(Ra trại, với thân phận thầy chẳng ra thầy, thợ không ra thợ, tôi bắt đầu những năm tháng lang thang kiếm sống nơi vùng đất phương Nam hay vẫn còn gọi miền Tây với những con kênh dài thẳng tắp, những cánh đồng không nhìn thấy chân bờ, những cánh rừng tràm, rừng đước và hình ảnh để lại sâu đậm trong tôi là những chiếc xuồng ba lá, những cô gái sông nước với chiếc áo bà ba. khúc vọng cổ, điệu lý và câu hỏi nửa đùa nửa thật: "Sao anh Tư chỉ có mình ên ..."
Tôi
người miền Trung chưa quen với cảnh trời mây nước,
với âm điệu phương Nam nhưng cũng cảm nhận được tấm
lòng hào phóng đối với những ai thất cơ lỡ vận.
Bước đường kiếm sống đã đưa tôi rong ruổi từ U
Minh qua Miệt Thứ, Tắc Cậu, về Hà Tiên và rồi đến
Gành Hào Bạc Liêu. cái nôi của khúc Dạ cổ Hoài Lang…
Những tháng năm đói cơm rách áo, mang trên mình cái lý
lịch tối thui đối mặt với tình đời, tình người cay
nghiệt cuộc sống như con nước ròng, nước lớn. Đêm
ngủ hàng hiên nhưng không biết ngày mai sẽ trôi dạt
phương nào. Trong những ngày cay đắng đó, tôi gặp được
người bạn tuổi đời tuy khác nhau, đã cưu mang tôi
trong những ngày khốn khó. Ông Ba Sai Gòn, cái tên mà
người dân ở đây âu yếm vẫn gọi ông.
"Thôi
thì chú mày ở đây, hàng ngày vác nước đá xuống ghe
kiếm cơm qua ngày... Chú mày cải tạo về không kiếm
được việc gì đâu." Câu nói của ông Ba Sài Gòn
ngày đầu gặp tôi sẽ chẳng bao giờ tôi quên được.
Những buổi tối dưới ánh trăng Gành Hào, bên tiếng
sóng biển, bên ly rượu đế với xoài xanh, tôi lắng
nghe tiếng đàn bầu da diết của ông và cả khúc Hoài
lang tha thiết ...
Rồi một ngày tôi cũng phải ra đi với lời hẹn quay về. "Tui sẽ về gặp ông dẫu đường đời có thế nào chăng nữa. Mình lại cùng nhau uống rượu trắng, xoài xanh..." Ông tiễn tôi trên chiếc tàu xuôi Bạc Liêu "... Ờ qua đợi ...". Vậy mà phải gần ba mươi năm sau tôi mới trở lại... Và người xưa cảnh cũ nay không còn nữa. Tôi tự trách mình đã không trọn được một chữ tình với ông, ông Ba Sài Gòn.
Ở nơi chốn xa xôi nào đó, xin ông nhận những lời tâm sự này, xin được nói với ông như thuở nào... Cuộc đời rồi cũng chẳng bao lâu nữa tôi ông sẽ gặp lại nhau.)
Rồi một ngày tôi cũng phải ra đi với lời hẹn quay về. "Tui sẽ về gặp ông dẫu đường đời có thế nào chăng nữa. Mình lại cùng nhau uống rượu trắng, xoài xanh..." Ông tiễn tôi trên chiếc tàu xuôi Bạc Liêu "... Ờ qua đợi ...". Vậy mà phải gần ba mươi năm sau tôi mới trở lại... Và người xưa cảnh cũ nay không còn nữa. Tôi tự trách mình đã không trọn được một chữ tình với ông, ông Ba Sài Gòn.
Ở nơi chốn xa xôi nào đó, xin ông nhận những lời tâm sự này, xin được nói với ông như thuở nào... Cuộc đời rồi cũng chẳng bao lâu nữa tôi ông sẽ gặp lại nhau.)
LỖI HẸN BẠC LIÊU
Bạc Liêu ơi! Bạc Liêu
Ba mươi năm tôi về lại Bạc Liêu
Trăng Gành Hào vẫn vàng soi con nước
Ba mươi năm một lời hẹn ước...
Tôi trở về ngọt ngào câu Dạ cổ
Tìm tiếng đàn xưa với người bạn cũ
Chỉ còn lại đây chỉ là cõi nhớ.
Bạc Liêu ơi! Bạc Liêu
Tôi tìm ông giữa biển trời sóng vỗ
Dáng ông đi về những chiều mưa đổ
Ly rượu đong đầy
Tiếng đàn bầu da diết
Trải lòng ông giữa bao điều thua thiệt
Tôi kẻ tha phương ngày tàn cuộc chiến
Đôi bạn trẻ già
Ngẫm cuộc đời như một giấc Nam Kha .
Bạc Liêu ơi! Bạc Liêu
Ba mươi năm tôi về lại tìm ông
Giọt nắng chiều rơi sao đến chạnh lòng
Hỏi gió ,hòi mây hỏi chiều biển lộng
Hỏi cánh chim trời
Ông phiêu lãng nơi đâu ...
Bạc Liêu ơi! Bạc Liêu
Một mình tôi rượu rót lại đầy
Chỉ mình tôi giữa biển chiều hoang vắng
Ông ở đâu ... Tiếng đàn xưa vắng lặng
Câu thơ này tôi viết chỉ mình tôi .
Ông Ba Sài Gòn
Tôi vẫn gọi tên ông
Như thuở nào đói cơm rách áo
Một điếu thuốc rê
Một bầu rượu đắng
Khúc vọng cổ buồn thức trắng đêm trăng .
Bạc Liêu ơi! Bạc Liêu
Còn trăng còn rượu còn tôi
Mà ông xa biệt cuối trời lãng du
Bến sông ngày đó giã từ
Hẹn nhau mấy độ sang thu lại về
Đường đời vạn dặm sơn khê
Lỗi câu ước hẹn tái tê cõi lòng
Về Gành Hào gọi tên ông
Mình tôi khách lạ bên sông lạnh buồn .
Bạc Liêu ơi! Bạc Liêu
Trách tôi lần lữa với đời
Tìm ông lỡ muộn bên trời quạnh hiu .
HOÀNG YÊN LYNH
No comments:
Post a Comment