Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, August 1, 2024

NHỮNG TƯ LIỆU QUÝ ĐỂ TÌM HIỂU VỀ QUẢNG TRỊ, nhân đọc KHẢO VỀ QUẢNG TRỊ XƯA của LÊ ĐỨC THỌ - Võ Văn Cẩm

 



Tôi được nhiều tác giả biên khảo về vùng đất nghèo khó Quảng Trị gởi tặng. Hôm nay thầy giáo Lê Văn Hiếu gọi báo gởi cho tôi một quyển sách Biên khảo về Quảng Trị do tác giả Lê Đức Thọ, bạn anh.

Đặc biệt vì "Thương bạn mến tôi" mà mua biếu. Một việc làm tuy nhỏ nhưng vô cùng sâu sắc.

Hiếu không có thời gian nên nhờ Shipper mang đến. Cầm quyển sách trên tay mà lòng đầy cảm xúc. Tôi cho đây là tập sách khá đẹp, phối trí màu chuẩn, kích cỡ gọn, chữ in dễ đọc. Quyến sách mà tôi vừa ý nhất.

Tôi mở ra đọc, ngay trang đầu mấy dòng biếu tặng không phải của Hiếu viết mà Hiếu nhờ tác giả ký tặng. 

Một việc làm tuy nhỏ nhưng vô cùng tế nhị và vô cùng ý nghĩa. Tôi quý sách gấp đôi. Tôi đọc sơ qua và viết đôi lời cảm ơn Hiếu cùng tác giả.

I) Khảo về QUẢNG TRỊ XƯA (của Lê Đức Thọ).

Sách do nhà xuất bản Dân Trí, in rất đẹp, bìa cứng chữ nỗi.

Gồm có 912 trang trên giấy mỏng, màu vàng nhạt. Khổ 16x21cm.

Với lời bạt của TS Trần Đức Anh Sơn.

Sách gồm 4 phần:

*PHẦN I): ĐỊA CUỘC: Gồm 4 chương:

1) Non Mai.

2) Sông Thạch Hãn.

3) Sông Hiếu.

4) Núi Linh sông Hiền Lương.

*PHẦN II) THEO DÒNG LỊCH SỬ: Gồm 13 chương:

1) Địa lý và hành chính Quảng Trị.

2) khảo cổ khu di tích Tân Lâm.

3) Sông thiêng của người Champa.

4) Các đơn vị hành chính thời Lê.

5) Xác nhận lại 3 dinh của Triều Nguyễn.

6) Tuyến thương mại Triều Nguyễn.

7) Thuơng cảng Cửa Việt.

😎Chợ Phiên Cam Lộ.

9) Lỵ sở Trung tâm hành chính QT từ 1801 đển 1809.

10) Lỵ sở QT 1809 đến 1945.

11) Tân Sở ngày nay.

12) Sự hình thành các làng, xã ven sông.

13) Di tích lịch sử ở Ái Tử.

*PHẦN III) MẠCH NGUỒN VÀ DÒNG CHẢY VĂN HÓA: Gồm 19 chương:

1) Di tích Văn hóa Champa.

2) Giếng Champa.

3) Dấu ấn Phật giáo Hampa.

4) Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang (Vương cung Thánh đường La vang)

5) Cỗ tự.

6) Đình Làng.

7) Linh Quang Tự.

😎Nghĩa Trủng Đàn.

9) Sông Thạch Hãn và giai thoại.

10) Đạo Mẫu.

11) Thành hoàng làng Phương Sơn.

12) Gia phả dòng họ.

13) Truyền thống ngôi làng mộ cỗ.

14) Lăng mộ Trần Đình.

15) Nguyễn Hữu Thận.

16) Hội xuân

17) Lễ hội cầu ngư làng Phó Hội

18) Lê hội thống nhất non sông.

19) Làng hầm Vĩnh Linh (Địa Đạo Vĩnh Mốc)

*PHẦN IV). KHƠI DẬY TIỀM NĂNG: Gồm 6 chương:

1) Địa thế QT trên đường hội nhập.

2) Bảo tồn giếng cỗ Champa.

3) Dinh phủ Chúa Nguyễn quy hoạch.

4) Phương án bảo tồn nhà cũ.

5) Huớng du lịch Tâm linh.

6) Cõi thiêng Thành Cỗ.

Khi cầm quyển sách này trên tay tôi khâm phục một tác giả trẻ. Anh là một sinh viên khoa sử, anh làm việc đúng ngành mình học, ngay trên quê hương mình sinh ra.

Rất tiếc tên sách quá ngắn gọn không diễn tả hết các chương của tập sách.

" Khảo về QUẢNG TRỊ XƯA". mà 1/3 sách về chuyện "NAY" (Sao không thể "Khảo về Quảng Trị xưa nay"?.

Về nội dung các vấn đề tôi chưa đọc kỹ nên chưa góp ý.

Theo tôi "Văn Chương thì dễ ". Nhưng lịch sử dùng từ phải tuyệt đối chính xác. Phải có tầm nhìn hết sức khách quan phải tham cứu nhiều sách. Viết về một tỉnh thì không khó, nhiều sách tham khảo. "Nếu NAY" có nhiều chứng nhân sống. Một tư liệu để lại cho đời mà có ngôn từ, địa danh, câu chuyện mà thiếu, sai một chút là không được?.

Xin cảm ơn một nhà nghiên cứu trẻ đã đem hết tâm huyết, tài năng trí tuệ công sức nghiên cứu, khảo cổ Biên soạn tập sách quý giá này. Vì là sách lịch sử nên phải chính xác, phải biết lắng nghe ý kiến của bất cứ ai. Đây là tư liệu lịch sử.

Một lần nữa xin cảm ơn tác giả, cảm ơn Lê Văn Hiếu một người thương quý tôi mà mua sách tặng.

Trong tay tôi có 2 tập sách tôi nghĩ là có giá trị mà tác giả cần tham khảo để đối chiếu.

1) GIANG SƠN VIỆT NAM.

ĐÂY Non Nước QUẢNG TRỊ của NGUYỄN ĐÌNH TƯ.

2) Địa Danh QUẢNG TRỊ XƯA VÀ NAY Của NGUYỄN VĂN ÁI

Còn một quyễn không có trong tủ sách của tôi do một GS TS viết hình như danh nhân người Quảng Trị?.

 





No comments: