Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, September 30, 2024

ĐẤT CHẠY – Thơ Lê Phước Sinh



 
 
ĐẤT CHẠY
 
Những lát Da lột
trầy trụa
Trôi.
 
Người
thú vật
nhà cửa
xoong chảo
bùi nhùi quần áo
...
những vạt lông ngắn ngụt
nham nhở
xác xơ
Trôi.
 
Thất thần
thất thảm
Ô chao,
Giàng ơi !
 
Dốc trôi
xoáy cuồng
từng mảnh xé tung
làm suối
chạy đồng.
 
Những giọt lệ cứng thành đá
những ngôi mộ mới
khoác áo màu đất nâu
bó nhang cắm vội.
Những cặp sách của con trẻ
chưa kịp cài khuy
Móc bùn lầy lội
dưới sâu
những cỗ quan tài ván tạp
 vội vàng ghép tạm
sình lên
ấn xuống.
Qua rồi những kiếp nhân sinh.
 
Trôi đi
trôi đi
đám mây trời vẩn vơ quỷ quái.
 
Lê Phước Sinh

READ MORE - ĐẤT CHẠY – Thơ Lê Phước Sinh

KHĂN THÊU – Thơ Lê Kim Thượng


  

 
Khăn Thêu 1 - 2
 
1.
Tình yêu ngày ấy tươi xanh
Khăn thêu hoa bướm tặng anh làm quà
Vườn tình muôn sắc ngàn hoa
Bên em say đắm, mặn mà tỏa hương
 
Nụ tình chớm nở thân thương
Hoa tình khoe sắc đỏ hường lâng lâng
Tàn cây rộn tiếng ve ngân
Nôn nao trong dạ bâng khuâng hương thầm
 
Ngọt ngào, sâu lắng, thâm trầm
Dịu êm, thơm ngọt mùi trầm, quế bông
Mắt huyền thăm thẳm mùa Đông
Trái tim mùa Hạ, tấm lòng mùa Xuân
 
Yêu em tình cứ ngập ngừng
Yêu em lòng cứ lừng khừng lo âu
Mình ngồi tựa sánh vai nhau
Nắng chiều rơi nhẹ trên đầu… Thu sang
 
Đưa em vào chốn Địa Đàng
Đưa em vào chốn hồng hoang phiêu bồng
Bên nhau, lòng hứa với lòng
Sắt son chung thủy, ấm nồng tình si…
 
2.
Tình yêu đến, tình yêu đi
Trách nhau thì cũng làm gì được đâu?
Tình mình cũng lắm biển dâu
Làm sao biết được mai sau đứt đường
 
Giờ mình cách trở hai phương
Con tim lỗi nhịp, buồn vương nỗi niềm
Xa em tôi mãi đi tìm
Câu thơ Lục Bát nhói tim tình đầu
 
Bao nhiêu con nước qua cầu
Cũng không chở hết nỗi sầu bơ vơ
Em về mắc nợ câu thơ
Còn anh mắc nợ vu vơ lời tình
 
Lạnh lùng trong cõi Vô Minh
Lòng ta trĩu nặng ôm tình ngu ngơ
Em còn mãi giữ bài thơ
Một thời hoa mộng, dại khờ tình suông
 
Đời em vui ít, nhiều buồn
Bên thềm Quả phụ tóc buông đợi chờ
Bao giờ… Biết đến bao giờ?
Tôi – Em… nối lại giấc mơ tình đầu…
       
Nha Trang, tháng 9. 2024
Lê Kim Thượng

READ MORE - KHĂN THÊU – Thơ Lê Kim Thượng

ƯỚC, GUITAR BUỒN – Thơ Trần Mai Ngân


 


ƯỚC
 
Mấy mươi năm về trước
Là câu chuyện đời xưa
Mùa Thu đem gió mưa
Ghi tháng ngày trên lịch
 
Nếu cho tôi điều ước
Xin xóa ngày mi cay
Những nụ cười năm cũ
Đã rõ ràng phôi phai…
 
 
GUITAR BUỒN
 
Em đi đâu
Bỏ lại ngày hôm qua
Mùi hương trong căn phòng còn đầy
Tiếng guitar chào ngày lạc lõng
 
