Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa |
"CÒN LẠI...", MỘT BÀI LỤC BÁT "RẤT ĐỜI" CỦA LÊ THIÊN MINH KHOA
*Phạm Sáu
*Phạm Sáu
CÒN LẠI…
Tặng
Nguyễn Trọng Tạo.
Rồi Tiên cũng bỏ Ta
bà
Phòng văn còn một Ta và Ma thôi
Đầu hè một Quỉ lơi bơi
Phật vỗ vai Chúa
trốn đời chơi hoang.
Lê Thiên Minh Khoa
Mỗi bài thơ dường như đánh dấu một
thời điểm nhất định. Ta cứ ngỡ thời gian qua đi là ít thời cơ trở
lại. Nhưng đời người vốn dĩ nhiều “son phấn”. Thế nên những gì trong
dĩ vãng hẳn còn một chút dư âm. Với ai thì tôi không rõ chứ với LTMK
chắc sẽ mãi mãi “Còn lại...”
“Còn lại...”. Một bài thơ ngay tự
thưở được nghe tác giả đọc (với giọng ngập ngừng vốn có), tôi đã
nghe chừng có cảm giác hơi “rờn rợn”.
Câu đầu tiên: Rồi Tiên cũng bỏ Ta
bà. Lạ quá! Tiên ở cõi Ta bà ư? Chưa hề nghe! Thôi cứ tạm hiểu Ta bà
= Đại tam thiên thế giới = cõi trần. Thế sao Tiên lại bỏ ra đi? Ôi thôi
người đã đi rồi! Có níu kéo chăng cũng chỉ trong tay là hư vô. Vậy
thì đã sao? Bên cạnh ta còn nhiều lắm.
Câu nầy đã có “vấn đề”: Khi bài thơ được
đăng, có thi hữu chỉ hiểu nghĩa tường minh, chưa cảm được nghĩa hàm ngôn của câu thơ, nên comment: “ Tiên sao lại ở
trên đời_ Nhà thơ uống rượu nói lời bâng quơ”. LTMK trả lời bạn đọc bằng một
cách nhẹ nhàng, sau nầy trở thành một bài thơ “độc lập” lại được nhiều người
thích và thuộc lòng:
CÒN LẠI 2
Khi xưa Tiên ở trên trời
Yêu người trần thế nên dời
xuống đây
Người trần khi tỉnh khi say
Nên
tiên chán ngán lại bay về trời!
Hãy nghe: Phòng văn còn một Ta và Ma thôi. Đúng quá! Hình và
Bóng. Hình là? Bóng là? Hình mà không có Bóng thì là gì? Bóng
không có Hình, Bóng có tồn tại không? Ta và em là một thể thống
nhất như Bóng với Hình (Phải chăng Ta và Ma chỉ là một).
Cứ tưởng cuộc đời thế là viên
mãn. Nhưng có được đâu vì còn Quỉ nữa cơ mà! Ta đã thống nhất, đoàn
viên mà sao Ta vẫn cứ còn bị trêu ghẹo mãi! Quỉ: ai mà thích, ai
không bảo là xấu xa? Cái Thiện và cái Ác cứ song song với nhau trêu
chọc kiếp người. Ai thắng ai thua xin hãy đợi đấy(!).
“Đầu hè một Quỉ lơi bơi”. “Đầu
hè” thì rất gần, đáng sợ. Tôi thích chữ “lơi bơi”. Theo tôi, Quỉ
(dường như không cuống quýt) vẫn loay hoay,
lơ lửng nhưng vẫn bám theo người sẵn sàng ngả theo bất cứ bên
nào. Thế mới biết lòng người khó đoán. Nó cứ đánh vào bản lãnh,
vào tâm thức của ta.
Nhưng may quá, câu kết của bài thơ
“Phật vỗ vai Chúa trốn đời chơi hoang”
như cảnh tỉnh mọi người: Chớ có thấy đêm đen lan tỏa mà vội
thất vọng vì bình minh chậm đến. Cái Thiện (Chúa và Phật) vẫn còn
hiện diện, lan tỏa.
Câu kết bài thơ lại có “vấn đề”. Tết năm đó, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
(Hà Nội) cùng các nhà thơ: Lê Huy Mậu,
Tùng Bách, Vũ Thanh Hoa (Vũng Tàu)… về nhà LTMK ở Bà Rịa thăm, LTMK đọc bài thơ
nầy tặng Nguyễn Trọng Tạo. Anh Tạo nói: “ Đi khắp nơi gặp nhiều nhà thơ minh họa
chính sách, tới Bà Rịa, mới gặp một thi sĩ…”. Sau đó, khi đăng trên
nguyentrongtao.org, vì lý do nhạy cảm và tế nhị, 2 câu cuối được biên tập lại
thành:
Đầu hè Quỉ vắng bóng người
Vỗ vai Chúa, Phật trốn đời đi hoang.
Bốn câu lục bát, bốn cảnh đời (hay
chỉ một). Thoạt nghe cứ tưởng rằng tác giả báng bổ Thánh Thần.
Nhưng theo tôi, nhà thơ đã đưa tay ra kéo xuống và thò tay xuống kéo
lên tất cả để hiệp nhất trong một điều vĩnh hằng: Thế mới chính là
Đời. Bởi đời là thế! Rất nhân sinh. Rất đời.
Hai chữ “Rất đời” là tôi mượn
chữ của Linh mục Đặng Duy Linh
(chánh xứ Đất Đỏ) khi cùng tôi nghe nhà thơ lần đầu đọc bài thơ này.
Cha nói: “Chúa và Phật bỏ đi rồi, chỉ còn lại một mình nhà thơ thôi. Nhà thơ không báng bổ tôn giáo
mà chỉ nói lên nỗi cô đơn của kiếp người. Rất đời!”…
Phạm Sáu
Trường Trần Đại nghĩa, TP Bà Rịa, tỉnh
BR-VT.
Email: <phamvansautdnkd@gmail.com>.
No comments:
Post a Comment