhưng cũng là tâm sự cuộc đời của chính nhà thơ: “một mình thôi mà không đơn độc _ rừng cao su bao bọc tứ bề.” Năm 2005, anh lại nhận được giải thưởng VH-NT lần thứ nhất (1991-2004) trao cho tập thơ “thị trấn tôi”.
Về tác phẩm, ngoài 2 tập thơ “Thị trấn tôi”(NXB Thanh niên –2002) và “Giai điệu bốn câu” (NXB Trẻ – 2001 – in chung), thơ Lê Thiên Minh Khoa được đăng thường xuyên trên các báo trung ương, địa phương và đưa vào nhiều tuyển tập thơ như: “Khúc dạo đầu về một dòng sông” (NXB Đồng Nai – 1985), “ 300 thơ Bà Rịa- Vũng Tàu” (NXB Thanh Niên –2000), “15 năm thơ Đường luật Bà Rịa- Vũng Tàu” ( NXB Thanh Niên –2000), “10 năm thơ Bà Rịa- Vũng Tàu” ( Hội VHNT tỉnh BR-VT –2001), “Theo sóng Đồng Nai” (NXB Đồng Nai –2000), “Hồn biển” (Hội VHNT tỉnh BRVT –1992), “Đồng vọng” (NXB Thanh niên –2002), “Thơ Bà Rịa- Vũng Tàu 1975-2005” ( Hội VHNT tỉnh BR-VT –2005) v.v…
Đề tài trong thơ Lê Thiên Minh Khoa có thể “qui kết” thành hai mảng. Mảng đề tài thứ nhất viết về những vùng đất con người mà anh đã từng sống, từng tiếp xúc, trong đó có vùng đất Quảng Trị, nơi “chôn nhau, cắt rốn” của anh. Nhưng đậm nét nhất trong mảng thơ này là chất bản địa Bà Rịa Vũng tàu nói riêng và “vùng Miền Đông đất đỏ” nói rộng ra, nơi anh “mọc rễ” từ ba mươi năm nay.Do tên tuổi anh gắn liền với địa phương như vậy, nên ở miền Đông này có câu: “Cọp Khánh Hoà- Khoa Bà Rịa”, rồi trong giới văn nghệ sỹ và cánh nhà báo ở TP.HCM và miền Đông Nam bộ lại có câu ca dao …vui: “Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa - Phần địch thì ít, phần ta thì nhiều.”
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học, thạc sỹ Vũ Xuân Hương gọi thơ anh là “tiếng thơ mang hương vị một vùng quê” (lời TỰA tập thơ “Thị trấn tôi”). Còn trên báo Giác Ngộ (số 115 – 14/04/2002) khi viết về thơ anh , đã rút “tít”: “Tiếng thơ của hồn quê”. Có tác giả cho rằng: “Nói tới những người làm thơ ở Bà Rịa Vũng Tàu, không thể không nhắc đến Lê Thiên Minh Khoa. Giã biệt vùng quê Quảng Trị, Khoa về với những con đường nhỏ nhẻ dưới hàng me của thị xã Bà Rịa – núi Dinh từ ngày giải phóng, dạy học viết báo và làm thơ về nó.” (Tài Hoa Trẻ –11/2002). Đây là mảng thơ làm cho anh “đứng được” trên văn đàn khu vực. Chính trong báo cáo tại lễ trao Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lần thứ nhất (1991 –2004) cũng đánh giá rằng: Cùng với một số nhà thơ khác, thơ anh “đi vào chiều sâu của hiện thực đời sống nhân dân.”(Văn Nghệ BR –VT, số 04/2005).
Và mỗi miền quê, - dường như đã thành thông lệ, muốn cho mọi người cảm nhận được mình, nghĩ nhớ đến mình, nó phải trở nên dễ dàng đồng cảm, trở nên đẹp đẽ, thiết tha qua một làn điệu dân ca hay những câu thơ của những tâm hồn gắn bó yêu thương, vui buồn cùng xứ sở ấy. Nói cách khác, chỉ khi vùng đất ấy hun đúc nên được nhà thơ, cất lên được tiếng thơ về nó, vùng đất ấy mới thực sự được định danh, mới nên thơ, thành nỗi niềm rung động trong lòng người đọc .Bà Rịa với sông Dinh, núi Dinh từng nổi tiếng trong lịch sử, nay là một trong những trung tâm phát triển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về du lịch và công nghiệp dầu khí. Nhiều người biết như vậy và chỉ như vậy mà thôi – quan trọng nhưng trừu tượng với những người sống cách nó hàng trăm, ngàn cây số. Thế nhưng, “Bà Rịa sẽ trở nên cụ thể hơn, gần gũi hơn biết bao khi ta đọc được những câu thơ sống động của Lê Thiên Minh Khoa” (Vũng Tàu chủ nhật - 03.2002) trong bài Thị trấn tôi:
"Đằng sau vài ba dãy phố
là cánh đồng êm ả cò bay…
... những cánh chim từ rừng,
những cánh chim từ bể
sóng gió bạt ngàn lặng lẽ về đây"…
Nó như bao thị trấn, thị xã khác của tôi, của anh hay như cái nơi tôi đã từng, anh đã từng…, cho nên nó gợi cho tôi, cho anh nhớ đến bóng dáng thân thương một thị trấn, thị xã của mỗi người đã từng… ấy, mà nó vẫn có nét dung dị riêng:
"Thị trấn tôi đêm đêm
những chiếc xe bò đóng bánh xe hơi lăn qua
mèo hoang khóc giữa đám dân hè phố".
Từ những chuyện ngoài phố, cảm hứng thơ đề cập đến cả những chuyện vợ chồng trong cuộc sống hàng ngày – cứ thế, cái thị trấn ấy hiện rõ dần lên, cảm nghĩ ngày một sâu hơn, mật thiết hơn với người đọc: "Sông núi là vợ chồng tên gọi trùng nhau
chồng là núi, chiều đỏ gay men rượu
hai bên sườn xương xẩu xanh xao
vợ là sông khi trong khi đục
khi mặn nồng, khi ngọt, khi chua…"
Thế nên dù có đi đâu, ở đâu, cái không gian mới ấy chỉ là những cái cớ, những liên tưởng, đối sánh để nhà thơ quay trở lại với cái không gian quen thuộc của mình, bộc bạch lòng mình với “Thị trấn tôi “. Chính khi ra tới Bình Tuy, tác giả “chợt nhận ra ta” và thấy rõ hơn nét vui đẹp của Bà Rịa:
"Bà Rịa giờ này đổ hết ra đường
Ngoại ô thóp mình dồn về nhà há Quán cà-phê chật ních
Nhịp guốc, tiếng đời dồn dập
Nhạc dập dìu mời gọi yêu thương"...
(Đêm Bình Tuy nhớ về Bà Rịa)
Từ Bà Rịa, cảm xúc của tác giả mở rộng theo các tuyến khác nhau, từ Vũng Tàu tới quốc lộ 56 với các nông trường cao su, những ngôi trường ở vùng sâu vùng xa – nơi đồng bào Ch’ro sinh sống,qua sông Rây tới Hòa Bình ,Bàu Lâm-nơi chiến khu vang bóng một thời, rồi hướng Long Điền, Đất Đỏ - quê hương anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu... "Điều đó chứng tỏ tác giả đã đi thực tế khá nhiều, đã sống, đã thông hiểu nhiều vùng khác nhau thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu . Đây là một trong những phẩm chất đáng quý ở một người viết, nhất là trong những năm gần đây, người ta ít quan tâm đến việc đi và tìm hiểu, cảm thông với cuộc sống của những người dân lao động cơ sở (điều mà các nhà văn lớp trước như Nguyễn Tuân … đãlàm rất tốt), kết quả là hành trang của nhiều người viết hiện nay không chỉ nghèo nàn về văn hóa mà còn thiếu hụt cả vốn sống. Lê Thiên Minh Khoa đã tránh được tình trạng “nghèo hóa” này bởi ngoài việc hiếu học, anh rất chịu khó đi. Đó là những chuyến đi thực tế gian khổ nhưng hào hứng, vô tư tới các vùng sâu, vùng xa, suốt những năm bảy mươi, tám mươi …Và những bài thơ như Ngọn đèn dầu, Khoa nhi, Cây đa ở một nông trường mới,Nghe em hát đêm văn nghệ nông trường, Bệnh viện Long Đất, Thăm ngôi trường mới ở Ngãi Giao, Đợi bạn ở quán cà phê v.v…ra đời trong thời điềm đó" ( Giác Ngộ,số 115, trg 18).Những bài thơ ấy có chỗ thích, chỗ chưa thích nhưng chúng "đầy ắp những tình tiết hiện thực,sâu lắng chất suy tưởng và bay bổng chất lãng mạn ,do đã được thu vào ống kính tâm hồn tác giả trong những chuyến đi” (Tuổi Học Trò – số 2 – tháng 4.2002), chúng toát lên hơi thở sống động của một thực tế đang khắc phục hậu quả chiến tranh , gây dựng cuộc sống mới những năm sau Giải phóng, toát lên vẻ đẹp của những con người (giáo viên, thầy thuốc, công nhân, văn nghệ sĩ, bà mẹ…) trong hoàn cảnh bị bủa vây bỡi cơ man là khó khăn, thiếu thốn. Cảm động đến thế hình ảnh “Ngọn đèn dầu” hay hình ảnh “Cây đa ở một nông trường mới”:
'Trai gái thương nhau thương cả chỗ hẹn hò
(nông trường mới công viên làm chi có)
Bóng đa tỏa mái nhà câu lạc bộ
Gió hát thầm trong tiếng lá đêm rơi..."
Có đi, có nghe, có thấy, đồng cảm với “những phận đời bên hình khối đơn sơ”, tác giả mới viết được những câu thơ đẹp và giàu sức sống:
"Giữa xanh mát sắc trời sắc lá
Aó trẻ con trắng nõn buổi tan trường
Trắng nguyên sơ mủ đầy thùng sóng sánh
Hắt hạt nắng hồng run rẩy môi thơm". (Ký họa một nông trường).
Bốn câu thơ không hề nói tới màu đỏ, song nó được viết trên cái nền son của vùng cao su “đất đỏ miền Đông” – và chỉ khi đặt trên cái nền son thực tế ấy, những màu sắc được dùng trong bài thơ (sắc trời sắc lá, sắc áo học trò, sắc mủ cao su và sắc nắng…) mới nổi lên đẹp đến thế nào! Bài thơ không dùng tới thính giác nhưng náo nức thanh âm, và cái “run rẩy “ kia cũng chính l à cái run rẩy xúc động của tâm hồn tác giả trước sự trưởng thành của cuộc sống mới…
Thế nhưng, dù đã hội nhâp được hoàn toàn với miền quê mới ấy (Bà Rịa – Vũng Tàu), trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ vẫn luôn ray rứt một nỗi nhớ sâu sắc, tha thiết mà âm ỉ đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. “Nghe em hát đêm văn nghệ nông trường”, tác giả cảm nhận được “âm huởng miền Trung chân tình cái giọng” trong tiếng hát cô gái diễn viên đồng hương và đồng cảm với “trong lời em chìm nổi cuộc đời” những người dân tha hương.
Cho nên, bắt gặp “Cây đa ở một nông trường mới” (Giải thưởng thơ “Kỷ niệm 10 năm giải phóngMiền Nam” -1985) ở huyện Xuyên Mộc, nhà thơ không thể không hồi tưởng lại quê hương cũ:
"Nhìn cây đa nhớ lại mái đình xưa\
Bến nước, con đò, câu ca muôn thuở
Người công-tra mấy chục năm xa xứ
Đến nơi này mới được bóng đa che".
Và làng công nhân ở vùng đất mới nầy cũng có bóng dáng của ngôi làng nông nghiệp ở quê cũ, như tình yêu quê mới cũng bắt nguồn từ tình yêu quê xưa:
"Nông trường lớn dần lên
đất mới hoá quê nhà
Cây đa trẻ rồi cũng thành cổ thụ
Lúc đi xa tự nhiên lòng lại nhớ
Nông trường mình qua dáng một cây đa".
Ấn tượng về miền đất và con người quê cũ lắng sâu trong tiềm thức tác giả nên có lẽ hình ảnh một bà mẹ miền Trung trong mùa lũ năm Canh Thìn (1999) có nguyên mẫu là bà mẹ Triệu Hải quê mình: "Mẹ bới tìm duới túp lều /sau cơn lũ dữ - Còn gì đâu,/ mẹ ơi!/ lũ cuốn / trắng / sạch rồi - Mẹ chỉ nhận một phần hàng cứu trợ: “ Còn dành cho những nhà đông con”. Trong chùm thơ viết về đề tài Quảng Trị, có nhiều bài mà nếu như giấu đi địa danh vẫn không thể nhầm với vùng đất khác được. Dân địa phương và cả những khách từng đến thăm Quảng Trị dễ dàng cảm nhận nỗi đau của nhà thơ khi quê hương bị chiến tranh tàn phá do bài thơ “Ngôi û nhà ở Cổ Thành Quảng Trị” gợi lên là cảm xúc khi đứng trước một di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng nơi đây:
"Trên đường Trần Hưng Đạo
ngoài chân thành xưa
sót lại một ngôi nhà
Ôi! Dấu ấn của một thời khói lửa
thân tường vôi loang lở vết thương
chân cầu thang cong queo, còn lại khung xương
thịt bê tông rơi dần, lả tả
mắt cửa ô lỗ đáo đen bầm…".
Rồi tâm trạng “ xót xa” khi đứng trước một làng cát chỉ có thể gặp ở miền đông Gio Linh được biểu hiện bằng ngôn ngữ bình dị rất Quảng Trị:
Trắng xoá cát trước mắt
Chi lạ lòng xót xa
Cỏ mộ sao lướt thướt
Chim rặc rặc tìm chi?
( Bãi Cát Phước Sa)
Hay các chất liệu “gió Lào, cát trắng, giếng đá cổ”, đặc sản chính hiệu của quê hương anh trong bài “Gởi Quảng Trị”(Tặng Lê Đức Dục) sau đây thì không thể lẫn với bất cứ vùng đất nào:
"1. Bão theo ngọn gió Đông
Bạt gió Lào về xứ
Quay lưng về phía bể
Cát trắng chạy lên rừng…
2. Đà Lạt mưa và sương
Quê mìêng hạn và khát
Mạ ơi, giếng đá cổ
Nước có còn rỉ không?!”
(Thanh Niên Chủ nhật – số 299 – 26.10.2003).
“Sinh ra từ xứ gió Lào, cát trắng Quảng Trị, lại gắn bó nhiều kỷ niệm với Huế” (Thanh Niên – tháng 3.2002), anh có nhiều bài thơ rất hay về xứ cố đô, trong đó “Về Huế” là một bài thơ được nhiều người yêu Huế và yêu thơ thuộc lòng vì thích bài thơ và vì nó… rất ngắn:
"Sáng nắng thiêu núi Ngự
Chiều mưa tràn sông Hương
Tối trăng lên Vĩ Dạ
Khuya tìm em mù sương".
(NS Đại Đoàn Kết – số 3/2001).
Thơ Lê Thiên Minh Khoa có “những cái tứ rất mới và đặc biệt thật chắc, thật chặt. Chính chúng đã nâng những câu văn xuôi bàng lảng bay bồng lên thành thơ đích thực và tạo thêm chất trí tuệ cho thơ” (Tuổi Học Trò – số 2 – tháng 4.2002). Rồi cái giọng thơ nhỏ nhẻ, “hiền hoà, giản dị, đằm thắm”(NS Đại Đoàn kết - 3/2001) “luôn ẩn chứa những trăn trở đời thường” (Vũng Tàu Chủ Nhật - 20/11/2001) cả khi nhà thơ thể hiện “cái tôi” trữ tình công dân trong phần thơ thứ nhất:
"Trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
Có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu".
(Ngọn đèn dầu).
Chỉ là trang giáo án hay là cả những trang thơ của LTMK?…
Mảng đề tài thứ hai góp phần đa dạng hóa sáng tác của anh khi nhấn mạnh hơn tới “niềm riêng”, tuy nhiên, tác giả cũng tỏ ra có cân nhắc nên những câu thơ về tình bạn, tình yêu, những cảm nghĩ về thân phận con người có được độ lắng và thấm thía :
Phải chi phẳng lặng cuộc đời
Niềm riêng đừng viết nên lời thì hơn!.
Ở mảng thơ này, Lê Thiên Minh Khoa “có nhiều tìm tòi, thể nghiệm, từ việc áp dụng những lối thơ truyền thống như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn… tới những lối thơ hiện đại, thơ nước ngoài như thơ haiku, thơ siêu thực, thơ văn xuôi, lối thơ “đời thường” của Jacques Prévert…” (Giác Ngộ – số 115 – ngày 14.04.2002). Trở lại với “Lối xưa” để cảm nhận:
“Đất rì rầm chuyện cũ
Mây chiều xưa nổi trôi”
viết lên những vần thơ ước lệ mà đẹp trong “Nhói lặng một góc trời”:
"Nhìn ngọn Chứa Chan chan chứa nhớ
Trông dòng Thương Bạc bạc thương đau"
( Cảm hoài).
Trở lại với “lối xưa” cũng là dịp trở lại với chính mình một thuở, từ việc nhớ lại em với “Những bức tường rêu phủ màu rêu phủ” mà thấy mình nay “Chữ câu đi luống cuống đời người”…
Đại thi hào Nguyễn Du từng viết “Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi”, trở lại với những “nỗi riêng”, thấy ra “lớp lớp sóng dồi” của nó thật không đơn giản, mà đó dường như lại là việc cần yếu của mỗi người trong việc nhận thực chính mình, việc của thơ ca đích thực. Trở lại với “niềm riêng”, Lê Thiên Minh Khoa đã viết được Tự thú đêm ba mươi – một trong những bài thơ có giá trị nhất của anh. Như người “ngủ quên”, tỉnh lại thấy “như cuộc đời anh nhiều lầm lỗi…thấy rõ cuộc đời như đếm”, bèn “thú tội trước em” một cách chân thành: “ Và một lời tự thú cùng em: Anh là một người nhiều đam mê và hay chán nản. Được gì cho em với người trí thức dở Tây dở ta nửa Âu nửa Á. Sống trong buổi giao thời quá độ. Lại mang trong mình ba phần tư cái cũ. Và một phần tư cái mới. Anh chỉ lo bảo vệ riêng mình. Không thể lo được ngôi nhà che nắng che mưa. Không kiếm kiếm được miếng đất trồng rau trồng cà. Ngại ngùng không thể giúp em mua chiếc chiếu từ chợ mang về (Bảo: anh không ngại nhưng người ta chưa quen nhìn). Biết bao nỗi khổ em mang, hình như anh chưa hề một lần an ủi. Và không hề ghé vai cùng em. Để bây giờ anh thú tội trước em.”
Được làm kiếp con người song ai dám bảo mình suốt đời không hề có lỗi? Con người ta chỉ khác nhau ở chỗ lỗi nhiều ít, nặng nhẹ, đặc biệt ở chỗ có thấy lỗi của mình và can đảm sám hối hay không. Khi con người biết hối lỗi, anh ta đã vượt qua chính mình và tiến tới sự hoàn thiện nhân cách đạo đức. Ở bài thơ trên, tác gỉa đã làm được điều đó và bài thơ đã trở thành một nghi thức thiêng liêng trong đạo làm người với câu kết phát “Bồ Đề tâm” dành cho cả sự nghiệp thơ của anh: “Xin chúc an lành cho cả nhân gian”.
Lắm khi hai mảng hai mảng thơ này nhập lại thành một. Đó là khi “cái tôi trữ tình công dân” và “cái tôi trữ tình nghệ sỹ” hòa nhập với nhau: viết về con người mới, cuộc sống mới của nhân dân, nhưng lại thể hiện được nỗi niềm riêng tư của thân phận con người. Xin mượn lời một nhà thơ trên Tuần san Tài Hoa Trẻ ở một số cuối năm 2002 để tạm kết luận về cả hai mảng thơ này: “Anh nhập thân hoà mình với cả cuộc sống rộng lớn của nhân dân, lẫn với cảnh “khi ngọt khi chua” rất đời thường …Aáy thế, nhưng anh không lên giọng., chỉ thủ thỉ như lời bạn bè đang ngồi bên tách cà phê quán nhỏ đón bình minh phía biển Vũng Tàu. Có lẽ, đó là điều đáng quý nhất ở thơ Lê Thiên Minh Khoa…”.
Chính cái giọng thơ “nhỏ nhẻ hiền hoà, giản dị, đằm thắm…luôn ẩn chứa những trăn trở đời thường”mà mang hơi thở hương vị “đất đỏ miền Đông” ấy, nhiều bài thơ của anh được đưa vào giảng dạy trong chương trình chính khóa về văn học địa phương tại một số trường ở miền Đông Nam bộ, nhất là ở trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Thị trấn tôi, Về Long Đất mùa xưân, Thăm ngôi trường mới ở Ngãi Giao, Cây đa ở một nông trường mới, Khoa nhi, Nghe em hát đêm văn nghệ nông trường (1 và 2).v.v… Đặc biệt bài thơ “Ngọn đèn dầu” viết về người giáo viên vùng sâu vùng xa được biên soạn để giảng dạy như một “ THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM MỘT TIẾT VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS” ( tên đề tài do TBN biên soạn – tháng tư 2005).
Nói về việc thơ anh được đưa vào giảng dạy ở chương trình Văn học phổ thông, không thể không nhắc tới bản dịch mới bài thơ “Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng” của Lý Bạch trong chương trình văn học lớp 10. Bài thơ này trước đây được các bậc thâm nho như Ngô Tất Tố, Trần Trọng San… dịch, nhưng do bản dịch của anh có “cái hay, cái đẹp” riêng và nhất là “trung thành” với nguyên tác hơn, nên được thầy cô dạy văn ở nhiều trường THPT trên toàn quốc tham khảo hoặc sử dụng khi giảng dạy. Xin nhường lời cho lời bình của nhà báo Tường Vi trên mục“ Văn Học Trong Nhà Trường” của Tuần san Tài Hoa Trẻ (Bộ GD&ĐT)số 396 ra ngày 30/11/2005:
“Một bản dịch mới bài thơ “Hoàng Hạc Lâu, Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng”:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”.
Bài thơ Hoàng Hạc lâu, tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng trên của Lý Bạch từ nhiều năm nay được đưa vào chương trình văn học lớp 10 PT với bản dịch theo thể lục bát của nhà văn nổi tiếng, nhà Hán học uyên thâm Ngô Tất Tố (NTT). Bài thơ còn được nhiều bậc thâm nho dịch, trong đó có bản của Trần Trọng San cũng rất phổ biến.
Gần đây, tôi được đọc một bản dịch mới của Lê Thiên Minh Khoa(LTMK), một thầy giáo dạy văn, lại là một nhà thơ. Anh biết thừa kế bản dịch của những người đi trước, hơn nữa lại dịch theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt và nhạy cảm với những “chữ thần”,những chỗ phá niêm luật trong thơ Lý Bạch phóng khoáng, nên bản dịch này lột tả được tình, ý trong nguyên tác và sát hợp với phong cách nghệ thuật của Lý Bạch.Vì gần với nguyên tác hơn nên nó đuợc thầy cô một số trường ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ sử dụng khi giảng dạy. Xin giới thiệu cùng bạn đọc, thầy cô dạy văn và các em học sinh: Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng:
“Cố nhân xa lầu Hoàng Hạc rồi
Tháng ba hoa khói Dương Châu xuôi
Buồm đơn xa khuất bầu không biếc
Chỉ thấy Trường Giang hút cuối trời”.
Nhân đây cũng xin mạn phép được bàn thêm về “cái hay, cái đẹp” và cái “trung thành” trong bản dịch mới của LTMK: Câu 1: “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”(dịch nghĩa: Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía Tây - NTT dịch: Bạn từ Lầu Hạc lên đường). Bản dịch của LTMK: “Cố nhân xa lầu Hoàng Hạc rồi” giữ lại được 2 cụm từ “Hoàng Hạc lâu” và ”cố nhân” mang sắc thái cổ điển của nguyên tác: “cố nhân” không chỉ là “bạn cũ”mà còn là bạn thân, tri kỉ đồâng điệu… Giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên có chênh nhau về tuổi tác nhưng hoàn cảnh và tâm sự giống nhau, nên trong phút chia tay “cố nhân”, nhà thơ quyến luyến nhớ thương bạn. Câu thơ dịch còn giữ lại sự phá cách niêm luật nghiêm nhặt trong thơ Đường luật của Lý Bạch ( chữ thứ hai lẽ ra phải trắc thay vì bằng như nhà thơ LB đã dùng: “nhân”). Hai từ “xa” và “rồi” biểu hiện được tinh tế một tình cảm kín đáo ẩn chứa trong câu nguyên tác, đó là tình bạn lưu luyến, nỗi buồn thuơng, nhớ tiếc của nhà thơ khi chia ly tiễn biệt “cố nhân”…Câu 2: trong nguyên văn: “ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” ( Xuôi xuống Dương Châu giữa tháng ba hoa khói - Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng-NTT ). Câu thơ dịch của LTMK: “Tháng ba hoa khói Dương Châu xuôi”, chữ nghĩa không thừa,không thiếu:”tháng ba hoa khói”vừa đủ để gây ấn tượng về thời gian, không gian đượm buồn của buổi chia tay.
Tuy nhiên, phải nói rằng đến hai câu cuối mới bộc lộ hết nét tài hoa và tình bạn nồng đượm, thiết tha, cảm động của Lý Bạch trong buổi tiễn đưa không có giọt lệ bỡi lối ”tả cảnh ngụ tình” của thi tiên và cũng chính ở đây mới thể hiện rõ sự đón nhận, thâm nhập tác phẩm một cách sáng tạo và cách sử dụng ngôn ngữ tinh tế cũng như tâm hồn đồâng điệu, nhạy cảm thẩm mỹ của người dịch. Câu 3: “ Cô phàm viễn ảnh bích không tận” (Bóng cánh buồm lẻ loi xa xăm lẫn trong khoảng không xanh biếc - Bóng buồm đã khuất bầu không-NTT). Câu thơ có 4 “nhãn tự”:" cô”,” viễn”,” bích” và “tận” có dung lượng rất cao mà thông thường một câu thơ dịch không hàm chứa nổi, chỉ nói riêng chữ “cô” ở câu nầy, xưa nay mấy ai dịch đạt(cũng khó dịch như chữ “cô” trong bài “Mộ” của Hồ Chí Minh vậy:Cô vân mạn mạn độ thiên không). LTMK đã “gói ghém” được cả 4 “chữ thần” nầy vào một câu thơ quốc ngữ :” Buồm đơn xa khuất bầu không biếc”, đặc biệt ,dùng được chữ “đơn” để dịch chữ “cô” trong “cô phàm” thì quá hay, quá giỏi - Trong tiếng Việt, từ “đơn”có nhiều hàm nghĩa: mỏng (áo đơn, áo kép), lẻ loi, cô đơn (chăn đơn, gối chiếc)…, ở đây nó được hiểu theo nghĩa thứ 2: “buồm đơn” là cánh buồm lẻ loi, cô đơn…..Câu kết trong nguyên bản: ”Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” (Chỉ thấy Trường Giang chảy miệt bên trời -Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời -NTT). Bản dịch mới: “Chỉ thấy Trường Giang hút cuối trời”rất chuẩn, lột tả được tinh thần của nguyên văn, nhất là chữ “hút”có nét riêng, mới lạ gợi tả dòng sông Trường Giang vô tận chảy miệt bên trời.
Theo cảm nhận của tôi, của riêng tôi thôi, có thể nói đây là bản dịch đạt nhất, hay nhất, “trung thành” nhất của “ Hoàng Hạc lâu, tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, tính cho đến nay”.
Nói đến thơ luật Đường ngày nay, không thể không nhắc đến Hội thơ Lan Đình nổi tiếng mà anh cùng với các thi hữu Phong Hồ- Lê Viết Dương ( 1953-2001), Lê Đình Lộng Chương, Phạm Sinh Châu, Lê Giao Văn, Hồ Ngạc Ngữ.v.v.là những hội viên sáng lập vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. Hội thơ ban đầu gồm các “văn nhân” Bà Rịa, rồi được sự gia nhập của “ mặc khách” ở TP.HCM và các tỉnh Bắc, Trung , Nam, đến đầu thập niên 90 trở thành hội thơ nòng cốt và đầu tiên của CLB thơ Đường báo Đại Đoàn Kết ( cơ quan TW của MTTQVN). Chủ trương của hôi là phục hồi và cách tân thơ Đường luật để về mặt văn hóa nói chung, là bảo tồn một truyền thống tốt đẹp của cha ông ( ngâm- vịnh, xướng họa, cảm tác nhân dịp lễ tiết…), về mặt văn chương nói riêng, là làm mới một thể thơ truyền thống để biểu hiện một tâm tư tình cảm, suy nghĩ của con người hiện đại. Chủ trương này phần nào được hình tượng hóa trong bài thơ KHAI HỘI được nhiều thi hữu trên toàn quốc họa lại, mà có hai câu được nhiều người thuộc: “ Dẫu không gác tía, không người ngọc- Thì cũng trăng thanh , cũng bạn vàng”. Từ Hội thơ truyền thống đầu tiên LAN ĐÌNH và từ “Trang Thơ Đường” của báo Đại Đoàn Kết, từ giữa thập niên 90, nhiều hội thơ truyền thống của các địa phương, của các nhà văn hoá, các ban ngành…được thành lập trên toàn quốc; nhiều tờ báo, tạp chí mở mục “ THƠ ĐƯỜNG” đã tạo nên một sinh hoạt văn chương truyền thống rộng khắp cả nước, thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống thơ ca và khơi dậy truyền thống yêu thơ của người Việt Nam. Trong đó, có một phần đóng góp của anh.
Ngoài địa hạt thơ ca (là hội viên Hội VHNT tỉnh Đồng Nai, rồi BR-VT), anh còn hoạt động trên nhiều lãnh vực khác: báo chí, sử học, tâm lý – giáo dục học, viết ca từ cho ca khúc, viết kịch bản cho phim v.v…Ở lãnh vực nào anh cũng có đóng góp cho địa phương và cho xã hội. Gọi anh là “tài hoa và đa hệ” là vì thế.
Anh cộng tác với nhiều báo TW và địa phương trước khi tốt nghiệp bằng hai cử nhân báo chí, Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995. Sau đó, anh làm biên tập viên hợp đồng cho tờ Vũng Tàu Chủ Nhật, một tờ báo “thị trường” (không được bao cấp). Anh tổ chức một mạng lưới cộng tác viên cho tờ báo, từ các huyện thị trong tỉnh đến Biên Hòa, TP.HCM, Hà Nội để viết các chuyên mục cho tờ báo. Theo tôi biết, nhiều người trong số đó, từ “tay ngang” qua một thời gian cộng tác với anh nay đã trở thành phóng viên chủ lực chuyên viết “bài đinh” cho các báo, trong đó có những tờ báo lớn. Một số trở thành Biên tập viên cho các báo ngành TW. Vì lý do tế nhị, anh bảo tôi đừng đưa tên họ lên đây.
Về Sử học, anh là Hội viên Hội Khoa học Lịch sử tỉnh BR-VT ( thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam). Kết hợp với nghề báo, anh viết một loạt bài trong mục “TÌM TRONG DI SẢN” nói về những địa danh, di tích lịch sử… và một loạt bài khác về những ngành nghề truyền thống ở các địa phương trong mục “ĐẤT&NGHỀ” trên báo Vũng Tàu Chủ Nhật. Nhiều “tít” trong loạt bài này, đến nay nhiều người vẫn thường nhắc đến như “ Ngày xuân, nâng chén rượu đế Hoà Long”, “Áp-xanh Bà Đập, rượu Tây giữa xứ ta”, “ Sông Cầu, xóm lưới trên vùng cao”.v.v..Còn nhớ cách đây khoảng 10 năm, dư luận ở tỉnh BR-VT và giới sử học nhiều nơi khá xôn xao khi báo Vũng Tàu Chủ Nhật đăng bài phóng sự của anh và sau đó được báo Thanh Niên lược trích: “Trước mồ Bà Rịa hoang tàn – Tưởng là phận bạc Đạm Tiên”. Phóng sự gồm có 3 phần:
Phần 1: Tưởng là phận bạc Đạm Tiên;
Phần 2: Nào ngờ mộ của tiên hiền nằm đây;
Phần 3: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phóng sự rất dài, chỉ xin phép trích dẫn phần CHAPEAUX của phóng sự này để người đọc hiểu phần nào tấm lòng của một hậu bối đối với tiền nhân:
“ Được biết các tỉnh thành thuộc xứ Đồng Nai –Gia Định xưa như TP.HCM. Đồng Nai. v.v..sắp tổ chức hội thảo, kỷ niệm 300 năm, tôi bỗng nhớ đến tên người có công lớn trong việc khai phá đất Mô Xoài ( BRVT ngày nay). Tìm trong sách giáo khoa lịch sử địa phương tôi rất ngạc nhiên vì không dòng chữ nào nói về bà Rịa, lại tìm đến các chuyên gia: Tiến sỹ Nguyễn Đình Thống, trưởng phòng nghiên cứu lịch sử ban tuyên giáo TU, Tiến sỹ Đinh Văn Hạnh, bảo tàng BRVT, ông Đỗ Trung, phó phòng VHTT thị xã Bà Rịa. Rồi tôi tìm về mộ Bà Rịa ở xã Tam An, Long Đất. Tại mộ bà, trước chiều Tam An trong xanh thanh bình yên ả, một không khí tàn lạnh hoang phế vây quanh, một câu chuyện bi hùng hiển hách trong quá khứ và bi thương đau buồn trong hiện tại được các vị bô lão trong làng kể lại rất rạch ròi xúc động. Cảm xúc ấy thôi thúc tôi viết bài phóng sự này:
“ Lặng thinh bên nấm mộ rồi –
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm.” (Vương Trọng)…
Theo con lộ Giồng Ổi từ Long Điền đi chợ Bà Đập (Phước Hải) đến làng Phước An (thuộc huyện Phước An xưa) về xã Tam An huyện Long Đất. Bên con lộ 44 hậu, nằm lọt thỏm giữa hai ngôi nhà tôn gỗ và khuất sau một mảnh vườn mãng cầu nhỏ xác xơ là mộ Bà hoang phế tiêu điều theo sự báo mòn của tháng năm mưa nắng. Khó có thể tin được đây là ngôi mộ của một tiên hiền, một nhân vật đã có công khai phá một vùng đất trù phú ven biển này lại tàn lạnh khói hương như thế”…
Nhà văn SƠN NAM và Nhà thơ LTMK ở một quán cóc tại TX Bà Rịa.
Trong nghề dạy học, ngoài việc tác phẩm được dạy trong nhà trường phổ thông , anh còn là một trường hợp ngoại lệ của ngành giáo dục, Chỉ 9 tháng sau khi ra trường, chưa hết tập sự (thời đó giáo viên như anh phải tập sự hai năm) đã được bổ nhiệm làm hiệu phó trường BTVH cán bộ huyện Châu thành, tỉnh Đồng Nai rồi về làm hiệu phó chuyên môn trường PT cấp I, II Hòa Long, trường điểm ở huyện Châu Thành. Đến học kỳ II, năm học 1979 – 1980 (vẫn chưa hết tập sự), anh lại làm quyền hiệu trưởng nhà trường, khi hiệu trưởng đi học quản lý giáo dục. Sau đó anh xin về dạy văn cấp III ở trường BTVH huyện và nhiều năm liền là giáo viên giỏi văn cấp tỉnh, Cho nên, anh được phong tặng “ Huy chương vì sự nghiệp công đoàn” của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và được phong tặng “Huy chương vì sự nghiệp giáo dục” của Bộ GD – ĐT trước thời hạn.
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là thái độ cần mẫn trong nghiên cứu khoa học giáo dục và tinh thần phục vụ công chúng ở anh. Nhiều năm nay, hai đề tài nghiên cứu của anh phục vụ cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy ngữ văn ở trường PT của anh được nhiều thầy cô trong và ngoài tỉnh BR – VT áp dụng: “Dạy TLV ở trường TH (THCS, THBT) theo phương pháp mô hình hóa” và “Dạy ngữ văn ở trường TH theo phương pháp LINK (liên kết)” .
Gần đây, áp dụng hai phương pháp này, anh đã viết xong một cuốn sách tham khảo cho GV, HS lớp 12 :“Để nắm vững kiến thức, kỹ năng văn học lớp 12 – soạn theo phương pháp mới” đã được một nhà xuất bản cấp giấy phép.
Anh còn là một nhà thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Chỉ kể ra những ca khúc đã đưa vào các CD: “Băn khoăn về một tình yêu” Trần Quang Lộc phổ nhạc, ca sĩ Ái Vân ca, “Phố núi” NS Hoàng Lương phổ nhạc, Thanh Thúy ca; “Lặng lẽ tôi”, NS Trần Tích phổ nhạc, Vân Khánh ca; “Lối xưa”, Nhật Linh phổ nhạc, Ái Vân ca; "Canh cò trên sông", Trọng Vĩnh phổ nhạc ," Và Em..." Hoàng Lương phổ nhạc", Xuân Phú ca (trong album THẮP NẾN CHO TINH TA); " Còn mãi tuổi mười lăm" viết về nữ anh hùng VÕ THỊ SÁU, Trọng Vĩnh phổ nhạc ( Giải nhất ca khúc tỉnh BR-VT 2006),do nhiều ca sĩ Chí Thành, Quỳnh Nhung, rồi KÔNG PHO hát); “Đà lạt tím”, NS Bùi Thanh phổ nhạc, Việt Hoàn ca, và đưa vào CD của Đài Tiếng nói Việt Nam do NSƯT Hoàng Lương chỉ huy dàn nhạc và dàn dựng…
Nhiều người không biết anh lấy thì giờ ở đâu để mà sáng tác, viết lách, trong khi anh tự nhận mình là “thằng ham chơi” và theo tôi biết thì, anh làm việc ở cơ quan mỗi ngày 12 tiếng (8 tiếng theo giờ hành chính và 4 tiếng trực để quản lý các lớp BTVH trung học vào ban đêm). Thậm chí, ngày thứ bảy, chủ nhật, về Bà Rịa thăm anh cũng phải gặp anh ở cơ quan hoặc là họp GV thỉnh thoảng, hoặc là soạn thảo văn bản sẽ phát hành vào đầu tuần sau, hoặc là chuẩn bị tài liệu cho một hội nghị thị xã giao cho trung tâm anh phụ trách nội dung … Ở lại nhà anh một đêm, điều bí mật này mới được “bật mí”: Cùng đi “liên hoan” say sưa về ngủ một giấc, 3 giờ sáng chúng tôi chói mặt vì ánh đèn phòng khách. Thì ra anh tỉnh dây ngồi một mình trước bàn viết … và thì ra, xưa nay người nghệ sĩ thường thức một mình khi nhân gian đang ngủ say!
No comments:
Post a Comment