Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, September 23, 2012

Đọc Tiểu luận phê bình văn học viết về nhà văn, nhà thơ Thái quốc Mưu - Châu Thạch

                                                                       

Nhà thơ Thái Quốc Mưu

                                      
Nhà văn, nhà thơ, nhà báo Thái quốc Mưu là một cây bút được nhiều cây bút, độc giả trong và ngoài nước mến mộ. Tôi không biết nhiều về ông nhưng tôi rất tôn trọng ông vì văn thơ của ông có nhiều suy tư sâu nhiệm. Và, cũng được thấy nhiều bậc bút pháp huynh trưởng của tôi tâm phục ông về tác phong con người và sự nghiệp văn chương.

Rất hân hạnh cho tôi có lẽ là một trong những người được đọc sớm quyển sách viết về ông sau khi vừa xuất bản. Đó là cuốn “Tiểu luận phê bình văn học viết về nhà văn, nhà thơ Thái quốc Mưư” do công ty Amazon, USA. in và phát hành toàn cầu. Tác giả là Giáo sư Nhà văn Nguyễn Quang.

Thú thật, tôi không đủ trình độ để viết lời bình sách hoặc phê bình văn học nhưng tôi nghĩ mình có thể sơ lược về quyển sách, giới thiệu cho rộng rãi người đọc, hầu mạo muội góp một chút phần tôn vinh vẻ đẹp và vẻ sáng trong đời.

Quyển sách dày 400 trang, có 9 chương và trong mỗi chương có nhiều bài viết về nhiều đề tài, nhưng tôi xin tạm chia thành hai phần cho gọn nhẹ:

Phần một: Phần nầy Giáo sư Nhà văn Nguyễn Quang trích dẫn những bài bình luận, những lời nhận định của nhiều cây bút trong và ngoài nước về văn thơ Thái quốc Mưu,

Phần hai: Chính tác giả Nguyễn Quang viết nhận định về truyện ngắn, truyện dài, tản văn, thi ca, và tư tưởng đạo Nho Lão trong thơ Thái quốc Mưu, về tư tưởng đạo Phật trong thơ Thái quốc Mưu.

I. Sơ lược phần 1:

Có 47 tác giả đã viết tổng cộng 56 lời nhận định và bài bình văn thơ Thái quốc Mưu trên báo chí khắp nơi được đem vào trong sách. Tôi xin sơ lược những bài viết ấy theo chủ quan và trình độ hạn hẹp của mình một cách chưa được hệ thống:

* Tình yêu trong văn thơ Thái quốc Mưu là tình yêu của những con người bình dị, chơn chất,

* Nhân vật trong văn thơ Thái quốc Mưu dào dạt sức sống, yêu đời, vươn lên tốt tươi.

* Lối viết trong văn thơ Thái quốc Mưu thật giản dị, tượng hình, trong sáng và đậm đà, nói lên tấm lòng tha thiết yêu quê hương.

* Văn thơ Thái quốc Mưu đề cao một nền luân lý Việt Nam.

* Văn Dĩ Tải Đạo đất nước, Đạo người, thủy chung như nhất.

* Đi sâu vào lòng xã hội, tìm kiếm sự kiện, phát hiện những hiện tượng bằng bút pháp sinh động, mạch lạc, súc tích.

* Thơ đối với tác giả Thái quốc Mưu như một tấm gương soi rọi bộ mặt cuộc đời và hoài vọng cố hương.

* Tâm thức thơ của Thái quốc Mưu lãng mạn, tình tứ, bạo tợn, tung hoành bay bướm qua khắp các lãnh vực: đạo thiền, quê hương, đất nước, đời mình, đời thường, mùa xuân, quê người... v.v.

* Thơ Thái quốc Mưu vừa bay bổng, vừa cúi xuống nhìn nhân thế, nhìn thực tại, tiềm ân nhiều sâu nhiệm trong ấy với mục đích xây dựng xã hội và con người.

* Thơ của Thái quốc Mưu hay cả về câu tứ, âm điệu lẫn nghệ thuật đối nhau trong Đường thi.

* Thơ Thái quốc Mưu viết bình dị mà ý tưởng thật cao siêu, vươt trên chữ nghĩa của con người,,,

II. Sơ lược phần 2: 

Giáo sư Nhà văn Nguyễn Quang tác giả của cuốn sách đã sử dụng gần 200 trang để viết về văn thơ Thái quốc Mưư với những suy nghiệm chín chắn, nhận định chính xác, khám phá độc đáo kèm theo lời bình văn sâu sắc mà sự sơ lược của tôi dưới đây chỉ như ngọn đèn bạch lạp thể hiện cho nguồn sáng mà thôi:

1) Nhận định về truyện ngắn của nhà văn Thái quốc Mưu:

* Khía cạnh nhân tính từ bài: viết về tổ quốc Việt nam

* Chân tính trong truyện ngắn: Chuyện nhà thằng “Quách Què”

* Tính bao dung qua truyện ngắn Gió Quyện Hương Đồng

* Chân tính tự nhiên qua truyện ngắn Cô Giáo Trẻ Vùng Quê

* Lương tri con người qua truyện ngắn Đường Tình Vạn Nẻo.

* Tính thủy chung qua truyện ngắn Tình Già

* Đọc biên khảo ngày tết nói chuyện tứ linh của Thái quốc Mưu

2) Nhận định về truyện dài của nhà văn Thái quốc Mưu

3) Nhận định về tản văn của nhà văn Thái quốc Mưu

4) Nhận định về thi ca của nhà thơ Thái quốc Mưu

5) Đạo Nho Lão trong thơ Thái quốc Mưu

6) Tư tưởng Phật trong thơ Thái quốc Mưu.

7) Lời kết

Về phần nhận định thi ca, xin tóm lược thêm những ý như sau:

* Nhiều bài thơ của Thái quốc Mưu như xuất hiện từ sự xuất thần với thi sĩ trong sự khắc khỏai ưu tư về thân phận con người như Thi nhân, Viếng Trời, Ngông, Du Địa Phủ, Viếng Cõi Âm ... vv.

* Thái tiên sinh còn là một thi sĩ dấn thân trong các bài thơ Cây Thông, Lịch Sữ, Hẹn Cùng Mây Gió...

* Thái tiên sinh khắc họa chính mình để gợi lên được thân phận con người. Minh họa về các bặc phụ mẫu, nói lên chữ Đạo trong Lão học là mẹ chung tất cả, nặng nghĩa ôn nhu và khiêm tốn ...

* Hồn nhiên và thiện tính, đó là một thế giới ca dao ngọt ngào, dân giả, giàu hình tượng như căn tính trong thơ tứ tuyệt Thái quốc Mưu.

* Thái quốc Mưu kết nối đời với đạo, người với thiên mệnh và con lưu luyến mãi với cái Đạo của quê hương.

* Tư tưởng cao vời của Phật giáo vể từ bi, về khổ, về dục, về căn nguyên của sai lạc, về Bát chánh Đạo là đạo hiện diện giữa tòan nhân sinh... v.v, đã được Thái tiên sinh chấp bút trong thơ ông ẩn dụ và tài tình, nhẹ nhàng và thanh thoát

Đọc xong “Tiểu luận phê bình văn học về nhà văn, nhà thơ Thái quốc Mưu” tôi có cảm tưởng mình đã nhìn được toàn bộ một dòng sông chữ nghĩa lấp lánh sáng, hay đã quan sát được hết một vườn hoa văn thơ muôn màu và thấy được tường tận những bông hoa nổi bậc.

Những Nhà văn, Nhà thơ viết về Thái Quốc Mưu - được trích trong sách nầy, đều là những người có bề dày văn học nên nhận định phê bình của họ trung thực, xác thực và văn chương lưu loát...

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Giáo sư Nhà văn Nguyễn Quang về cuốn sách và lời chúc mừng đến Nhà thơ, Nhà văn, Nhà báo Thái quốc Mưu đã thành công trong sự nghiệp văn chương của mình.

Châu Thạch
(Đà Nẵng)

****
Mua sách: Công ty Amazon-USA in và phát hành tòan cầu
1. Vào Google, gõ Amazon book.
2. Gõ vào khu cửa sổ Search 2 chữ: nguyenquang.
3. Bấm “Go” (ô vuông đen, chữ có Go trắng).
4. Kéo lên chọn sách có nhan đề: “Tiểu Luận Phê Bình Văn Học – Viết Về Nhà văn, Nhà thơ Thái Quốc Mưu.
5. Click chuột vào cuốn sách – Bấm chuột trái.
6. Lập thủ tục mua sách tại khung hình chữ nhật có màu xanh nhạt, bên tay phải ./.

No comments: