Tranh Quan Vũ
NHÂN VẬT QUAN VŨ VÀ Ý KIẾN VỀ VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG
Nguyên Lạc
XÂY DỰNG TƯỢNG QUAN
VŨ NHÌN
RA BIỂN ĐÔNG
Cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng đang xem xét một dự án xây dựng khu du lịch tâm linh tại khu vực thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), trong đó hạng mục quan trọng nhất là bức tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Vũ / Quan Công) với chiều cao dự kiến 36m.
Dự án có quy
mô dự kiến gần 18ha tọa
lạc tại đường Đê, phường 1, thị xã Vĩnh
Châu, với tổng mức đầu tư
30 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư khoảng 6 tỉ
đồng, còn lại là vốn góp từ các thành viên công ty, vốn đối ứng của đối tác.Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đầu tư .
Thời gian xây dựng dự kiến từ 2-3 năm. Trong đó, công
trình quan trọng nhất để tạo điểm nhấn, thu hút của khu du lịch là tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan
Công) với chiều cao dự kiến
là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép. Tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông [1]
Có rất nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề xây dựng tượng này, thuận cũng như chống, tôi xin được ghi ra đây cùng vài ý nghĩ của riêng mình
Ý KIẾN VỀ VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG QUAN VŨ
Đây là vài điểm chánh bài của ông Vũ Ngọc Phương đồng thuận - chắc vì tư dục như phản hồi bên dưới - trong việc xây dựng tượng Quan Vũ ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng,
đăng trên Nghiên Cứu Lịch Sử [2]
Quan điểm của ông Vũ Ngọc Phương
1- Quan Công - Quan Vũ - là một nhân vật lịch sử Trung Quốc, theo tín ngưỡng tâm linh, Quan Công là một Vị Thượng đẳng Phúc Thánh cứu độ chúng sinh, diệt Ác, trừ Tà giữ bình yên cho chúng sinh trần thế. Hàng ngàn năm qua, hình tượng Quan Công là biểu tượng về Đạo đức tiêu chuẩn của nhân loại là: Trung,
Hiếu, Lễ, Nghĩa, Nhân, Dũng. Quan Công được tôn xưng là “Võ Thánh”, có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử, văn hóa xã hội Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á
và thế giới, trong đó có Việt Nam
2- Ngay
trong Phật giáo Đại Thừa, Quan Công được tín ngưỡng là ngôi vị Già Lam Bồ Tát.
Trong Nho
giáo , Quan Công được tôn thờ là Võ Thánh
của Nho gia, có địa vị ngang hàng với ông tổ của Đạo Nho giáo là Văn Thánh Khổng Tử.
3- Ngay từ thời Bắc thuộc lần
thứ 2, từ năm 43 đến 544 sau Công Nguyên, dưới thời Tam Quốc (năm 220 –
265), Giao châu (Việt nam) thuộc Nhà Đông Ngô
(Ngô Vương Tôn Quyền) cai trị rất tàn ác, vì thế người Lạc Việt thường xuyên nổi dậy chống sự thống trị của nhà Ngô.Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm Mậu Thìn (248 sau CN) của Bà Triệu (Triệu thị Trinh) đánh Thứ sử Giao châu là Lục Dận. Bà Triệu đã tử tiết khi mới 23 tuổi. Đối với người Lạc Việt, hai cha con Quan Công, Quan Bình tử tiết năm 219 sau CN là một hình tượng Anh hùng chống nhà Đông Ngô, đã được dân Việt thờ phụng cho đến ngày nay.
4- Chuyện dựng tượng Quan Công ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cũng
chỉ là việc đưa tượng Quan Công đã được thờ trong hàng triệu gia đình người Việt ở trong nhà ra ngoài
công viên, lại là công viên du lịch Tâm linh.
Trên đất nước ta hiện cũng
có rất nhiều tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát, Chúa
Jesus, Đức Mẹ Maria,… vốn không phải người Việt Nam nhưng được tôn thờ vì tiêu biểu cho Đức Thiện. Vì vậy tượng Quan Công có dựng cũng là sự bình thường, là sự thể hiện tính Nhân Văn của Dân tộc Việt Nam (Vũ Ngọc Phương) [2]
Phản hồi về quan điểm của ông Vũ Ngọc Phương
1. Tín ngưỡng thờ Quan Công có thể đã vượt ra ngoài Trung Quốc, nhưng cần nhấn mạnh rõ là “tín ngưỡng” chứ không phải là “biểu tượng”. Khu tưởng niệm là nơi tưởng nhớ anh hùng có công với đất nước, hay biểu tượng quốc gia chứ không tưởng niệm tín ngưỡng hay thần thành. Nước ta có các đền thờ Quan Công là để thờ cái nhân, lễ, trí , tín của ông , thờ một đức thần thánh chứ không thờ như "anh hùng dân tộc"; nếu có xây dựng thì nên dựng đền thờ, còn khu tưởng niệm Quan Công thì để người Trung Quốc họ làm. Trừ phi… (Phan Thành Danh)
2. Không thể so sánh Quan Công như Đức Phật hay Chúa Jesus, mặc dù Quan Công
có nhiều người thờ. Lý do là Quan Công không phải là tín ngưỡng tôn giáo, Quan Công là văn hóa của riêng Trung Quốc. (Phương Nguyễn)
@. Tôi, Nguyên Lạc xin phép được góp ý thêm với Phương Nguyễn: Phương Nguyễn nói rất đúng, không thể so sánh Quan Công (Quan Vũ) với Đức Phật hay Chúa Jesus được. Đây là những vĩ nhân của nhân loại, những người đem lại an lành cho tâm linh
con người, dạy con người thương
yêu nhau. Quan Công chỉ là "anh
hùng"- nếu có thể gọi như vậy - của riêng Trung Quốc. Ông có gây lợi lac gì cho nhân
loại nói chung và Việt Nam nói riêng? Bất quá ông chỉ trung thành, cung phụng công sức riêng mình cho sự nghiệp xây dựng nhà Hán của Lưu Bị mà thôi. Ông đã tàn sác biết bao dân Ngô, một trong những giống Việt
Lại nữa, trong các nước Tây phương, nhất là Mỹ - hầu hết dân 70 -80% là Christian: theo đạo Chúa Jesus - tượng Chúa Jesus chỉ được xây dựng trong khuông viên của nhà thờ, những nơi thuộc riêng của giáo hội, còn nơi công cộng (public) thì không.Những nơi này chỉ xây dựng tượng các vị có công sáng lập nước Mỹ, mang tự do, công bằng và hạnh phúc cho dân Mỹ. (Nguyên Lạc)
3. Trong bài viết, tác giả ngay sau khi ca ngợi Bà Triệu thì đã tiếp tục ca ngợi cha con Quan Công và coi họ là những "anh hùng" chống nhà Đông Ngô. Đọc đoạn này, người đọc có thể hiểu rằng bất cứ ai chống nhà Đông Ngô,
cho dù người đó thuộc Thục hay Ngụy, thì đều được coi là anh hùng và các thế hệ con cháu người Việt sau này phải có trách nhiệm thờ phụng!? (Lại Việt)
