Đọc sách báo tôi thấy có hai quan niệm về NHŨ DANH khác nhau
Quan niệm 1:
Quan niệm 1:
Ngày nay, trong các bản tin cáo phó cho một người đàn bà, người ta thường viết “nhũ danh” hoặc ghi tiếng Anh là “Maiden name” (Tên thời thiếu nữ)
Ví dụ:
Nam Phương Hoàng Hậu nhũ danh là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan (4.12.1914 – 16.9.1963)
Bà Sarah DeRemer Knauss, nhũ danh Clark (24.9.1880 – 30.12.1999)
Hoặc trên thiệp cưới ghi:
Bà quả phụ..................
Nhũ danh ..................
Có người nói “nhũ danh” chỉ dùng riêng cho phụ nữ mà thôi.
Có lẽ do họ quan niệm: “Nam tu 男須 (trai râu), nữ nhũ 女乳 (gái vú)”
Và:
“Đàn ông không râu bất nghì,Đàn bà không vú lấy gì nuôi con!”
Đôi dòng phiếm luận:
Với quan niệm như trên thì vú là bộ phận tượng trưng cho phái nữ, râu cằm là bộ phận tượng trưng cho phái nam.
Đàn ông có khuôn mặt chữ điền râu quai nón hay “râu hùm hàm én mày ngài” thì oai phong lẫm liệt rất xứng đáng là “bậc tu mi nam tử”. Người đàn ông râu rậm, râu tốt, râu dài được khen là “mỹ nhiệm công” như Quan Vân Trường chẳng hạn
Phụ nữ đẹp với tiêu chuẩn “đào kiểm”, “tế yêu”, “trường túc”, “ngọa tầm mi” (má đào, eo thon, chân dài, mày tằm) vẫn chưa đủ mà còn thêm tiêu chuẩn bộ ngực tròn trịa, đôi mông đầy đặn mới đạt tiêu chuẩn về số đo 3 vòng, cùng với chiều cao, cân nặng phù hợp.
Nhà văn Mạc Ngôn, (nhà văn đầu tiên mang quốc tịch Trung Quốc, được trao giải Nobel Văn học năm 2012) có tác phẩm “Phong nhũ phì đồn” xuất bản năm 1995, một thời được dư luận xôn xao bàn tán.
Tác phẩm “Phong nhũ phì đồn” lúc đó khi chuyển ngữ tiếng Việt đã phải đổi tựa thành “Báu vật của đời” “để gọi là” cho nhã hơn.
“Phong nhũ phì đồn” 丰乳肥臀 nghĩa là “vú đầy mông nẩy” hay “mông to ngực nở”. Dịch là “vú đầy mông nẩy” vừa sát sao, chẳng có gì là thô tục cả. Không hiểu sao mấy ngài dịch giả Việt Nam phải e ngại đi vòng quanh cho dài dòng...
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứtĐi thì cũng dở ở không xong
Ông bà ta đã dặn nên chọn vợ phải là tướng “mông nở, ngực to”. Giải thích theo khoa học thì mông nở tức là xương chậu rộng, khi sanh đẻ sẽ dễ dàng, ít rủi ro cho bé sơ sinh hơn người xương chậu hẹp, ngực to thì tuyến sữa phát triển tốt, có nhiều sữa để nuôi con
Sự căng tràn của đôi bồng đảo do sự dồi dào của estrogen, ngoài ra còn cần đóng góp của “hạ tầng cơ sở” (mô, tuyến sữa) được quy định tại gien. Cặp tuyết lê của nữ giới vừa là bộ phận quyến rũ về giới tính và vừa là cơ quan hậu cần cung cấp dinh dưỡng cho thiên thần nhỏ sau này.
NHŨ 乳 có nghĩa là vú và có nghĩa khác là sữa
Sự căng tràn của đôi bồng đảo do sự dồi dào của estrogen, ngoài ra còn cần đóng góp của “hạ tầng cơ sở” (mô, tuyến sữa) được quy định tại gien. Cặp tuyết lê của nữ giới vừa là bộ phận quyến rũ về giới tính và vừa là cơ quan hậu cần cung cấp dinh dưỡng cho thiên thần nhỏ sau này.
NHŨ 乳 có nghĩa là vú và có nghĩa khác là sữa
Vú là bộ phận đặc trưng của phái nữ nên một số danh xưng có từ NHŨ thường chỉ phái nữ chẳng hạn:
NHŨ MẪU (chữ Hán: 乳母; tiếng Anh: Wet nurse), tiếng Việt gọi nôm na là Bà vú hay Vú em, là danh từ để chỉ những người phụ nữ có chồng, có con làm công việc chăm sóc và cho ăn những đứa trẻ sơ sinh của những gia đình khác bằng sữa mẹ.
Quan niệm NHŨ DANH là tên chỉ dành riêng cho phái nữ xem ra cũng có lý...
*
Tuy nhiên
Quan niệm 2:
Theo Wiktionary tiếng Việt, theo từ điển Hán Nôm và một số từ điển như vtudien... thì:
Tên mà người Việt gọi là tên tục thì người Trung Quốc gọi là tiểu danh, được đặt lúc đứa bé còn nhỏ và cũng gọi là nhũ danh khi tên này được đặt lúc đang bú
Đôi dòng phiếm luận:
NHŨ 乳 có nghĩa là vú, sữa. Ngoài ra còn có nghĩa là con non, sơ sinh.
乳名 nhũ danh: Tên đặt lúc mới sinh.
Mọi đứa trẻ đều có quyền được đặt nhũ danh không kể là trai hay gái. “Nhũ” ở đây chỉ “cái vú” và “sơ sinh”. NHŨ DANH hàm ý tên của “trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ”.
Tên cha mẹ đặt gọi là nhũ danh, đó là tên từ khi còn bú vú mẹ - có khi là tên cúng cơm, tên tục
Quý bạn có ý kiến gì về NHŨ DANH theo hai quan niệm trên nhỉ!
La Thụy
No comments:
Post a Comment