Biên tập viên Cháu Thổ và chi Bùi Thị Giang |
BUỔI RA MẮT SÁCH "BỤI CÁT CHÁN MÂY"
VÀ KỶ NIỆM NGÀY TRÒN 2 NĂM LÊ CUNG BẮC ĐI XA
(Do Hiệp hội Điện ảnh TPHCM, gia đình, bạn bè tổ chức)
Chuyển tàu SE1 đến
ga Đông Hà trễ mất 1giờ 30 theo lịch. Đến ga Sài Gòn 8g15 thay vì 6g35 như thường
lệ. Tôi vội về nhà, vừa đem hành lý lên phòng là đến dự buổi ra mắt sách "Bụi Cát Chân Mây" và kỷ niệm ngày
13/6, ngày Lê Cung Bắc - một người bạn
cùng quê mà tôi quý mến - vĩnh viễn đi xa tròn 2 năm. Buổi lễ rất hoành tráng để
làm vui lòng người nghệ sĩ tài hoa. Chắc ở nơi cõi vĩnh hằng anh vui lắm?
Sáng hôm nay rất nhiều đạo diễn, nghệ sĩ nỗi tiếng đồng nghiệp của anh và nhiều học trò đi lên đỉnh cao Nghệ Thuật, cả đời gắn bó với LCB và chinh người đã tạo nên vóc dáng cho họ.
Khi phát biểu về người thầy LCB, đôi lúc họ nghẹn lời với những dòng nước mắt. Họ thầm nói với anh rằng: Nếu không gặp anh thì Cuộc đời họ không biết đi về đâu? Danh phận và sự nghiệp ra sao? Những lời nói chân thật ấy, những giọt nước mắt ấy làm cho buổi gặp gỡ vô cùng ý nghĩa và đây là những lời tâm tình dành cho người đã khuất.
Chúng tôi bắt gặp một
MC sành điệu, chị Châu Thổ. Chính chị cũng là một biên đạo diễn danh tiếng
trong giới nghệ sĩ, trong Hội Điện ảnh.
Chị có nhiều phim và người gắn bó với Đạo diễn LCB nhiều năm.
Là bạn bè, đồng môn,
đồng hương nhưng không phải đồng nghiệp nên những góc khuất nghệ thuật tôi
không mấy am tường.
Hôm nay qua những tâm
tình của đồng nghiệp, của những người gắn bó trong nghề nhiều năm với LCB như
ĐD Trần ngọc Phong, Biên tập viên Châu Thổ, diễn viên Trường Thịnh... Diễn viên
gạo cội Việt Trinh, Hồng Ánh và nhiều danh tài trong giới nghệ Văn nghệ sĩ. Tôi
gặp HS Bình từ Đà Nẵng vào. Người đảm nhận
biên tập, in ấn tập hồi kỳ "Cát Bụi Chân Mày" kỷ vật cuối đời của người
nghệ sĩ tài hoa LCB. Chính bức ánh hình bìa do anh nhờ một Hoa sĩ người cùng
quê vẽ.
Đặc biệt những người
nỗi tiếng, những ngôi sao điện ảnh mà mọi người hâm mộ như VS Hương, Hồng Ánh,
Việt Trinh lại là những học trò của anh. Hôm nay chính những giọt nước mắt đầy
ân tình là những bài học về nhân nghĩa và đạo lý. Một sự trả ơn đời, ơn người.
Sự trả ơn ấy là vô giá, đôi lúc tiền bạc không mua được.
Sự trân trọng và quý
mến LCB đã nói lên được tài năng, trí tuệ và sự đam mê nghề nghiệp mà LCB đã để
lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Để lại những tinh cảm thân thương và sâu
lắng. Cái ước vọng nhỏ nhoi ấy không phải ai cũng làm được?.
Tôi không có đủ ngôn
từ để nói hết cảm xúc của mình khi vinh hạnh được dự lễ Đại Tường của người bạn
tài danh bỏ đời ra đi hơi sớm.
Dịp ra mắt sách và
những ân tình mà những người làm nghệ thuật nỗi tiếng dành cho anh là cơ hội để
gia đình LCB thực hiện di nguyện của anh.
Vốn là con nhà Phật,
LCB hiểu được cuộc đời là vô thường, ngắn ngủi "Sắc sắc không không".
Anh nguyện sống theo lời Phật dạy. Khi buông tay ta mang được gì? Cải gắn bó nhất
là vợ, con mà anh chẳng mang theo?.
Tất cả là phù du. Những
kỷ vật mà đời dành tặng, anh cũng chẳng màng, anh đành tặng lại cho đời, trong
đó có: "cải điếu cày thuốc lào, anh thường
dùng những lúc buồn vui. chiếc mũ không vành, những chai rượu, quà tặng trong
những lần được vinh danh ở nước ngoài. cái đồng hồ đi theo bao năm tháng."
Anh muốn bạn bè, người
thân đấu giá. "Số tiền có được đem làm từ thiện".
Nghệ sĩ nổi tiếng Việt
Trinh, vì bệnh trầm cảm mà bỏ nghề. Thế
mà hôm nay với mối ân tình sâu nặng, Việt Trinh làm MC cho việc đẳu giá các kỷ
vật theo di nguyện của anh.
LCB, một nghệ sĩ tài danh, có cuộc sống thanh bạch, đơn giản, chân tình với bạn bè và luôn hướng
về quê hương. Anh từng nói: "Mình phải làm một cái gì cho quê nhà" nhưng
anh đành lỗi hẹn?.
Trong anh luôn luôn có
ước vọng chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.
Những người quen đến tham dự hôm nay rất thông hiểu ý nguyện của
anh, nên chung tay góp sức. Tôi cảm thấy xót xa khi đem đấu giá những kỳ vật để
làm một nghĩa cử đẹp. Nhưng lực bất tòng tâm.
Việc giúp đời, giúp
người là việc làm cao cả và không có hạn mức.
Tôi có ý tưởng số tiền
đấu giá thay vì làm từ thiện thì làm "Quỹ Khuyến Học Lê Cung Bắc" do
Hội Khuyến học Quảng Trị Quản lý. Hằng năm Hội nhận tiền lãi ngân hàng giúp cho
học sinh, sinh viên nghèo hiếu hoc. Nếu có người thân giúp thêm quỹ. Số tiền quỹ
sẽ tăng lên. Cần có những giao ước trơng hợp đồng thật chât chẽ.
Quỹ khuyến học LCB sẽ
tồn tại mãi mãi, nhiều đời, nhiều thế hệ. Và ta xem những kỷ vật của anh vẫn
còn hiện hữu. Đây là gợi ý riêng của tôi. Tôi tôn trọng quyết định của người
nhà khi thực hiện di nguyện của anh.
Trong lời tiễn biệt
LCB tôi có chia sẻ :
"Một phút giây lắng
lòng, trong cuộc vui bè bạn, LCB đã để lộ nỗi buồn thế sự?".
Chính nghề Đạo diễn
cho anh nhiều cung bậc cảm xúc. Chính nghề Đạo diễn đã làm cho cuộc đời anh
thăng hoa, làm nên tên tuổi Lê Hữu Ty tức Đạo diễn LCB nỗi đình nỗi đám. Anh đã
để lại cho đời nhiều bộ phim nhiều tập có giá trị.
"BIẾT ĐÂU TRONG SỰ
THĂNG HOA ẤY ĐANG ẨN CHỨA NHỮNG NỖI ĐAU, NHỮNG UẨN KHÚC VÀ SỰ SÂU LẮNG CỦA ĐỜI
MÌNH"
Có một điều trắc ẩn về "Cuộc đời và sự nghiệp", sau chuyến đi Mỹ trở về mà ít người biết, vì
điều ấy LCB ít tâm sự cùng ai. Và điều trăn trở ấy "LCB sống để đó và chết
mang theo".
Thiêm và Tôi cũng vậy???.
Khi về quê tôi được
chị Giang ưu tiên tặng tập 'BCCM" vừa in xong để đọc trên đường về Quảng
Trị, nơi quê chồng mà nhiều năm rồi chị không được trở lại, và điều ấy không biết
lúc nào xảy ra? Tôi đọc hết ngay chiều hôm đó.
Sách dày 223 trang, chừng
ấy trang giấy không thể diễn đạt hết cuộc đời một nghệ sĩ tài danh LCB!
Gia đình, thế sự, tuổi
thơ, trách nhiệm làm người, sự nghiệp, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và mối
quan hệ xã hội.
Trong tràng giang đại
hải, câu chuyện của đời anh. Đọc xong chỉ còn sót lại trong tôi "MỘT CHÚT
TÌNH" đáng trân quý, một bài học sâu sắc, một tấm gương về lòng chung thủy,
một sự hy sinh cao cả về tình chồng vợ, một nét đẹp văn hóa của kiếp làm người,
khác lạ của một tín đồ sùng đạo.
Chỉ chừng ấy hạnh phúc
cũng làm cho người ra đi an lòng và chắc chắn trong khoảnh khắc chia ly không
còn bận bịu, lo âu.
Chị Giang là một con
chiên ngoan đạo. Anh Bắc là con nhà trâm anh thể phiệt Nho học, sâu thẳm về Đạo
Phật. Thể mà anh chị đã vượt qua hố ngăn cách đời thường ấy.
Giây phút biệt ly,
giây phút mà ít ai cầm được dòng nước mắt, trước giờ phút lâm chung, chị ghé
sát vào tai anh để niệm "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT".
Một con chiên ngoan đạo
đã làm được một việc hệ trọng mà trong giáo điều Thiên Chúa không có. Chưa một
lần nghe bất cứ một vị Giám mục nào rao giảng.
Chỉ có tình thương yêu
từ trái tim chân chính mới làm được chuyện phi thường ấy?. Cảm ơn chị.
VÕ VĂN CẨM
No comments:
Post a Comment