Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, December 30, 2023

CHIỀU BÊN RỪNG VẮNG - Thơ Mặc Phương Tử



CHIỀU BÊN RỪNG VẮNG

Ngày muộn chiều lên phai vạt nắng 

Chim ngàn bạt gió cuối trời xa.

Mây nghiêng bóng xuống miền hoa cỏ 

Thoảng với hương rừng hương cỏ thoa.


Rộn tiếng muôn chim, rừng cổ thụ 

Mây viềng lưng núi, sóng chiều trôi 

Thời gian rót xuống màu sương khói 

Ta rót lòng ta giữa cuộc đời. 


Gió động hien rừng xào xạc lá 

Âm vang vọng lại cõi ngàn xưa 

Ai hay một thoáng xa xôi ấy 

Vẫn suối nguồn reo, vẫn bốn mùa. 


Chiều nay ngồi cạnh bên rừng vắng 

Nghe đời trải bao cuộc tồn sính 

Câu thơ thả xuồng dòng tâm sự 

Chợt thấy hình ta với bóng mình. 


Viết tại Tu viện Thuần Tám

Houston, Wills, ngày  30/12/2023.


Mặc Phương Từ

READ MORE - CHIỀU BÊN RỪNG VẮNG - Thơ Mặc Phương Tử

CHIỀU CUỐI NĂM - Thơ Bành Phi Lân

Nhà thơ Bành Phi Lân

 Chiều cuối năm


Chiều cuối năm nhâm nhi vài ly rượu

Bạn bè xưa sao vắng cả đâu rồi!

Nhìn thiên hạ từng dòng người hối hả

Ly rượu cay chưa nói hết lời say

Đời chóng vánh thời gian trôi không nghỉ

Một trăm năm há dễ có bao người?

Dòng sử Việt vinh quang và tủi nhục

Rộn tiếng cười, tiếng khóc của muôn nơi

Ta nhỏ nhoi như trăm ngàn hạt muối

Sẽ hoà tan vào biển mặn bao la

Sóng cứ vỗ ì ầm bao ngày tháng

Biển vẫn xanh và tiếp tục lời ca

Hoàng hôn xuống hoa vàng rơi trước ngỏ

Quét bao lần hoa vẫn rụng đầy sân

Ta ngồi đãy giữa không gian tĩnh lặng

Đêm sẽ về và trăng sáng vô ngần!


Bành Phi Lân 

Bà Rịa - Vũng Tàu, chiều 21/12/23.

READ MORE - CHIỀU CUỐI NĂM - Thơ Bành Phi Lân

ĐÀN BÀ LÀ NHỮNG CUỐN SÁCH PHẢI ĐƯỢC VIẾT RA - Thơ Khaly Chàm

 


khaly chàm

đàn bà là những cuốn sách phải được viết ra

trước khi chết

trước khi bị nuốt chửng

cristina peri rossi (nhà thơ nữ uruguay)


những tiếng nói ấm áp 

và có khi như sấm chớp

ngôn từ trắng chưa bao giờ chỏi ngược lại thời gian

thường hay trừng mắt nhìn tôi


ô hay, thơm ngọt rượu hồ trường!

rót đẫm ánh sáng chữ thơ say mềm ngửa mặt 

sám hối kinh ném vào bóng tôi quàng xiên nghiêng ngả

chiều đã lụn tắt rồi, em hóa bướm lập lòe chưa


mắt khép hờ chăng riêng chung hơi thở

hồn bay bổng tràn lửa khuya cháy tàn trò ngu dại

thiên niên kỷ cũ mèm sao cứ phải khát thèm xiềng xích chung thân

với khái niệm nhập nhằng em luôn trong ta 

đã là của nhau, hãy đốn ngộ khốn cùng nghiệp chướng 

hãy trút hết một lần đi nhé 

cạn kiệt nỗi cuồng mê


từ ảo hình chẳng tìm thấy khuôn mặt nào hiện thực

đờ đẫn niềm buốt nhớ mơ lời hát ru mình 

câu tiễn đưa tình chạm nỗi đau đời vang tiếng biếc xanh

sướt mướt khóc cho điều gian dối loãng tan trong đồng tử 

“anh có còn yêu em nữa không?”


hỡi những người đàn bà nhẹ nhàng bay như khói!

đừng chờn vờn giễu cợt mùi hương

hãy là cơn mưa theo sông mà đi 

làm sao biết được khi nào trở lại


tptn muadong

tranh: st internet (photoshop cắt...)


READ MORE - ĐÀN BÀ LÀ NHỮNG CUỐN SÁCH PHẢI ĐƯỢC VIẾT RA - Thơ Khaly Chàm

NGỤ NGÔN Ê-DỐP (195-200) - Ngọc Châu phỏng dịch sang thơ song thất lục bát



195. The Farmer and the Stork

A Farmer placed nets on his newly sown ploughlands and caught several Cranes, which came to pick up his seed. With them, he trapped a Stork that had fractured his leg in the net and was earnestly beseeching the Farmer to spare his life. "Pray save me, Master," he said, "and let me go free this once. My broken limb should excite your pity.

Besides, I am no Crane, I am a Stork, a bird of excellent character; and see how I love and slave for my father and mother. Look too, at my feathers-- they are not the least like those of a Crane.

" The Farmer laughed aloud and said, "It may be all as you say, I only know this: I have taken you with these robbers, the Cranes, and you must die in their company."

Birds of a feather flock together.

195. LÃO NÔNG VÀ CON CÒ


Khu đất trũng vừa gieo xong hạt

Nên lão nông phải đặt lưới quây

Không lâu đã tóm được ngay

Mấy anh chàng Sếu diều đầy ngô, kê.


Một cậu Cò mải mê đánh chén

Sảy sơ bi kẹp nén gãy chân

Cò ta kinh hãi muôn phần

Van nài xin cụ nông dân thương tình


« Ông ơi con biết mình dại dột

Ông tha cho, con chót lần này

Chân giờ đã gãy, chẳng may

Tha cho con nhá, từ rày con không…”

Muốn chủ ruộng mủi lòng, cò mếu

Nói rằng “cò khác sếu hoàn toàn

Vốn là loài chim chăm ngoan

Thương cha quí mẹ lam làm hơn ai

Lông chúng con, cụ ơi cũng khác…”

Lão nông cười hắc hắc phẩy tay

Nói rằng “Mặc xác chúng bay

Đúng sai cùng lũ trộm ngày cả thôi

Tao sẽ hầm chung một nồi…”


Vậy nên chọn chỗ mà chơi - rất cần


196. The Fisherman Piping

A fisherman skilled in music took his flute and his nets to the seashore. Standing on a projecting rock, he played several tunes in the hope that the fish, attracted by his melody, would of their own accord dance into his net, which he had placed below. At last, having long waited in vain, he laid aside his flute, and casting his net into the sea, made an excellent haul of fish. When he saw them leaping about in the net upon the rock he said: "O you most perverse creatures, when I piped you would not dance, but now that I have ceased you do so merrily."

196. CHÀNG ĐÁNH CÁ VỚI CÂY SÁO


Một anh chàng đánh cá

Thổi sáo rất là tài

Mang cả sáo lẫn lưới

Ra một vũng biển dài


Lưới giăng ngầm dưới nước

Cây sáo đưa lên môi

Chàng đứng trên tảng đá

Thổi mấy điệu tuyệt vời

Bụng rất là hí hửng:

Tôm cá sẽ đến ngay

Nhảy theo khúc nhạc hay

Mình… nhanh tay nhấc lưới!


Nhưng có đợi đến tối

Chẳng con gì sủi tăm

Chàng đánh cá hằm hằm

Vứt sáo lăn trên cát


Đặt lại lưới một lát

Kéo lên thấy nặng tay

Chẳng có nhạc gì hay

Mà cá tôm nhảy múa


Vừa bực vừa hớn hở:

“Lũ quái ngang ngạnh này

Thổi mỏi môi, mỏi tay

Bọn bay vẫn im thít

Khi để sáo câm tịt

Chúng bay lại múa may!!!”



 197. The Eagle and the Kite

An Eagle, overwhelmed with sorrow, sat upon the branches of a tree in company with a Kite. "Why," said the Kite, "do I see you with such a rueful look?' "I seek," she replied, "a mate suitable for me, and cannot find one." "Take me," returned the Kite, "I am much stronger than you are." "Why, are you able to secure the means of living by your "Well, I have often caught and carried away an ostrich in my talons." The Eagle, persuaded by these words, accepted him as her mate. Shortly after the nuptials, the Eagle said, "Fly off and bring me back the ostrich you promised me." The Kite, soaring aloft into the air, brought back the shabbiest possible mouse, stinking from the length of time it had lain about the fields. "Is this," said the Eagle, "the faithful fulfillment of your promise to me?' The Kite replied, "That I might attain your royal hand, there is nothing I would not have promised, however much I knew I must fail in the performance."

197. Cô Đại bàng và chàng Diều hâu


Cô đại bàng buồn rầu não nuột

Đậu trên cành gần một anh Diều

“- Sao mà buồn bã cô liêu?”

Diều hâu thăm hỏi ra chiều cảm thông.


“- Tôi tìm mãi, chắc không thể gặp

người bạn đời xứng cặp với mình…”

Đại bàng hé lộ ẩn tình

Diều vồ ngay lấy, nói mình xứng đôi


“- Khỏe thì Diều hơn rồi, thấy rõ…”

“- Nhưng làm sao mà có đủ mồi

chỉ lao xuống quắp gà người

liệu rằng có thể đủ nuôi cả nhà?…”


“- Cô không biết móng ta sắc khỏe

đà điểu còn có thể quắp theo…”

Cô Đại bàng thấy xiêu xiêu

Nên đồng ý nấu chung niêu, một nhà


Sau tiệc cưới chỉ ba bốn bữa

Đại bàng nhắc lời hứa với Diều

- “Trổ tài đi nào, quí yêu

Mang con đà điểu về chiều mình xơi…”


Diều hâu lượn ngó trời mây biếc

Quắp về… con chuột chết ngoài đồng

Bốc mùi, chân cẳng trụi lông

Chắc là nằm giữa đồng không vài ngày


“- Chẳng lẽ bằng thứ này anh định

Đền tôi lời hứa nịnh hôm nào?”

Diều hâu còn biết nói sao

Hắn đành thú nhận để vào hoàng cung


Xin cầu hôn sánh cùng công chúa

Điều gì mà chẳng hứa cho xong

Còn làm có được hay không

Hắn ta thừa hiểu chẳng trông mong gì...


198. The Lion in Love

A Lion demanded the daughter of a woodcutter in marriage. The Father, unwilling to grant, and yet afraid to refuse his request, hit upon this expedient to rid himself of his importunities. He expressed his willingness to accept the Lion as the suitor of his daughter on one condition: that he should allow him to extract his teeth, and cut off his claws, as his daughter was fearfully afraid of both. The Lion cheerfully assented to the proposal. But when the toothless, clawless Lion returned to repeat his request, the Woodman, no longer afraid, set upon him with his club and drove him away into the forest.


198. Sư tử trồng si


Sư tử kia si tình ngơ ngác

Xin cưới con của bác tiều phu

Không ưng nhưng sợ và lo

Bác ta nghĩ cách sao cho vẹn bề


Để tránh bị nằn nì dai dẳng

Tiều phu rằng: chấp nhận được thôi

Nhưng con ta sợ run người

Khoản răng với móng, giờ thời tính sao?


Nếu như muốn được trao con gái

Móng cùng răng ngươi phải cắt đi

Chàng Sư đồng ý tức thì

Hôm sau quay lại, lễ nghi xin bàn...


Thấy sư tử trơ hàm, cụt móng

Côn đầu rìu mau chóng mang ra

Bác Tiều vừa đập vừa la

Đuổi cho sư tử chạy xa vào rừng.


199. The Wolf and the Lamb 

Wolf, meeting with a Lamb astray from the fold, resolved not to lay violent hands on him, but to find some plea (lời biện hộ- cớ) to justify to the Lamb the Wolf's right to eat him. He thus addressed him: "Sirrah, last year you grossly insulted me." "Indeed," bleated the Lamb in a mournful tone of voice, "I was not then born." Then said the Wolf, "You feed in my pasture." "No, good sir," replied the Lamb, "I have not yet tasted grass." Again said the Wolf, "You drink of my well." "No," exclaimed the Lamb, "I never yet drank water, for as yet my mother's milk is both food and drink to me." Upon which the Wolf seized him and ate him up, saying, "Well! I won't remain supper-less, even though you refute every one of my imputations The tyrant will always find a pretext for his tyranny


199. SÓI VÀ CỪU


Bắt gặp chú Cừu non trốn trại

Lạc đường đang hớt hải tìm về

Dẫu rằng trong bụng thích mê

Sói còn cố tỏ ta bề trên đây


Không vô cớ ra tay tàn bạo

Vẻ lập nghiêm gia giáo mấy câu:

- Thằng kia, tưởng trốn đi đâu

Năm ngoái mày hỗn với tao cực kì…


- Dạ, thưa cụ!.. – Cừu kia rủn bước-

năm ngoái con… chưa được sinh ra!

- Được rồi, chuyện ấy cho qua

Thế mày gặm cỏ đồng ta bao lần?!


- Con chưa… Cừu bội phần luống cuống

- Thằng lưu manh! Mày uống giếng tao…

Cừu non lạy như tế sao

Cố giãi bày Cừu mẹ bao mọi bề

Bàu sữa mẹ thỏa thuê nó bú

Chưa bao giờ ăn cỏ, uống gì…


Công bằng lập tức quăng đi

Đói mềm Sói chẳng kể gì đúng sai

Cắn họng Cừu vừa nhai vừa nuốt

Vừa nhồm nhoàm gan ruột giãi bày

Rằng ông đang đói bụng đây

Lí do lí trấu gì mày cũng tiêu…

Mới biết đừng tranh điều hay dở

Với cường quyền đè cổ dân đen

Một khi đuối lí mà xem

Luật gì chúng cũng chẳng thèm lưu tâm.


200. The Wolf and the Lion 


Having stolen a lamb from a fold, a Wolf was carrying him off to his lair. A Lion met him in the path, and seizing the lamb, took it from him. Standing at a safe distance, the Wolf exclaimed, "You have unrighteously taken that which was mine from me!" To which the Lion jeeringly replied, "It was righteously yours, eh? The gift of a friend?'


200. Sói và Sư tử


Sói hí hửng lôi con cừu nhỏ

Bắt trộm từ bãi cỏ chăn nuôi

Tha về hang để dành xơi

Thì gặp Sư tử dạo chơi ven đàng


Không một giây chàng màng lọ mọ

Sư cướp ngay cừu nọ về mình

Khiếp quá Sói nhảy lùi nhanh

Ra xa mới dám biện tranh đôi điều


“Cậy to xác cướp niêu kẻ khác

Cừu của ta đang vác về nhà…”

Sư liền cười diễu:”khà khà

ừ ta kẻ cướp, mi là chủ nhân?

Không ngờ Sói có bạn thân

Là chủ trại biếu nguyên phần cừu tơ…

Hơ hơ hơ!!!”


Sói hí hửng tha cừu

Bắt trộm từ bãi thả

Đang trên đường về hang

Thì chạm mặt sư tử


Không một chút lưỡng lự

Sư tử cướp lấy cừu

Sói nhảy lùi một quãng

Mới dám há mồm kêu:

“Ngươi thật không biết điều

Ăn cướp của ta hả!”

Sư tử cười như phá

«Còn mày thì biết điều

Dễ đây quà họ tặng

Cho bạn Sói thân yêu?!!!»



 

READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP (195-200) - Ngọc Châu phỏng dịch sang thơ song thất lục bát

RƯỢU ĐÊM NAY - Thơ Đặng Xuân Xuyến

 


RƯỢU ĐÊM NAY

- với M.Q -

.

Người ở lại bên ta ngồi châm tửu

Dìu ta say quên bớt oái oăm đời

Quên "cười ruồi - mắt đĩ - và cơn đau"

Cả nham nhở niềm tin vừa vá vội.

.

Chén rượu đấy, rót rồi, cứ uống 

Nước mắt đan đốt tê dại đêm cuồng

Đắp nụ cười nghẹn đắng lằn môi 

Nuốt lấy nhau gán niềm tin tráo đổi.

.

Ta vẫn biết đêm cuồng xô sóng dội

Người vì ta dạn dĩ chốn quần hồng 

Xác thân phàm bầm dập những bỉ bôi

Phận lá liễu tả tơi vì gánh tội. 

.

Ta sẽ dám trọn đêm nay chồng vợ 

Cho mồ hôi rịn chặt với mồ hôi

Cho hơi thở mơn man dìu hơi thở 

Cho bỏng đêm cuộn từng cột sóng trào.

*.

Làng Đá, đêm 28 tháng 12/2023

ĐẶNG XUÂN XUYẾN


READ MORE - RƯỢU ĐÊM NAY - Thơ Đặng Xuân Xuyến

Friday, December 29, 2023

NOEL VỀ | VỀ HỌP LỚP | THÀNH PHỐ BÊN SÔNG HÀN - Chùm thơ Bành Phi Lân

 

Tác giả Bành Phi Lân


Noël về


Noël về chuông giáo đường thánh thót

Đêm tàn đông gió lạnh buốt từng cơn

Nhìn lên cao mây buồn giăng ủ rũ

Đường hoang vu chưa ấm cõi nhân gian


Người với ta cách xa từ vô cực

Ta với người hai thế giới mênh mông

Tình tha nhân là danh từ giễu cợt

Mấy ngàn năm máu lệ vẫn chưa nguôi


Betlehem còn đó một con Người

Vai gánh vác bao nỗi đau trẩn thế

Sóng sau đã dập dồn hơn sóng trước

Nỗi tham tàn quên hết mọi lời răn


Con đứng lặng giữa khuya nhìn Thiên Chúa

Đấng Hài đổng trong hang đá uy nghi

“Lạy Chúa con là người ngoại đạo”

Đêm nay về thắp sáng một vì sao!


Bành Phi Lân, đêm 24/12/23.



Về họp lớp


Sáu mươi năm trước chung trường lớp

Ta lạc mất nhau choán nửa đời

Vè đây điểm lại còn năm đứa

Ngậm ngùi tay nắm lấy bàn tay

Thầy cô giáo cũ nay càng vắng

Lần lượt ra đi bỏ học trò

Bạn bè bao đứa rời nhân thế

Đứa làm liệt sĩ, đứa đồng hoang

Đứa đếm ngày qua nơi xứ lạ

Kẻ còn nhức nhối, vết thương đau. .

Chiến tranh ùa về bao tang tóc

Tuổi học trò đâu có ngày xanh

Quận lỵ đìu hiu chìm khói lửa

Chạy dài, bom đạn đuổi sau lưng

Phận đời mỗi đứa, ôi! đành chịu

Giấc mộng ngày xưa gãy cánh rồi

Quạnh quẽ đêm trường thao thúc mãi

Ngày ngày chạy bữa đói vàng da

Quê nhà xa lắm chân trời thẳm

Gửi gió, theo mây tận cuối ngàn

Biết đến bao giờ xuôi trở lại

Tương lai mù mịt bóng thuyền trôi

Lâu rồi ta làm dân phiêu bạt

Mơ một ngày kia sẽ trở về

Bạn bè gom tụ, thèm cơn khát

Xưng lại mày tao đã cái mồm

Tất cả bọn mình từng đống tuổi

Ngồi lại bên nhau kể chuyện đời

Có đứa mắt mờ, tai đã lãng

Nói đi, nói lại bấy nhiêu điều

Lớp cũ ngày xưa đông mấy chục

Giờ còn vỏn vẹn chỉ bàn tay

Năm đứa gặp nhau, người mỗi cảnh

Biết nói chi hơn buổi xế chiều

“Cám ơn đời cho ta có mặt”

Nhắc chuyện ngày xưa: Ấm lòng thay!


Bành Phi Lân


(Nhân dịp tham dự họp mặt cựu học sinh trường Trung, Tiểu học Cam Lộ, Tỉnh QuảngTrị tại Thị xã La Gi, Tỉnh Bình Thuận ngày 20/11/23. Lớp vào Đệ Thất - Đệ Tứ, nk 1962-1966. tham dự chỉ có 5 người: Kim Anh, Thanh Mỹ, Hoàng Phụng, Nguyễn Thắng và Bành Phi Lân.)  


Thành phố bên sông Hàn


Đã lâu rồi không về thăm Đà Nẵng

Gió sông Hàn lồng lộng tóc ai bay

Đường Quang Trung nắng sớm, mưa đầy

Tà áo lụa níu chân ai trước ngõ

Biển Thanh Bình nắng chiều rực rỡ

Bờ cát dài phẳng lặng đón chân son

Bao lớp sóng thời gian đâu xoá nỗi

Vẫn còn in ngày tháng của mùa xuân

Cầu De Lattre nối liền hai bờ thương nhớ

Hỏi còn ai chờ đợi bóng người qua

Ngũ hành sơn còn đó bước thấp cao

Ngỡ một ngày biến thành Lưu Nguyễn

Nhà thờ Tam Toà sáng chiều đi lễ

Đâu phải con chiên lòng cũng nguyện cầu

Đức Mẹ Maria luôn hằng thương xót

Những thiên thần đôi mắt đẹp trần gian

Cầu Nam Ô sóng nước bập bềnh

Làn khói toả Hải Vân quan sừng sững

Mây lững thững trôi về ngã Bắc

Nắng bên ni nhớ bên nớ mưa dầm

Đường về phố Hội dập dờn hương lúa

Gió đưa ta về hoa cỏ đong đưa

Dòng sông Hoài êm đềm mấy thuở

Lặng chiếu nhà xưa phố đã lên đèn

Chợ Cồn đông vui rộn ràng câu nói

Tiếng được tiếng mất nghe cũng bùi tai

Đường Ông Ích Khiêm mới đi thấy lạ

Bạn bè mấy đứa đi lại rong chơi

Đà Nẵng bây giờ phố đã lên non

Những con đường xưa trở thành nhỏ bé

Ước chi một ngày đi con đường cũ

Ta lại cùng nhau kể chuyện xuân thì!


Bành Phi Lân

Bà Rịa VT, mồng Năm Tết Nhâm Dần, 05/02/22..



READ MORE - NOEL VỀ | VỀ HỌP LỚP | THÀNH PHỐ BÊN SÔNG HÀN - Chùm thơ Bành Phi Lân

NGÕ KHUYA | BỐI RỐI | CHỬA KHÔN - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến

 




CHỬA KHÔN 

.

Kể từ đận đó nó về

Em đem bóp vụn câu thề tuổi thơ

Tôi thành ra kẻ lơ ngơ

Chữ yêu chữ hận đến giờ chửa khôn.

*.

Hà Nội, chiều 25/12/2023

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

.

NGÕ KHUYA 

.

Trăng tàn ai bán ai mua 

Ngõ khuya chỉ tiếng gió lùa buốt đêm

Lặng tìm hương cũ ngọt mềm

Giật mình kín cả một thềm lá rơi.

*,

Hà Nội, 21 tháng 12/2023

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

.

BỐI RỐI

.

Em xinh tươi như hoa

Hoa lại tươi như nắng

Nắng cứ nựng má em

Em làm anh bối rối...

*.

Hà Nội, 16:25-15/12/2023

ĐẶNG XUÂN XUYẾN



READ MORE - NGÕ KHUYA | BỐI RỐI | CHỬA KHÔN - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến

Thursday, December 28, 2023

XUÂN THA HƯƠNG – Thơ Khê Kinh Kha

 

XUÂN THA HƯƠNG
 
xuân này là mấy xuân rồi
mà sao hoang lạnh giăng đầy trong tôi
nhìn quanh chỉ thấy tuyết rơi
tuyết rơi hay lệ tuôn rơi vào hồn
bao năm rồi chẳng mai vảng
chỉ bao thương nhớ với ngàn đắng cay
nhớ quê hương – nhớ tình người
nhớ sông nhớ núi nhớ trời mây bay
nhớ vầng trăng – giữa đêm dài
nhớ mưa nhớ nắng nhớ ngày tháng xưa
nhớ ruộng lúa – nhớ bờ đê
nhớ con đường đất hàng tre rũ mềm
nhớ cây đa đứng đầu đình
nhánh sông nhỏ bé gập ghềnh cầu tre
nhớ ai xõa mái tóc thề
dáng mềm như bóng trăng khuya đáy hồ
nhớ đêm tát nước, ai hò:
“trăng em mười tám nõn nà như hoa
chàng về trình với mẹ cha
tràu cau trà bánh sang nhà thiếp đây
à ơi duyên phận lứa đôi
chàng chàng thiếp thiếp trọn đời có nhau”
nhớ biển xanh nhớ núi cao
bóng chim mỏi cánh qua đèo lẻ loi
 
nhớ bay theo cánh gió trời
gió ơi đưa chút tình này về quê
vượt trùng dương, vạn sơn khê
lênh đênh tìm lại lối về quê hương
 
phận người viễn xứ lưu vong
dù thân héo úa nhưng lòng sắt son
 
                              Khê Kinh Kha
                                12/23/23
 
READ MORE - XUÂN THA HƯƠNG – Thơ Khê Kinh Kha

SÂN NGOÀI...- Thơ Tịnh Bình

 
 
                   Nhà thơ Tịnh Bình


SÂN NGOÀI...
 
Gió lay hoa sứ giật mình
Sân ngoài rơi xuống lời kinh nhiệm mầu
*
Trăng treo cổ tự mái đầu
Sân ngoài thoáng bóng áo nâu nhẹ nhàng
*
Ao thu sen nở sen tàn
Sân ngoài sót chút mơ màng nhụy hương
*
Cõi hồn buồn giận ghét thương
Sân ngoài mắt lá đẫm sương khi nào
*
Chợ đời mặc cả trần lao
Sân ngoài chú tiểu làu làu chân kinh
*
Loay hoay trong cõi tử sinh
Sân ngoài viên sỏi im thinh nụ cười
*
Gió lay hoa sứ cứ rơi
Sân ngoài bóng nguyệt tỏa ngời tự thân...
 
                                          TỊNH BÌNH
                                            (Tây Ninh)

READ MORE - SÂN NGOÀI...- Thơ Tịnh Bình

ĐỌC “ÁC MỘNG” THƠ TUỆ SỸ - Châu Thạch

 
   

 
ÁC MỘNG
         
Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy
Thịt xương người vung vãi lối anh đi
Nhưng đáy mắt không căm thù đỏ cháy
Vì yêu em trên lá đọng sương mai
 
Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại
Thoảng trông em tà áo mỏng vai gầy
Ôi hạnh phúc anh thấy mình nhỏ bé
Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây
 
Đời khách lữ biết bao giờ yên nghỉ
Giữa rừng khuya nằm đợi bóng sao Mai
Để một thoáng giấc mơ tàn kinh dị
Dáng em buồn bên suối nhỏ mây bay
 
                                      Tuệ Sỹ
                            Rừng Vạn Giã 1976
 

        ĐỌC “ÁC MỘNG” THƠ TUỆ SỸ 
                                              Châu Thạch
 

Có một nhà văn đã viết về Tuệ Sỹ rằng:
 
“Trong số những sáng tác của Thiền sư Thích Tuệ Sỹ, một số lớn được sáng tác trong thời gian một năm tác giả rút về sống cô độc làm rẫy trong rừng Vạn Giã từ 1976 đến 1977. Những bài thơ này được gom lại trong tập “Giấc mơ Trường Sơn”. Ngoài những bài thơ về núi rừng, về vũ trụ, về kiếp nhân sinh, còn có một số không ít bài về tình yêu, rất tha thiết và truyền cảm, là một điều khá ngạc nhiên khi tác giả là một thiền sư”“Ông biết rất rõ tâm lý con người để có thể diễn tả một cách thuyết phục những lối đi thơ mộng của tình yêu, những tâm tư thầm kín của lòng người, mà không nhất thiết biểu lộ những tình cảm của riêng mình. Mặt khác, trong những câu thơ nói về tình yêu, chúng ta nghĩ là tình yêu thơ mộng nam-nữ, nhưng thật ra có thể đó chỉ là biểu hiện trong thi ca của một tình rộng lớn hơn là tình người.”
 
Những lời nhận định trên quả rất đúng. Tuệ Sỹ chính là kẻ sĩ trong truyền thống của Đông phương. Thiền sư Tuệ Sỹ đã thể hiện tinh thần “uy vũ bất năng khuất” của kẻ sĩ không phải chỉ bằng hành động, mà còn bằng những tác phẩm. Qua văn tự, ngài đã viết tác phẩm đó bằng sự hy sinh quên mình, để chia xẻ sự đau khổ với quê hương đất nước. Một trong những bài thơ như thế là bài thơ “Ác Mộng” ngài viết trong rừng Vạn Giã năm 1976, viết trong túp lều tranh do tự tay mình dựng lên, nơi mà đêm xuống nơi đó chẳng có gì cả, ngoài ngọn đèn dầu leo lét trong túp lều tranh và bóng tối mịt mù giữa núi rừng mênh mông.
 
Bây giờ xin mời quý vị và tôi cùng mang hai bản chất để đi vào bài thơ “Ác Mộng”. Có như thế chúng ta mới có thể hiểu được một phần nào ý sâu xa trong bài thơ của ngài. Trước hết hãy mang bản chất của tình yêu nam nữ để cảm thụ tiếng thơ tình say đắm, sau đó tùy theo mỗi người, hãy thử mang ít hay nhiều bản chất của một tu sĩ, của người đã xa lánh bụi trần gian để cảm nhận huyền vi trong câu thơ của Tuệ Sỹ.
 
Xin hãy bước vào khổ thơ đầu tiên:
 
Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy
Thịt xương người vung vãi lối anh đi
Nhưng đáy mắt không căm thù đỏ cháy
Vì yêu em trên lá đọng sương mai
 
Đọc hai câu thơ đầu ta thấy ngay nhà thơ mơ một giấc mơ hải hùng giữa rừng. Nhà thơ đã thấy “Thịt xương người vung vãi lối anh đi”. Tác giả cho biết “Lại ác mộng” nghĩa là đã từng có ác mộng nhiều lần trong khu rừng ấy. Tác giả cho biết thêm, lại ác mông bởi vì “rừng khuya tàn bạo đấy”. Như thế ác mộng của tác giả có nguyên nhân rõ tàng là do “rừng khuya tàn bạo” mà gây nên. Vậy câu thơ đầu tác giả đã chỉ ngay chủ thể gây ra ác mông là “Rừng khuya tàn bạo”. Chủ thể là gì? Chủ thể là cá nhân, tổ chức tồn tại hiện hữu, nhận diện được qua hành động. Rừng khuyu không thể là chủ thể. Vậy “rừng khuya” trong thơ dùng để ám chỉ một chủ thể nào đó đã gây ra ác mộng cho tác giả.
 
Qua hai câu thơ sau “Những đáy mắt không căm thù đỏ cháy/ Vì yêu em trên lá đọng sương mai” là bức tranh vẽ lá trong rừng Vạn Giã. Câu thơ thứ 3 “Những đáy mắt không căm thù đỏ cháy” cho ta đoán được ác mộng xảy ra vào mùa thu trong rừng Vạn Giã, vì mùa thu thì lá úa vàng, nhìn như đỏ cháy. Nhà thơ dùng cụm từ “Những đáy mắt” để chỉ về phần nội tâm, sâu trong nội tâm những chiếc lá không biết căm thù trước sự tàn bạo gây ra. Ta hiểu rừng trong thơ đại diện cho một chủ thể thì lá trong thơ cũng đại diện cho một tầng lớp trong xã hội đương thời,
 
Qua câu thơ thứ 4, nhà thơ đột nhiên dùng chữ “Yêu em”. Để hiểu nghĩa rõ hơn hai câu thơ nầy ta có thể viết lại như sau: Những đáy mắt không căm thù đỏ cháy/ Đỏ cháy vì yêu em trên lá đọng sương mai. Ta để ý cụm từ “yêu em trên lá đọng sương mai”. Vậy em trong câu thơ nầy là ai? Là “lá đọng sương mai”, nghĩa là em là những chiếc lá đọng sương mai. Hiểu như thế ta sẽ không còn thắc mắc tại sao thiền sư lại viết “em” trong thơ của ngài.
 
Qua khổ thơ đầu ta có thể thấy tuy nhà thơ viết về ác mộng, nhưng đó không phải là giấc mơ khi ngủ mà là ác mộng khi ngài đang thức, bởi vì ngài vẫn thấy rõ lá đỏ đọng sương mai trước mắt mình.
 
Tóm lại trong khổ thơ đầu, Tuệ Sỹ viết về một cơn ác mông do xã hội đem đến cho ngài. Ngài thấy cảnh đau khổ trên từng lối đi, ngài cũng thấy tầng lớp bị đè nén thơ ngây như những chiếc lá không biết hận thù, tâm hồn họ đẹp như những giọt sương đọng trên lá mà ngài yêu quý. Vậy lá đại diện cho lớp người bị áp bức được nhà thơ gọi là “Em” và “sương mai” chính là tâm hồn của họ.
 
Bây giờ xin mời quý vị đọc tiếp khổ thơ thứ hai:
 
Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại
Thoảng trông em tà áo mỏng vai gầy
Ôi hạnh phúc anh thấy mình nhỏ bé
Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây
 
Câu thơ đầu “Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại” nói về thế lực của Tuệ Sỹ và ý chí của Tuệ Sỹ. Thế lực của nhà thơ yếu đuối như cỏ dại, nhưng ý chí nhà thơ luôn kiên cường chiến đấu. Trước bạo lực Tuệ Sỹ như cỏ dại nhưng cỏ dại vẫn chiến đấu. Ngài chiến đấu cho ai, chiến đấu vì sao? Câu trả lời rất rõ ràng, chiến đâu cho “em tà áo mỏng vai gầy”, nghĩa là chiến đấu vì tầng lớp yếu đuối và nghèo khó. Hiểu như thế ta sẽ thấy “em” ở đây không là cô gái nào cả mà em ở đây là những giai tầng bị áp bức.
 
Hai câu thơ tiếp theo nói về sự thỏa lòng trong tình yêu của nhà thơ và cách bày tỏ tình yêu của nhà thơ. Tất nhiên ta đã biết rõ tình yêu nầy không phải là tình yêu nam nữ, mà là thứ tình yêu cao rộng cho tha nhân, cho người yếu đuối, người chịu sự bất công đè nén: “Ôi hạnh phúc anh thấy mình nhỏ bé/Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây”
 
Ôi hạnh phúc anh thấy mình nhỏ bé”: Tuệ Sỹ hạnh phúc trong sự nhỏ bé thật, bởi vì chính sự nhỏ bé ấy mà ngài thành tượng đài vĩnh viễn không chối cải được trong lương tâm thời đại.
“Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây”: Quả đúng như vậy. Ngày nay mặc dầu Tuệ Sỹ đã đi xa nhưng thơ ngài, văn ngài, kinh kệ của ngài là thứ tình yêu vô đối còn để lại trên trang giấy vĩnh viễn, rất thơ ngây nhưng vô cùng giá trị, là cảo thơm cho văn học sử, là lời dạy của thiền sư trọng vọng trong đạo Phật, là văn tự của hiền sĩ cho lịch sử Việt Nam.
 
Bây giờ xin mời quý vị đọc khổ thơ cuối của bài thơ:
 
Đời khách lữ biết bao giờ yên nghỉ
Giữa rừng khuya nằm đợi bóng sao Mai
Để một thoáng giấc mơ tàn kinh dị
Dáng em buồn bên suối nhỏ mây bay
 
Đây là một khổ thơ ước mơ và hy vọng. Đạo Phật quan niệm đời người như một lữ khách lang thang qua ngàn vạn kiếp: “Hỡi người khách lữ hành trên cõi thế/Đi lang thang vô định đã bao đời/Vòng tử sinh, sinh tử, nẽo luân hồi/Trong tam giới xoay đi rồi chuyển lại”. Đời đã buồn như thế nhưng Tuệ Sỹ càng buồn hơn vì đời nầy của ngài đang sống giữa rừng khuya mờ mịt không biết bao giờ trời sáng lại. Tuy thế nhà thơ vẫn nuôi một hy vọng lớn lao, ngài chờ đợi bóng sao Mai báo hiệu mặt trời sẽ lên, ánh sáng sẽ đến. Lúc đó giấc mơ kinh dị của ngài sẽ tàn và ngài sẽ thấy được “Dáng em buồn bên suối nhỏ mây bay”, nghĩa là em đang đứng trong khung cảnh bình an. Tất nhiên dáng em vẫn còn buồn vì ngày đó đến bất ngờ em chưa nhận thức được.
 
Như trên ta đã biết, em của Tuệ Sỹ không phải người con gái, Em của Tuệ Sỹ trong thơ là lớp người gánh chiu nhiều hệ lụy trong cuộc đời, là những người chịu nhọc nhằn đau khổ, những người bị áp bức, chịu bất công hay có thể ngài quan niệm “Em” là tất cả những người còn xa lìa với đạo Phật là con đường mà ngài đang tu tập.
 
Thơ Tuệ Sỹ không chỉ như bông hoa nở trước mắt ta mà còn như ngôi sao lấp lánh trên trời cao. Như bông hoa nở trước mắt ta là vì màu sắc tươi đẹp, hương thơm ngọt ngào ta cảm nhận được ngay. Như ngồi sao lấp lánh trên trời cao là vì những ý siêu đẹp, những tứ siêu phàm lấp lánh, ta cũng có thể thấy tùy theo mắt mỗi người, nhưng ai cũng phải ngước lên cao để tìm và phải điều tiết mắt mình để thấy rõ hơn.
 
Thấy thì có thấy nhưng kể lại thì chắc chi ai giống ai, vì thơ Tuệ Sỹ là loại thơ siêu thực. Châu Thạch tôi cũng vậy, chỉ thấy thơ ngài trong đôi mắt trần tục, suy nghĩ về thơ ngài trong cái đầu dốt nát của mình, và viết về thơ ngài chỉ để mua vui cho mình và cho những ai có tấm lòng độ lượng. Mong được tha thứ nếu thấy sai trật điều gì. Kính cảm ơn quý vị!
                                                                        
Châu Thạch
READ MORE - ĐỌC “ÁC MỘNG” THƠ TUỆ SỸ - Châu Thạch