4. Thật ra hình ảnh Quan Công tôi cũng đã thấy rất nhiều ở Việt Nam, bởi tâm lý rất nhiều người quan niệm Quan Công đã hoá
"thánh", việc thờ "thánh" để cầu mong sự che chở đem đến
tốt lành… mà khi đã là thánh thì nó vượt ra khỏi phạm vi quốc gia… nói như bài viết. Tuy nhiên, người viết bài này không hiểu được cái ý sâu xa trong tư tưởng "đại Hán bành trướng" của người Trung Quốc, đã ăn vào máu họ từ cổ xưa rồi. Vì cái lý luận theo kiểu này, dù Mông Cổ có chiếm được Trung Hoa cũng đã bị Trung Hoa đồng hoá đấy. Các vị thừa hiểu hay giả vờ không hiểu về việc hàng ngày, hàng giờ hiện nay Trung Quốc bằng mọi cách dùng
văn hoá của chúng truyền bá vào Việt Nam. Chúng in
bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa. Bản đồ thành phố Tam Sa của chúng được in vào đèn lồng để bán cho người Việt Nam. Chúng nén lút cử người đi chôn đồ cổ Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam từ đất liền đến đảo xa. Chúng đưa tàu ngầm và người nhái lặn sâu đáy biển Việt Nam và các nước có chung biển để đánh dấu lãnh thổ. Chúng đào tạo hàng loạt hướng dẫn viên sang Việt Nam để rao giảng nhồi sọ khách du lịch về văn hoá Trung Quốc… chúng đã dùng cái gọi là xâm lăng bằng con đường biên giới mềm mỗi khi các nước gần nó có quan hệ hữu hảo. Các vị có biết thế nào về sự nô dịch văn hoá không…. nếu các vị thực sự có lòng yêu
nước, lòng tự tôn dân tộc, xin các vị đừng nguỵ biện cho rằng
Quan Công là hiện tượng văn hoá, tâm linh
như "đã rồi". Chính vì cái
"đã rồi" ấy mà Việt Nam và nhiều quốc gia bị mắc hợm đấy, mắc bẫy đấy. (Nam )
5. Tôi nghĩ
tác giả bài viết có thể là một người Trung Quốc hoặc được Trung Quốc thuê viết bài. Về ý nghĩa lịch sử, Quan Vũ là người Trung Quốc, một nhân vật được "thần thoại hóa" của lịch sử Trung Quốc, không có đóng góp gì cho các yếu tố lịch sử, văn hóa, kinh tế… của Việt Nam, không có liên quan tý
gì đến Việt Nam chứ chưa
nói đến Sóc Trăng; ông Quan Vũ này cũng
không phải là một danh nhân văn hóa, một nhân vật có đóng góp gì cho nhân loại.
Tôi cho rằng đây là một ý đồ mang tính chính trị rõ ràng nhằm quảng bá hình ảnh Trung Quốc, nói với thế giới rằng Việt Nam tôn thờ một người Trung Quốc nào đấy, thể hiện dấu ấn của Trung Quốc tại Việt Nam; nằm
trong ý đồ thôn tính Biến Đông, khẳng định vị thế của Trung Quốc tại khu vực Châu Á đối với thế giới.
Một bài viết có thể nói là "nối giáo cho giặc", tư tưởng sùng ngoại, phản động, mang rõ ý đồ "Diễn biến hòa
bình". Hy vọng được sự phản hồi và tranh luận từ tác giả bài viết.(Long)
P/s: Ban biên tập của nghiencuulichsu.com cũng
phải chịu trách nhiệm về việc cho đăng bài viết này.
MỘT BÀI BÁO VỀ QUAN VŨ
Xin ghi
thêm ra đây những lời ca ngợi Quan Vũ - Quan Công , gắn vương miện cho ông, đưa ông
"lên tận mây xanh" của Trang Nguyen được báo Trẻ ở thành phố Garland, Texas và các vùng
phụ cận phổ biến rộng rãi
Chùa Ông ở Chợ Lớn
[... Chùa
Ông hay còn gọi Miếu Quan Thánh Đế thuộc hệ phái Nghĩa An hội quán do người Hoa gốc Triều Châu lập nên trước thế kỷ 19 ở Chợ Lớn. Đó là những người Hoa “phản Thanh phục
Minh” chạy lánh nạn sang nước ta được chúa Nguyễn chấp thuận trong giai đoạn chống lại Tây Sơn. Họ mang theo tín ngưỡng thờ Ông, thờ Bà, thần thánh trên trời đưới đất, dựng nên chùa miếu nơi đất khách để làm chỗ dựa tinh thần. Đặc biệt, họ thờ là Quan Đế (Quan Công), một nhân vật võ tướng được phong thần sau khi chết trong tác phẩm Tam Quốc Chí của La Quán Trung.
Chùa Ông (miếu Quan Thánh Đế)
Chùa Ông (miếu Quan Thánh Đế)
- Khi nhắc đến Quan Công (Quan Vũ), gần như rất nhiều người biết đến lai lịch của một dũng tướng văn võ song toàn, tất nhiên là qua tác phẩm tiểu thuyết Tam Quốc Chí hơn là sử ký. Quan Thánh Ðế hội tụ đầy đủ những chuẩn mực đạo đức của Nho
giáo như: nhân, lễ, nghĩa, dũng, trí, tín. Ông
là thể hiện sự đề cao lòng trung thành, hiệp nghĩa, trừ gian. Khi chết ông được phong thần bởi những phẩm
chất của ông và các tôn giáo lớn thời đó (Nho, Phật, Ðạo) cũng nâng cao địa vị thần thánh của ông càng khiến cho người đời tin tưởng vào thần thánh mong gửi gắm ước mong tốt lành vào yếu tố tâm linh.
- Xem ông Quan Công như vị Thần Tài. Giới làm ăn mua
bán người Hoa từ xưa cho rằng
Quan Công sinh thời rất giỏi về quản lý tài chính, phát minh ra “nhật thanh bạ” ghi lại nguồn, thu, chi, tồn hàng ngày rất rõ ràng. Hậu thế công nhận ông là “kỳ tài kế toán”, nên phong làm “thần thương nghiệp”...]Trang Nguyen - Treonline)[3]
VÀI Ý KIẾN RIÊNG
@. Trước hết tôi xin nói rõ về điều này
Tam quốc chí là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280, do Trần Thọ (陳壽) biên soạn vào thế kỉ thứ 3.Tác giả Trần Thọ (陈寿), tự Thừa Tộ, sanh năm 233 - Quan Vũ
chết năm 220 - Ông Trần Thọ mất năm 297,từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi
Thục Hán diệt vong, ông đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn
Tam quốc chí sử liệu hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về
các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu
thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được
viết vào cuối đời Nguyên đầu đời Minh - thế kỉ 14, tác giả là La Quán Trung
La Quán Trung (羅貫中)(khoảng 1330-1400-cuối
nhà Nguyên đầu nhà Minh) là một nhà văn Trung
Hoa, tác giả tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa nổi tiếng
Được viết cách nhau hơn 10 thế kỷ và là tiểu thuyết nên Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa không xác thực sử liều bằng chính sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ và chắc chứa nhiều hư cấu
- không có thật - tùy theo chủ quan của tác giả La Quán Trung
Các bạn có thể vào Google để download bản chính sử Tam Quốc Chỉ của tác giả Trần Thọ.
*
Giờ tôi trở lại bài của ông Vũ Ngọc Phương và bài báo ca tụng Quan Vũ trên:
Đọc qua bài báo trên, ta thấy Quan Vũ được gắn vương miện nào là Võ Thánh - võ
tướng được phong thánh , Thần Tài, Thần Thương nghiệp; nào là đầy đủ những chuẩn mực
đạo đức của Nho giáo như:
nhân, lễ, nghĩa, dũng, trí, tín... và Già Lam Bồ Tát, Hộ Pháp Bồ Tát như bài viết của Vũ Ngọc Phương.
Tôi xin được ghi ra đây vài ý kiến:
1. Về Võ Thánh
Năm 630, Đường Thái tông hạ chiếu, lệnh cho toàn quốc phải lập Văn miếu
để tôn vinh Nho
học; gần trăm năm sau, năm 722, Đường Minh hoàng cho xây Võ miếu, thờ Thái công Vọng (Khương Tử Nha).
Niên hiệu Thượng Nguyên nguyên niên (760), Đường Túc tông truy
phong Khương Tử Nha làm Võ Thành vương, lệnh cho điển lễ cúng tế Võ miếu tương đương Văn
miếu. Ngoài Thái công
Vọng là thần chủ, lại đặt thêm Trương Lương làm phó tự, cùng đặt tượng 9 vị tướng
các đời (gọi chung là “thập triết”) cùng phối hưởng là: Tả ban gồm Bạch Khởi,
Hàn Tín, Gia
Cát Lượng, Lý Tịnh và Lý Tích; Hữu ban gồm Trương Lương, Điền Nhượng Thư, Tôn Vũ, Ngô Khởi, Nhạc Nghị.
Năm Kiến Trung thứ 3
(782), Đường Đức tông lại bổ sung danh sách, tổng cộng có 64 danh tướng được phối hưởng,
lúc này Quan
Vũ bắt đầu được chen vào danh sách đó.
Qua đời Bắc Tống, Tuyên Hòa năm thứ 5 (1123), ý hẳn cho xứng với “Thất thập
nhị hiền” bên Văn miếu, Võ miếu lại được gia tăng sĩ số thành 72 tướng.
Mông Cổ diệt Tống, lập nên triều Nguyên (1271). Lúc này sự sùng bái vị tướng “tinh trung
báo quốc” Nhạc Phi nhà Nam Tống - vị nguyên soái dũng
mãnh bất bại có hùng tâm
khôi phục giang sơn- của dân Trung Hòa
rất cao, vua Nguyên có ý đồ, bèn trùng
tu các đền thờ Quan Vũ, cho khôi phục thanh thế của viên tướng nhà Hán xa lắc hơn ngàn năm trước này làm đối trọng, ngõ hầu đánh bạt hình tượng Nhạc Phi yêu nước, vị thần tướng của
nhà Tống. Nhà Nguyên
đã thành
công.
Toàn bộ lương tướng trong Võ miếu đều lần hồi bị gạt
bỏ, chỉ còn mỗi Quan Vũ, viên tướng lục lục thường tài, soán ngôi, độc bá Võ miếu, với hai anh chàng Quan Bình, Châu Thương cũng được hưởng ké.
Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên
Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên
Cái "ý đồ"của vua Nguyên có lặp lại thời nay bởi
Đại hán không?
- thông qua việc xây dựng tượng Quan Vũ - khiến dân ta quên đi các vị danh tướng, anh hùng Việt Nam như Đặng
Dung, Lý Thuờng Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ .v.v... Xin các bạn và nhất là ông Vũ Ngọc Phương cho biết ý kiến?
2. Về thần thương nghiệp
- Phạm Lãi (chữ Hán: 范蠡) hay Đào Chu Công (陶朱公), là một danh sĩ của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc, nổi tiếng thông tuệ, học thức và vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Vương Câu Tiễn (496 TCN - 465 TCN) tiêu diệt nước Ngô,
Trong suốt quãng đời ẩn danh, mưu sinh
bằng nghề buôn, ông đã
đúc kết cho mình và cho
thiên hạ được 18 nguyên tắc kinh doanh hết sức quý giá truyền lại cho đến nay. Sách cổ Trung Hoa sau này ghi lại với tựa là Đào Chu công sinh ý sinh, còn gọi là Đào Chu
Công kinh thương thập bát tắc, Đào Chu công thương huấn hay Đào Chu công
thương kinh.
Đào Chu
Công trở thành thần bảo hộ cho thương nhân
- Lã Bất Vi (chữ Hán: 吕不韦; 292-235 TCN) là tướng quốc nước Tần thời
Chiến Quốc. Xuất thân từ thương gia nước Triệu, ông được chọn giữ chức Thừa tướng cho nước Tần.
Ông còn được cho là nhà buôn nổi tiếng trong lịch
sử về buôn vua, buôn quan bán
tước.
- Quan Vũ ( 162? - 220) cũng được
gọi là Quan công,
biểu tự Vân Trường
Trong Tam quốc chí chính sử Trần Thọ ghi rõ Quan Vũ là tên tội phạm trốn truy nã. Quan Vũ chỉ là anh chàng ngày ngày gánh tào hủ mềm -còn gọi là đậu phụ - ăn với nước đường đi bán để mưu sinh, lại còn đẩy xe thuê chở hàng hóa cho mọi người để kiếm thêm tiền thuê.
Thần thương nghiệp chỉ là Đào Chu Công, hoặc ít ra là Lã Bất Vi chứ sao là một anh bán "đậu phụ" biết gì về phương thức buôn bán,
sống sau cả mấy trăm năm. Đây rõ ràng là có ý đồ lừa dối con người.
Theo các nhà nghiên cứu, việc phong Quan
Vũ làm tài thần là một nước cờ chính trị của vua Càn Long nhà
Thanh, và câu chuyện Quan công hiển linh hộ giá vua Càn Long có lẽ do chính vua hư cấu
3. Về danh hiệu Hộ pháp Bồ tát
- Già Lam Bồ Tát
La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa có kể lại: Có lần, đang đêm, nhà sư Phổ Tịnh ở núi Ngọc Tuyền bỗng nghe
tiếng la lớn: “Trả lại đầu cho ta”. Nhà sư nhìn lên thấy một vị tướng mặt
đỏ râu dài cưỡi ngựa xích thố, tay cầm long đao, hai bên có hai tùy tướng, tất cả từ trên không bay xuống. Hai bên hỏi han nhau, rồi sư
Phổ Tịnh nói: “Nhân trước, quả sau. Nay tướng công bị Lã Mông làm hại mà đòi trả lại đầu, vậy thì trước kia Nhan Lương,
Văn Sú cùng với 6 tướng ở 5 ải bị tướng quân chém đầu, và biết bao quân tướng nữa chết dưới
tay tướng quân thì đòi đầu ở đâu?
Quan Vũ cảm thấy hổ thẹn mà nghe lời giảng giải Phật
pháp, trở thành đệ tử nhà Phật. Ông thề nguyện làm Hộ pháp cho Phật giáo
Từ sự kiện không có thật trong lịch sử, ai đó đã lợi dụng để phong ông thành Hộ pháp Bồ tát
Sự phong danh hiệu Bồ Tát này, cũng giống như trên, "có ý đồ" lừa dối con người, phục vụ âm mưu tư dục ai đó.
Xin mời đọc lời giải thích của nhà biên khảo Laiquangnam:
[ Việc Quan Vũ hóa thân thành GIÀ LAM là vào đời nhà
Tùy (581 - 619), lúc này Phật giáo Tàu bị lên án : -Tại sao ta là TRUNG NGUYÊN,
ta là dân tộc vĩ đại, Đại Hán mà lại vọng tưởng về bọn người Hồ (Ấn) - họ vốn
là dân Di, mọi rợ, hồ ...
Người Tàu thuở ấy là các nhà nho đã tranh
luâṇ hơn thua với các thầy chùa Tàu và dồn thầy chùa Tàu
vào chỗ bí . Thầy chùa Tàu "mánh", vội vàng cho một loạt người Tàu hóa thân thành BỒ TÁT . Ho vội bịa ra chuyện Hòa thượng Trí Tịnh đời Tùy mở
mắt cho Quan công - Đúng hơn ta nên gọi ông ta là Quan Vũ
, không có Công gì ở đây cả (Chữ "công" chỉ có nghĩa là ông - Thái Quốc Mưu) - Đó là lý do mà một loạt các vị Phật vốn khả kính trong Phật giáo India (Ấn Độ), là
các đại đệ từ của Ngài Gautama đều chọn người Tàu quan tâm đến, họ dựa trên "luật luân hồi"
, cho các vị này tìm đến đất Tàu để đầu thai . Ngày vía
cũng là một thày chùa thời Tùy, vía của A DI ĐÀ chảng hạn. Chẳng có ai trong số họ chịu kiếm người VIỆT để đầu thai. Người Việt bị "dụ" lạy Tàu đến sói đầu khi đến thắp nhang ở các chùa" "Hán"...] [Laiquangnam]
4. Sư tổ của các nghề, thần tài
Nhắc đến Quan Vân Trường, ai nấy hình dung ngay đến một chiến tướng
oai phong lẫm liệt, thân hình cao lớn, mặt đỏ râu dài, phong thái uy nghiêm như một vị thần. Ông lại nổi tiếng với tính coi khinh tiền tài, vì thế, rất nhiều người sẽ
rất sốc khi biết ở Trung Quốc, ông được tôn là tổ sư của rất nhiều nghề nghiệp
mưu sinh được coi là “tầm thường” như nghề làm bếp, bán thịt, đồ tể, cầm đồ, cắt
tóc, làm đậu phụ…
Các nghề làm võ sư, thầy tướng số cũng coi
Quan Vũ là tổ, cùng với nhiều nghề khác, tổng cộng đến vài ba chục. Thậm chí, các đao phủ cũng “dựa vía” Quan Công. Họ thường giấu đao
trong đền thờ ông vì cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở các oan hồn của phạm nhân bị họ chém đầu về báo oán
5. Quan Công là sư tổ của nghề… cầm đồ, cắt tóc
Các nghề làm võ sư, thầy tướng số cũng coi
Quan Vũ là tổ, cùng với nhiều nghề khác, tổng cộng đến vài ba chục. Thậm chí, các đao phủ cũng “dựa vía” Quan công. Họ thường giấu đao
trong đền thờ ông vì cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở các oan hồn của phạm nhân bị họ chém đầu về báo oán
Theo các nhà nghiên cứu, việc phong Quan
Vũ làm tài thần là một nước cờ chính trị của Càn Long, và
câu chuyện Quan Vũ hiển linh hộ giá vua Càn Long, có
lẽ cho chính vua hư cấu. Mặc dù Càn Long
đã là đời vua thứ tư của nhà Thanh thống trị Trung Quốc nhưng làn sóng phản Thanh phục Minh vẫn
còn mạnh, dân chúng vẫn không quên Mãn
Thanh là ngoại tộc, là kẻ xâm lăng. Để góp phần vỗ yên dân chúng, Càn Long đã lợi dụng Quan Vũ, người được bao nhiêu đời dân Hán tôn sùng, kính bái.
Không chỉ dụ dỗ dân Hán, với câu chuyện hoang đường kể trên, hoàng đế người Mãn Thanh còn mượn oai danh Quan Vũ để tự nâng mình lên một bậc: ông ta là bậc mà đến anh linh của đức Thánh Quan cũng phải hộ giá.
Mời các bạn đọc thêm tại đây - link dẫn đến bài: "Những chuyện kỳ dị về
Quan Vân Trường" [5]
6. Về nhân, lễ, nghĩa, dũng, trí, tín...
Về vấn đề này, xin mời các bạn đọc bài của nhà Biên khảo Thái Quốc Mưu [4]
NHÂN VẬT QUAN CÔNG
THÁI QUỐC MƯU
Quan Vũ ( 162? - 220) cũng được gọi là Quan công,
biểu tự Vân Trường (Tam Quốc diễn nghĩa ghi ông thọ 58 tuổi)
Quan công (關公), một nhân vật thật, được hư cấu
trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Đa số, người Việt chúng ta chỉ biết và thần tượng hóa nhân vật nầy qua ngòi bút phù phép của La Quán Trung. Nên, có nhiều chuyện hoàn toàn bịa đặt mà người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa tin, và tưởng đó là sự thật.
Sau đây là những cái yếu của Quan Công
1. Mưu lược kém cõi:
- Sách Thục ký chép rằng: Một lần Lưu Bị
cùng đi săn với Tào Tháo,
Quan Vũ lén khuyên Lưu Bị nên nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào Tháo, nhưng Lưu Bị không nghe vì tình thế không cho phép manh động. Điều nầy cho thấy
cái nhìn chiến lược của Quan công còn thua xa Lưu Bị.
@. Tôi xin góp ý thêm: Quan Công kém tầm chiến lược:- Đang giữ vị trí chiến lược Kinh Châu, Quan Vũ lại đưa quân đi đánh Phàn Thành. Kết quả không chiếm được Phàn Thành lại còn mất cả Kinh Châu.
Xem ra danh tướng lẫy lừng Trung
Quốc , được người Trung Quốc coi như thần thánh còn thua xa các danh tướng Việt Nam như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huệ (Nguyên Lạc)
2. Bản chất thấp hèn, chấp nhận làm điều hạ tiện
- Sách Thục ký chép rằng: “Trong bước đường
cùng, Lã Bố đã mang vợ mình đến dâng cho Quan
Vũ để lấy lòng, hy vọng ông nói giúp
với Tào Tháo.
Quan Vũ hỏi Tào Tháo rằng ông ta (tức Quan công) có nhận người đàn bà này được không?. Tào Tháo trả lời được! Nhưng sau đó Quan Vũ hỏi thêm mấy lần nữa khiến Tào Tháo tò mò và cảm thấy hứng thú bèn sai Quan công mang vợ Lã Bố đến cho ông xem mặt. Khi Quan Vũ mang vợ Lã Bố đến, Tào Tháo thấy đẹp, ưng ý bèn giữ lại cho mình.”
Đoạn văn trên đây cho thấy hành vi của Quan công kém cỏi "dưới mức bình thường", vì nếu Quan công thật là kẻ chính nhân quân tử thì chắc chắn ông ta sẽ làm những điều sau đây:
- Không nhận vợ người làm của hối lộ cho mình.
- Không hạ mình làm chuyện “dắt gái” dâng cho người khác.
- Việc Quan công hỏi Tào Tháo năm lần, bảy lần chẳng khác nào khuyến khích Tào Tháo hãy dung nạp vợ của người khác đã dâng cho mình, để rồi đem vợ của người đi dâng cho chủ mới với ý đồ mưu cầu lợi lộc cá nhân!
Những điều này quá hèn!
Hành xử như vậy thử hỏi Quan công có xứng đáng là người có đầy đủ tiết, liệt, trung, hiếu
không?
@. Tôi xin trích thêm ra đây vài đoạn văn của ông Lê Vĩnh
Huy để giải thích rõ thêm:
[... Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là thành tựu lớn của văn học
Trung Hoa. Giới thống trị đã lợi dụng những hư cấu trong đó để dựng nên hình tượng Quan Vũ vạn toàn không khuyết điểm .
-- Chuyện “Đào viên kết nghĩa” chỉ có trong trí tưởng tượng tài tình của La Quán Trung. Trong Tam quốc chí, Trần Thọ ghi rõ Quan Vũ là
tên tội phạm trốn truy nã, nhờ vậy gặp Lưu Bị, và Quan, Trương được Lưu Bị xem như
anh em mà thôi.
-- Chuyện đốt đuốc canh cửa cho hai chị dâu cũng là chuyện hoang đường. Tam
quốc chí cho thấy khi thất thế bại tẩu về với Tào Tháo, Quan Vũ chỉ đi một mình. Chẳng những thế, Vũ còn là kẻ háo sắc, khi cùng Tào Tháo bao vây Lữ Bố ở Hạ Bì đã có dã
tâm muốn đoạt nàng Đỗ thị vợ Tần Sĩ Nhân, nha tướng Lữ Bố. (Thục ký chép: Tào Tháo cùng với Lưu Bị vây Lã Bố ở Hạ Bì. Bố sai Tần đến Nghi Lộc xin cầu cứu, Quan Vũ bày tỏ với Tào công, xin được lấy vợ người ấy làm vợ, Công thuận cho. Khi Bố bị bại,
Vũ lại tỏ ý ấy với Tào công. Tào công ngờ rằng người đàn bà ấy hẳn có nhan sắc, mới sai đón trước về xem, thầm tính giữ lại cho mình, Quan Vũ vì vậy trong lòng chẳng yên. Việc này sách Nguỵ thị Xuân Thu cũng ghi tương tự. (Lê Vĩnh
Huy) [6]
3. Phản chúa, phản bạn, vong thề:
- Đầu năm 200, Tào Tháo chia quân đi chuẩn bị đánh Từ châu. Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu cứu Viên Thiệu, nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đánh Từ châu. Vài ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi, bị thua tan
tác. Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ
Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị bắt; Quan Vũ không có đường chạy, buộc phải đầu hàng Tào Tháo, theo về Hứa Xương.
Làm tướng như Quan công, thua trận, bỏ chủ - Lưu Bị - mà người chủ đó đã từng uống máu ăn thề sinh tử có nhau, nhưng đến khi cùng đường, lại hàng giặc, vong thề, bội ước,
tham sống, sợ chết chẳng khác gì kẻ thất phu hạ tiện. Trong bước khốn cùng, Quan công đã thể hiện bản chất thấp hèn của kẻ tham sanh quý tử, bất chấp khí tiết anh hùng, sự trung thành của kẻ bề tôi. Ngoài ra đã bội ước vong thề với
bằng hữu
@. Tôi xin
góp thêm ý: Quan Vũ bất trung - Quan Vũ hàng Tào Tháo nhưng ngụy biện "hàng Hán bất hàng Tào", sự thật thì Quan Vũ đã hàng Tào, đã vì Tào mà chém 2 tướng Nhan Lương và Văn Sú để trả ơn.
Xem ra Quan Vũ sao sánh bằng Trần Bình Trọng - thà chết không hàng giặc Nguyên
Mông. "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm
vương đất Bắc"
4. Háo thắng, bỏ đại nghĩa,
ham hố, tranh giành địa vị:
- Khi Mã Siêu (về sau là một trong ngũ hổ tướng của Lưu
Bị) mới quy hàng Thục Hán, Quan
công đang trấn nhậm Kinh Châu, hay tin, liền vội viết thư cho
Chư (Gia) Cát Lượng -Khổng Minh - sai người ngày đêm cấp tốc về trao thư cho Khổng Minh, đòi về tranh tài cao thấp với Mã Siêu để phân thắng bại. Vốn là kẻ đa mưu túc trí, Khổng Minh biết ngày ý đồ của Quan công, bèn viết thư phúc đáp trong đó phải vỗ về và ca ngợi Quan công : - Mã Siêu tuy
có giỏi, nhưng làm sao qua được ông là kẻ “tài nghệ tuyệt luân”. Quan
công hả dạ, mặt mày hớn hở, liền vừa vuốt râu vừa cười thỏa mãn, thốt lên: “Khổng Minh thật hiểu ý ta”
“Khổng Minh thật hiểu ý ta”, đó là lời Quan công khen Khổng Minh, nhưng
Quan công nào biết lời “khen” ấy có khác nào ông ta tự mắng vào mặt mình
@. Tôi xin được đóng góp thêm những đoạn viết này trích từ Wikipedia:
[...Năm 214, nghe tin Mã Siêu đến hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên,
Quan Vũ đang ở Kinh châu bèn viết thư cho Gia Cát Lượng hỏi:
- Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể so sánh với ai?
Gia Cát Lượng phải lựa lời viết
thư lấy lòng Quan Vũ:
- Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!
Ông đọc thư rất đắc ý và mang thư khoe với nhiều người.] (Wikipedia)
[-- Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng Hoàng Trung
làm Hậu tướng quân. Quan Vũ
thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung,
không bằng lòng, không
chịu nhận ấn tín. Phí Vĩ
phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới tỉnh ngộ và thụ phong.] (Wikipedia)
5. Kẻ lộng ngôn:
Năm 215, khi Quan Vũ đang phòng thủ để ngăn trở Tào Ngụy cướp thành. Tào Tháo nghĩ nên kết hợp với Tôn Quyền, nên sai người hẹn với Tôn Quyền đồng tấn công Kinh
Châu để hóa giải hận thù giữa hai nước Ngụy (Tào Tháo) với Ngô (Tôn Quyền).
Trong khi ấy, Lưu Bị
nhận thấy binh lực Thục Hán yếu kém, bèn nghĩ cách nhượng bộ Tôn Quyền, nên đề nghị trao cho Đông Ngô ba quận Quế Dương, Linh
Lăng và Trường Sa. Ngược lại, phía Tôn Quyền (Đông Ngô) giao Nam Quận lại cho Thục Hán. Do đó, Tôn Quyền với Thục Hán chánh thức giảng hòa và cả hai bên đều đồng ý phân lại ranh giới của
Kinh Châu. Phía
Đông Ngô, tướng Trình Phổ giao quận Giang Lăng cho
Quan công. Xong,
Trình Phổ đến Giang Hạ nhận chức Thái Thú.
Nhân sự trao đổi ấy, Tôn Quyến muốn bắt tay chặt
chẽ với Lưu Bị, đồng thời muốn có giao hảo tốt với Quan công để kéo dài tình hòa ước, nhất lả để liên minh chống nước Ngụy -Tào Tháo.
Trước khi quyết định bỏ Thục hợp
cùng Tào. Tôn
Quyền phái sứ giả đến cầu hôn con gái Quan Vũ cho con trai mình, để xem thử ý của Quan Vũ như thế nào. Không ngờ họ Quan vốn kẻ võ biền, ngu dốt, không biết và không đặt quyền lợi Thục Hán lên trên. Quan công chẳng những không chấp nhận mà còn mạt sát Tôn Quyền trước mặt sứ giả nhà Ngô: - “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”. Chính sự lộng ngôn nầy về sau đã đưa Quan công vào cõi chết.
@. Tôi xin trích
những đoạn văn sau đây để các bạn hiểu rõ thêm câu mạt sát Tôn Quyền "nổi danh" của ông Quan Vũ
[Tôn Quyền sau đó tiếp tục muốn củng cố
tình thân với Lưu Bị, bèn sai sứ giả đến xin cầu hôn con gái Quan Vũ cho con trai mình. Tuy nhiên, Quan Vũ không nhận thức được tầm quan trọng của liên minh Tôn – Lưu như Gia Cát Lượng từng nhấn mạnh, không những ông từ chối mà còn nhục mạ Tôn Quyền. Ông quát vào mặt sứ giả Đông Ngô: - Con gái ta như loài hổ, lại thèm gả cho loài chó à!-Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử-. (Wikipedia]
_ “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”?!: Quan Vũ tự cho ông ta là giống nòi hổ, còn dòng giống của Tôn Quyền chỉ là loài chó. Nhưng, thực tế ai hổ, ai chó đây?
Trong khi Quan Vũ chỉ là anh chàng ngày ngày gánh tào hủ mềm (còn gọi là đậu phụ) đi bán để mưu sinh, lại còn đẩy xe thuê chở hàng hóa cho mọi người để kiếm thêm tiền thuê thì Tôn Quyền cùng Tôn Sách (孫策) (175 –
200), là con của Tôn Kiên một viên tướng thời Hán mạt.
Tôn Quyền, tự Trọng Mưu (仲謀), sinh ngày 5 tháng 7 năm 182 (đến 21 tháng 5 năm 252 sau Tây lịch), tại Phú Xuân, Ngô
Quận. Lên nối nghiệp, Tôn Quyền từ bỏ vai trò Lãnh Chúa của cha, anh. Ông tổ chức hành chánh, đặt quan cai trị, thiết
lập triều đình tự xưng là Ngô Đại Đế (吴大帝). Hậu duệ của Tôn Quyền gọi ông bằng Ngô Thái Tổ (吴太祖). Ở Đông Ngô, Tôn Quyền trở thành thủy tổ của thể chế quân chủ đầu tiên ở nước nầy.
Qua gia phả của Tôn Quyền, cha từng làm Thái Thú, anh từng làm lãnh chúa, đánh đâu thắng đó, bản thân Tôn Quyền ngang hàng với Lưu Bị, vậy mà khi cầu hôn cho con, Quan Vũ dám lộng ngôn miệt thị: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”.
Một anh chàng gánh đậu phụ đi bán dạo, trở thành tên tội phạm, trên đường bôn ba đào tẩu, dịp may được kết
bạn và làm tôi thần cho Lưu Bị. Một người vừa không có kiến thức, lại tự cao,
tự đại, kiêu căng, ngạo mạn… Vậy thì chúng ta
nên xếp anh ta thuộc loại gì?
6. Bất nghĩa bất trí
Theo “Ngô thư – Lục Tốn truyện":
Khi Mi Phương và Phó Sĩ
Nhân cùng Quan công trấn giữ Kinh Châu. Hai người nầy luôn bị Quan công khinh thường. Một lần xuất
chinh, Mi Phương với Phó Sĩ Nhân sơ suất trong quân nhu, Quan công đe dọa khi trở về sẽ trị
tội. Hai tướng ngày đêm lo sợ, nhân dịp đó Tôn Quyền chiêu dụ, hai tướng Mi Phương, Phó Sĩ Nhân liền quy hàng Ngô. Giúp Tôn Quyền chiếm Kinh Châu không mất một giọt máu.
@.Tôi xin được góp ý thêm
- Quan Vũ nhận Quan Bình làm con nuôi thì Lưu Bị đồng ý, nhưng khi
Lưu Bị nhận Lưu Phong làm con nuôi thì Quan Vũ chê, không hài lòng. Vì vậy khi Quan Vũ bị bại trận ở chiến dịch Phàn Thành, Lưu Phong không đến cứu khiến Quan Vũ bị bắt và bị chém chết.
- Trước khi đánh Phàn Thành, Quan Vũ phạt nặng 2 tướng là Phó Sĩ Nhân và Mi Phương vì vi phạm quân lệnh, nhưng lại giao cho họ trọng
trách giữ 2 thành. Kết cục 2 tướng này đầu hàng, dâng Kinh Châu cho Đông Ngô.
- Quan Vũ rất khinh thường Lục Tốn nên chết vì mưu của Lục Tốn - một tướng trẻ còn vô danh chỉ đáng tuổi con mình.
@. Tôi xin vạch trần sự hư cấu -
không có thật - về Quan Vũ của La Quán Trung
- Hoa Hùng không phải chết dưới đao
Quan Vũ, mà bị giết bởi Tôn Kiên.
- Quan Vũ có giết Nhan Lương, nhưng không hề chém Văn Xú. Chuyện “Quá ngũ quan trảm lục tướng” lại càng hư cấu.
- Bộ mặt thật của Quan Vũ
không hề đỏ như trái bồ quân. Chính sử không hề tả hình dong của Vũ, chỉ thấy trong thư Gia Cát Lượng gửi Vũ có một chữ “Nhiêm” 髯 cho thấy Vũ là người râu ria rậm rạp mà thôi.
- Ngựa Xích Thố là sáng tạo của La Quán Trung,
sau này hình thành cả một phong cách cho bọn nhà văn dã sử khi miêu tả các viên võ tướng, để thêm mắm dặm muối trợ oai
cho dũng tướng. Ngựa chiến của Tàu hầu hết là ngựa thiến, thứ ngựa chỉ dùng xông thẳng trực diện đối phương
chứ không thể rong ruổi ngàn dặm.
- “Thanh Long Yển Nguyệt đao”
của Quan Vũ, cũng như “Bát xà mâu” của Trương Phi, “Phương thiên họa kích” của Lữ Bố, đều là những thứ vũ khí cán dài. Theo Vũ kinh tổng yếu, bộ sách nghiên cứu quân sự được soạn vào đời Tống (khoảng 1040-1044), thì thời Tam quốc thông dụng đại đao, đao của
quân Đông Ngô
sử dụng dài dộ 6 tấc; của Bắc Ngụy dài khoảng 1m; của Thục Hán dài nhất, ước 1,2m. Loại trường
đao Yển nguyệt hơn 2,1m phải đến 800 năm sau, vào thời Đường Tống mới bắt
đầu xuất hiện. (Lê Vĩnh Huy)
Căn cứ vào những điều trên, ta thấy cái vũ khí
gọi là Yển Nguyệt Long Đao chỉ mới có vào thời Tống (từ 960 đến 1279) chứ ở thời
Tam quốc (189 đến 280) - gần 800 năm trước thời Tống - thanh ĐẠI ĐAO thực chất chỉ là một con dao bầu lớn có cán hơi dài.
- Thêm một chuyện không thật nữa của La Quán Trung về việc bịa chuyện can trường của Quan Công: - "Vừa uống rượu vừa đưa tay bị tên cho Hoa Đà nạo vết thương". Chuyện nầy giả dối, vì bởi Hoa Đà đã chết trước khi trận Phàn Thanh xảy ra, nơi Quan Công bị tên.
***
Điều mà La Quán Trung cố tạo ra hình ảnh một Quan công “Thập Toàn, Thập Mỹ” chỉ là một hình ảnh không tưởng. Nhưng nó giúp cho nhân gian dựng nên một thần tượng và "thánh hóa" Quan công trở thành Võ Thánh Quan Vân Trường – Một danh dự cho một kẻ mà ngày nay chúng ta không thể tìm
đâu ra được một điều để có thể đáng cho trọng vọng.
Ở đây, người viết xin hỏi: Một
kẻ bại trận, khom mình đầu hàng giặc một cách hèn hạ, phản chủ, phản bạn như Quan công có xứng đáng để hậu thế tôn thờ không? Thế mà, không thiếu những kẻ trong giống
nòi Việt lại tôn thờ giặc Hán này.
Anh hùng Đặng Dung mài gươm dưới trăng
Anh hùng Đặng Dung mài gươm dưới trăng
Mở trang sử cũ, tổ tiên ta từng có rất nhiều đại anh hùng dân tộc như Lê Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Lê Lợi, Quang Trung, Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Nguyễn Trãi,... và vố số anh hung tên tuổi và vô danh khác. Thế mà, chỉ vì đầu óc vọng ngoại nên không ít kẻ trong chúng ta bị giặc xâm lược đầu độc, để rồi
chẳng biết gì về anh hùng dân tộc từng chống ngoại xăm, giữ gìn đất nước quê hương. Cho nên, ngày nay tuổi trẻ ở trong ngoài nước dường như chẳng biết gì về lịch sử tiền nhân của dân tộc ta.
Không cần phải là những đại anh hùng dân tộc như những vị anh
hùng nêu
trên. Chỉ cần đem tiểu tướng Lê Lai ra so sánh, ai cũng có thể nhìn nhận ra rằng Lê Lai vượt xa Quan công về tinh thần yêu nước và tinh thần hy sinh của người
chiến sĩ.
Ai trong chúng ta cũng biết, khi Đức Bình Định Vương Lê Lợi bị giặc Minh vây hãm ở Chí Linh, trong tình thế nguy ngập. Khi ấy, chắc chắn Lê Lai hiểu được rằng, nếu mình mặc long bào giả vua để gạt giặc thù đang bao vây nghiêm ngặt thì không thể nào thoát chết. Thế mà, người chiến sĩ của dân tộc Việt vẫn hiên ngang cáo lỗi cùng trời đất, xin Đức Vua
cho mặc hoàng bào xông
ra trận đề nhận cái chết hầu cứu Vua.
Mục đích của tôi, viết, vạch ra những yếu
kém của Quan công không phải nhằm để “tố khổ” một kẻ không đáng tôn trọng, mà để cảnh tỉnh những người
cùng mang
dòng máu dân tộc Việt Nam hãy tỉnh ngộ, hãy xóa bỏ đầu óc vọng ngoại,… để hướng về những anh hùng dân tộc của non sông đất nước mình.
Những ai đã từng dựng bàn thờ Quan công nên xét lại việc làm của mình?
(Thái Quốc Mưu – NHÂN VẬT QUAN CÔNG)
@. Tôi đồng ý với Thái Quốc Mưu và góp ý thêm
Việt Nam ta có rất nhiều anh hùng hào kiệt sao người Việt không thờ, mà lại thờ bại tướng Quan Vũ ?
Bọn Hán gian và Hán nô tuyên truyền tôn thờ Quan Công để lừa mỵ dân Việt Nam, mong thực hiện mưu đồ Hán hóa dân Việt mà thôi.
GIẢI MÃ VIỆC TÔN
SÙNG QUAN VŨ
Vì sao người ta lại thành công trong việc cải tạo một kẻ thất
phu trở nên một bậc "thần nhân chí
thánh" như vậy? Đây là hiện tượng tâm linh – văn hóa, tôi không đủ khả năng phân tích, ở đây chỉ thử nêu vài lý
do.
– Cưỡng bức thông tin: - Giai tầng thống trị cùng bọn nho, tăng, đạo,
hiệp lực tuyên truyền, chỉ thông tin một chiều, ra sức tán dương thánh hóa Quan Vũ. Bá tánh phần đông lại ít học, ít xem sách sử, mê tín ... nên lâu dần chịu tập nhiễm mà trở nên tôn sùng hình tượng Quan Vũ, xem đó không chỉ anh hùng dân tộc mà còn là thánh đế cứu đời.
– Thân phận lương dân bèo bọt, trầm luân trong khổ hải, chỉ còn mỗi tia hy vọng là sẽ có “vị cứu tinh” giúp mình diệt ác trừ gian, thay đổi số
kiếp, nên dễ dàng nương
theo ơn đức của Quan thánh Đế quân, một kiểu cha già dân tộc.
– Dân nghèo muốn đoàn kết đấu tranh chống lại
ác bá, buộc phải duy trì chữ “Nghĩa” để duy trì đội ngũ. “Quan nhị ca” với lớp son phấn tô điểm trung can, nghĩa khí đã đáp ứng được nguyện vọng
này.
@. Tôi xin được trich thêm hai nguồn sau đây giải thích rõ việc phong thánh Quan Vũ :
1. Theo nhà nghiên cứu Chu Vương Miện: Thời Mãn Thanh có hai phong trào "phản Thanh phục Minh" rầm rộ nhất , một của Thiên Điạ Hội , một của Hồng Hoa Hội. Hồng Hoa Hội dùng ám hiệu là một bông hoa hồng , còn Thiên Địa Hội thì dùng ám hiệu là thờ Quan Vũ [ tức Quan Vân Trường ] - Có nghiã nhà nào có bàn thờ Quan Công là nhà
cuả tổ viên Thiên Địa Hội , nhà nào có
treo một bông hoa hồng là xã viên của tổ chức Hồng Hoa Hội
Vua Càn Long nhà Thanh bèn tương kế tưụ kế, ra lệnh cho toàn thể bá tánh ở đại đô [ tức Bắc Kinh ] đều được phép trong nhà để bàn thờ Quan Vũ [ Quan công ] và trên bàn thờ thì để một bình bông cắm hoa hồng. Thế là lộn xộn, hỗn loạn hết cả lên, chả biết ai thật và ai giả? Có một điều cái hình Quan Vũ [ Quan công ] từ đó trở đi cả trong nước "Chung Hoa" nơi nào cũng thờ cả ? (Chu Vương Miện)
2. Tục thờ Quan Vũ -
Quan Vân Trường khởi từ thời Thanh, xướng lên bởi các tay giang hồ mãi võ cách mạng "phản Thanh phục Minh". Miếu thờ Quan Vũ
chính là một hình thức hội kín nhưng
mang bộ mặt hợp pháp. Nhưng kế hoạch này bị Thanh triều phá vỡ. Vua Thuận Trị nhà Thanh thấy tình hình nếu cứ để hội kín nấp dưới bóng Quan Vân Trường thì rất nguy hiểm, mà đàn áp chắc không xong rồi, nên mới giáng chỉ cho toàn quốc lập miếu thờ. Chỉ này cũng áp dụng luôn cả với dân tộc Mãn Thanh nữa. Mục đích là làm chết không khí hội kín bên trong miếu thờ Vân Trường. Vua Càn Long giáng chỉ phong Quan Vũ làm Trung Nghĩa Vũ Thần Đại Đế. Quả nhiên hội Vân Trường mất hẳn hiệu lực,
từ cách mạng chuyển ra mê tín, cầu phúc, giải tội, rồi dần dần các miếu lọt vào tay bọn "buôn Thần bán
Thánh". Âm mưu phục Minh cũng tan rã.
