Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, June 9, 2023

Khu Di tích ĐÀN NGHĨA TRŨNG hay NGHĨA TRŨNG ĐÀN tại Thị xã QUẢNG TRỊ - Võ Văn Cẩm

 



Trở lại quê đợt này lâu hơn, tôi có dip đi nhiều nơi.

Mặt trời Quảng Trị dậy sớm. Hơn 4g30 trời đã hừng sáng. Điện thoại reo. Tiếng anh N.V.Quang quen thuộc:

- Sáng nay lên đây ăn sáng uống Cafe.

- Tôi đến anh H.M.Long đợi anh nghe?

Tôi chuẩn bị và lên xe, ghé nhà H.Mãi tiện đường lên tỉnh. Tôi gọi cho H.Mãi chuẩn bị.

Vào nhà, chị Mãi tươi cười. "Chào anh lớn tuổi". Mô Phật. Chị là một Phật tử trung kiên từ thời con gái. Chị hoạt động Phật sự rất mẫu mực và là một nhà từ thiện.

Anh Mãi đang bưng chén cháo đậu đỏ dùng cho buổi sáng vào những ngày chay trong tháng. Khi tôi đến thì chị đã dự lễ bên chùa Sắc Tứ vừa về. "Hôm nay ngày rằm tháng 4, mời anh lớn tuổi dùng bữa sáng."

Là Phật tử quy y hơn 70 năm nhưng ăn chay bữa, nghĩa là có gì ăn nấy. Thế là bữa ăn sáng thầy Quang mời dành cho lúc khác.

Bốn anh em chúng tôi vào một quán cà phê vườn có ao cá khá rộng. Chủ quán tiếp chúng tôi một cách chu đáo. Sau chầu cà phê với tiếng cười rộn rã, anh Quang có chủ ý mời tham quan một khu di tích cạnh đó.

Từ miền Bắc vào, chủ quán một cán bộ am hiểu chính sách và đã thành công.

Là bạn thân với H.H.Ly em ruột H.Kiều, tôi được nghe H.H.L nói nhiều về Nghĩa Trũng Đàn và được xem dự án tu tạo lại khu di tich này của anh.

Rất tiếc anh mất quá sớm và dự án 25 triệu USD SG ETMC (Sài Gòn Electronic Telecommunication Manufactur Company) của anh chưa thực hiện.

Khu di tích Đàn Nghĩa Trũng rộng gần 20.000 mét vuông tại thôn Thạch Hãn Thị xã Quảng Trị, nay thuộc khu phố 8, phường 3, Thị xã Quảng Trị, là nơi an nghỉ của những vong linh vô chủ do nhà Tri thức Hoàng Hữu Lợi và hàng trăm hài cốt Nghĩa Binh Tây Sơn Áo vải Cờ đào đã bỏ mình trên dường ra Bắc đánh dẹp quân Thanh vào mùa xuân năm Kỹ Dậu 1789, được quan Tuần phủ Hà Nội là H.H.Xứng, vị TS làng Bích Khê, tập kết hài cốt, thuê tàu biển xuôi Nam vào an táng tại đây.


1) NGHĨA DŨNG ĐÀN:

Là một nghĩa trang đặc biệt tại làng Thạch Hãn Quảng Trị do cụ Hoàng Hữu Lợi một nhân sĩ người làng Bích Khê bỏ tiền mua đất của làng Thạch Hãn xây dựng nghĩa trang.

2) NHÂN SĨ HOÀNG HỮU LỢI (1809-1876).

Năm 1872 đời vua Tự Đức thứ 25, ông rất giỏi Nho học nhưng thi không đỗ vì ông vi phạm trường quy, không được làm quan. Ông sinh sống ớ quê. Về mùa lụt lội ông đi bên bờ Thạch Hãn, thấy nhiều xác người bị cuốn trôi, hoắc phơi lộ ra mặt đất. Động lòng từ tâm, ông bỏ tiền nhà ra mua hơn 7 sào đất của người dân Thạch Hãn, quy tập nhiều hài cốt bạc phận, ông "trồng cây nhân đức" mong con cháu đời sau hải quả ngọt. Nghĩa địa "Nghĩa Trũng Đàn có từ đó.

3) TUẦN VŨ HOÀNG HỮU XỨNG (1831-1905).

Là con trai của của ông H.H.Lợi, một danh thần nhà Nguyễn, người làng Bích Khê. Khi làm Tuần Vũ Hà Nội, tiếp tục việc làm việc bác ái của cha. ông gom hài cốt của những vệ binh Tây Sơn từ Thuận Quảng theo vua Quang Trung ra chinh phạt quân nhà Thanh, đã bỏ mình không ai chăm sóc. Trong lúc đó, mộ quân Thanh chết còn được quy xương tập cốt chôn thành 13 Gò, lập đàn thờ cúng.

Với kẽ thù còn không nở chôn sấp, dập ngửa, nên Tuần vũ H.H.Xứng thuê người thu gom hơn 600 bộ hài cốt, thuê tàu biển đưa số hài cốt ấy vào an táng tại Đàn Nghĩa Trũng Thạch Hãn.




Nơi đây trở thành một nghĩa trang đặc biệt dùng cho các anh hùng dân tộc Áo vải Cờ đào thời vua Quang Trung.

Hàng năm, con cháu họ Hoàng làng Bích Khê và dân làng Thạch Hãn cúng viếng, chăm sóc và tu tạo.

Do ảnh hưởng thời tiết và chiến tranh, các hạng mục công trình NTĐ theo thời gian đã bị hư hỏng.

Năm 1990 ông H.H.Dai, hậu duệ đời thứ 16, kêu gọi bà con họ Hoàng làng Bích Khê trong và ngoài nước đóng góp. Năm 1994 do ông H.H.Chỉ nhận trách nhiệm tu tạo.

Năm 1996 con cháu họ Hoàng và nhân sĩ làng Thạch Hãn tiếp tục nắng cấp, chỉnh trang xây dựng bia tưởng niệm và mở rộng 2 hecta.

Tấm bia khắc những dòng cảm khái trĩu nặng lòng biết ơn của con dân làng Bích Khê và Thạch Hãn. Trong lần tu tạo này tỉ phú Hoàng Kiều góp phần không nhỏ và chính nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đời thứ 16 chấp bút.

Việc làm của Tuần phủ mang đầy ý nghĩa nhân văn, dòng tộc họ Hoàng Bích Khê tự hào.

Năm 2019 lại chính trang quy mô hơn, gồm nhiều hạng mục: Nhà Tưởng niệm, Khu Lăng mộ, Nhà Bia, Cổng Tam quan, hệ thống tường thành kiên cố và đẹp mắt. Phía Tây Nam trên bức tường có 2 con rồng dài hàng chục mét chầu nhau được sơn son thiếp vàng, gần khu mộ nơi an nghỉ của gần 1000 vong hồn người đã khuất. Những nén hương cho các chiến sĩ hy sinh vì Tổ Quốc.

Đây là nghĩa trang liệt sĩ đầu tiên, nơi ghi công cúa những người con ưu tú xả thân chống bọn Tàu xâm lược, trước những chiến sĩ bỏ minh trên Đảo Gạc Ma 1978 và các chiến sĩ trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Nghĩa Trũng Đàn được công nhận di tích cấp tỉnh năm 2010.

Với công trình tâm linh này phải mang tầm cỡ Quốc gia?

Những tours du lịch nên đưa khách vào tham quan khu tâm linh và phải chăm sóc để khỏi phụ lòng những vong hồn hy sinh vì đại cuộc.

Cạnh NTĐ có một ngôi trường cấp 3. Đề nghị Ban Giám hiệu có chương trình sinh hoạt ngoại khóa, tham quan và chăm sóc khu di tich này, vừa là dạy cho học sinh "Uống nước nhớ nguồn", vừa thể hiện lòng nhớ ơn Tổ Tiên.






No comments: