Có khi suốt
đêm tôi ngồi với Trịnh, tôi không rời
nửa bước vì tôi sợ rằng khi nhón chân đi, những ca từ
ấy sẽ bay mất, rồi
đời này sẽ còn lại gì dư
vị ngọt ngào và khổ đau nữa.
Đôi khi Trịnh
ru tôi vào cái cõi mà tôi như
thiền suốt ngày trong đó, tôi như một kẽ
ngoan đạo Trịnh. Ừ, thứ
âm nhạc đó đáng để tôi tôn thờ thành một món đạo. Nó nhiều
khi như triết học, như
nhân sinh, như bản ngã thánh thiện uyên thâm chảy mềm mại
trong từng giai điệu u sầu của
cõi thế.
Ở đó
có cả buồn vui, đau khổ, sự sẻ
chia, có hoà bình, có chiến
tranh, có người phụ nữ, có ly biệt
và có rất nhiều thứ khác nữa.
Kể cả chúng ta tìm thấy lịch sử
của cả dân tộc trong sâu thẳm
nó.
Và ở
trong đó, suối nguồn thơ ca như
chảy mãi vĩnh hằng bất tận,
nàng thơ rất đa dạng, ca từ
rất sâu lắng đến khó hiểu,
có cả chất thơ cổ
điển, và đôi khi rất hậu hiện
đại.
Thử ai
có thể ví rằng cái nắng:
Gọi
nắng
Trên vai em gầy
Có phải
bản chất Trịnh là thần
thánh không mà gọi được nắng, nắng
ở trên vai..đó lá dấu chân của hậu hiện
đại và bản chất uyên bác lịch
lãm. Nhiều khi tôi ngồi để lý giải
cái sự đời nằm trong chính những
ca từ ấy, hơi khó hiểu
nhưng có gì đâu. Đời này thật đẹp, con người
và thiên nhiên vạn vật có thể giao tiếp
hoà hợp với nhau, có thể cảm nhau bằng
tất cả các giác quan, thì hà cớ gì mà con người với con người
phải sống tệ bạc
với nhau, không yêu thương nhau. "Sống trong đời sống cần
có một tấm lòng". Triết học ấy
thật thâm sâu.
Rồi
ở một góc nào đó, một buổi tối
mưa buồn, Khánh Ly lại cất lên rằng
:
Ôm lòng đêm
nhìn vầng
trăng mới về
nhớ
chân giang hồ
Ôi phù du
Từng
tuổi xuân đã già
Một
ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua..
Có nỗi
buồn nào hơn khi thả những ca từ
này vào đêm, ai có thể ôm
được màn đêm đây? Có
chăng là kẻ đang sở hữu những
siêu nỗi buồn.
Ở đó
ta liên tưởng có một kẻ đơn
côi đi về nơi góc phố đìu hiu nhỏ, góc phố chẳng còn ai, chỉ
còn nỗi buồn của trần
thế nặng trĩu ru từng bước chân liêu xiêu cuối ngày. Nỗi
buồn ấy thâm u trên khuôn mặt, khắc khoải
đôi mắt, và lan toả ra vết chân chim. Không nước mắt
mà nghẹn ngào.
Âm nhạc
của Trịnh thấm đẫm
nỗi buồn, nỗi buồn
thì thường sống rất lâu trong trái tim. Ai cũng có nỗi buồn, vì thế
khi ôm nỗi buồn ngồi gặm
nhấm những ca từ của
Trịnh, dưới sự tương
tác của giai điệu du dương nhẹ nhàng, thì nỗi
buồn như được cộng
hưởng thêm, rung lắc, va quẹt vào mớ thần
kinh xúc cảm và thành
quách trái tim thương tổn của con người,
nó phát triển sự đau đớn thầm
kín ấy lên nhiều lần. Và lúc đó chúng ta hiểu được
Trịnh, thương Trịnh và thương
cả chính mình vô cùng tận.
Và những
Diễm Xưa, Biển Nhớ,
Tuổi Đá Buồn, Ru Ta Ngậm Ngùi phảng phất ta khi bắt
gặp hoàng hôn hay những cơn mưa
đi qua đời rất nhẹ, rớt
xuống thứ buồn đau sâu kín.Cõi thế
và tình yêu thường chứa chất sự
khổ đau, hãy nghe Trịnh để mà biết,
mà hiểu rõ niềm đau tận cùng để
rồi giải thoát. Và chúng ta đi vào nỗi buồn ấy,
âm nhạc ấy, chúng ta sẽ biết cách giải
thoát chúng ta. Tôi thường
làm như thế đấy.
Ghế đá
công viên,
dời ra đường phố
Từng hàng cây nghiêng,
chìm trong tiếng nổ
Từng bàn chân quen,
chạy ra phố chợ
Em bé loã lồ,
giấc ngủ không yên.
dời ra đường phố
Từng hàng cây nghiêng,
chìm trong tiếng nổ
Từng bàn chân quen,
chạy ra phố chợ
Em bé loã lồ,
giấc ngủ không yên.
Những
lời rất thơ và rất
hình ảnh, thơ có hình ảnh càng khó, thì nhạc mang hơi thở dáng dấp
của thơ hình ảnh càng khó hơn.
Trên đời
này không có ai cảm được cuộc sống
sâu lắng bằng đôi mắt của nghệ
sỹ, và để người đọc
hình dung ra cái thực tại ấy thì chỉ
có những nghệ sỹ lớn
mới có thể làm được.
Tình ngỡ
đã phôi pha
nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa
nhưng người vẫn quanh đây
Những bước chân mềm mại
đã đi vào đời người
Như từng viên đá cuôị
rớt vào lòng biển khơi
(Tình Nhớ)
nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa
nhưng người vẫn quanh đây
Những bước chân mềm mại
đã đi vào đời người
Như từng viên đá cuôị
rớt vào lòng biển khơi
(Tình Nhớ)
Rồi
thì những :Gia Tài Của Mẹ, Đại
Bác Ru Đêm, Người Con Gái
Việt Nam Da Vàng, Tiến Thoái Lưỡng Nan, Đi Tìm Quê Hương..khắc khoải
ghi lại lịch sử Việt
thấm đẫm nhiều nỗi
buồn, nỗi buồn của
dân tộc, của chiến tranh.
Hơn ai
hết Trịnh ngộ rõ sự
vô nghĩa của chiến tranh và tranh dành quyền lực để
rồi nhân dân phải chịu cảnh
tang thương, chết chóc và ly tán. Khi nghe những u khúc ấy, tất thảy
con dân Việt chúng ta
không khỏi đau đớn dâng trào, rưng rưng nước
mắt, thương cho lịch sử, cho tổ
quốc bi hùng.
Rồi Trịnh đã làm được cái điều lớn lao, hơn
cả thiên sứ hoà bình mà để con dân chúng ta tôn thờ như một
vị thánh. Trịnh đã hàn gắn vết thương
cho dân Việt và hàn gắn sự chia ly trong tâm hồn cũng như
tâm lý chính trị trong mỗi con người Việt.
Ca khúc Nối
Vòng Tay Lớn như lời hiệu
triệu dân tộc Việt Nam gác lại
quá khứ, gác bỏ hận thù, đoàn kết
thương yêu, nam bắc sum họp một
nhà. Ra sức xây dựng tổ quốc
bước qua giai đoạn đau thương để có được
như ngày hôm nay.
Và đêm nay tôi lại
ngồi nghe Trịnh, ngoài kia những giọt mưa
rả rích đang tuôn, góc
quán âm u những nỗi buồn, nặng
trĩu những tâm tư. Rồi thấy
mình thương Trịnh vô cùng, đã mười năm Trịnh mất, nhưng
những ca khúc của ông vẫn thăm thẳm
ru ta từng ngày, từng giờ. Thứ
nhạc Trịnh như từ
bao giờ đã hình thành một bản sắc
văn hoá rất riêng cho cả dân tộc.
Rồi
mai sau có ai nghe Trịnh
vẫn tươi mới như
thuở người còn lang thang từ bắc vô nam nối
liền nắm tay, và sẽ niệm ra rằng
đời này như Cát Bụi nhỏ
nhoi ngắn ngủi, mà trải lòng trắc ẩn với
đêm đêm rằng? đời là gì? Có thực tại hay hư
vô??
Tranh của Trịnh Công Sơn
NQ
Tranh của Trịnh Công Sơn
No comments:
Post a Comment