Sau cơn dịch Covid xảy ra tại Việt Nam, các vị quan quyền thành củi đưa vào lò đốt nhiều quá. Mời quý vị đọc quan niệm về “Ngợm Người” trong thơ Thái Quốc Mưu để thấy nhà thơ ghét bọn quan lại tham ô đến độ nào.
Nếu ai hỏi tôi nhà thơ Thái Quốc Mưu yêu gì và ghét gì nhất, chắc có lẽ tôi không trả lời được điều yêu nhất, nhưng điều ghét nhất của Thái Quốc Mưu thì qua thơ ông quá rõ ràng.
Trong bài thơ khóc Nguyệt Lãng, một trong những người bạn thơ thân nhất của Thái Quốc Mưu, nhà thơ đã khuyên người quá cố đừng trở lại trần gian chẳng phải vì trần gian là chốn sinh, lão, bệnh, tử hay điều gì khác mà chỉ vì trần gian là chốn có nhiều “ngợm người”:
Đừng nên trở lại nơi trần thếMột cõi quanh anh lắm ngợm người(Khóc Nguyệt Lãng)
Trong một lần “Viếng Trời” nhà thơ cũng so sánh sự khác biệt đáng kể nhất giữa cõi trời và cõi người mà cõi người có lắm “ngợm người”:
Nước trời trên dưới cùng tôn quýKhác với nhân gian lắm ngợm người(Viếng Trời)
Vậy “ngợm người”là gì?
Thật ra chữ “ngợm người” không tìm ra một định nghĩa chính xác. Tự điển Việt Nam có sách định nghĩa: “ngợm người” là người ngu dại”; có sách định nghĩa: “ngợm người là người, với ý nghĩa xấu nói chung”. Lại có người cho chữ “ngợm” phát xuất từ chữ “ngựa” nên chữ “ngợm người” là, “nửa ngựa nửa người, nghĩa là người không ra người mà ngựa chẳng ra ngựa”. Cũng có giải thích “ngợm người” như sau: “Ngợm là gì? - Ngợm cũng đi bằng hai chân, mặc quần áo, mang hia, đội mão, có trí tuệ, có tiếng nói, ăn từ thượng vàng hạ cám đến cao lương mỹ vị xuống bắp luộc khoai nướng nhưng khác con người ở chỗ, con người có thể ăn được đủ thứ nhưng không bao giờ ăn thịt đồng loại, còn ngợm thì đến thịt đồng loại cũng sẵn sàng ăn sống nuốt tươi” (Tất nhiên người mà ăn thịt người chỉ nói theo nghĩa ngụ ý mà thôi).
Như thế chữ “ngợm người” cũng như chữ “chó má”. Con chó có thể ăn bẩn nhưng dứt khoát không ăn thịt đồng loại, còn con má về hình thức giống y như con chó nhưng đến thịt đồng loại cũng không từ! Có người nghĩ rằng, “ngợm người” là lũ người “điên” cần phải đi học. Học gì? - Học làm người, học để biết thiên chức của con người”.
Xem như thế “ngợm người” hay “người ngợm” quả nhiên không phải người tốt.
Tóm lại, “ngợm người” để chỉ những kẻ có hình thể, vóc dáng của con người, nhưng cách sống với đồng loại, chưa đạt được cái bản chất đích thực của CON NGƯỜI, mà tôi đã đọc trong mục danh ngôn đâu đó câu: “Hãy sống sao cho người ra NGƯỜI” của Thái tiên sinh.
Ngoài ra, trong bài thơ Niềm Mơ Ước Vĩ Đại Của Tôi, Thái Quốc Mưu đã viết:
Thật ra chữ “ngợm người” không tìm ra một định nghĩa chính xác. Tự điển Việt Nam có sách định nghĩa: “ngợm người” là người ngu dại”; có sách định nghĩa: “ngợm người là người, với ý nghĩa xấu nói chung”. Lại có người cho chữ “ngợm” phát xuất từ chữ “ngựa” nên chữ “ngợm người” là, “nửa ngựa nửa người, nghĩa là người không ra người mà ngựa chẳng ra ngựa”. Cũng có giải thích “ngợm người” như sau: “Ngợm là gì? - Ngợm cũng đi bằng hai chân, mặc quần áo, mang hia, đội mão, có trí tuệ, có tiếng nói, ăn từ thượng vàng hạ cám đến cao lương mỹ vị xuống bắp luộc khoai nướng nhưng khác con người ở chỗ, con người có thể ăn được đủ thứ nhưng không bao giờ ăn thịt đồng loại, còn ngợm thì đến thịt đồng loại cũng sẵn sàng ăn sống nuốt tươi” (Tất nhiên người mà ăn thịt người chỉ nói theo nghĩa ngụ ý mà thôi).
Như thế chữ “ngợm người” cũng như chữ “chó má”. Con chó có thể ăn bẩn nhưng dứt khoát không ăn thịt đồng loại, còn con má về hình thức giống y như con chó nhưng đến thịt đồng loại cũng không từ! Có người nghĩ rằng, “ngợm người” là lũ người “điên” cần phải đi học. Học gì? - Học làm người, học để biết thiên chức của con người”.
Xem như thế “ngợm người” hay “người ngợm” quả nhiên không phải người tốt.
Tóm lại, “ngợm người” để chỉ những kẻ có hình thể, vóc dáng của con người, nhưng cách sống với đồng loại, chưa đạt được cái bản chất đích thực của CON NGƯỜI, mà tôi đã đọc trong mục danh ngôn đâu đó câu: “Hãy sống sao cho người ra NGƯỜI” của Thái tiên sinh.
Ngoài ra, trong bài thơ Niềm Mơ Ước Vĩ Đại Của Tôi, Thái Quốc Mưu đã viết:
Mặc ai mơ nước Thiên ĐàngMặc ai mơ cõi Niết Bàn xa xôiTôi sinh ra giữa Đất, Trời.Chỉ mong làm được CON NGƯỜI – viết hoa.
Theo Thái Quốc Mưu thì giống động vật mang tên người, khi được “Viết hoa” thành CON NGƯỜI thì vô cùng khó khăn, lớn lao, vĩ đại, và cao quý hơn tất cả. Nó nằm trên tất cả những ước mơ – kể cả Thiên Đàng hoặc Niết Bàn. Bởi, khi tất cả giống người biết tu thân để trở thành CON NGƯỜI được viết hoa, thì xã hội lúc đó đa số chỉ có những CON NGƯỜI đích thực là NGƯỜI. Họ toàn là bậc chính nhân quân tử, lương thiện, gắn bó yêu thương,.. thì Thiên Đàng hoặc Niết Bàn đã hiện hữu giữa trần đời, chẳng phải tìm đâu xa. Khi ấy, lũ “ngợm người” không còn đất dung thân, chẳng thể tồn tại. Sẽ tự diệt.
Bây giờ qua thơ Thái Quốc Mưu ta thử tìm xem những thành phần nào trong xã hội mà nhà thơ ghét nhất? Câu trả lời, chính xác nhất, đó là lũ “ngợm người”.
Trong bài thơ “Trên Chót Đỉnh” Thái Quốc Mưu đứng trên núi nhìn xuống “đời”, ông đã thấy “lắm lũ loài”. Ông dùng chữ “lũ loài” chứng tỏ ông rất ghét hạng người nầy, đó là hạng người tranh bả lợi danh, giựt dành lợi lộc làm mất cái nhân tính đích thực của CON NGƯỜI:
Ngó xuống. Ôi chao lắm lũ loàiTranh chấp bả danh nhân tính mấtGiựt dành lợi lộc hận thù sôi(Trên chót Đỉnh)
Cái bọn người mà bả danh vọng và lợi lộc đã làm cho họ sôi máu hận thù, mất đi nhân tính đó, đã được nhà thơ gọi đích danh trong bài thơ “Khác Biệt” của ông:
Quan tham đầu óc như “lì đỗn”Chỉ biết thu gom với nhét vào(Khác biệt)
Đọc ngược hai chữ đóng trong ngoặc kép ta thấy Thái Quốc Mưu khinh bọn quan tham đến cỡ nào.
Và với Thái Quốc Mưu bọn người ấy không những là phường phi đạo đức, bất tài, bất nhân, bất nghĩa, tham lam vô tận, lừa bịp, thất học, ngô nghê trước quần chúng; vậy mà hay lếu láo khoe khoang, vênh váo,.. ăn trên, ngồi tróc để lèo lái mọi việc chẳng khác nào như bác tài vừa dỡ lại ba hoa:
Đạo đức trống không hay lếu láoChân tài rỗng toác cứ thày lay(Có những bác tài)
Nhà thơ Thái Quốc Mưu không tiếc lời giận dữ điểm mặt bọn người xấu xa trên với lời lẽ vô cùng cay cú:
Hôm sớm đem đầu ra đội đítTrưa chiều gục mặt để chờ khiCong lưng đổi miếng mồi danh lợiNgậm miệng ăn ba cái bã chì(Vịnh ông Táo)
Và cuối cùng Thái Quốc Mưu không còn nể nang gì nữa và thẳng tay chỉ vào mặt bọn người mà ông ghét nhất trên trần gian nầy, công bố, vạch trần tội lỗi xấu xa nhơ nhuốt của họ, lũ “ngợm người” mà từ xưa đến nay thời nào cũng có:
QUAN ÔN XƯA NAYPhẩm chất kém - cần sơn, phết, xiBằng cao. dốt rặt mới ly kỳVăn thư nguệch ngoạc run cầy sấyChữ ký loằng ngoằng méo miệng ghiQuán nhậu nghênh ngang tuồng hổ, sóiCửa quyền hống hách tựa tần, phiGặp thời chồn cáo vươn nanh vuốtSớm tối vênh vênh cái mặt chì.
Vậy qua thơ ta biết thứ mà nhà thơ ghét nhất trên đời là ai vậy?
Tất nhiên không phải là những người mang chữ “ngợm” với nghĩa xấu bình thường. Tất nhiên, đó không phải là người ngu dại; tất nhiên không phải người khuyết tật, người phạm tội hình sự, kẻ vô tình, vô tâm... Nói chung tất cả những người bị cho là “người xấu” đó, đều không phải thứ “ngợm người” mà Thái Quốc Mưu muốn đề cập. Thái Quốc Mưu nói thẳng lũ ngợm người ấy chính là những kẻ ngồi ở ghế quan lại trên cao mà kém tài, thất đức, bám danh hưởng lợi,...
Qua thơ Thái Quốc Mưu, bọn “ngợm người” là bọn “Quan ôn” vô lại. Bọn đó làm cho nhà thơ Thái Quốc Mưu chán chê thế gian nầy đến nỗi ông đã nhắn với người bạn thơ tri âm của mình:
“Nhớ bút hãy đùa cùng trăng gióThèm thơ xin nhắn cái thằng tôi”
nhưng
Đừng nên trở lại nơi trần thếMột cõi quanh anh lắm ngợm người”.
Với bọn “ngợm người” nầy nhà thơ Thái Quốc Mưu cho rằng đã hết thuốc chửa rồi, cho nên ông chẳng cần nhắn nhủ khuyên lơn, dạy bảo gì họ cả, mà chỉ lắc đầu bỏ đi, buông ra cho chúng một câu để nhớ đời:
Chớ tưởng quyền uy thay trí ócĐừng hòng sỏi đá hoá trân châu.(Biển Đời)
Châu Thạch
No comments:
Post a Comment