Nữ nhạc sĩ Quỳnh Hợp
và những ca khúc phổ thơ
của Mai Thanh Tịnh và Xuân Lợi
Nguyễn Khắc Phước giới thiệu
Nữ nhạc sĩ Quỳnh Hợp hiện đang công tác tại Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP Hồ Chí Minh đã hai lần đến thăm Quảng Trị. Lần đầu(tháng 6/2007) nhân kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ và một lần khác vào dịp cùng đoàn CCB TPHCM về thăm lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm 50 năm mở đường Trường Sơn huyền thoại (tháng 5/2009).
Trong hai lần đó, chị đã có dịp đặt chân đến những miền quê xa xôi nghèo khó, gặp gở những người dân chất phác thật thà sống cam chịu lao động vất vả trong không khí khô nóng của gió lào bỏng rát thổi suốt mùa hè. Đặc biệt chị đã vào thăm Cổ Thành nơi đã thấm máu biết bao chiến sĩ anh dủng trong trận đánh 81 ngày đêm lịch sử, đã viếng thăm Nghĩa Trang Trường Sơn, nơi yên nghỉ của hơn 10 ngàn liệt sĩ của cả nước đã chiến đấu và hy sinh trên dảy Trường Son thuộc tỉnh Quảng Trị. Chị biết mình đang đứng trên một miền đất đã trải qua và chịu đựng gian khó vào bậc nhất trong chiến tranh, đang gặp những anh hùng đã từng xông pha lửa đạn để diệt được nhiều giặc, đưa nước nhà đến thống nhất vẹn toàn và đang tiếp xúc với những người dân Quảng Trị đang lao động hết mình trong khó khăn để xây dựng lại quê hương.
Trong lúc chị đang dự định viết ít nhất là một ca khúc cho miền quê anh dủng này thì tình cờ chị gặp hai nhà thơ Quảng Trị “chính hiệu”, đó là Mai Thanh Tịnh và Xuân Lợi, cả hai đều đã trải qua tuổi niên thiếu trong bom đạn của chiến tranh nơi miền quê nghèo khó và đang thực sự lao động để dựng xây quê hương. Ngoài công việc ở công trường hoặc cơ quan, họ còn lao động nghệ thuật để diển tả trong thơ của họ những cảm xúc về con người và sự chịu đựng gian khó của họ trong nghịch cảnh cũng như sự vươn lên trong hòa bình, về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, về kỷ niệm thời ấu thơ và tình yêu đôi lứa. Chị nhận thấy những cảm xúc của mình đã được hai nhà thơ này bằng ngôn ngữ thi ca đã diễn tả khá đầy đủ, và thế là những ca khúc phổ thơ Mai Thanh Tịnh và Xuân Lợi lần lượt cho ra mắt công chúng.
Nhạc Sĩ Quỳnh Hợp viết, “Lời chào đầu tiên đầu tiên của Quỳnh Hợp với Quảng Trị anh hùng là ca khúc Chiều lên đỉnh Sa Mù phổ thơ Mai Thanh Tịnh. Đó là những âm vang của Trường Sơn huyền thoại và những cảm nhận còn tinh khôi của mình về mảnh đất Quảng Trị một thời bị bom cày đạn xới, tận mắt thấy và đắm mình trong sông núi Trường Sơn - nơi thấm máu xương bao CHIẾN SỸ TRƯỜNG SƠN…rồi sau đó là những ca khúc Hải Lăng đất mẹ ngọt ngào, Một thoáng Phương Nam, Đêm độc hành, Tìm thu xưa… và ca khúc Giấc mơ ứa màu (viết cho ngày da cam) đã có những hiệu ứng tốt đối với người nghe.”
Về ca khúc Hải Lăng đất mẹ ngọt ngào, Quỳnh Hợp đã diễn đạt bằng ngôn ngữ âm nhạc để nó “ phảng phất âm hưởng dân ca Quảng Trị. Giai điệu bài hát đẹp, ngọt ngào “khoe” cái vẻ hồn nhiên, tươi mới và đáng yêu của một miền quê. Một bức tranh thật quen và thật lạ mang hồn quê dịu ngọt, nên thơ giữa nắng cháy Quảng Trị làm cho ta thấy yêu một vùng đất dù chưa một lần đặt chân. Nghe bài hát có thể cảm nhận cái lắng sâu thanh bình của một vùng đất “đã qua rồi thương đau thời binh lửa” về đây nghe “chiều nắng hát đong đưa”…
Ca khúc Chiều lên đỉnh Sa Mù, “là ca khúc mang âm hưởng dân ca của người Vân Kiều sẽ đưa người nghe lên đèo Sa Mù trong chòng chành men say. Cái say không chỉ của đường đèo quanh co, khúc khỉu mà còn là cái say trước cảnh quan thật đẹp, thật quyến rũ của những cánh rừng Trường Sơn một thời bom đạn giờ đang khoác lên mình chiếc áo mới. Con đường trải nhựa phẳng như dải lụa, uốn lượn, cao dần theo sườn núi. Rừng đã hồi sinh sau những tháng năm bị chất độc da cam hủy diệt. Sự sống đang bừng lên từng ngày. Một vùng đất đang chuyển mình đổi mới với Hội Sim say đắm – Rượu Cần nồng môi.”
Chị còn khám phá một Mai Thanh Tịnh qua ca khúc Đêm độc hành với nỗi cô đơn da diết trong đêm ngồi đợi hoa quỳnh nở với sự kết hợp ngôn ngữ bóng bẩy khá mới lạ, “Đắng chát đêm hoang. Chua lè tình ái. Cay nồng khắc khoải. Nhạt mắt môi mềm…”
Khác với Mai Thanh Tịnh với ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, biểu cảm tinh tế, chị tìm thấy một Xuân Lợi “hồn hậu, mộc mạc, trong trẻo và hồn nhiên”. Lần lượt 4 ca khúc phổ thơ Xuân Lợi ra đời: Tìm về, Đường bông tím, Bỗng và Bóng cau.
Ca khúc Tìm về, một ca khúc mang âm hưởng dân ca dịu nhẹ, “mang nổi nhớ thương khắc khải về làng quê Hà Thượng nghèo khổ với bao kỷ niệm của thời ấu thơ” và ca khúc Một ngày nơi đảo Cồn Cỏ “nghe nói đã trở thành “Đảo ca” rất được yêu thích.”
Để kết thúc bài này, chúng ta cùng nghe một vài ca khúc của Quỳnh Hợp để thưởng thức tài năng âm nhạc của chị qua tiếng hát điêu luyện của Trang Nhung, một ca sĩ quê Quảng Ninh “có chất giọng dân gian ngọt và khả năng biểu cảm đa dạng” và ca sĩ Y Jang Tuyn trầm ấm ngọt ngào.
Nữ nhạc sĩ Quỳnh Hợp hiện đang công tác tại Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP Hồ Chí Minh đã hai lần đến thăm Quảng Trị. Lần đầu(tháng 6/2007) nhân kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ và một lần khác vào dịp cùng đoàn CCB TPHCM về thăm lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm 50 năm mở đường Trường Sơn huyền thoại (tháng 5/2009).
Trong hai lần đó, chị đã có dịp đặt chân đến những miền quê xa xôi nghèo khó, gặp gở những người dân chất phác thật thà sống cam chịu lao động vất vả trong không khí khô nóng của gió lào bỏng rát thổi suốt mùa hè. Đặc biệt chị đã vào thăm Cổ Thành nơi đã thấm máu biết bao chiến sĩ anh dủng trong trận đánh 81 ngày đêm lịch sử, đã viếng thăm Nghĩa Trang Trường Sơn, nơi yên nghỉ của hơn 10 ngàn liệt sĩ của cả nước đã chiến đấu và hy sinh trên dảy Trường Son thuộc tỉnh Quảng Trị. Chị biết mình đang đứng trên một miền đất đã trải qua và chịu đựng gian khó vào bậc nhất trong chiến tranh, đang gặp những anh hùng đã từng xông pha lửa đạn để diệt được nhiều giặc, đưa nước nhà đến thống nhất vẹn toàn và đang tiếp xúc với những người dân Quảng Trị đang lao động hết mình trong khó khăn để xây dựng lại quê hương.
Trong lúc chị đang dự định viết ít nhất là một ca khúc cho miền quê anh dủng này thì tình cờ chị gặp hai nhà thơ Quảng Trị “chính hiệu”, đó là Mai Thanh Tịnh và Xuân Lợi, cả hai đều đã trải qua tuổi niên thiếu trong bom đạn của chiến tranh nơi miền quê nghèo khó và đang thực sự lao động để dựng xây quê hương. Ngoài công việc ở công trường hoặc cơ quan, họ còn lao động nghệ thuật để diển tả trong thơ của họ những cảm xúc về con người và sự chịu đựng gian khó của họ trong nghịch cảnh cũng như sự vươn lên trong hòa bình, về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, về kỷ niệm thời ấu thơ và tình yêu đôi lứa. Chị nhận thấy những cảm xúc của mình đã được hai nhà thơ này bằng ngôn ngữ thi ca đã diễn tả khá đầy đủ, và thế là những ca khúc phổ thơ Mai Thanh Tịnh và Xuân Lợi lần lượt cho ra mắt công chúng.
Nhạc Sĩ Quỳnh Hợp viết, “Lời chào đầu tiên đầu tiên của Quỳnh Hợp với Quảng Trị anh hùng là ca khúc Chiều lên đỉnh Sa Mù phổ thơ Mai Thanh Tịnh. Đó là những âm vang của Trường Sơn huyền thoại và những cảm nhận còn tinh khôi của mình về mảnh đất Quảng Trị một thời bị bom cày đạn xới, tận mắt thấy và đắm mình trong sông núi Trường Sơn - nơi thấm máu xương bao CHIẾN SỸ TRƯỜNG SƠN…rồi sau đó là những ca khúc Hải Lăng đất mẹ ngọt ngào, Một thoáng Phương Nam, Đêm độc hành, Tìm thu xưa… và ca khúc Giấc mơ ứa màu (viết cho ngày da cam) đã có những hiệu ứng tốt đối với người nghe.”
Về ca khúc Hải Lăng đất mẹ ngọt ngào, Quỳnh Hợp đã diễn đạt bằng ngôn ngữ âm nhạc để nó “ phảng phất âm hưởng dân ca Quảng Trị. Giai điệu bài hát đẹp, ngọt ngào “khoe” cái vẻ hồn nhiên, tươi mới và đáng yêu của một miền quê. Một bức tranh thật quen và thật lạ mang hồn quê dịu ngọt, nên thơ giữa nắng cháy Quảng Trị làm cho ta thấy yêu một vùng đất dù chưa một lần đặt chân. Nghe bài hát có thể cảm nhận cái lắng sâu thanh bình của một vùng đất “đã qua rồi thương đau thời binh lửa” về đây nghe “chiều nắng hát đong đưa”…
Ca khúc Chiều lên đỉnh Sa Mù, “là ca khúc mang âm hưởng dân ca của người Vân Kiều sẽ đưa người nghe lên đèo Sa Mù trong chòng chành men say. Cái say không chỉ của đường đèo quanh co, khúc khỉu mà còn là cái say trước cảnh quan thật đẹp, thật quyến rũ của những cánh rừng Trường Sơn một thời bom đạn giờ đang khoác lên mình chiếc áo mới. Con đường trải nhựa phẳng như dải lụa, uốn lượn, cao dần theo sườn núi. Rừng đã hồi sinh sau những tháng năm bị chất độc da cam hủy diệt. Sự sống đang bừng lên từng ngày. Một vùng đất đang chuyển mình đổi mới với Hội Sim say đắm – Rượu Cần nồng môi.”
Chị còn khám phá một Mai Thanh Tịnh qua ca khúc Đêm độc hành với nỗi cô đơn da diết trong đêm ngồi đợi hoa quỳnh nở với sự kết hợp ngôn ngữ bóng bẩy khá mới lạ, “Đắng chát đêm hoang. Chua lè tình ái. Cay nồng khắc khoải. Nhạt mắt môi mềm…”
Khác với Mai Thanh Tịnh với ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, biểu cảm tinh tế, chị tìm thấy một Xuân Lợi “hồn hậu, mộc mạc, trong trẻo và hồn nhiên”. Lần lượt 4 ca khúc phổ thơ Xuân Lợi ra đời: Tìm về, Đường bông tím, Bỗng và Bóng cau.
Ca khúc Tìm về, một ca khúc mang âm hưởng dân ca dịu nhẹ, “mang nổi nhớ thương khắc khải về làng quê Hà Thượng nghèo khổ với bao kỷ niệm của thời ấu thơ” và ca khúc Một ngày nơi đảo Cồn Cỏ “nghe nói đã trở thành “Đảo ca” rất được yêu thích.”
Để kết thúc bài này, chúng ta cùng nghe một vài ca khúc của Quỳnh Hợp để thưởng thức tài năng âm nhạc của chị qua tiếng hát điêu luyện của Trang Nhung, một ca sĩ quê Quảng Ninh “có chất giọng dân gian ngọt và khả năng biểu cảm đa dạng” và ca sĩ Y Jang Tuyn trầm ấm ngọt ngào.
Một ngày ở đảo Cồn Cỏ, thơ Xuân Lợi, nhạc Quỳnh Hợp, ca sĩ Trang Nhung">
Hải Lăng đất mẹ ngọt ngào, thơ Thanh Tịnh, nhạc Quỳnh Hợp, ca sĩ Trang nhung
Chiều lên đỉnh Sa Mù, thơ Thanh Tịnh, nhạc Qùynh Hợp, ca sĩ Trang Nhung
Đêm độc hành, thơ Thanh Tịnh, nhạc Quỳnh Hợp, ca sĩ Y Jang Tuyn
Tìm thu xưa, thơ Thanh Tịnh, nhạc Quỳnh Hợp, ca sĩ Y Jang Tuyn
Một thoáng phương Nam, thơ Thanh Tịnh, nhạc Quỳnh Hợp, ca sĩ Trang Nhung
No comments:
Post a Comment