Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, March 9, 2017

DỪNG CHÂN ĐỨNG LẠI - Phiếm đàm của Chu Vương Miện

                 
                  Nhà thơ Chu Vương Miện



                       DỪNG CHÂN ĐỨNG LẠI 
             (Nói chuyện với nhà văn Lang Trương)

Xin bỏ qua hết, chỉ dám xin lạm bàn về hai từ Dừng và Đứng mà thôi, nhưng xin phép chỉ lung khởi, chứ trực khởi thì không ai rõ là mình đang nói cái gì ? Năm tôi học lớp đệ ngũ trường Nguyễn Hoàng, niên khóa 1956-1957,  giờ Việt Văn của Thầy Phạm Lộc, bài giảng văn về cổ văn Kim Vân Kiều, có câu :
"Một nền đồng tước khóa xuân hai Kiều"
Thầy kêu một bạn nam đứng lên trả lời, nhưng không nói được gì! Thầy mớm cho: "có phải Đồng Tước là chức tước bằng Đồng không?”
Anh bạn bèn phấn khởi nói tiếp : "thời phong kiến có khi dùng ngà voi làm chức tước, như quan phủ, quan huyện, các quan ở các Bộ như Thị Lang, Lang Trung, Thượng Thư đều đeo Bài Ngà ở trước Ngực, sau năm 1954 thì chuyển qua Đồng Tước là chức Tước bằng Đồng, từ Chuẩn Úy, Thiếu Úy, Trung Úy, Đại Úy đều đeo lon Hoa Mai Vàng bằng Đồng trên cổ hay vai áo, nêu cấp Tá thì là Bạc Tước, lon Hoa Mai Bạc.
Thầy Phạm Lộc nói : "đó là sự suy luận của kẻ không học bài, thuộc bài, chỉ căn cứ vào mặt chữ mà nói bừa! Thế là cho anh bạn ngồi xuống nhận hai con zero.

Về Hán Văn thì người Hán hiểu khác và người Việt hiểu khác ,  dù rằng xuất xứ Từ và Chữ cũng từ Tàu chuyển qua, chẳng hạn: "Hiền Nhân Quân Tử" không có câu đối, chỉ có Đại Nhân là Ông Quan đối với Tiểu Nhân là Dân Thường, Tiểu Nhân theo nghĩa của người Tàu không có gì là xấu cả, qua Việt Văn khi không Quân Tử đối với Tiểu Nhân, cái nghĩa đâm ra nặng nề hơn. Từ “Chu tầm Chu, Mã tầm Mã” có nghĩa là Thuyền tìm Thuyền, những thuyền chuyên chở Muối thì nhập vào Diêm  Bang, và thuyền chở Người thì nhập vào Tào Bang, như là một Tổ Hợp sinh hoạt dưới Nước, còn trên cạn thì Mã là những người Mã Phu sống bằng nghề Đánh Xe Ngựa chuyên chở Hàng Hóa thì gia nhập vào Xa Bang". Đây chỉ nói về Nghề Nghiệp chuyển qua tiếng Việt thì nghĩa lại xấu "Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm Mã” (Trâu tìm trâu, Ngựa tìm Ngựa)

Về các con Sông, nói Hoàng Hà, Ngân Hà, Ấn Hà, Hằng Hà, có người hiểu, nhưng có người không hiểu, mà phải nói Sông Hoàng Hà, Sông Ngân Hà, sông Ấn Hà, sông Hằng Hà, đã Hà còn thêm Sông.
Ngoài ra có khi chỉ gọi một trong hai thứ :
Lô Giang, Hắc Giang, hoặc Sông Lô, Sông Hắc, nhưng có khi chỉ đọc theo tên Việt, như Sống Đuống, sông Luộc, sông Chẩy, ngay như sông Hồng, tức sông Nhĩ Hà "giống cái Tai người ta, chảy giữa thủ đô Hà Nội và vùng Đông Anh Phúc Yên" nơi có thành Cổ Loa, gọi Hồng Hà hay Nhĩ Hà không ai biết là cái gì, y như  Bạc Hà phải thêm chữ Kẹo Bạc Hà, sông Hồng Hà, sông Nhĩ Hà" đã Hà còn thêm Sông".
Trên đỉnh Hoành Sơn Quan của tỉnh Quảng Bình có Ải Hoành Sơn, " Hoành Sơn Nhất Đái, vạn đại dung thân", và trên đỉnh Đèo Hải Vân, biên giới của Châu Ô Châu Lý mà Chăm Pa dâng cho Đại Việt làm quà sính lễ để cưới  Công Chúa Huyền Trân từ đây trở ra là Hóa Châu và Quảng Trị, trở vào là Thuận Châu và Quảng Nghĩa, chúng tôi chưa đến Hoành Sơn Quan ở Quảng Bình Đồng Hới bao giờ, nhưng giả dụ cũng theo chiều Bắc Nam thì giữa đèo Hải Vân trục lộ chính theo chiều Bắc Nam, nhưng ngay giữa đèo thì lại có hai con đường nhỏ, theo chiều Đông Tây, đường phía Tây dài chừng 200 m qua các quán ăn uống và khách sạn thì dẫn tới một vùng đất rộng thoáng mát, nhìn những con đường chạy vòng vèo qua chân núi đến đỉnh đèo, còn con đường về phía Đông chừng 100 m là dẫn tới Ải Vân Quan, là cửa ải phía Nam của Việt Nam với Chăm Pa, ngừng ngay tại đó nhìn xuống Biển Nam Hải coi sóng vỗ vào ghềnh Đá
Chúng ta có thể hiểu tàm tạm là du khách, xuống xe, chiều nào cũng được, Dừng chân chút đỉnh, sau đó sẽ chọn đi về phía Đông hay phía Tây. Khi đó sẽ Đứng lại, chữ nghĩa rõ ràng như thế, có gì mà cần phải Ngoảnh lại, Chữ Ngoảnh nghĩa lại hoàn toàn khác với chữ Đứng, vì đứng Mỏi Chân thì có thể Ngồi, hoặc Nằm, đa dạng hơn, chứ chỉ Ngoảnh thôi, thì đôi lúc Mỏi Cổ chết!
Sẽ xin viết tiếp vào bài tới.
                                                                  Chu Vương Miện

No comments: