Hồ
Trọng Thuyên &
Chu
Vương Miện
(Trao
đổi với Anh Võ Hương An)
Giả
sử như cuộc hành tội các cựu thần nhà Tây Sơn ở
Quốc Tử Giám ngoài Bắc Thành (Hà Nội bây giờ) do quan
Binh Bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường chủ trì thành
công, là đánh mỗi tội phạm 20 roi rồi tha về nguyên
quán, ai cũng bình an vô sự, chi cần mua thuốc "Trặc
đả hoản" xoa bóp một tuần lễ là khỏe.
Giả
sử như quan Khâm Sai đại thần Đặng Trần Thường kêu
một vị Lính Hổ Bôn của Bắc Thành nói nhỏ vào tai "là
làm vậy ...vậy ..." thì sau khi Ngô Thời Nhậm bị
đánh về tới nhà thì chêt, vấn đề lại đẻ ra như
sau :
Nói
tới Ngô Gia Văn Phái phải kể tới Ngô Thời Chí (vai ông nội), Ngô Thời Sĩ (vai ông bố) còn hàng chú bác là Ngô
Thời Du, Ngô Thời Thiến đồng tác giả cuốn Hoàng Lê
Nhât Thống Chí, toàn là những người không Cử Nhân cũng
Tiến Sĩ, họ không mù, không câm và không điếc, bèn ở
không, mang xác chết của Ngô Thời Nhậm ra, rồi mời Thầy
lang (tức Đông y hay Lương y) tới làm việc, có nghĩa là
khám tổng quát, xem là cái chết do không đủ sức khỏe
hay bị đấu độc. Nếu chết vi già yếu thì sau đó sẽ
mời ban nhạc phường bát âm đến gia trang họ Ngô chơi
dạo vài khúc nhạc ò í e đưa linh hồn quan Ngô Thời
Nhậm phiêu diêu miền cực lạc, nhưng nếu Đông y sĩ
phát hiện ra ở mông đít Ngô Thời Nhậm có nhiều vết
thâm đen đáng nghi ngờ, thì trước tiên vị Lương y bèn
tức thời làm một cái test (xem là chất độc thuộc loại
gì?)
Sau
khi có kết quả cụ thể thì gia đình của Ngô Thời
Nhậm sẽ làm đơn bẩm báo lên quan sở tại, rồi chuyển
đơn lên Bắc Thành cho tổng trấn Tiền Quân Nguyễn Văn
Thành, rồi đơn được chuyển về Phú Xuân cho Triều
đình. Triều đình lại giao cái sự cố này cho Lê Chất,
thì cái sự nghiệp của Đặng Trần Thường sẽ chấm
dứt cái một, không phải chờ đến 5 năm nữa cái vụ
bê bối của Đặng Trần Thường mới bị phát hiện (Sắc
Thật Thần giả).
Cũng
xin được nói thêm, vua Gia Long muốn thâu hết tất cả
các cựu thần nhà Tây Sơn làm bế tôi của mình, có
nhiều lần thuyết phục nhưng các vị có chân tài như
Trần Quang Diệu (vợ là Bùi Thị Xuân) Vũ Văn Dũng …
nhưng đa số không chịu đầu hàng, vì là bà con thân
thích nội ngoại với nhà Tây Sơn, chịu chết để cho
tròn danh tiết. Ngoài ra thì trường hợp Ngô Thời Nhậm
và Phan Huy Ích đều là nhân tài nhưng trước đó đã phò
nhà Lê, rồi quay sang lại phò Tây Sơn, chả lẽ bây giờ
lại phò Nhà Nguyễn Gia Long nữa, nên cũng đành cho về
(qui an) để hưởng phước trời, đáng tiếc Ngô Thời
Nhậm lại qua đời, để lại nghi vấn cho đời sau, nên
mới có hai bài trao đổi này hầu mong tìm cho đúng cái
sự thật.
(Rất
mong được hiền huynh Võ Hương An chấp bút.)
Hồ
Trọng Thuyên & Chu Vương Miện
No comments:
Post a Comment