Nhà văn Mang Viên Long. |
THĂM
XUÂN, NÓI CHUYỆN… THƠ!
Tạp
Bút
Mang
Viên Long
Xuân
về - Tết đến, tôi được thư thả mấy hôm. Nhưng trong “mấy hôm ở không” ấy, lại phải “nằm nhà” hết ba hôm, bởi - theo
tục lệ - tôi không dám suồng sả đến “xông đất“ nhà ai sớm, bởi biết “cái số”
mình không bao giờ được giàu sang vinh hiển - ngại sẽ làm phiền cho gia chủ cả
năm chăng?
Ba
ngày đầu năm mới – người ta thường chờ đón người có tuổi hạp với gia chủ - chờ
đón người quyền quý, hay mong đón người có cái tên đẹp! (như : Hưng / Thịnh /
Vượng / Sang / Quý / Mỹ / Phú…). Tên tôi không đẹp-cũng không đến nỗi xấu -
nhưng lại vướng số “tam tai / sao hạn xấu”- nên nghĩ phải từ từ sẽ lần luợt đi
thăm bằng hữu vì … mùa Xuân ít ra cũng phải qua Nguyên Tiêu!
Tôi
cẩn thận ghi tên những vị nên đến thăm để tránh “thiếu sót” như những năm trước.
Ưu tiên là tên những ông bạn mà tôi đã “hứa hẹn trong năm” (rằng Tết dù thế nào
cũng sẽ đến thăm để được cụng ly !) – người đứng đầu danh sách là ông bạn vong
niên, năm nay đã 80 tuổi! Đúng ra, ông là bạn của người anh cả tôi – nhưng khi
có dịp xuống phố, ông thường ghé thăm - nên tôi trở thành “bạn nhỏ” của ông!
Nhà
ông ở cách thị xã khoảng 15 cây số - vùng ngoại ô yên tĩnh, xanh mát! Khi vừa
trông thấy tôi quành xe vào ngõ - ông đã bước ra sân - tuơi cuời: “Năm nay chắc
vợ chồng tôi làm ăn khá lắm đây! Rồng đến nhà tôm sớm vậy?“. Sau thủ tục thăm
viếng, chúc Tết vợ chồng ông và các con cháu (ông có 7 con - 5 trai / 2 gái –
cháu chắt nội ngoại tổng cộng là 20).
Vừa
rót đầy ly rượu “Lão Tửu Bàu Đá“ - Ông cười hớn hở: “Mấy cái Tết hứa suông rồi
năm nay chú mới đến nhà thăm tôi – vợ chồng tôi rất cảm ơn – để làm quà Xuân
cho chú - hôm nay, tôi đọc cho chú nghe một bài thơ…”.
Nghe
sẽ được thưởng thức thơ - tôi cầm ly ruợu lên nhấm nháp một chút để có “khí thế”
mà nghe: “Anh vẫn thường làm thơ sao?”
Ông
giải thích: “Thỉnh thoảng thôi,chú à! Ở quê, buồn – con cháu ở xa, còn lại hai
vợ chồng già - tôi cũng “đối cảnh sanh tình” - làm thơ cho vui vậy thôi!” Ông uống cạn ly rượu – tiếp: “Người xưa có câu:
‘Thơ dĩ ngôn chí – ca dĩ đàm tình’ mà, chú?”
Tôi
cảm thấy thú vị - bởi không ngờ, thăm Xuân lại được nghe thơ (và có đủ trà ngon
- rượu quý, bánh mứt đầy đủ) - Tôi nhìn ông - cuời: “Vậy anh đọc cho nghe một
bài thơ nào đi!“
Ông
không đọc vội, mà tâm sự: “Tôi làm thơ thường chỉ để cho mình đọc giải khuây –
đôi lúc vui , lại gọi vợ đến nghe . Bà ấy nghe xong, không khen - cũng chẳng
chê, mà chỉ tủm tỉm cười thôi, chú à!”
-
Cười vậy là khen rồi! Hiếm có người vợ nào “chịu khó” lắng nghe thơ của chồng
mà anh! - Tôi tiếp lời ông.
-
Đúng đấy! Tôi nhìn thấy trên nụ cười của bà một niềm vui mới, nhiều lúc rất
duyên dáng như thuở mới yêu thương nhau nữa!.
-
Anh thật diễm phúc…
Ông
lại chiêm thêm ruợu vào hai ly – ngẩng lên nhìn tôi:
-
Lát nữa, tôi sẽ dưa cho chú xem cả tập thơ tôi đã ghi lại trong mấy chục năm.
Có một số bài tôi đã gởi cho con cháu đọc. Một số bạn già đến đọc chơi rồi chép
lại để làm kỷ niệm. Nhưng bây giờ, tôi chỉ đọc cho chú nghe bài tứ tuyệt lục
bát này nhé?
“Làm
Thơ làm thở làm Thơ…
Làm
Thơ làm thở thì làm cho vui!
Làm
Thơ làm thợ, xin lui…
Làm
Thơ làm thợ lui cui – nghĩ buồn!”
Tôi
nhìn thấy nụ cười của người vợ ông vừa bước lên phòng khách để pha thêm trà.
Tôi nghĩ đến ba chữ “Thơ / thở / thợ” được ông lập lại mà cảm thấy được cái
“chí”, cái “quan điểm” khi đặt bút làm thơ của ông. Tôi đang suy nghĩ về “phong
cách thơ” - thì ông đã bước lại bàn viết, lấy tập vở dày trao cho tôi: “Đây,
chú lướt qua xem tôi làm thơ có đọc đuợc không?”
Tôi
trân trọng đón tập thơ - giở từng trang vở viết tay – chữ nắn nót, chân phương
- đẹp. Tôi đã đọc: “Nhớ bạn hiền phương xa / Thơ tặng vợ / Quà cho cháu nội /
Sinh nhật, nghĩ lại đời mình / Chiều quê một mình / Đón trăng Nguyên Tiêu ở
hiên nhà / Thương Nhớ Người Xưa” v.v. Chỉ lướt qua mấy bài thơ ấy – tôi đã có cảm
nhận: Thơ ông quả là hơi thở, là nhịp đập của trái tim, là xúc cảm chân thành
sâu lắng của đời ông! Nó tự nhiên, trong sáng, giản dị mà đầy trải nghiệm sâu sắc!
Đọc thơ, tôi hiểu thêm nỗi ưu tư, niềm an ủi, và sự kỳ vọng của ông dành cho vợ
con, bằng hữu và quê nhà. Trong thơ ông không có “triết lý ba xu”, càng không
có “lý luận ba hoa” để tự khoe. Tôi rất ngạc nhiên - một con người sống lặng lẽ
ở miền quê xa đã “gần đất xa trời” mà vẫn còn yêu quý Thơ, đến với từng trang
thơ một cách trân trọng và nhiệt tình! Thơ quả là mầu nhiệm biết bao! Tôi chợt
liên tưởng đến mấy bài thơ đã đọc được đâu đó chỉ là sự gia công nặn chữ, ráp vần
– sáo rổng, cứng đơ, vô nghĩa, lại không có mảy may xúc cảm chân thật nào! Ấy vậy
mà nghe nói họ không hề “chịu” thơ ai – ngoài thơ của mình! Ai đó có nói đùa: “Mấy
ông nhà thơ kiểu ấy, mỗi ông là một ông trời con mà!”
Liếc
nhìn đồng hồ đã hơn 9 giờ rồi mà “chương trình” thăm Xuân buổi sáng của tôi còn
đến 5 người bạn nữa – tôi châm một điếu thuốc, uống một tách trà – cười thân
tình: “Tôi rất vui được đọc qua tập thơ của anh. Hôm nào có dịp – tôi xin mượn
tập thơ, đọc tiếp nhé? Anh đã cho tôi một buổi sáng Xuân thật đầm ấm!”
Ông
dưa tay, có ý ngăn chưa cho tôi rút lui. Giọng vui vẻ: “Chú cũng phải đọc cho
tôi nghe một bài đi chứ?”
-
Tôi cũng muốn lắm, nhưng ngặt nỗi tôi “không biết làm thơ “ anh à! – Tôi cười.
Chẳng thà mình nói thật lòng với nhau, anh thông cảm!
-
Mấy ông bạn già của tôi thường nói chơi – dạo này, ra khỏi ngỏ - đã gặp… nhà
thơ rồi ! Sao chú không… làm thơ cho vui?
Chỉ
còn có một con đường để có thể chào từ giả êm thắm là phải đọc “cái gì” đó cho
ông để “đáp lại” tấm chân tình của ông đã dành cho mình - tôi nói: “Thơ vui thì
được! Anh nghe qua, rồi bỏ nhé?”
-Được
rồi! Chú đọc đi…
Tôi
chậm rải nhớ lại “bài thơ” không hề viết lên giấy - chỉ ngẩu hứng đọc cho một
người bạn văn phương xa nghe chơi khi anh ta ghé thăm cách nay đã hơn hai chục
năm rồi:
“Chữ
Thơ, chữ thợ một vần…
Làm
Thơ, làm thợ - ta mần cả hai!
Làm
thợ thì để sinh nhai,
Làm
Thơ thì để … lai rai, đỡ buồn!”
Ông
dứng dậy vỗ vào vai tôi: “Chú rất giống tôi! “
Hà
hà hà…
Mồng
8 Tết Tân Mão
MANG
VIÊN LONG
No comments:
Post a Comment