Em đi đâu
Chiếc khăn choàng mỏng
Không che hết mùa Thu
Đêm chưa sáng lắm sương mù
Đôi vai gầy chắc lạnh
 
Em đi đâu
Để bão giông không tạnh
Trong lòng anh
Trong nhung nhớ của anh
 
Tháng Tám mùa Thu xanh
Anh loanh quanh nỗi buồn
Em đi đâu
Sao không lời giã biệt
 
Sáng nay tiếng guitar buồn, rất buồn.
Ơi! Em ơi! Em ơi…
 
                                 Trần Mai Ngân
                                      2-8-2024

READ MORE - ƯỚC, GUITAR BUỒN – Thơ Trần Mai Ngân

NHỚ NHỮNG CHIỀU XƯA – Thơ Le Nguyen Thu

 


          NHỚ NHỮNG CHIỀU XƯA


Tóc em gió lộng chiều xưa

sợi dài sợi vắn... cố đùa môi non

dáng xưa ngực nhỏ vai tròn 

dáng xưa bước nhẹ còn nguyên nụ cười 

anh xưa như hạt sương mai

lăn tròn trên lá em hoài làm duyên 

thương về một thuở để quên 

bây giờ cố quận em đành mù xa 

thu về lá rụng vàng hoa

hồn anh dạo ấy đang mùa xanh mơ

màu thời gian pha hững hờ

trăm năm bụi đỏ bên bờ cồn lai

chiều chiều ngóng xuống mưa mây

lật trang mộng, vết đầy vơi lạ thường 

thương thì tình đã sang duyên 

thương người xưa, chắc chẳng còn... ngày xưa 

 

Stanton Sept. 28th, 2024 (5:50 sáng T7)

(h. minh họa, nguồn: Báo Dân Trí thứ 7, 28/09/2024) 


Le Nguyen Thu



READ MORE - NHỚ NHỮNG CHIỀU XƯA – Thơ Le Nguyen Thu

Saturday, September 28, 2024

Chùm ảnh HOA TULIP ĐỎ - Chu Vương Miện






 

READ MORE - Chùm ảnh HOA TULIP ĐỎ - Chu Vương Miện

TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ (Kỳ 2/5) - Võ Công Diên biên soạn

 TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ

Võ Công Diên biên soạn

(Kỳ 2/5)

 

Cái cẳng = cái chân

Cấy cụi = cái tủ đựng chén bát hay các vật dụng khác

Cái mỏ = cái miệng

Cại say cung = Phản biện không đâu vào đâu cả, lý lẽ không vững vàng nhưng cho là mình đúng

Cải trốôc = gãi đầu

Câm mỏ = ngậm miệng

Cẳng = Chân (Chân tay)

Cào vôồng lôông sắn = lên luống để trồng khoai mì (sắn)

Cấp mỏ = Ngậm miệng

Cắt ló = gặt lúa

Cáu = nỗi giận

Cọc = nóng nảy (cọc cằn) mi làm răng mà cọc rứa

Cấy = Cái (Cấy mui = cái môi, chỉ về đôi môi)

Cấy = Cái

Cảy = Sưng

Cấy = Vợ  Cấy dôông tui = vợ chồng tôi)

Cấy bường = cái bình uống nước

Cấy chinh = cái chân

Cấy dần = Dụng cụ lao động nghề nông (Dần, sàng, nẻn, nôống, trẹt...)

Cấy đọi = cái tô

Cấy đôn = Bồ chứa lúa

Cấy đôn = Ghế ngồi của nhà khá giả

Cấy đôn to cợ 3x3x3m vách=khung tre, rơm, đất sét, cứt trâu... cựa được chặn

nhiều tấm ván ngang... đổ ló vô đầy đến mô chặn từng tấm đến đó.

Cấy kẹng = Cái cánh của chim, ngỗng, gà, vịt…

Cấy kéng = Chỉ cánh tay con người.

Cấy ngoài roọng = Cấy ngoài ruộng

Cấy ni bộn tiền đó = Cái này nhiều tiền lắm

Cấy nục kiềng (ông núc) = Chỉ cái kiềng ở quê thường dùng để nồi lên nấu ăn

Cấy rạ = Cái rựa (dùng chặt cây)

Cấy tra = Gác gỗ

Cấy tra = Ở ngay căn giữa phía trên sát trần nhà để đựng lúa chống lụt

Cấy tréec = Cái om đất nhỏ

Ceng = Canh (Nấu ceng = nấu canh)

Chạc = Dây (đứt chạc = đứt dây)

Chạc nịu = Sợ dây thun

Chạc đa cũ trối = Ăn nói không đâu vào đâu

Chàng bếp = Giàn tre làm trên bếp rơm. bếp củi, chứa các vật dụng làm bếp

Chàng hảng = dạng hai chân ra

Chặng mẻn = Một đoạn nữa (- Chợ Diên sanh xa gần đây chị? -Chặng mẻn )

Chạng vạng = Buổi chiều tối

Chàng bếp = Giàn bếp

Chao = Đưa qua đưa lại (Chao cho sạch cát trong thúng)

Chạy dọi = Chạy theo, đuổi theo

Chảu = Đẹp (Con cái nhà ai "chảu" xinh quá)

Chèng rèng = Làm phiền (Đừng chẻnh rẻng nữa)

Cheng veng = Băn khoăn

Chết trôi = Chết nước

Chi rứa = Gì vậy (Làm chi rứa)

Chồ = (Bồ chứa lúa)

Chộ = Thấy (Chộ rồi = thấy rồi)

Chộ đàng = thấy đường

Chó lủm= Chó ăn,

Chỗ nớ nờ = Chỗ này này

Chạc địu = Sợ dây thun 

Chọi = Ném (Chọi đất = ném đất)

Chờng = Giường ngủ

Chôổng môông = Chỏng mông...

Chút mẻn = Chút nữa

Chự = Giữ

Chứ chừ khi mô? = Chứ lúc nào?

Chừ mi phải đi = Bây giờ mầy phải đi...

Chựa khôông ngạ = Chữa không nỗi

Chưn = Chân

Cộ = Đồ cũ = Đồ cổ

Cộ = Cỗ (Đồ cộ = đồ cỗ)

Côi = Trên (Côi nớ = Trên kia ). Côi trôôc mọc cục kẻn = Trên đầu mọc nhọt

Cơn = Cây (Cơn nầy cao lắm = Cây nầy cao lắm)

Con cấy = Chỉ cô gái

Con đam = Cua đồng

Con lứa = Chi cô gái mới lớn

Còn lưa = vẫn còn

Còn ròi = Con ruồi

Con troi = Con giòi

Cú = Gõ (Gõ lên đầu)

Củ sắn = Củ khoai mì

Cựa = Cửa (Dà cựa = nhà cửa)

Cục = Viên, Nắm (Cục xôi = nắm xôi, cục đá = viên đá)

Cực hung = Khổ lắm

Cục ken nơi mắt = Mắt có ghèn

Cùn = mòn, chỉ vật sắc hoặc nhọn không còn sắc bén như ban đầu nữa.

Cươi = Sân phía trước nhà

Cúp trốôc - Hớt tóc

Dà = Nhà (Dà cựa = nhà cửa)

Đạ chận = Hả giận được phần nào bực bội

Dác / giác giớn = Làm biếng (Dác mần lắm = làm biếng lắm)

Dắc = Dẫn đi, đẩy đi, bưng bê mà có di chuyển đi.

Dại = Trẻ mới lớn (Nó còn dại lắm chưa gả dôông được mô)

Dắn dủ = Nhắn nhủ

Đặng = Được

Đàng = Đường (Đi một ngày đàng học một sàng khôn)

Đập chắc = Đánh nhau

Đẩu = Ghế

Đau đồng = Đau bụng (muốn ra ngoài đồng vắng giải quyết)

Đấy = Tiểu tiện

Dệ tợn = Để sợ

Dem thèm = Làm cho người khác thèm thuồng nhưng không được đáp ứng

Dem xèm (thèm) = thèm thuồng

Đèng = giữ riêng (Của để dành)

Deo deo bắn bắn = Nhập nhòe, nhìn không rõ

Dị = xấu hổ (Dị òm = Xấu hỗ lắm)

Đi đồng = Đi đại tiện ở vùng đất trống

Đi mô = Đi đâu

READ MORE - TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ (Kỳ 2/5) - Võ Công Diên biên soạn

Thơ: MỸ CHÁNH QUA KÝ ỨC TUỔI THƠ - Võ Thị Như Mai

Nhà thơ Võ Thị Như Mai



 MỸ CHÁNH QUA KÝ ỨC TUỔI THƠ

 

I.

Đó là trận lụt của năm tám mươi ba

Anh cõng bà nội lên tra

O ngồi co ro trên nóc tủ

Người ta đồn

thuyền chở ba mẹ nhấn chìm trong lũ

May mà sau giông

cả hai lạnh, môi thâm, ào ạt vào nhà

Ba ngày đêm bão vần vũ kéo qua

Anh lật thùng phuy nấu một nồi cơm nhão

Chờ khi trời ráo

đâu thân chuối làm ghe

qua dì dượng xem chừng

Đài phát thanh thị xã rè rẹt không ngừng

Bao kẻ trôi sông, mấy người mất tích

Mỗi năm đến mùa bão cứ dòm lên lịch

Vái ông trời, cho Mỹ Chánh lặng yên       

 

II.

Đó là những ngày thần tiên

Lội sình qua kênh thăm cô giáo ốm

Con Mai ròm

nẹo mình bên hông

tay cầm miếng cốm

sợ rơi tõm xuống bùn

Hình như nó vẫn ròm

Thằng Chiến tổ trường

Năm nào cũng nhận phần thưởng

Giờ lang thang ca khản cổ khắp làng

Thằng Tân ngày xưa nhút nhát chẳng ai màng

Đang làm giáo sư bên Pháp

Sau những ngày bão táp

Cùng thằng Bửu nhặt me

Ăn có bao nhiêu, ném cả sau hè

Rồi cười như nắc nẻ

 

III.

Đó là những cô gái đang thời tươi trẻ

Tóc mượt, mắt long lanh, đáo để duyên ngầm

Các chàng trai hàng xóm ngờ nghệch yêu thầm

Không hay mỗi đêm

Dăm người già ra xua tay đuổi chó

“Mấy thằng khỉ gió

Chúng nó lại đi gò”

Đợi hoài thành âu lo

Các cô xuống đò

Ngậm ngùi về làm dâu làng khác

 

IV.

Đó là một chiều gió bạt

Cậu mượn thuyền chở bé đi chơi

Mê mải vớt lục bình, mưa rơi

Chèo hoài, chưa thấy đâu là bến

 

V.

Đó là tô canh hến

Là bún bò mụ Rác

Là cháo vạt giường chị Rê

Là chén chè kê

Hay mấy dái mít non

O Hai trộn chung với ruốt

VI.

Đó là những đêm đốt đuốc

Rước chị Hằng xuống quê

Là những lần hội họ, họp nhánh phái, đắp đê

Là khi Chánh –Tiên, Luận – Hà có con trai con gái

Làng quê giờ này xôn xao mùa gặt hái

Càng nao lòng, nẫu ruột nhớ xa xăm

 

Võ Thị Như Mai

 

 

READ MORE - Thơ: MỸ CHÁNH QUA KÝ ỨC TUỔI THƠ - Võ Thị Như Mai

Ca khúc ĐÔI MẮT - Thơ: Quách Như Nguyệt | Nhạc: Nguyễn Hữu Tân | Tiếng hát : Tâm Thư | Hòa âm: Đặng Vương Quân

READ MORE - Ca khúc ĐÔI MẮT - Thơ: Quách Như Nguyệt | Nhạc: Nguyễn Hữu Tân | Tiếng hát : Tâm Thư | Hòa âm: Đặng Vương Quân

Friday, September 27, 2024

Chùm thơ Yên Tử Mùa Thu của Lưu Lãng Khách (Kỳ 2/2) - TIẾNG CHIM TRONG RỪNG THIÊNG YÊN TỬ - HỠI TRĂM CUNG NỮ - TRÊN ĐỈNH NON THIÊNG

 


TIẾNG CHIM 

TRONG RỪNG THIÊNG YÊN TỬ

 

Em nắm tay anh lên rừng thiêng

Yên Tử Tùng-Mai-Trúc một miền

Mắt em trong vắt rừng xanh thắm

Lấp lánh bờ mi những bóng chim

Trúc xanh như vạn chàng trai trẻ

Giữa đời tự do hát nghêu ngao

Cội Mai như cụ già ngồi kể

Chuyện cổ ngày xưa trên núi cao

Rừng Tùng như những ông lão đứng

Trầm mặc uy nghi dõi bước trần

Tiếng chim nào thấm mùi kinh sử

Thánh thót dịu hòa nâng bước chân

Du dương trong rừng thiêng Yên Tử

Chở tiếng ai xa mãn cuộc trần

Tiếng hót đẹp như hoa khoe sắc

Thanh như tiếng chuông chùa vọng ngân

Ngọt ngào như gió quanh tượng Phật

Trong veo như tiếng sáo tiên đồng

Mượt như thảm nhung xanh ngút ngát

Mềm như mây trên đầu bềnh bồng

Một ngày đến với rừng Yên Tử

Như lạ trần gian cõi thất tình

Chiều xuống núi lòng tìm trang sử

Nghe tiếng chim hòa nâng tiếng kinh.

                   Lưu Lãng Khách

 

HỠI TRĂM CUNG NỮ

 

Thương cho các nàng hỡi trăm cung nữ

Quyết ngăn vua mà suối nhỏ trầm mình

Bên Giải Oan giữa chiều thu Yên Tử

Ôi vô minh! Ôi lục dục thất tình!

Hỡi các nàng- đáng thương hay đáng trách

Ta là vua có lẽ đã hồi cung

Sao có Phật hoàng lưu danh thiên cổ

Đổi ngai vàng lập Thiền phái Trúc Lâm

Thương các nàng- trăm đóa hoa xinh đẹp

Chẳng hiểu chi là trực chỉ nhân tâm

Chưa kịp biết vua- đạo đời không tách

Và Trúc Lâm Tam Tổ quả phi phàm

Bên Hồ Khê ngược giở trang cổ sử

Trỗi tiếc thương gần chết yểu tâm Thiền

Cúi mặt xuống nhìn những viên đá cuội

Chợt thấy lòng sao quá khó an nhiên

Các nàng hỡi! May kiếp này ta chẳng

Là quân vương  tâm đạo bỏ ngai vàng

Đến Yên Tử cho thỏa hồn lãng tử

Chớ vì ta mà nhảy suối Giải Oan.

               Thu 2024

          Lưu Lãng Khách

 

 

TRÊN ĐỈNH NON THIÊNG

 

Đứng giữa Phù Vân đỉnh cao muôn trượng

Anh nắm tay em nhìn xuống loài người

Tay em trong mây nói lời cứu độ

Tóc lộng tung bay mắt phật em cười

Rừng Trúc rừng Tùng chùa am tháp cổ

Một cõi tâm linh thiêng khí ngút trời

Trúc Lâm Yên Tử từ trong nát đổ

Thiền phái hồi sinh ngả bóng xuống đời

Mùa thu xanh ngút ngát trời Yên Tử

Hoa trái mùa thơm ý kẻ hành hương

Ồ! Có phải tiếng chim trong rừng Trúc

Hót lời chi thánh thót cả thiên đường

Phải ta từng nghĩ Trúc Lâm Yên Tử

Thiền theo vua say giấc ngủ ngàn năm

Đã đến lúc nhìn lại mình đi chứ

Lối phật hoàng đi nào có xa xăm

Ta đi ta ca giữa trời Yên Tử

Trên đỉnh non thiêng lạ những lòng sầu

Phố Uông Bí tỏa nụ cười rạng rỡ

Bạch Đằng Giang như dải lụa khoe màu

Sau ngàn lá những chứng nhân lịch sử

Ngậm điều gì muốn gửi đến muôn sau

Phù Vân kỳ bí non thiêng hiền hòa

Khói mây lớp lớp đan tay lụa là

Từ trong phế tích ngân lời Đạo ca

Tùng- Mai – Trúc- cánh hạc nào bay qua.

 

Yên Tử mùa thu

Lưu Lãng Khách

luulangkhach@gmail.com

 

 

READ MORE - Chùm thơ Yên Tử Mùa Thu của Lưu Lãng Khách (Kỳ 2/2) - TIẾNG CHIM TRONG RỪNG THIÊNG YÊN TỬ - HỠI TRĂM CUNG NỮ - TRÊN ĐỈNH NON THIÊNG

TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ (Kỳ 1/5) - Võ Công Diên biên soạn

 TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ

Võ Công Diên 

 

 (Biên soạn lại dựa trên bài viết mà tôi đã thực hiện vào năm 2015 và nay 2018 được anh chị góp ý bổ sung thêm nhiều vốn từ mới.)

Như đã hứa cùng tất cả các anh chị em, tôi đã bổ sung sửa chữa và đăng lại, trong đó có các góp ý của các anh chị.

Chú ý :

1 - Mặc dù cũng phương ngữ Quảng Trị là chung nhưng vẫn có nhiều khác biệt, nhiều xã, nhiều làng dùng từ khác nhau, nói khác nhau và có khi cách hiểu khác nhau, nhưng chỉ chung đến một việc giống nhau hoặc ngược lại. 

Ví dụ:

Ở trần = không bận áo, có bận quần

Ở lỗ = không bạn quần, có bận áo

Ở truồng = không bận áo lẫn quần

Tuy nhiên từ ở lỗ có người hiểu là không bận gì cả...

Tráu = là ít kỷ (mi tráu rứa) mầy ích kỉ thế

Nổi tráu = nổi giận (thằng tê hắn tráu rồi =thằng kia nó giận rồi)

Nỗi cáu = ý nghĩa như nối tráu

Nổi cọc = ý nghĩa cũng gần tương đồng "nỗi tráu" tùy theo làng xã 

và ngữ cảnh cũng như người dùng

2 - Có khi một từ giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau tùy theo 

ngữ cảnh nó được đặt trong câu văn cụ thể.

Một số ví dụ về một từ viết và phát âm giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác nhau, cách hiểu khác nhau:

Rạ = Chỉ cậy rựa

Rạ = Chỉ góc rạ

Rạ rời = rã rời = Chỉ mỏi mệt bủn rủn chân tay

Rạ = cây mạ = cây má (Gieo mạ, rạ) một vài vùng hiểu như thế...

Cấy đôn = Bồ chứa lúa, cấy đôn = Ghế ngồi của nhà khá giả

Eng = anh là vai anh, Eng = chỉ về phái nam

O = cô (O ruột em của Ba), O = chỉ về phái nữ

Ả = Chỉ về phái nữ, Ả = người chị

Cá lòng tong= cá ròng ròng

Út = chỉ vai em, O út chỉ về phái nữ nhỏ tuổi hơn với người xưng hô.....

Thiếm, hay Thím = vợ của chú ruột, hoặc chỉ về người lớn tuổi 

nhưng nhỏ hơntuổi bố mẹ người xưng hô

3 - Có khi các từ khác nhau nhưng ý nghĩa lại giống nhau hoàn toàn...

Ba, Cha, Cậu, Chú, Bọ... chỉ về Cha nhưng cách gọi khác nhau, do 

con khó nuôi...(QT vẫn gọi Bọ như người Quảng Bình.)

Vậy chúng ta chấp nhận có sự khác biệt các làng xã khác nhau dù 

cũng là người Quảng Trị, không nên tranh luận cho làng xã mình là 

chính xác hơn làng xã kia, hoặc thấy làng xã kia sử dụng từ ngữ làng 

mình không có, mà vội kết luận từ đó không phải là của QT mà của 

người Nam, Người Bắc... trừ trường hợp người viết bài hoặc người 

góp ý có những nhầm lẫn hoặc sai sót về ý nghĩa từ, về chính tả...

4 - Các vùng miền từ Huế, Quảng Trị, Đồng Hới , Quảng Bình, và 

Thanh Hóa Nghệ Tĩnh có một số tương đồng đến 70. 80% với 

phương ngữ Quảng Trị.

5 - Có những từ mình nghĩ chỉ có người Quảng Trị mới sử dụng, 

nhưng một số ít nơi khác vẫn dùng, chúng tôi vẫn xếp vào phương 

ngữ Quảng Trị vì nó quá phổ biến ở Quảng trị

Vd :

Đi mần = đi làm, đa số người miền Nam nói là đi làm, nhưng vẫn có 

một số rất ít người miềnTây nam bộ cũng nói "đi mần"

Lần đăng lại này có tập hợp bổ sung và phân loại kĩ càng hơn, tuy 

nhiên không thể tránh khỏi lỗi đánh máy, hoặc sai chính tả, mong 

anh chị em cứ góp ý để bổ sung hiệu chỉnh lại, không việc gì mà phải 

e ngại. Từ điển thực hiện với sự góp sức của của nhiều người. Xin 

cám ơn tất cả các anh chị em.

 

PHẦN TỪ ĐIỂN

Ăn kị = ăn giỗ

Ăn chùng = Ăn vụng

Ả = Chỉ về phái nữ, Ả chỉ về người chị

Ba gai =

Ba gai ba trợn …nhiều nghĩa chờ bổ sung

Ba lơn = Đùa giỡn (Nói ba lơn = nói giỡn chơi cho vui)

Ba trợn = ngỗ ngáo

Ba trợn = Hổn hào

Bàn chi = thứ gì "bàn chi" mi cũng cho vào mỏ hết...

Băn hăn bó hó = Nhăn nhó khó chịu

Bành xành = gần như vô duyên, thiếu tế nhị.

Bấp = vấp

Bấp lộ mô mà bổ va trọ cảy trôốc hung rứa ? = Đụng chỗ nào mà té 

sưng đầu nhiều vậy ?

Béc /pheng = Banh ra

Beéng = Bánh

Bẹp = âm đạo

Bín = bí ngô

Bịn tay = vịn tay vào...

Bính = Bí (Bính ngô = bí ngô)

Bọ = Cha (Bọ mi = Cha mầy, giống với Nghệ Tĩnh, Quảng Bình)

Bổ = Ngã (Bổ trữa cươi = té ngã giữa sân)

Bợ = Vịnh tay vào một vật nào đó

Bờ hớ = Vô duyên (nói chuyện bớ hớ)

Bơ đọa = làm vậy bơ đọa (làm vậy rất mệt)

Bo trôốc = Gội đầu

Bóng = chụp bóng (Chụp hình, chụp ảnh)

Bợ= vịn

Bợc = bờ = trên bờ

Bơng = Bưng (Bơng lên = bưng lên, đỡ lên)

Bơng=bưng lên

Bưa bưa / vừa vừa = Tạm đủ rồi

Bựa chừ = Mấy bữa nay

Bựa ni = Ngày hôm nay

Bựa trưa, bựa chiều, bựa túi = buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.

Bui = Vui

Bui hung = Vui lắm

Búi = Búi lắm (rối lắm) hiểu khác búi tóc

Bun = nhiều lắm (đầy bun = đầy lắm)

Bun= đầy, vun lên…

Cá dét = Cá chệch (Loại cá sống dưới bùn độ ẩm cao mà chỉ cần ít nước nước,

giống con lươn, cá chạch, cá kèo nhưng ngắn hơn)

Cá Đô = cá lóc, cá quả

Cá lóc = Cá quả nhỏ

Cá lòng tong = bầy lóc mở đẻ (cá ròng ròng)

Cá tràu = Cá quả lớn

Cá tràu = gọi là cá lóc lớn

Cá trợn = gọi cá lóc nhỏ

Cái bình = bường

 

(Còn tiếp)

 

 

READ MORE - TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ (Kỳ 1/5) - Võ Công Diên biên soạn