GIANG ĐẦU
ngồi không ở bến nưóc giang đầu
con lạch dẫn vào vụng Tô Châu
Hàn San cổ tự Phong Kiều Trấn
Hàng phong thu nhuộm đỏ một mầu
Một con thuyền nho neo nơi bến
lửa chài le lói giữa đêm thâu
hồi chuông thong thả rơi từng tiếng
sóng vỗ nghe buồn mé thuyền câu
giấc mơ hồ điệp còn đâu đó
sầu miên không rõ ở phưong nào?
HỮU VÔ SẮC
hữu sắc như Tứ đại Mỹ Nhân
Tây Thi Chiêu Quân
Điêu Thuyền Dương Thái Chân
đẹp từ người tới tóc tới răng
không chê vào chỗ nào được
vô sắc như Chung Vô Diệm
Trương Chi
Người trên là mẫu nghi thiên hạ
Ngườì dươí là dân chài
cả hai đều tài
tài páo và tài xiểu
hoa hưũ hưong vô sắc
ngươc lại hữu sắc vô hương
có hoa ở rừng
có hoa ở vườn
có hoa trồng dưới đất
có hoa treo lưng chừng
là loài chum gửi phong lan
“tụ kết tinh anh của gió sưong
Muôn mầu muôn vẻ thoảng muôn hưong”
Ơi hữu hữu vô vô
Ơi sắc sắc không không
sớm nở tối tàn
y phù dung
y thiêu thân
hoa quỳnh
chả còn gì?
ngoài hư không?
GỬI T/S KHÔI ĐÌNH BẢNG
quê vợ anh cũng là quê ngoại tôi
cách bến đò Dầng khoảng vài cây số
đi từ Thuỷ Nguyên Nuí Đèo qua Làng Sưa
rẽ về bên tay phải
đi thêm hai cây số nữa là lò gạch
rẽ phải đi khoảng 300 m nữa
là nhà ông ngoại tôi
mẹ tôi họ Đinh
làng Phục Lễ lớn quá chia làm hai
ngay hông chợ
phía đi về Trúc Động Giáng Động
là Phả Lễ
đến bờ sông Lục đầu Giang
đọc bài thơ “Đói Sách” của anh
tưởng đói cơm đóí cháo
thì thác ngay
còn đói sách thì chả chết thằng tây nào?
chúng ta tự hào
là có tới 4000 vdăng ghoá
vừa sinh ra đã biết đứng biết đi
đã trở thành trai làng Phù Đổng
Sách in ra bán làm chó gì?
học chữ Nho chữ Hán
thì làm hầu sáng cho Tàu
trưóc sau cũng bị Hán hoá
học tiếng Gauloa
thì làm bếp làm bồi
làm phu mỏ than
ngòai Cẩm Phả Hòn Gai
làm phu cạo mủ cao su
Thủ Dầu Một Dầu Tiếng
làm phu nhổ cỏ
đồn điền cà phê DakLak Daknông
học dăm ba chữ Anglo Xason
phụ thêm hai tay huơ huơ nữa
học làm người nô lệ
tưởng đói cái thứ gì?
hoá ra đói sách
như Nguyễn Mạnh Tường
Trần Đức Thảo
bội thực chữ lăn quay ra
mà chết?
sách bày biện trong tiệm
bày đầy vỉa hè
nhưng cần vài cuốn
Học Làm Người không có
Chu Vương Miện
ngồi không ở bến nưóc giang đầu
con lạch dẫn vào vụng Tô Châu
Hàn San cổ tự Phong Kiều Trấn
Hàng phong thu nhuộm đỏ một mầu
Một con thuyền nho neo nơi bến
lửa chài le lói giữa đêm thâu
hồi chuông thong thả rơi từng tiếng
sóng vỗ nghe buồn mé thuyền câu
giấc mơ hồ điệp còn đâu đó
sầu miên không rõ ở phưong nào?
HỮU VÔ SẮC
hữu sắc như Tứ đại Mỹ Nhân
Tây Thi Chiêu Quân
Điêu Thuyền Dương Thái Chân
đẹp từ người tới tóc tới răng
không chê vào chỗ nào được
vô sắc như Chung Vô Diệm
Trương Chi
Người trên là mẫu nghi thiên hạ
Ngườì dươí là dân chài
cả hai đều tài
tài páo và tài xiểu
hoa hưũ hưong vô sắc
ngươc lại hữu sắc vô hương
có hoa ở rừng
có hoa ở vườn
có hoa trồng dưới đất
có hoa treo lưng chừng
là loài chum gửi phong lan
“tụ kết tinh anh của gió sưong
Muôn mầu muôn vẻ thoảng muôn hưong”
Ơi hữu hữu vô vô
Ơi sắc sắc không không
sớm nở tối tàn
y phù dung
y thiêu thân
hoa quỳnh
chả còn gì?
ngoài hư không?
GỬI T/S KHÔI ĐÌNH BẢNG
quê vợ anh cũng là quê ngoại tôi
cách bến đò Dầng khoảng vài cây số
đi từ Thuỷ Nguyên Nuí Đèo qua Làng Sưa
rẽ về bên tay phải
đi thêm hai cây số nữa là lò gạch
rẽ phải đi khoảng 300 m nữa
là nhà ông ngoại tôi
mẹ tôi họ Đinh
làng Phục Lễ lớn quá chia làm hai
ngay hông chợ
phía đi về Trúc Động Giáng Động
là Phả Lễ
đến bờ sông Lục đầu Giang
đọc bài thơ “Đói Sách” của anh
tưởng đói cơm đóí cháo
thì thác ngay
còn đói sách thì chả chết thằng tây nào?
chúng ta tự hào
là có tới 4000 vdăng ghoá
vừa sinh ra đã biết đứng biết đi
đã trở thành trai làng Phù Đổng
Sách in ra bán làm chó gì?
học chữ Nho chữ Hán
thì làm hầu sáng cho Tàu
trưóc sau cũng bị Hán hoá
học tiếng Gauloa
thì làm bếp làm bồi
làm phu mỏ than
ngòai Cẩm Phả Hòn Gai
làm phu cạo mủ cao su
Thủ Dầu Một Dầu Tiếng
làm phu nhổ cỏ
đồn điền cà phê DakLak Daknông
học dăm ba chữ Anglo Xason
phụ thêm hai tay huơ huơ nữa
học làm người nô lệ
tưởng đói cái thứ gì?
hoá ra đói sách
như Nguyễn Mạnh Tường
Trần Đức Thảo
bội thực chữ lăn quay ra
mà chết?
sách bày biện trong tiệm
bày đầy vỉa hè
nhưng cần vài cuốn
Học Làm Người không có
Chu Vương Miện
No comments:
Post a Comment