Đó là tất cả nguyên nhân tại sao Quan Vân Trường lại được sùng bái, phổ biến rộng lớn vậy.
Nếu không có cuộc cách mạng "phản Thanh phục Minh" thì chắc việc "hiển thánh" của Quan Vân Trường trong Tam quốc
chí diễn nghĩa đã không bao
giờ có. (Nói Chuyện Tam Quốc - Vũ Tài Lục) [7]
3. Sau ngàn năm - từ lúc Hán Hiến đế phong Quan Vũ
tước Hán Thọ Đình hầu năm 199 cho đến năm 1652, Thanh Thế tổ Thuận Trị phong Trung nghĩa
Thần vũ Quan thánh Đại đế - nhân vật võ biền thuở nào đã không
còn nữa, những khiếm khuyết của Vũ đã được cải tạo, che giấu, để chỉ
còn một vị thánh nhân
hoàn hảo làm đại diện của lòng trung
nghĩa thăng hoa. Địa vị tâm linh của Quan Vũ giờ đây vượt cả Khổng tử, trở
thành tinh túy
của tam giáo. La Quán
Trung đã tô điểm cho Quan Vũ gồm đủ cả nhân nghĩa lễ trí tín, thành trang quân tử Nho giáo mẫu mực; Phật giáo Trung Hoa tôn Quan Vũ làm thần Hộ pháp với danh hiệu Già lam Bồ tát; Đạo giáo tôn Quan Vũ vào “Ngũ Văn Xương”, ngang hàng với bốn vị Văn Xương đế quân, Đại Khôi tinh quân, Châu Y tinh quân, Thuần Dương đế quân.
Chẳng những thế, có những ngành nghề không liên quan, như thầy bói, thợ mộc, thợ nề, buôn bán nhỏ lẻ v.v… cũng tôn sùng Quan Vũ, vậy là Quan Vũ đóng luôn vai Thần Tài phù hộ "mua may bán đắt". Đến bọn giặc cướp
kết nghĩa anh em, cũng nhờ “Quan nhị ca” làm chứng cho lòng trung nghĩa của mình với tập đoàn "xã hội đen".
Trung Hoa loạn lạc,
Quốc-Cộng giao tranh, người Tàu vượt biển tìm nơi đất lành lập nghiệp, Quan Vũ
trở thành "vị thần phò hộ biển lặng sóng
yên". Khi đã an cư, Quan Vũ thành đấng thần "linh độ trì gia đạo bình an". Theo bước chân lưu lạc của người Tàu tứ tán muôn phương,
đền miếu Quan Vũ nơi hải ngoại không chỉ hiện hữu ở Việt Nam mà còn tọa lạc khắp nơi, bất cứ nơi đâu có dấu chân Hoa kiều là có đền thờ Quan Vũ.
LỜI KẾT
Việt Nam ta có 2 tướng hiển thánh:
- Tể tướng Lữ Gia: - Hình ảnh Quan Vũ hiện trên mây là bản sao truyện Lữ Gia
hiện ra chém phản thần.
- Đức Thánh Trần: Hưng Đạo Vương.
Nghĩ lạ thay, Quan Vũ tài hèn đức kém, người Hoa thờ là quyền của họ, tại sao người Việt lại thờ, lại quên mất tổ tiên của mình ?!
Thế mới biết thuật tuyên truyền của Bắc Phương thật
ghê gớm, không được phép coi thường!
Cái bóng Trung Quốc vẫn đang đè nặng chúng ta về nhiều mặt; với một nền văn hóa lâu đời, và có sức đồng hóa mạnh như văn hóa Trung Hoa, chúng ta phải cẩn thận. Muốn tiến bộ, chúng ta phải thoát ra khỏi cái bóng phủ, phải tháo bỏ cái "vòng kim cô" này. Phải "thoát
Trung" (không phải bài Trung).
Tổ tiên ta đã nhiều lần muốn thoát Trung về văn hóa, nhưng chưa thành công lắm, như tạo ra chữ nôm, lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần..chúng ta phải tiếp tục
Có nhiều đất nước bị ảnh hưởng
văn hóa Trung Hoa
nặng nề, nhưng họ đã thoát ra được và vươn lên mạnh mẽ như Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc Singapore , nơi mà đa số huyết mạch của quốc
gia nằm trong tay các di dân người Hoa. Sự tiến bộ của các nước nầy như thế nào thì chắc ai cũng biết. Chúng ta nên học tập họ.
Để kết thúc bài viết, tôi xin dẫn ra đây bài thơ của Ngô Phúc Bùi tặng các bạn
NƯỚC NAM PHẢI DỰNG TƯỢNG VUA
NAM
*
Muốn dựng tượng này ngóng biển đông
Hỏi hồn dân tộc có thỏa không?
Bao nhiêu Dũng Tướng ghi trang sử
Nhiều vị Minh Quân dựng thành đồng
Anh hùng Đất Việt thây da ngựa
Tuấn kiệt Trời Nam máu nhuộm hồng
Cớ sao mượn lốt loài xâm lược
Đắp tượng khoe màu kể chiến công?
(Ngô Phúc Bùi)
***
Qua trên là những gì tôi sưu tầm được, tổng kết lại
cho rõ ràng, mạch lạc chuyển tải đến bạn. Rất mong các bạn tìm được vài điều hữu ích trong công việc bảo vệ và xây dựng quê hương Việt Nam thân yêu. Trân trọng
Nguyên Lạc
--------------------------------
Tham Khảo: Vũ Tài Lục, Nguyễn Hiến Lê, Thái Quốc Mưu, Chu Vương Miện, Lê Vĩnh Huy, Wikipedia, Google
Ghi chú:
[2] Ý Kiến Về Xây dựng tượng Quan Công - Vũ Ngọc Phương
[3] Chùa Ông ở Chợ Lớn
[4] Thái Quốc Mưu – NHÂN VẬT QUAN CÔNG
[5] Quan thánh Đế quân
[6] Những chuyện kỳ dị về Quan Vân Trường
[7] Nói chuyện Tam Quốc - Vũ Tài Lục
No comments:
Post a Comment