TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ
Võ Công Diên
(Biên soạn lại dựa trên bài viết mà tôi đã thực hiện vào năm 2015 và nay 2018 được anh chị góp ý bổ sung thêm nhiều vốn từ mới.)
Như đã hứa cùng tất cả các anh chị em, tôi đã bổ sung sửa chữa và đăng lại, trong đó có các góp ý của các anh chị.
Chú ý :
1 - Mặc dù cũng phương ngữ Quảng Trị là chung nhưng vẫn có nhiều khác biệt, nhiều xã, nhiều làng dùng từ khác nhau, nói khác nhau và có khi cách hiểu khác nhau, nhưng chỉ chung đến một việc giống nhau hoặc ngược lại.
Ví dụ:
Ở trần = không bận áo, có bận quần
Ở lỗ = không bạn quần, có bận áo
Ở truồng = không bận áo lẫn quần
Tuy nhiên từ ở lỗ có người hiểu là không bận gì cả...
Tráu = là ít kỷ (mi tráu rứa) mầy ích kỉ thế
Nổi tráu = nổi giận (thằng tê hắn tráu rồi =thằng kia nó giận rồi)
Nỗi cáu = ý nghĩa như nối tráu
Nổi cọc = ý nghĩa cũng gần tương đồng "nỗi tráu" tùy theo làng xã
và ngữ cảnh cũng như người dùng
2 - Có khi một từ giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau tùy theo
ngữ cảnh nó được đặt trong câu văn cụ thể.
Một số ví dụ về một từ viết và phát âm giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác nhau, cách hiểu khác nhau:
Rạ = Chỉ cậy rựa
Rạ = Chỉ góc rạ
Rạ rời = rã rời = Chỉ mỏi mệt bủn rủn chân tay
Rạ = cây mạ = cây má (Gieo mạ, rạ) một vài vùng hiểu như thế...
Cấy đôn = Bồ chứa lúa, cấy đôn = Ghế ngồi của nhà khá giả
Eng = anh là vai anh, Eng = chỉ về phái nam
O = cô (O ruột em của Ba), O = chỉ về phái nữ
Ả = Chỉ về phái nữ, Ả = người chị
Cá lòng tong= cá ròng ròng
Út = chỉ vai em, O út chỉ về phái nữ nhỏ tuổi hơn với người xưng hô.....
Thiếm, hay Thím = vợ của chú ruột, hoặc chỉ về người lớn tuổi
nhưng nhỏ hơntuổi bố mẹ người xưng hô
3 - Có khi các từ khác nhau nhưng ý nghĩa lại giống nhau hoàn toàn...
Ba, Cha, Cậu, Chú, Bọ... chỉ về Cha nhưng cách gọi khác nhau, do
con khó nuôi...(QT vẫn gọi Bọ như người Quảng Bình.)
Vậy chúng ta chấp nhận có sự khác biệt các làng xã khác nhau dù
cũng là người Quảng Trị, không nên tranh luận cho làng xã mình là
chính xác hơn làng xã kia, hoặc thấy làng xã kia sử dụng từ ngữ làng
mình không có, mà vội kết luận từ đó không phải là của QT mà của
người Nam, Người Bắc... trừ trường hợp người viết bài hoặc người
góp ý có những nhầm lẫn hoặc sai sót về ý nghĩa từ, về chính tả...
4 - Các vùng miền từ Huế, Quảng Trị, Đồng Hới , Quảng Bình, và
Thanh Hóa Nghệ Tĩnh có một số tương đồng đến 70. 80% với
phương ngữ Quảng Trị.
5 - Có những từ mình nghĩ chỉ có người Quảng Trị mới sử dụng,
nhưng một số ít nơi khác vẫn dùng, chúng tôi vẫn xếp vào phương
ngữ Quảng Trị vì nó quá phổ biến ở Quảng trị
Vd :
Đi mần = đi làm, đa số người miền Nam nói là đi làm, nhưng vẫn có
một số rất ít người miềnTây nam bộ cũng nói "đi mần"
Lần đăng lại này có tập hợp bổ sung và phân loại kĩ càng hơn, tuy
nhiên không thể tránh khỏi lỗi đánh máy, hoặc sai chính tả, mong
anh chị em cứ góp ý để bổ sung hiệu chỉnh lại, không việc gì mà phải
e ngại. Từ điển thực hiện với sự góp sức của của nhiều người. Xin
cám ơn tất cả các anh chị em.
PHẦN TỪ ĐIỂN
Ăn kị = ăn giỗ
Ăn chùng = Ăn vụng
Ả = Chỉ về phái nữ, Ả chỉ về người chị
Ba gai =
Ba gai ba trợn …nhiều nghĩa chờ bổ sung
Ba lơn = Đùa giỡn (Nói ba lơn = nói giỡn chơi cho vui)
Ba trợn = ngỗ ngáo
Ba trợn = Hổn hào
Bàn chi = thứ gì "bàn chi" mi cũng cho vào mỏ hết...
Băn hăn bó hó = Nhăn nhó khó chịu
Bành xành = gần như vô duyên, thiếu tế nhị.
Bấp = vấp
Bấp lộ mô mà bổ va trọ cảy trôốc hung rứa ? = Đụng chỗ nào mà té
sưng đầu nhiều vậy ?
Béc /pheng = Banh ra
Beéng = Bánh
Bẹp = âm đạo
Bín = bí ngô
Bịn tay = vịn tay vào...
Bính = Bí (Bính ngô = bí ngô)
Bọ = Cha (Bọ mi = Cha mầy, giống với Nghệ Tĩnh, Quảng Bình)
Bổ = Ngã (Bổ trữa cươi = té ngã giữa sân)
Bợ = Vịnh tay vào một vật nào đó
Bờ hớ = Vô duyên (nói chuyện bớ hớ)
Bơ đọa = làm vậy bơ đọa (làm vậy rất mệt)
Bo trôốc = Gội đầu
Bóng = chụp bóng (Chụp hình, chụp ảnh)
Bợ= vịn
Bợc = bờ = trên bờ
Bơng = Bưng (Bơng lên = bưng lên, đỡ lên)
Bơng=bưng lên
Bưa bưa / vừa vừa = Tạm đủ rồi
Bựa chừ = Mấy bữa nay
Bựa ni = Ngày hôm nay
Bựa trưa, bựa chiều, bựa túi = buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.
Bui = Vui
Bui hung = Vui lắm
Búi = Búi lắm (rối lắm) hiểu khác búi tóc
Bun = nhiều lắm (đầy bun = đầy lắm)
Bun= đầy, vun lên…
Cá dét = Cá chệch (Loại cá sống dưới bùn độ ẩm cao mà chỉ cần ít nước nước,
giống con lươn, cá chạch, cá kèo nhưng ngắn hơn)
Cá Đô = cá lóc, cá quả
Cá lóc = Cá quả nhỏ
Cá lòng tong = bầy lóc mở đẻ (cá ròng ròng)
Cá tràu = Cá quả lớn
Cá tràu = gọi là cá lóc lớn
Cá trợn = gọi cá lóc nhỏ
Cái bình = bường
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment