Nhận thức là tâm ngôn
Cũng gọi là tâm hành
Diêu động mờ tâm trí
Làm sao thấy toàn chân?
Thực tại ví con voi
Nhận thức như gã mù
Quờ quạng theo “nhị tướng” (*)
Tưởng voi giống… quạt mo…!
Khi ý thức dừng lại
Ý căn thôi nói năng
Thức chuyển thành diệu trí
Thực tại tức Chân Tâm
(*)Nhãn quan nhị nguyên luôn luôn bị khuôn định
theo tinh thần quy ngã, theo sự hạn chế tất yếu
của kinh nghiệm-kiến thức, theo bộ não bị ảnh
hưởng bởi tâm lí bất bình thường.
(Trang 41)
------------
Đọc Kinh “Trí Tuệ Siêu Việt” (*)
Kinh ví như tấm gương
Soi gương thấy tâm mình
Nếu đọc nhưng chưa thấy:
Thiếu công phu tham thiền
Đọc-hiểu: chỉ biết đường
Đọc-thấy: đang đi đường
Có đi thì mới đến
Hiểu cách Thấy nghìn trùng
Không nhắm Trí Bát Nhã
Tu hành chưa chính tâm
Nên Tâm Kinh Bát Nhã
Là thước đo trí nhân
(*) Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh.
Đọc kinh này cần nhìn lại tâm để thấy biết các
trạng thái: quán tự tại, chiếu kiến, thọ, tưởng,
hành, thức, vô sở đắc…
(Trang 42)
------------
Một Ngày Không Mất
Lên chùa đàm đạo cùng sư cụ
Về phố nhâm nhi chén rượu nồng
Bạn ép uống nhiều, ta chẳng uống
Sợ rồi chuếnh choáng một ngày xuân
(Báo
Giác ngộ, 12/2/2004)
(Trang 43)
------------
Em
Em cười rất mực vợ hiền
Tình em xanh lại một triền đất khô
Đời anh từ thuở khoai ngô
Đến nay vẫn sáng nhịp thơ đại ngàn
(Trang 44)
-------------
Điểm Hẹn
Mai bỏ thân này, tạm cư Đâu Suất
Thăm ngài Di Lặc uống trà chơi
Chẳng đạo chẳng đời – vô sở trụ
Hành trình cứu khổ… ánh
trăng soi
(Trang 45)
------------
Khi Ngọn Đuốc Cuối Lòng Em Thắp Sáng
Khi ngọn đuốc cuối lòng em thắp sáng
Cả bao la tỉnh thức giữa mùa vui
Em bên Chúa giữa Niết-Bàn-Cuộc-Sống
Nhạc trần gian hoà điệu nhạc cung
trời…
Em nhớ lại cái thời tăm tối ấy
Thành-quách-em dựng lập nhốt tình
em
Rồi một buổi bướm vương tơ quằn
quại
Đổi trao đời tiết hạnh, hoá sâu đêm
Lòng điên đảo: niềm vui không chân
thực
Em mất em trong men đắng cuộc đời
Chút lợm ngọt ru hồn vào ảo tưởng
Những điệu màu dua mị đắm mê say…
Khi ngọn đuốc cuối lòng em thắp sáng
Lũ chim yêu cây lá gọi xuân về
Em gọi anh giữa Niết-Bàn-Cuộc-Sống
Hạnh phúc về ngăn lối ánh xuân đi
(Trang 46)
------------
Tự Do
Khi tâm hồn vút lên Hi Mã
Ta ung dung vào giữa chợ đời
Lòng mở cửa – yêu thương không vị
ngã
Thì cần chi kích thích tố dựng niềm
vui
Mọi nhãn hiệu đeo mang chừ vứt bỏ
Ta tự do tự tại giữa vô thường
Sáng chủ nhật lên đồi cao hóng gió
Trải giấc nồng ngoài tiếng hát trùng dương
(Báo Giác ngộ, 17/01/1998)
(Trang 47)
------------
Tan Vỡ
Lọ hoa sững sờ
Chén li tức tối
Lũ trẻ nhà thút thít…
Chín chẳng làm mười, tan nát
nhau!
(Trang 48)
------------
Nhà Thơ Đạp Xích Lô
Thơ thanh khiết nên chẳng thành cơm áo
Xe loanh quanh - sống đạm bạc tương dưa
Sang trọng bẩn chẳng xao lòng thi sĩ
Vầng trăng tâm soi sáng
cả tư mùa
(Trang 49)
------------
Nhành Hoa Bể Khổ
Cái ung thư đang giày vò thân chị
Nó di căn trên khắp nẻo tâm hồn
Bà con, bạn bè ngày đêm thăm viếng
Chị vẫn nằm giữa hiu hắt cô đơn!
Cảm thương chị, sư cô trao tuệ quán
Kể chị nghe chuyện Bồ tát xả thân
Giảng chị nghe về luân hồi, Phật tính
Về từ bi, vô ngã, cõi bình an…
Rồi ánh xuân cũng ghé vào bể khổ
Góc giường thiền thầm lặng một nhành
hoa
Giữa cơn đau, sáng “niềm tin Bồ tát”:
“Vạn nẻo tâm linh đâu cũng quê nhà”(*)
(*)Nhớ câu thơ nổi tiếng của một thiền sư:
Trong ba nghìn cõi ấy/Nơi đâu cũng là nhà
(Trang
50)
------------
Tuệ Thiền Lê bá Bôn
lebabon04@gmail.com
No comments:
Post a Comment