Khu lưu niệm Phan
Châu Trinh ở Sài Gòn nằm trên đường Phan Thúc Duyện.
Ai cũng biết Phan Châu Trinh nhưng ít người biết một
đồng chí thân tín của ông. Bài viết tặng một học
trò cũ đã có lần hỏi tôi: "Thầy ơi, Phan Thúc Duyện
là ai?" Bài đăng trên QNCT ngày 16/12 vừa rồi.
Phan Thúc Duyện (1873-1944). Ảnh từ baoquangnam.vn |
ÔNG CỬ LÀNG
PHONG THỬ
Phan Thúc Duyện* là nhân vật quan trọng hàng đầu của Phong trào Duy tân.
Ông“đứng mũi chịu sào” ở lãnh vực kinh tế-thương
mãi, lãnh vực khó khăn nhất của phong trào. Điều đáng
buồn là ông rất“nổi bật” trong cái nhìn của đồng
nhân, đồng chí và cả của kẻ thù nhưng lại “mờ
nhạt” trong mắt các nhà nghiên cứu.
Vị cử nhân của
khoa thi đặc biệt
Cử Diện hay cử Phong Thử là tên dân gian gọi Cử nhân Phan Thúc Duyện. Gọi là cử Phong Thử vì ông quê làng Phong Thử, nay là xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn. Còn cử Diện là do giọng Quảng thường đọc vần uyên thành vần iên. Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục lại ghi tên ông là Phan Sung (theo nhiều nhà nghiên cứu thì do chữ Duyện và chữ Sung có tự dạng giống nhau).
Phan Thúc Duyện hiệu Phong Thử, tự My Sanh, sinh năm 1873 , trong một gia đình nông dân, đông anh em. Ông là học trò xuất sắc của trường Đốc Quảng Nam cùng với Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến…Ông đỗ vị trí thứ 6 trong khoa thi Hương năm 1900, một khoa thi đặc biệt đối với sĩ tử Quảng Nam. Khoa này Quảng Nam có 14 người đỗ trong số 42 người của cả trường thi, lại chiếm luôn 4 vị thứ đầu bảng. Đây là khoa thi đóng góp các danh hiệu cao quý như “tứ tuyệt”, “tứ hổ”, “tứ hùng” cho Quảng Nam.
Nhưng đặc biệt hơn, rất nhiều người đỗ khoa này sau đó được Quốc triều Hương khoa lục ghi thêm chữ “can tội” phía sau tên vì đã “cả gan” chống lại chế độ thực dân phong kiến thối nát (đối với dân tộc, ngày ấy tội càng nặng, thì công càng lớn) như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Bá Trinh, Lê Lượng…
Thi đỗ xong, ông không chịu ra làm quan mà ở nhà cùng các đồng hương thực hiện công cuộc duy tân với mục tiêu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Không những là người sáng lập, tham gia ngay từ đầu Phan Thúc Duyện còn là một lãnh tụ quan trọng của phong trào, đảm nhận lãnh vực thương mại, lãnh vực khó khăn và mới mẽ, nhất là đối với các nhà nho.
Năm 1908, nhân vụ kháng thuế, Phan Thúc Duyện bị kêu cùng mức án và cùng bị đày Côn Đảo một lượt với Huỳnh Thúc Kháng “…Nhưng xét Phan Châu Trinh đã vâng án nghị xử tử, phát đi Côn Lôn; Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Diện, xin cùng Phan Châu Trinh đồng định tội xử tử, phát án Côn Lôn “ ( Nguyễn Thế Anh- Phong trào kháng thuế ở Miền Trung qua các châu bản triều Duy Tân, Nxb Văn Học, 2008, tr 57). Đến năm 1919, nhờ con trai vốn là người có quốc tịch Pháp khiếu nại, ông mới được trả tự do nhưng bị chỉ định cư trú ở Quảng Bình để dễ kiểm soát. Tai đây ông đã xây dựng một trang trại theo mô hình ‘vườn,ao, chuồng” như một thử nghiệm cho sản xuất nông nghiệp kiểu mới. Trang trại của Phan Thúc Duyện sau này được người dân Quảng Bình gọi là “vùng đất Quảng Nam”. Năm 1930, ông về quê sau đó (1932) vào Phan Thiết xây dựng “nhàn điền” nhưng có lẽ để liên lạc với Công ty Liên Thành, một tổ chức Duy tân ở phía Nam. Năm 1935, ông về lại Quảng Nam cộng tác với một số nhà thầu để làm đường sắt, xây ga Phước Cang (Thăng Bình). Năm 1937, ông về lại Phong Thử tham gia xây dựng, qui hoạch lại quê hương theo tinh thần xây dựng nông thôn mới của phong trào Duy tân. Ông vận động xây dựng sân vận động, chợ, nhà hát, đường sá, qui hoạch lại nhà cửa, lập hương ước…góp phần biến quê hương ông trở thành một vùng quê trù phú, văn minh hàng đầu trong tỉnh như tinh thần mà các đồng chí của ông đã mơ ước từ những ngày trứng nước của phong trào Duy tân.
Ông mất ngày 3/10/1944, thọ 72 tuổi. Mộ ông hiện nay được qui hoạch về nghĩa trang thị xã Điện Bàn.
Nhà Duy tân thực hành
Cử Diện hay cử Phong Thử là tên dân gian gọi Cử nhân Phan Thúc Duyện. Gọi là cử Phong Thử vì ông quê làng Phong Thử, nay là xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn. Còn cử Diện là do giọng Quảng thường đọc vần uyên thành vần iên. Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục lại ghi tên ông là Phan Sung (theo nhiều nhà nghiên cứu thì do chữ Duyện và chữ Sung có tự dạng giống nhau).
Phan Thúc Duyện hiệu Phong Thử, tự My Sanh, sinh năm 1873 , trong một gia đình nông dân, đông anh em. Ông là học trò xuất sắc của trường Đốc Quảng Nam cùng với Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến…Ông đỗ vị trí thứ 6 trong khoa thi Hương năm 1900, một khoa thi đặc biệt đối với sĩ tử Quảng Nam. Khoa này Quảng Nam có 14 người đỗ trong số 42 người của cả trường thi, lại chiếm luôn 4 vị thứ đầu bảng. Đây là khoa thi đóng góp các danh hiệu cao quý như “tứ tuyệt”, “tứ hổ”, “tứ hùng” cho Quảng Nam.
Nhưng đặc biệt hơn, rất nhiều người đỗ khoa này sau đó được Quốc triều Hương khoa lục ghi thêm chữ “can tội” phía sau tên vì đã “cả gan” chống lại chế độ thực dân phong kiến thối nát (đối với dân tộc, ngày ấy tội càng nặng, thì công càng lớn) như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Bá Trinh, Lê Lượng…
Thi đỗ xong, ông không chịu ra làm quan mà ở nhà cùng các đồng hương thực hiện công cuộc duy tân với mục tiêu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Không những là người sáng lập, tham gia ngay từ đầu Phan Thúc Duyện còn là một lãnh tụ quan trọng của phong trào, đảm nhận lãnh vực thương mại, lãnh vực khó khăn và mới mẽ, nhất là đối với các nhà nho.
Năm 1908, nhân vụ kháng thuế, Phan Thúc Duyện bị kêu cùng mức án và cùng bị đày Côn Đảo một lượt với Huỳnh Thúc Kháng “…Nhưng xét Phan Châu Trinh đã vâng án nghị xử tử, phát đi Côn Lôn; Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Diện, xin cùng Phan Châu Trinh đồng định tội xử tử, phát án Côn Lôn “ ( Nguyễn Thế Anh- Phong trào kháng thuế ở Miền Trung qua các châu bản triều Duy Tân, Nxb Văn Học, 2008, tr 57). Đến năm 1919, nhờ con trai vốn là người có quốc tịch Pháp khiếu nại, ông mới được trả tự do nhưng bị chỉ định cư trú ở Quảng Bình để dễ kiểm soát. Tai đây ông đã xây dựng một trang trại theo mô hình ‘vườn,ao, chuồng” như một thử nghiệm cho sản xuất nông nghiệp kiểu mới. Trang trại của Phan Thúc Duyện sau này được người dân Quảng Bình gọi là “vùng đất Quảng Nam”. Năm 1930, ông về quê sau đó (1932) vào Phan Thiết xây dựng “nhàn điền” nhưng có lẽ để liên lạc với Công ty Liên Thành, một tổ chức Duy tân ở phía Nam. Năm 1935, ông về lại Quảng Nam cộng tác với một số nhà thầu để làm đường sắt, xây ga Phước Cang (Thăng Bình). Năm 1937, ông về lại Phong Thử tham gia xây dựng, qui hoạch lại quê hương theo tinh thần xây dựng nông thôn mới của phong trào Duy tân. Ông vận động xây dựng sân vận động, chợ, nhà hát, đường sá, qui hoạch lại nhà cửa, lập hương ước…góp phần biến quê hương ông trở thành một vùng quê trù phú, văn minh hàng đầu trong tỉnh như tinh thần mà các đồng chí của ông đã mơ ước từ những ngày trứng nước của phong trào Duy tân.
Ông mất ngày 3/10/1944, thọ 72 tuổi. Mộ ông hiện nay được qui hoạch về nghĩa trang thị xã Điện Bàn.
Nhà Duy tân thực hành
Phan Thúc Duyện được xem là người có khả năng đa diện nhất của phong trào Duy tân, cân bằng giữa lí thuyết và hành động, có tính thực tiễn rất cao. Ông lãnh đạo phong trào trên cả ba mặt trận: Nông hội, thương hội và giáo dục.
Phan Thúc Duyện là đồng tác giả của các Nông hội trong tỉnh như Cờ Vĩ, Yến Nê, Bửu Sơn , Mĩ Sơn … với mục đích đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp đi lên sản xuất lớn, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, gắn liền với các thương hội.
Phan Thúc Duyện là người thành lập và điều hành Hợp thương Diên Phong ở Phong Thử vào thời kì 1906-1907. Đây là tổ chức kinh doanh lớn nhất, hiệu quả nhất và có tiếng tăm nhất thể hiện tư tưởng, tinh thần của phong trào Duy tân. “… Hợp thương Phong Thử biến thành đầu não cho các thương cuộc trong tỉnh….. Có thể nói đây là thương cuộc có qui củ bậc nhất của nước ta thời ấy...” (Nguyễn Văn Xuân, Phong trào Duy Tân, Nxb Lá Bối, 1970, trang 188). Năm 1906, khi xây dựng Hợp thương Hội An, các lãnh tụ phong trào cũng cử Phan Thúc Duyện điều hành cơ sở này.
Bên cạnh Hội
thương và Nông Hội, Phan Thúc Duyện cũng là một thành
viên quan trọng trong lãnh vực giáo dục của phong trào
Duy tân. Ông là người sáng lập, quản lí và giảng dạy
ở trường Diên Phong, một trong hai trường lớn nhất của
phong trào (ở Phong Thử cạnh Hợp thương Diên Phong).
Trường Diên Phong “gây một tiếng vang rộng lớn hơn cả
vì trước hết nó không phải là của chính quyền mà là
của tư nhân. Nhà trường tự định liệu các sách học,
các môn hát và thể dục… Diên Phong gồm hai trường, một
ngôi ở ngay Hội thương… ngôi thứ hai ở chùa (gần chợ
Phong Thử). Tổng số học sinh cả 2 ban cũng lên tới hơn
200 người… Ngoài việc giảng dạy trường thường tổ
chức các cuộc diễn thuyết có hội thảo để các bậc
khoa cử tới dự”.(Nguyễn Văn Xuân, Sđd, tr 214)
Sự đánh giá
thiếu công bằng
Người Pháp đã
qui cho Phan Thúc Duyện rất nhiều tội nào là mặc âu
phục vào “quậy” ở Văn thánh Điện Bàn, lập thương
hội, tham gia diễn thuyết, viết thư cho Huỳnh Thúc Kháng
với lời lẽ “cường quyền diện tự”, liên lạc với
Trần Quý Cáp và hoan hô cuộc biểu tình chống thuế…
nên kết án “trảm giam hậu” ngang mức án với Phan
Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
Lúc sinh thời nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân hay than phiền việc các nhà nghiên cứu xếp Phan Thúc Duyện sau bộ ba Duy tân Quảng Nam (Phan-Trần-Huỳnh). Ông cho đó là không công bằng, thua cả người Pháp. Lý giải việc này, ông đưa ra mấy lý do: “Giữa xã hội trọng hư danh, Phan Thúc Duyện không có bằng đại khoa là một thiệt thòi rồi. Ông tuy làm thơ hay song không phải là thi sĩ lớn, lại là một thiệt thòi thứ hai đối với sĩ phu thích ngâm nga. Ông lại đăng ký vào lĩnh vực mà trí thức thời ấy hoặc không tôn trọng là:kinh tế, thương mãi…” Và cao hơn là do: “Các tác giả Việt Nam thường ít chịu tra cứu hoặc có tra cứu cũng chỉ bám chặt vào mấy đại danh hay hư danh mà không đi vào thực chất của vấn đề”.(Phan Thúc Duyện trong phong trào Duy tân Việt Nam, Nxb Văn Hóa, 1997, tr 184).
Nguyễn Văn Xuân viết: “Bệnh học khoa cử in sâu vào tâm não của sĩ phu và cả quần chúng cho nên dầu công lao của Phan Thúc Duyện cực kỳ lớn lao, đứng vào hàng tiền đạo của phong trào, nếu ở nước khác thì đã tượng đồng bia đá, không khác gì Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, thì ông trở nên mờ nhạt. Ông chỉ nổi bật trong hàng ngủ đồng nhân đồng chí và với cả kẻ thù:đế quốc Pháp và Nam triều” (sđd, trang 185).
Có lẽ đã đến lúc có sự đánh giá công bằng và hợp lý đối với ông!
Lúc sinh thời nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân hay than phiền việc các nhà nghiên cứu xếp Phan Thúc Duyện sau bộ ba Duy tân Quảng Nam (Phan-Trần-Huỳnh). Ông cho đó là không công bằng, thua cả người Pháp. Lý giải việc này, ông đưa ra mấy lý do: “Giữa xã hội trọng hư danh, Phan Thúc Duyện không có bằng đại khoa là một thiệt thòi rồi. Ông tuy làm thơ hay song không phải là thi sĩ lớn, lại là một thiệt thòi thứ hai đối với sĩ phu thích ngâm nga. Ông lại đăng ký vào lĩnh vực mà trí thức thời ấy hoặc không tôn trọng là:kinh tế, thương mãi…” Và cao hơn là do: “Các tác giả Việt Nam thường ít chịu tra cứu hoặc có tra cứu cũng chỉ bám chặt vào mấy đại danh hay hư danh mà không đi vào thực chất của vấn đề”.(Phan Thúc Duyện trong phong trào Duy tân Việt Nam, Nxb Văn Hóa, 1997, tr 184).
Nguyễn Văn Xuân viết: “Bệnh học khoa cử in sâu vào tâm não của sĩ phu và cả quần chúng cho nên dầu công lao của Phan Thúc Duyện cực kỳ lớn lao, đứng vào hàng tiền đạo của phong trào, nếu ở nước khác thì đã tượng đồng bia đá, không khác gì Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, thì ông trở nên mờ nhạt. Ông chỉ nổi bật trong hàng ngủ đồng nhân đồng chí và với cả kẻ thù:đế quốc Pháp và Nam triều” (sđd, trang 185).
Có lẽ đã đến lúc có sự đánh giá công bằng và hợp lý đối với ông!
LÊ THÍ
No comments:
Post a Comment