Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, May 19, 2021

VỀ THĂM CÙ LAO NĂNG GÙ QUA TẬP SÁCH “ĐÌNH VÀ LÀNG BÌNH THỦY” CỦA VĨNH THÔNG - Nguyễn Khắc Phước

 



 VỀ THĂM CÙ LAO NĂNG GÙ 

QUA TẬP SÁCH “ĐÌNH VÀ LÀNG BÌNH THỦY” 

CỦA VĨNH THÔNG


Nguyễn Khắc Phước


Viết một cuốn lịch sử của làng mình là ao ước của tôi thời còn trẻ nhưng vì không đủ tài năng và điều kiện nên không làm được. Có thể nhiều bạn từ Quảng Nam đến Quảng Trị đã thực hiện được nhưng tôi chưa bao giờ thấy một cuốn nào. Chỉ dám nói chưa thấy mà thôi vì nếu các bạn có dỉ nhiên tôi không được tặng vì tôi không phải là dân làng.

 

Tuần trước, thật may mắn, tôi được tặng tập sách ĐÌNH VÀ LÀNG BÌNH THỦY của nhà nghiên cứu Vĩnh Thông viết về lịch sử và các lễ hội của xã Bình Thủy, huỵện Châu Phú, tỉnh An Giang, sinh quán của anh.

 

Sau Lời Giới Thiệu và bản đồ của xã Bình Thủy, tác giả dành phần 1 gồm 25 trang để giới thiệu hết sức chi tiết về  Đình Thần Bình Thủy, một  di tích văn hóa quan trong bậc nhất ở vùng Cù lao Năng Gù, một nơi may mắn không bị chiến tranh tàn phá nên hầu như tất cả mọi di tích và văn tự như các sắc phong còn vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

 

Phần 2 tác giả dành 19 trang để mô tả hết sức chi tiết về Lê hội Kỳ Yên tổ chức tại Đình Thần Bình Thủy vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch, kéo dài đến 4 ngày 4 đêm, trong đó có các lễ Tĩnh sanh, lễ Thỉnh sắc, lễ Khai mạc, lễ Tiên nghinh, lẽ Xây chai – Đại bội, lễ Thần nông, lễ Túc yết, lễ Chánh tế và các hoạt động hội như đua thuyền, xe hoa, hóa trang và ẩm thực.

 

Phần 3 gồm 28 trang dành cho lịch sử thành lập xã Bình Thủy trên cù lao Năng Gù từ thgế kỷ nthứ XVI, ca ngượi công lao của bậc tiền hiền và những thế hệ tiếp nối, những thay đổi qua các thời kỳ từ thời chúa Nguyễn, nhà Nguyễn sang thời kỳ Pháp thuộc cho đến nay. Tác giả còn giới thiệu đời sông của xã Bình Thủy hiện nay về dân số, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, văn học nghệ thuật, di tích.

 

Cuối cùng là phần phụ lục gồm có 3 bài thơ và 2 bài vọng cổ dạt dào tình cảm quê hương.

 

Vĩnh Thông là một nhà nghiên cứu văn hóa vùng châu thổ sông Cửu Long còn rất trẻ nhưng đã làm cái việc mà nhiều người lớn tuổi khác ao ước nhưng chưa làm được. Có thể các bạn không xa lạ gì với tác gỉa này nhưng để  cho rõ hơn, xin mời các bạn đọc phần giơi thiệu về Vĩnh Thông trong bài “Dấu Ấn Thương Châu Thổ” Trong Nhà Nghiên Cứu Tuổi 25 của Bảo Bình đăng trên Báo Thể Thao Văn Hóa ngày 10/5/2021, như sau:




 Một cây bút đa năng và nhiều triển vọng

 

“Vĩnh Thông là cây viết có lẽ không còn xa lạ trong giới văn chương trẻ trên cả nước. Dù mới chỉ 25 tuổi, nhưng anh đã có cho mình một bộ sưu tập tác phẩm khá dày dặn với 8 đầu sách. Trong đó có 3 tập thơ, 2 tập truyện ngắn, 1 tập tùy bút và 2 tập du khảo, nghiên cứu.

 

“Từ những năm học trung học cơ sở, tác giả trẻ này đã có thơ và nghiên cứu xuất hiện trên các báo trung ương. Điều này làm dấy lên nghi vấn có người mượn tên Vĩnh Thông để thổi tác phẩm. Vượt qua những nghi vấn ấy, Vĩnh Thông đều đặn hằng năm công bố các tác phẩm mới và giành được nhiều giải thưởng danh giá trong các cuộc thi sáng tác văn chương.

 

“Tốt nghiệp cử nhân ngành văn hóa học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM rồi về lại An Giang, Vĩnh Thông dường như mỗi ngày một chuyên nghiệp hóa hơn trên con đường nghiên cứu văn hóa vùng sông nước trù phú phía Nam của Tổ quốc.

 

“Với những gì mà Vĩnh Thông đã và đang trình làng, bạn đọc hoàn toàn có quyền tin vào tương lai của một cây viết đa năng và còn rất trẻ này.”

 

No comments: