Vườn cau ở làng Nam Phổ (Huế)
“CHỢ
QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH,…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN
La
Thụy sưu tầm và biên tập
Hầu như những ai từng sinh ra và lớn lên từ mảnh đất
Quảng Trị, Thừa Thiên đều thuộc lòng “Điệu
Hò Ru Em” hay “Khúc Hát Ru Em” đặc
trưng vùng Trị Thiên, một bài ru thân thương quen thuộc thường được bà, mẹ hoặc
chị đưa trẻ vào giấc ngủ khi nằm nôi. Bản thân tôi từng được
say muồi giấc ngủ trẻ thơ những khi bà nội tôi đong đưa những tao nôi cất giọng
hò ru ngọt ngào, êm ái… như ngày xưa bà đã từng ru ba tôi, các cô chú tôi và
chị em tôi. Đặc biệt hơn, bà lại hát ru những đứa con tôi – chắt nội của bà
tròn giấc ngủ ngon. Giọng hò ru của bà lắng đọng và thấm đượm vào sâu thẳm tâm
hồn chúng tôi.
Khúc hát ru theo thể lục bát, trong đó tên các chợ như
chợ Quán, chợ Cầu, Nam Phổ, chợ Dinh, Triều
Sơn, Mậu Tài… được nhắc đến với những sản vật riêng của mỗi chợ đó:
Ru
tam, tam théc cho muồi
Để
mạ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua
vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua
cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.
Chợ
Dinh bán áo con trai
Triều
Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim
Kim
xa, kim ở bên Tàu
Ở
gần Hà Nội gặp chắc giữa đàng
Với những người cùng thế hệ tôi và lớn tuổi hơn trở về
trước, khi cất giọng ru em thì lời ru vương vấn một ít thổ âm, phương ngữ của
vùng Trị Thiên có hơi cổ xưa như :“tam,
théc, muồi, mạ, chắc”.
“Tam” có nghĩa là em, như “eng tam” là anh em. “Théc” có nghĩa là ngủ. Cụm từ “théc cho muồi” nghĩa là ngủ cho say. Chín muồi (rất chín, đạt đến độ ngon nhất), ngủ muồi (ngủ rất ngon, rất say). “Mạ” có nghĩa là mẹ. “Chắc”có nghĩa là nhau (“gặp chắc” là gặp nhau.)
“Tam” có nghĩa là em, như “eng tam” là anh em. “Théc” có nghĩa là ngủ. Cụm từ “théc cho muồi” nghĩa là ngủ cho say. Chín muồi (rất chín, đạt đến độ ngon nhất), ngủ muồi (ngủ rất ngon, rất say). “Mạ” có nghĩa là mẹ. “Chắc”có nghĩa là nhau (“gặp chắc” là gặp nhau.)
Hai câu:
Kim
xa, kim ở bên Tàu
Ở
gần Hà Nội gặp chắc giữa đàng
Có lẽ là hai câu ghép nối thêm, vì ngoài việc tiếp nối
ý “Mậu Tài bán kim” thì vần gieo
không ăn khớp với nhau giữa các câu lục và câu bát (Kim – Tàu – chắc)
“Khúc
hát ru em” này do bà nội tôi hát ru chị em tôi, rồi hát ru các
con tôi. “Chắc” là phương ngữ Quảng
Trị có nghĩa là “nhau”. Nếu hát “nhau” thì ăn vần với tiếng “Tàu” ở câu lục phía trên. Nhưng người dân địa
phương như bà nội tôi có khi họ hát ru theo cảm xúc và phương ngữ địa phương
nên vô tình lạc vận…
Giọng hát ru của bà nội tôi in sâu vào tâm khảm tôi, nếu
có sự thô mộc, chơn chất hay lạc vận thì đó cũng là đặc trưng của dòng chảy văn
học dân gian, văn học truyền khẩu khi chưa được bậc thức giả ra công giũa gọt để
có tính nghệ thuật cao hơn.
Và hai câu này cũng có dị bản:
Kim xa, kim ở bên Tàu
Chỉ
về Hà Nội gặp nhau tình cờ
Qua dị bản này ta thấy có dấu ấn của bậc thức giả
trong việc chỉnh sửa tu từ để ý liền lạc hơn, từ “kim” đến “chỉ” và không
dùng phương ngữ để ăn vần với nhau.
Khúc hát ru vùng Trị Thiên này, bây giờ người địa phương hát thì mọi người khắp vùng trên đất nước đều nghe và hiểu cả vì chỉ còn duy nhất phương ngữ “muồi” mà thôi
Ru
em, em ngủ cho muồi
Để
mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua
vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua
cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.
Chợ
Dinh bán áo con trai
Triều
Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim
Kim
xa, kim ở bên Tàu
Chỉ về Hà Nội gặp nhau tình cờ
Giọng hát ru ở video clip có đôi chút khác biệt về địa danh Triều Sơn, Mậu Tài... so với khúc hát ru đã dẫn ở trên
Như ở nói ở trên, tên các chợ như chợ Quán, chợ Cầu, Nam
Phổ, chợ Dinh, Triều Sơn, Mậu Tài…được nhắc đến với những sản vật riêng của mỗi
chợ đó. Không ít người miền Trung và một số học giả cho rằng toàn bộ các chợ được
nêu trong khúc hát ru này đều ở Thừa Thiên Huế cả. Thế thì lý do gì mà người Quảng
Trị cũng hát ru em “cho mẹ đi chợ” xa
tận Thừa Thiên Huế dữ vậy.
Có
hai nguyên nhân dẫn đến việc nhiều học giả, nhà nghiên cứu bị cuốn vào vùng đất
Thừa Thiên để lần tìm hai địa danh còn lại mà bỏ quên các địa danh khác:
-
Nguyên do thứ nhất: Ngoài sự hiện diện hai đặc sản nổi tiếng (Nam Phổ, chợ
Dinh) còn có sự tác động không nhỏ bởi hai câu dị bản được chắp nối thêm: …
Chợ
Dinh bán áo con trai
Triều
Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.
Nón
và kim (thêu, khâu, may) cũng là hai đặc sản thuộc Thừa Thiên Huế.
-
Nguyên do thứ hai, một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là chúng ta quên tìm
hiểu bối cảnh lịch sử, sự xác lập địa lý vào thời điểm bài ca dao ra đời.
Vào
thời nhà Lê, năm 1466, vua Lê Thánh Tông đặt dải đất của Châu Thuận và Châu Hóa
thành hai phủ là: Phủ Tân Bình và Phủ Triệu Phong thuộc xứ Thuận Hóa. Phủ Triệu
Phong gồm 6 huyện: Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vang, Điện Bàn và An Nhơn (từ
Cửa Việt vào Điện Bàn). Nói về phủ Triệu Phong đến thế kỷ XVIII chỉ còn 5 huyện
đó là huyện Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Hải Lăng và huyện Đăng Xương (theo
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn). Không dừng ở đó đến năm 1801, vua Gia Long lấy
3 huyện: Đăng Xương, Hải Lăng và huyện Minh Linh lập thành dinh Quảng Trị.
Điểm
qua đôi dòng sử liệu trên, ta thấy có sự giao thoa, chồng lấn, thay đổi các địa
danh, vùng miền qua từng thời kỳ giữa Thừa Thiên Quảng Trị và Quảng Nam (Phủ
Triệu Phong),
Chỉ
cần thoát khỏi sự thu hút theo đơn vị hành chánh cấp tỉnh hiện nay, chúng ta dễ
dàng tìm ra những địa danh có tính thuyết phục cao hơn.
(Theo bài viết “Tìm
hiểu các địa danh qua một bài ru cổ” - Tác giả Khê Giang đăng trên tạp chí
Cửa Việt số 284, tháng 5 năm 2018)
Chúng tôi tìm hiểu thêm qua các tài liệu khác tên các chợ được nêu trong khúc hát
ru, thì thấy địa danh những chợ trên có ở Quảng Trị, thậm chí có ở cả Quảng
Nam, Bình Định và Sài Gòn. Đặc biệt, chợ Cầu ở Quảng Trị đang là một di tích
văn hóa được xếp hạng quốc gia.
Xin điểm qua từng tên chợ trong khúc hát ru em này:
* MUA VÔI CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU:
* MUA VÔI CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU:
- CHỢ QUÁN:
+ Chợ Quán ở Quảng Trị:
Cách Thừa Thiên Huế đúng một con sông (Ô Lâu), chợ
Quán xưa nằm trên địa phận của xóm Quán thôn Mỵ, làng Trường Sanh, nay thuộc xã
Hải Trường, huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Đây là một ngôi chợ cổ nằm trên đường
Thiên lý Bắc - Nam, chợ xuất hiện dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687)
tuy nhiên do vị trí giao thông không thuận lợi nên quy mô phát triển không bằng
các chợ khác trong vùng, sau nhiều lần di chuyển chợ cũng trở lại vị trí ban đầu
lúc mới thành lập, hiện nay chợ được mang tên là Bến Đá.
+ Chợ Quán ở Quảng Nam:
Ngược vào phía Nam tại làng Thanh Chiêm, Điện Bàn, Quảng
Nam có một ngôi chợ mang tên chợ Quán rất phồn thịnh, địa danh này được ghi lại
trong địa bộ của làng, tại đây có các cơ sở nghề truyền thống nổi tiếng như nghề
đúc đồng, bánh tráng, mì Quảng… Chợ Quán ban đầu nằm ở giữa làng, sau dời ra bến
đò trên sông Thu Bồn gọi là chợ Củi. Vào cuối thế kỷ XIX, cùng với chợ Phong Thử
và Đo Đo, chợ Quán được triều Nguyễn xếp hạng thuế thứ 9, khoảng thập niên sáu
mươi của thế kỷ trước chợ được đổi tên thành chợ Cầu Mống rồi chợ Tổng: “Bao giờ cầu Mống gãy đôi/ Sông Thu hết nước
em thôi thương chàng!”.
+ Ngoài ra, ở Sài Gòn cũng có địa danh Chợ Quán. Trong
bài học thuộc lòng “Sài Gòn” ở sách giáo khoa tiểu học ở miền Nam trước 1975, tác giả Bảo Vân viết:
“Phường
Chợ Quán, khóm Cầu Kho,
Bến
xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm”
+ Chợ Quán ở Thừa Thiên, Huế:
. Chợ
Quán ở làng Tân Quán, gần vùng Nguyệt Biều, còn chợ Cầu gần làng Thanh Lương.
Hai chợ này ở gần bến nước cả sông Hương và sông Hồ, nên dễ dàng xây lò đốt
vôi. Ngoài ra họ còn lưu tâm chế biến ra thứ vôi ăn trầu rất tinh vi như: sau
khi đốt một lò vôi xong, khi ra lò họ lựa sơ qua những sò trắng vất riêng ra một
bên, còn bao nhiêu thứ sò ngũ sắc đã bị đốt đến nhiệt độ đúng mức thì đống hàu ấy
tự rệu ra thành thứ vôi bột để xây cất. Cong thứ sò trắng đã cất riêng kia thì
lại được sàng sấy rất kỹ, qua hai lớp sàng và dần. Sau đó còn phải vất hết sỏi
cát, rác rến, dơ bẩn. Xong xuôi còn phải đưa vào lò đốt lại một lần thứ hai để
cho các thứ sò trắng này phải “ngướu rệu”. Lại sàng sẩy một lần nữa chỉ còn lại
dưới “dần” lần cuối cùng là thứ sò tinh vi để sú với nước. Khi sú xong người
chuyên môn lấy tay trà trộn, chỉ nhận thấy trong tay thứ bột mềm dẻo mịn màng.
Nếu lấy dao ăn trầu mà cắt thì không còn có thể mà nghe một hột cát nào trong
bánh vôi. Như thế mới được gọi là vôi chợ Quán, chợ Cầu.
Thời xưa đi mua vôi ăn trầu là cả một vấn đề xê dịch
đáng ngại, phải qua năm sông bảy đò. Đôi khi qua đò, lại nên duyên nên nợ cho mấy
o đi mua vôi ăn trầu. Bởi thế nên có hai câu hò sau:
Không
đi thì nhớ thì thương
Đi rồi lại nhớ Thanh Lương, chợ Cầu!
Không đi thì thảm thì sầu
Đi rồi lại nhớ chợ Cầu, Thanh Lương!…
(“Mua vôi chợ
Quán, chợ Cầu” - Trang web Tin Tức Huế)
. Nhiều
người Huế chưa hề nghe biết “làng Tân
Quán ở gần vùng Nguyệt Biều”. Có lẽ Tân Quán là tên gọi xưa của làng Lương
Quán chăng? Hiện nay ở Huế đang có “Nhà
vườn Lương Quán” – Nguyệt Biều, phường Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế (được công nhận là địa điểm du
lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 2791/QĐ-UBND ban hành ngày
21/12/2018)
. Theo
ông Nguyễn Đình Liễu trong bài viết “Điệu
hò ru con xứ Huế” thì:
“Chợ
Quán là nói tắt của làng Lương Quán, vùng Nguyệt Biều. Ai cũng biết Thừa Thiên
có đá vôi, thời Pháp thuộc đã khai thác nhà máy vôi Long Thọ, sản xuất vôi dùng
vào việc xây cất nhà cửa, cầu cống.”
.
Theo
học giả An Chi thì làng Lương Quán từ xưa đến nay chưa hề tồn tại một ngôi chợ
nào.
+ CHỢ CẦU:
* Chợ Cầu ở Quảng Trị đang là di tích văn hóa quốc gia
- Chợ Cầu nguyên nằm ở khu đất trước đình Hà Thượng
nay thuộc thị trấn Gio Linh. Chợ được lập vào năm Canh Tỵ dưới thời chúa Nguyễn
Phúc Tần (1667), chợ Cầu vì thế mà có cái duyên đặc biệt với đình làng Hà Thượng,
ngôi đình cổ nhất của tỉnh Quảng Trị.
