Tác giả Trúc Lệ
CHUNG MỘT NHÀNH HOA
Tôi ngồi trên băng đá trong công viên Gia định, tình cờ tôi nhìn thấy một cô gái đứng gần chỗ băng tôi ngồi. Cô có gương mặt dịu dàng, dáng người thanh tú trong bộ đồ bà ba màu hạt dẻ . Đôi mắt thẳm sâu có hàng mi mượt mà luôn hướng ra phía lộ với vẻ bồn chồn, tay cô nâng niu một nhành hoa Bằng-Lăng màu tím.
Nhìn vẻ băn khoăn của cô, tôi đoán cô đang đợi chờ ai. Tôi lên tiếng vẫy cô lại gần, cười làm quen và nói :
- Chao! Màu hoa đễ thương lạ! Ai đã tặng em chăng?...
Đôi má cô phớt ánh hồng:
- À, thưa không…Chính là cháu định tặng cho “người thân” đó Dì !
Tiếng “người thân” phát ra với âm sắc ngọt ngào, gợi sự tò mò của tôi. Tôi giơ tay mời cô ngồi xuống băng cùng tôi và hỏi tiếp :
- Vậy sao, nếu không có gì bí mật em cho tôi nghe về người thân được không ?
Cô khép nép ngồi xuống cạnh tôi rồi cởi mở :
- Thưa…không có chi bí mật đâu Dì ( với vẻ bẽn lẽn đáng yêu cô tiếp):
- Người thân chính là “chàng bộ đội Trường-Sa”người yêu của cháu, ảnh được về phép thăm gia đình ở Cần-Thơ. Hôm nay ảnh hẹn gặp cháu tại đây để thăm hỏi nhau và kể cho nhau nghe, khi xa nhau, nhớ nhau mỗi người đã làm được những gì trong phần việc cùa mình cho quê hương đất nước.
Tôi kêu lên thán phục :
- Ôi ! một cuộc hẹn thật tuyệt vời. Thế các em quen nhau lâu, mau rồi ?
- Dạ, chúng cháu biêt nhau từ nhỏ. Cùng phố, cùng trường, lớp. Khi anh đi nhập ngũ thì tình cảm trong trắng của lứa tuổi sinh viên chợt trở lên gắn bó, càng thắm thiết hơn sau nhữg lá thư trao đổi tâm tình…
- Thế “chàng bộ đội” của em công tác nơi đâu ?
- Dạ ảnh là chiến sĩ biển đảo Trường-Sa, nhiệm vụ chính của các chiến sĩ là-bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thềm lục địa của Tổ Quốc. Qua thư anh cháu hiểu rõ thêm về người lính, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình phức tạp khi tuần tra canh giữ trên các đảo (Trường Sa lớn-Song tử Tây-Nam Yết-Sinh Tồn và một số đảo khác).
Những ngày nắng cháy da, những đêm mưa xối xả; anh em chiến sĩ luôn bền bỉ với nhiệm vụ với trách nhiệm cao, xử lý tình huống nhanh nhậy khôn khéo, đầu tư cả về thể lực và trí tuệ để mọi người hiểu sâu về bản chất vấn đề mà vận dụng vào thực tế…
Ngưng một chút cô mỉm cười để lộ núm đồng tiên duyên dáng trên đôi má, rồi cô hào hứng tiếp :
Cứ mỗi lần thư anh về tới là các bạn cùng phòng, cùng làm việc với cháu đều cụm lại giành lấy thư mở ra đọc toang toang rồi sau đó lại tranh luận nhau về phong cách sống của mình, của người, thậm chí cả chuyện nước ngoài nữa…
Tôi lại cắt ngang cô, hỏi:
- Phong cách sống ! Theo em ?
- Dạ, chúng cháu thường nói với nhau đừng nên than van đòi hỏi nhiều ở xã hội, mà hãy tự hỏi mình đã làm được những gì cho xã hội cho quê hương đất nước chưa ,tranh luận nhau về cuộc sống và lý tưởng của Pa-Ven trong “Thép đã tôi”chuyện của Liên-Xô…Thưa Dì chưa coi ạ? Đấy là sự phấn đấu đẹp của người thanh niên Xô-Viết với cuộc sống vô cùng gian nan mà mấy ai đã theo đươc và nhận ra lý tưởng mà Pa-Ven theo đuổi, chúng cháu còn tranh luận cả chuyện “Ruồi Trâu” nữa, Ruồi Trâu quá khắc khổ đén từ bỏ cả tình yêu của mình. Chúng cháu tranh luận, trao đổi để học tập cách sống tốt và bỏ đi những phần không phù hợp…
Tôi tán dương và nói :
- Ngày nay các em hơn hẳn thế hệ chúng tôi, nhờ có cách mạng phá bỏ bức tường phong kiến giải phóng cho người phụ nữ thoát kiếp nô lệ-kể cả nô lệ gia đình. Các em bình đẳng, bình quyền với nam giới trong lao động xã hội đóng góp sức mình cho đất nước, và tỏ ra có nhiều khả năng về trí tuệ cùng thành qủa lao động—tôi nhìn vào đôi mắt đẹp của cô và hỏi :
- Thế còn em !Em làm gì và có thi đua với Chàng không ?
Môi hồng hé nở để lộ chiếc răng duyên, cô nói :
- Thưa có…Cháu phấn đấu để theo kịp bước đi thời đại và xứng đáng với ảnh – người chiến sĩ biển đảo hàng ngày vất vả trèo núi, lội nước trên suốt chiều dài, chiều cao của đảo. Bạn với sóng biển ngày đêm vỗ ầm ì, tiếng tắc kè kêu trong đêm sương giá lạnh.Vậy mà các chiến sĩ vẫn ngày đêm thay nhau tuần tra không lơi là cảnh giác. Thư ảnh gửi về cũng nói sự gắn bó tình đồng đội san sẻ cùng nhau nỗi nhớ đất liền.Nhớ bóng mẹ già ra vào lụm cụm trong mái ấm gia đình, nhớ xóm giềng, nhớ người yêu…Nhưng vượt lên tất cả nỗi nhớ là lòng yêu Tổ quốc-Quê hương nên dù có phải xa đất liền ảnh và đồng đội cũng sẵn sàng phục vụ.
Lây niềm vui của cô gái, tôi góp lời :
- Đúng bộ đội ta xưa này vẫn giữ truyền thống trung với đảng, hiếu với dân. Họ biết việc làm của họ là cho hôm nay và tất cả mai sau…Thế còn em ? Em có hứa gì không ?
Cô gái vuốt ve những cánh hoa :
- Dạ thưa Dì, cháu không hứa nhưng cháu và tập thể chị em trong đội công nhân xây dựng chúng cháu thể hiện ra bằng việc làm tích cực hàng ngày có kết quả tốt nhất. Chúng cháu khi mở lộ, khi xây nhà, khi làm cầu, bến cảng, sân vận động v..v..Và sẽ còn rất nhiều công trình mở ra trong tương lai của đất nước. Chúng cháu cũng rất tự hào đã đem đến niềm vui cho mọi người…
Tôi cắt ngang lời cô :
- Em hãy cho thí dụ một niềm vui.
- Dạ niềm vui thì có nhiều, nhưng để Dì hình dung dễ hiểu nhất, tỷ dụ như khi chúng cháu hoàn thành một cây cầu, những người đi dạo bóng chếch xuống dòng sông lăn tăn phản chiếu ánh mặt trời, hoặc buổi chiều tà, hoặc đêm trăng sáng những bạn bầu và những người yêu nhau thường hay lên cầu tâm sự, cây cầu là nơi nối những bờ vui, và cũng thuận tiện cho giao thông buôn bán. Hoặc người ta đổ vào sân vận động để xem đấu bóng hữu nghị hay tranh giải. Khán giả cũng ngả nghiêng theo đường truyền bóng của cầu thủ, họ cũng hào hứng la hò có khi nhảy dựng lên bởi những đường bóng gay cấn hồi hộp, trong mắt họ chỉ thấy tiền vệ, hậu vệ, trung phong, thủ môn vói những lối cản bóng,giành bóng lắt léo tài tình…Nhưng chẳng ai nhớ đến xuất xứ của niềm vui hôm nay là do công trình lao động cần cù cộng với khoa học kỹ thuật của đội ngũ công nhân kiến thiết xây dựng, cho sân cỏ có những trận cầu sôi nối đẹp mắt… (Cô cười rúc rích rồi hỏi tôi) :
- Thưa… Dì thấy thế nào..?
Còn nói thế nào với cô gái biết làm chủ mình thế này được nhỉ..? Với cá nhân và cả tập thể đồng đội của các cô, thì việc dời non lấp bể cũng không khó… (Đột ngột cô đứng bật lên và lao về phía trước như mũi tên rời khỏi dây cung) Tôi nhìn theo và chợt hiểu “Chàng bộ đội” của cô đang tới. Thoáng cái, họ đã sát bên nhau
Mắt chìm sâu trong mắt, tay trong tay chung một nhành hoa.
Trúc Lệ (Trần Lệ Khánh)
No comments:
Post a Comment