Đình làng Hà Thượng nằm về phía Ðông của làng Hà Thượng,
thị trấn Gio Linh, cách quốc lộ 1A chưa đầy 1km. Di tích đã được Bộ VHTT (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 154/QÐ-BVHTT ngày 25 tháng 1 năm 1991.
Ðình tọa lạc trên một khu đất rộng với tổng diện tích là 8.450m2. Toàn bộ khuôn
viên bao gồm một tòa đại đình và 4 ngôi miếu thờ 4 vị thần. Toàn bộ kiến trúc
tòa đại đình hiện còn có sự phân bố mặt bằng khác biệt so với các ngôi đình ở
miền Bắc và những ngôi đình miền Trung được khởi tạo muộn ở các thế kỷ XVIII -
XIX. Mặt bằng đại đình bố trí theo chiều dọc, mặt tiền mở ra từ gian chái, cửa
chính quay về hướng Ðông (một hướng rất lệch
so với hướng kiến trúc của người Việt). Cấu trúc bộ khung gỗ chịu lực được
thực hiện theo mô thức của một ngôi nhà rường 3 gian, hai chái, phân bố theo 6
hàng cột như vẫn thường thấy ở kiến trúc cổ vùng đồng bằng Trị - Thiên. Không
gian bên trong ngôi đình được phân thành hai phần: phần tiền đường gồm không
gian của gian chái trước và hai gian ngoài dùng làm nơi sinh hoạt văn hóa, hội
họp, ăn uống; phần hậu liêu gồm không gian của gian chái sau và một gian trong
dùng làm nơi thờ cúng, tế tự. Hệ thống cổng
và tường thành phía trước đình xây bằng gạch, xi măng; nền móng khá cao được
xây bằng đá bazan ngăn khuôn viên của đình với khu vực chợ Cầu.
Chợ Cầu Quảng
Trị đã từng đi vào thơ ca:
“Vôi
trắng nghìn năm lời ước hẹn
Đỏ
au cổ tích chẳng nhòa phai
Chợ
Cầu giao cảm cùng sông núi
Viên
mãn cho người một sớm mai…”
Võ Văn Hoa
Chợ Cầu ở thị trấn Gio Linh (Quảng Trị)
* Chợ Cầu ở Thừa Thiên, Huế:
- “Còn chợ Cầu,
có nhiều cách nghĩ, có thể là chợ trên cây cầu, chợ cầu làng Thanh Lương...
nhưng theo tôi nghĩ đó là chợ Cầu Hai, vì vôi có 2 nguồn, có thể từ núi đá vôi
và cũng có thể từ vôi động vật thân mềm như hàu, trai... mà Cầu Hai Phú Lộc thì
những loài này rất nhiều. Ngày nay vùng Lăng Cô vẫn còn nung hàu lấy vôi đó.”
(Điệu ru con xứ
Huế và địa danh liên quan - Trần Trung)
- Nguyễn Đình Liễu trong bài viết Điệu hò ru con xứ Huế cho rằng: “Chợ Cầu làm tôi liên tưởng đến… cầu
ngói Thanh Toàn thuộc làng Thanh Thủy, huyện Hương Thủy, đóng bằng gỗ lim, mái
lợp ngói âm dương. Từ Vĩ Dạ đi về hướng Gia Lệ, Vân Thê đường về đầm Hà Trung
(còn gọi là đầm Chuồn), các bạn sẽ băng qua chiếc cầu lợp ngói bắc ngang nhánh
sông nhỏ, đã được lưu danh bất tử qua câu hò: “Ai về cầu ngói Thanh Toàn / Cho em về với, một đoàn cho vui...”
Hội làng tổ chức bên cầu ngói Thanh Toàn (Ảnh ST)
+ Cầu ngói Thanh Toàn không là nơi họp chợ mà chỉ có hội
làng.
- Về chợ Cầu, có tác giả cho rằng: “Chợ Cầu ở làng Phú Lương, Quảng Thành. Tên
gọi này có lẽ xuất phát từ địa thế của chợ, chợ nằm bên cây cầu có tên Đan Điền,
cây cầu nổi tiếng bậc nhất ở châu Ô thời bấy giờ”, từ suy diễn này tác giả
minh họa bằng trích dẫn chép từ Ô châu cận lục của Dương Văn An: “Cầu ở chợ làng Đan Lương, huyện Đan Điền,
phía đông chợ có một con ngòi, ngang ngòi có một nhịp cầu, đầu cầu là nhà ở. Nhịp
giữa cầu nổi cao như sống lưng cá kình rất tiện lợi cho người qua lại. Sớm hôm
không ngớt, đúng là cái cầu số một của châu Ô vậy”.
Do tính đặc thù trong giao thương xưa, chúng ta không
lấy làm lạ khi có rất nhiều vùng miền có chợ và cầu cùng chung một tên (do các
chợ đều tập trung ở gần cầu và bến đò, rất tiện lợi giao thông thủy - bộ),
nhưng việc gán cho một ngôi chợ (Đan Lương) nằm ở gần một chiếc cầu (Đan Điền)
có tên hẳn hoi để trở thành địa danh chợ Cầu cần xác minh.
*
MUA CAU NAM PHỔ
Cách cầu Trường Tiền khoảng hơn 3km về phía biển Thuận
An, làng Nam Phổ (xã Phú Thượng, huyện
Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) cạnh dòng sông Hương thơ mộng, từ Đập Đá đi xuống.
Làng trồng rất nhiều cây cau cao vút, vì gần nước nên cau rất ngon và sai quả. Nhiều
câu ca dao đã minh chứng cho sự nổi tiếng của cau Nam Phổ từ xưa, chẳng hạn:
“Cam
Xã Đoài gửi vô thì cau Nam Phổ đóng bồ gửi lại, hàng lại trao hàng xa ngái quản
chi”.
Đất Nam Phổ là đất phì nhiêu, nhưng mật độ dân số quá
cao, mà đất thì chật nên người dân xem tấc đất là tấc vàng, phải gia công vun,
xới, bón, tưới, mà trồng thứ cau “bánh dầy”
với bốn tiêu chuẩn như sau mới đáng gọi là cau Nam Phổ: Mỏng vỏ, nhỏ xơ, tơ
lòng, trong ruột.
“Tơ lòng” là khi bổ cau ra, thấy lòng
cau có những đường tơ nho nhỏ chạy quanh, chia thịt cau ra đúng như đường huyết
nhỏ xíu trong làn da trắng của người.
“Trong ruột” là khi bổ trái cau ra sáu
miếng hay tám miếng thì ở giữa trung tâm trai cau có một vòng “màng mạc” trong
giống như có nước. Có đủ bốn tiêu chuẩn ấy và phải là dáng “bánh dầy” mới là cau Nam Phổ.
Cái tên Nam Phổ đồng thời gắn liền với đặc sản truyền
thống Huế: bánh canh và các loại bánh nậm, bánh ít, bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc...
Cau Nam Phổ nổi tiếng từ xưa, nhưng nay người làng chỉ trồng để làm đẹp sân
nhà, không còn là nguồn sinh kế nữa.
*
MUA TRẦU CHỢ DINH
Chợ Dinh được lập trên đất làng An Quán, nay thuộc phường
Phú Hậu, thành phố Huế, nằm bên bờ của một nhánh sông Hương đổ về theo đường
Chi Lăng, chợ chỉ đông buổi sáng, từ chợ đi về khoảng 200m có bến đò qua Nam Phổ,
Vĩ Dạ bên kia sông Hương, gọi là bến đò Chợ Dinh. Năm 1738, chúa Nguyễn Phúc
Khoát lập phủ chính ở Bác Vọng, Phú Xuân. Một năm sau, chúa chính thức dời Dinh
phủ vào An Quán. Chợ nằm phía đông phủ, nên gọi là chợ Dinh. Vùng chợ Dinh xưa
quanh năm rợp vườn cây trái, nơi trồng trầu ngon nổi tiếng trong vùng.
*
Trong
lịch sử, từng có một phố chợ Dinh, một chợ Dinh, cùng một Dinh Ông. Khi lên
ngôi, vua Gia Long đã cho đào kênh Đông Ba biến vùng đất ở phía bên kia bao bọc
bởi một nhánh của sông Hương, có từ thời các chúa Nguyễn, thành ốc đảo và trên
bản đồ thực hiện năm 1819, L.Rey gọi là đảo Chợ Dinh. Cũng chính vua Gia Long
đã cho bắc cây cầu gỗ An Hội và sau đó năm 1837, vua Minh Mạng đổi thành Gia Hội.
Đây là cơ sở cho sự ra đời của phố Chợ Dinh xưa, bắt đầu từ cầu Gia Hội (đường
Chi Lăng hiện nay). Phố Chợ Dinh có “chợ Dinh bán áo con trai”. Và khi quan Thượng
thư Trần Tiễn Thành đến xây dựng tư dinh ở phía bên kia đường đối diện thì chợ
được đặt tên chợ Dinh.
(Theo Đan Duy - Báo Thừa Thiên Huế số ra ngày
12/10/2011)
Mua
trầu chợ Dinh.
Đó là Trầu Cau (có khi gọi là Trầu Mọi) ở xứ Cùa, tỉnh
Quảng Trị đưa vào do người dân tộc bán về Dinh, Trầu Quế (có hương vị cay) màu
lục, lá dày. Trầu “xà lẹt” lá dài và nhọn như lá tiêu, có nhiều sứa, màu hơi
vàng vàng, phải người sành ăn mới dùng được vì nó hôi lại có mùi hăng, vị chát,
không quen ăn đến phỏng miệng. Trầu Hương (thơm ngon) lá lục, thường người ta
bán ở Huế cao giá hơn các thứ trầu kia.
Loại Trầu Hương này đi đôi với cau Nam Phổ, là hai món
hàng “quí phái”, nhiều khi đắt giá đến nỗi mấy o đi chợ phải lên giọng than phiền
bằng câu:
“Cau
Nam Phổ mỗi trái mỗi giác
Trầu
Hương mỗi ngọn mỗi tiền” !
Nhưng vì sao phải đi chợ Dinh mới mua được trầu ngon đủ
hương vị cho người sành điệu nhóp nhép? Số là chợ Dinh lúc bấy giờ cũng như chợ
Đông Ba hồi đó là nơi hẹn hò khách bốn phương về chầu chúa Nguyễn.
Ngoài ra, trong “khúc
hát ru em” vùng Trị Thiên có hai câu được cho là chắp nối thêm, vì so câu
bát bên trên “Mua cau Nam Phổ, mua trầu
chợ Dinh” thì không ăn vần (dinh - trai) và lại có những dị bản:
Chợ
Dinh bán áo con trai
Triều
Sơn bán nón Mậu Tài bán kim.
CHỢ
DINH BÁN ÁO CON TRAI.
Chợ Dinh “bán áo
con trai” với giai thoại một vị quan trong triều Nguyễn muốn chợ Dinh chỉ
bán áo con trai để cầu tự.
Có người cho rằng “áo
con trai” hoặc “cháo con trai” ở đây chính là thịt con trai, con hến, vì chợ Dinh nằm cạnh Cồn Hến,
người dân khai thác hến ở dưới sông đem lên đây để bán.
Theo nhà báo Đan Duy đăng trên Báo Thừa Thiên Huế số
ra ngày 12/10/2011 như thế này: “Thời của
“Chợ Dinh bán áo con trai” cũng là thời chiếc áo vải thô nặng trịch. Trong cảnh
vạt áo vá vai, chuyện áo quần cho con trẻ, các bậc cha mẹ nghèo cũng không có
cách nào hơn, thường phải tận dụng đồ phế thải của người lớn để may lại. Áo may
đơn giản, không cầu kỳ trai gái, cốt có để mặc. Nắm bắt nhu cầu đó của người đời,
một số kẻ tìm mua quần áo cũ đem về may lại đồ con nít đủ cỡ, rồi đem “bỏ chợ”
như một nghề kiếm sống. Chiếc áo phi nam phi nữ kia, muốn cho dễ ngó thì có anh
thợ nhuộm, cứ thuê nhuộm đủ màu để người mua tha hồ lựa chọn.”
* Ở đây có dị bản so với "khúc hát ru em" đã nêu ở phần
trên :
Mua cau Nam Phổ mua trầu
chợ Dinh
Chợ Dinh “bán nón quan hai
Bán
thao quan mốt, bán quai năm tiền”
* Ngoài chợ Dinh ở Huế còn có Chợ Dinh, Phường Nhơn
Bình, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
* Còn có Chợ Dinh nằm trên địa bàn xã Hoa Thành, từ
xưa là trung tâm mua bán của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An nên còn gọi là chợ huyện. Người
quê lúa có câu “Chợ huyện một tháng ba
phiên”, để nói rằng chợ Dinh mỗi tháng họp ba phiên chính vào các ngày mùng
9, 19 và 29 âm lịch. Ngày 29 tháng Chạp là buổi chính phiên cuối cùng trong năm
và là phiên chợ Tết lớn nhất trong vùng.
Những chợ Dinh này không bán đặc sản “trầu” và “áo con
trai”
TRIỀU
SƠN BÁN NÓN
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì:
“Nón
dứa ở Thuận-hóa cách chế nón khác các nơi. Thôn Tam-giáp-thượng và làng Triều-sơn
ở huyện Phú-vinh (Tư Vinh) dệt nón rất là nhỏ và mỏng”.
Làng Triều Sơn trước đây gọi là Triều Sơn xã, thuộc
huyện Tư Vinh. Sau này chia thành bốn giáp Đông, Nam, Tây, Trung mà ta thường gọi
là Triều Sơn Đông, Triều Sơn Nam (thuộc xã Hương Vinh, Hương Trà), Triều Sơn
Tây (phường An Hòa, thành phố Huế), Triều Sơn Trung (xã Hương Toàn, Hương Trà).
MẬU
TÀI BÁN KIM
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn:
“Làng Võng-thì huyện Phú-vinh chuyên nghề
làm cuốc sẻng dao búa. Làng Mậu-tài chuyên nghề làm giây thau giây sắt”.
Có thể giây thau giây sắt này là nguồn gốc của nghề
làm kim khâu hiện tại. Làng Mậu Tài hiện nay thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế (đối diện Làng Triều Sơn Đông bên kia sông Hương).
Có những dị bản khác về địa danh như Triệu Sơn, Mẫu
Sơn, Chợ Sơn, Quan Tài chẳng hạn:
“Mẫu
Sơn bán nón, Mẫu Tài bán kim”
“Khúc
hát ru em” này lại có dị bản, thường được người dân Phú Lộc, Thừa
Thiên hát ru mấy câu cuối như sau:
“Triều
Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim
Kim Liên ơi hỡi Kim Liên
Đẩy
xe cho chị qua miền Hà Khê
Hà Khê gió thổi đường đê
Chim
kêu vượn hú bốn bề nước non”
Trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
cũng có hai câu:
“Kim
Liên ơi hỡi Kim Liên.
Đẩy
xe cho chị qua miền Hà Khê”
Không rõ có sự giao thoa văn hóa với nhau không? Mà ngọn
đồi Hà Khê chính là nơi toạ lạc của ngôi chùa Thiên Mụ nổi tiếng ở Huế
“Ngôi chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, ngọn
đồi hình chữ nhật có thế Sơn Triều Thủy Tụ vô cùng đẹp và hữu tình. Nhìn từ xa
ngọn đồi Hà Khê giống như một con rùa và chùa Thiên Mụ chính là mai rùa, đang đứng
cúi đầu uống nước trên sông Hương. Chùa Thiên Mụ xây trên đồi Hà Khê tiếp tục
được bảo tồn đến tận bây giờ.”
(Theo bài viết: “Câu
chuyện chùa Thiên Mụ và đồi Hà Khê” đăng trên trang web dulichhuedanang.com)
*
Xin mời nghe thêm một dị bản về “khúc hát ru em” vùng
Trị Thiên:
À ơi ơi ơi…
Ru
em em théc cho muồi…
Để
mạ đi chợ… À ơi ơi ơi…
Để
mạ đi chợ… mua vôi ăn trầu…
À
ơi ơi… mua vôi chợ Quán mà chợ Cầu…
Chứ
mua cau mà Nam Phổ… à ơi ơi ơi…
Mua
cau Nam Phổ… mua trầu chợ Dinh…
À
ơi ơi ơi… chứ Chợ Dinh bán áo con trai…
Triệu
Sơn bán nón à ơi ơi…
Triệu
Sơn bán nón… Mậu Tài bán kim…
À
ơi ơi ơi…
Chứ
mẹ bồng con lên non ngồi cầu Ái Tử…
Vợ
trông chồng… à ơi ơi ơi… vợ trông chồng… ra đứng núi là Vọng Phu…
À
ơi ơi ơi… chứ biết răng chừ bóng xế trăng lu…
Nghe
con ve kêu mùa hạ… À ơi ơi ơi…
Nghe
con ve kêu mùa hạ chứ biết mấy thu em gặp chàng.
“Khúc hát ru em” dị bản này, thực ra chỉ là việc ghép
hai khúc hát ru lại mà thôi
Nói tóm lại, tên các chợ trong “khúc hát ru em” này của
vùng Trị Thiên như Chợ Dinh, Triều Sơn, Nam Phổ, Mậu Tài đều nằm ở Thừa Thiên,
Huế chứ không ở Quảng Trị; còn chợ Cầu, chợ Quán ở Quảng Trị. Ngoài ra, tại
làng Thanh Chiêm, Điện Bàn, Quảng Nam có một ngôi chợ mang tên chợ Quán rất phồn
thịnh, địa danh này được ghi lại trong địa bộ của làng, tại đây có các cơ sở
nghề truyền thống nổi tiếng như nghề đúc đồng, bánh tráng, mì Quảng… Chợ Quán
ban đầu nằm ở giữa làng, sau dời ra bến đò trên sông Thu Bồn gọi là chợ Củi.
Người
dân Trị Thiên nói chung đều thuộc nằm lòng khúc hát ru này, không chỉ riêng người
dân xứ Huế mới thuộc. Tên các chợ có lẽ hình thành trong bối cảnh lịch sử, sự
xác lập địa lý vào thời điểm khúc hát ru ra đời. (Năm 1466, vua Lê Thánh Tông đặt dải đất của
Châu Thuận và Châu Hóa thành hai phủ là: Phủ Tân Bình và Phủ Triệu Phong thuộc
xứ Thuận Hóa. Phủ Triệu Phong gồm 6 huyện: Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư
Vang, Điện Bàn và An Nhơn (từ Cửa Việt vào Điện Bàn). Ta thấy có sự giao thoa, chồng lấn, thay đổi các địa
danh, vùng miền qua từng thời kỳ giữa Thừa Thiên Quảng Trị và Quảng Nam (Phủ
Triệu Phong).
Video clip tôi hát ru cháu nội út ngủ do con trai tôi (cha đứa bé) quay ngẫu nhiên cách đây hai năm. Tôi hát mộc không có nhạc
cụ đệm, và “được” quay bằng điện thoại cùi bắp nên giọng hát vốn không hay vì
thế nghe càng dở, nhưng đó cũng là kỷ niệm với khúc hát ru được “truyền thừa” một
cách “vô thức” từ bà nội mình dù bà đã khuất bóng mấy chục năm rồi. Tình yêu
con cháu và gia đình nồng đượm, như cũng “truyền thừa” từ đó!
La
Thụy sưu tầm và biên tập
TÀI
LIỆU THAM KHẢO:
*
“Tìm hiểu các địa danh qua một bài ru cổ” - Tác giả Khê Giang (tạp chí Cửa Việt
số 284, tháng 5 năm 2018).
*
Điệu ru con xứ Huế và địa danh liên quan - Tác giả Trần Trung.
*
Ai đến Gio Linh nhớ ghé chợ Cầu - Tác giả
Thiên Hà (trang web “Quảng Trị online”).
*“Mua vôi chợ
Quán, chợ Cầu” - Trang web Tin Tức Huế
*
Chợ Dinh bán áo con trai - Tác giả Đan Duy (báo Thừa Thiên Huế số ra ngày
12/10/2011).
2 comments:
Bài này hay và công phu quá. Tác giả nói về Quảng Trị, tôi xin đóng góp về Quảng Nam cho vui, cho "đủ bộ tam sên" - phương ngữ nam bộ.
Nào mời
CA DAO HÁT RU QUẢNG NAM
1.
Cha mẹ nàng đòi ăn cơm trắng cá thu
Gả con xuống biển mù mù tăm tăm
Cha mẹ nàng đòi đi một trăm
Anh đi chín chục mười lăm quan nài
Trong hộp có đôi bông tai
Đem xuống thợ bạc đổ hai đôi vòng
Không thương thì nói cho xong
Để cám em nguội để lòng em thiu
Lòng em thiu đem về luộc lại
Cám em nguội đem về phơi khô
Đố em đi lấy chồng mô
Lại đây anh kể công đồ mà nghe
(Ca dao Quảng Nam)
2.
Dù xa trước ngõ cũng xa
Dù gần Vĩnh Điện La Qua cũng gần
(Ca dao Quảng Nam)
Dị bản:
KHI xa trước ngõ cũng xa
KHI gần Vĩnh Điện La Qua cũng gần
(Ca dao Q. Nam)
Từ " Khi" vừa nhẹ nhàng vừa có ý trách mọc bạn vàng –tức bậu bạn tình:ở trước ngõ gần xịt mà cũng không thèm qua, thèm nhìn!
Theo tôi câu dị bản đúng.
3. Ngoài ra La Qua còn có câu ca dao hết sảy
Ai về Nhắn với LA QUA
NỨNG L.. mà chết những ba mươi người !
Đó là câu có thật trong lịch sử –thời Nguyễn vua lệnh đào sông Cô Nhí – các dân công trai làng đi làm xâu – Vợ ở nhà thuong nhớ – các bà các chị rủ nhau đi thăm chồng – có nghĩa là đang N...L^ , lâu cũng nhơ nhớ mà – Họ xuống đò tại Bến Điện tức nay là dốc cầu Vĩnh Điện –gần trường. Vì lên đò chen nhau –lái đò tay lái yếu ,đò lắc – chìm ghe – họ chết trôi một mớ. Đó là lời giảng của cố giáo sư Nguyễn Văn Xuân
Quảng Nam có nhiều cái kinh khủng quá phải không? ):):):
Cảm ơn anh Nguyên Lạc đã bình luận.
Post a Comment