NỒNG ẤM – TÌNH ĐỒNG ĐỘI,
TÌNH QUÊ HƯƠNG, TRONG TẬP THƠ “VỚT TRĂNG”
Của nhà văn nhà thơ Hải
Hà (Tuyết Sương)
Cách
đây tám năm (2005) tôi có đọc cuốn tiểu thuyết “Cô y tá nhỏ” của nhà văn Hải Hà
(Tuyết Sương). Tôi đọc một mạch, có ấn tượng rằng tác phẩm đã khắc họa lịch sử
hào hùng của một vùng đất trung kiên, gian lao mà anh dũng “tự lực cánh sinh” –
vùng Lâm Đồng, Khu 6, chiến trường Miền Đông Nam bộ thời kháng chiến. Tiểu thuyết
“Cô y tá nhỏ” (đến nay đã tái bản lần thứ
6) giàu tính nhân văn, phản ảnh rất thực truyền thống đấu tranh vệ quốc. Đến
nay chị đã xuất bản nhiều đầu sách… bây giờ trên tay tôi lại có tập bản thảo “Vớt
Trăng”, tập thơ có nhiều bài sáng tác trước năm 1975, ó bài từ năm 1966.
Qua tập thơ “Vớt Trăng”
chúng ta bắt gặp những tâm sự, hoài niệm, kỹ niệm về truyền thống, nghĩa tình đồng
đội, đồng chí, tình yêu, tình quê hương sâu lắng. Đây cũng là lẻ đương nhiên,bởi
chị đã từng trải qua nhiều năm tháng ở chiến trường. Dù viết nhiều về vùng Lâm
Đồng nơi chị từng chiến đấu, cũng là quê hương thứ hai, nhưng chị vẫn trải lòng
sâu sắc với quê hương Bình Định.
Với quê hương yêu dấu, máu thịt, Hải Hà (Tuyết
Sương) có những câu thơ dung dị tha thiết, nồng ấm, thân thương, kỷ niệm về quê
hương luôn luôn là một cái bến neo giữ tâm hồn nhà thơ:
Bình Định ơi!Quê hương yêu tha thiết
Nhiều năm rồi biền biệt Tam Quan.
(Nhớ quê hương)
Tình yêu đất nước,với
tuổi trẻ hừng hực khí thế đã cuốn người đọc đi theo những bước quân hành, lăm
lăm tay súng, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước:
Ta đang yêu tình yêu đồng chí
Rất đỗi tự hào là lớp trẻ hôm nay
Hay là:
Vai ba lô lăm lăm súng trên tay
(Tình yêu đất nước)
Tôi có cảm giác mạnh,
dội vào tiềm thức, qua bốn câu thơ lục bát giàu thi ảnh, chất lãng mạn, lạc
quan giữa lúc giặc vây hãm, bom rải thảm, pháo bầy,vẫn có chất thép trong thơ:
Một mình đi tản đạn chì
Vai bồng tay súng chân đi rộn ràng
Tai nghe vượn hú bên ngàn
Bỗng dưng khơi dậy muôn vàn ý thơ
(Tải)
Đất nước chúng ta có
biết bao thiếu nữ, theo gót điệp trùng bàn chân thanh niên xung phong ra mặt trận
mở đường, tuổi trẻ mà trong lỏng phơi phới tương lai. Lại không tiếc máu xương.
Tác giả ngưỡng mộ sự hy sinh cao khiết của mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, mà
đau xót đến tột cùng, phải bật khóc từ trong sâu thẳm xương tủy, máu thịt – mà
nghẹn ngào không thành lời:
Xót thương mười đóa hoa lài
Vùi sâu lòng đất vẫn hoài tỏa hương
Em bay vào cõi vô thường
Cho tim tôi nhói – thịt xương khóc thầm!
(Ru hồn cỏ)
Cung
bậc của 59 bài trong tập thơ “Vớt Trăng”tựa bài thơ cũng là tựa tập thơ của chị
đã ký họa tuyệt đẹp tình yêu, nghĩa tình đồng đội trong cuộc kháng chiến giành
độc lập cho Tổ quốc. Những câu thơ là những nổi niềm,xúc động về Trường Sơn, những
kỷ niệm chiến trường, những vui buồn của thời thiếu nữ tình nguyện đi chiến đấu,sống
chết với rừng, với đồng đội, tất cả cho chiến thắng. Là y tá, Tuyết Sương đã trực
tiếp, cùng y bác sỉ cứu chữa cho biết bao thương binh, bệnh binh sau mỗi trận
đánh, chống càn với địch:
Ngày ngày chích thuốc cho bệnh binh
Thuốc men luôn thiếu thừa nhiệt tình
Bữa ăn một gạo mười lát củ…
(Bệnh xá Xà Bù)
Trong tập thơ “Vớt Trăng”, có 11 bài nhắc đến Trăng như: Tâm sự cùng
trăng, Trăng rụng, Một nửa trăng ngà…
Vớt khi trăng khuyết đến tròn
Vớt cho vơi hết sầu còn mơn
man
Vớt sao cho hết trăng vàng
Đem về cất đến
muôn ngàn thu sau.
Tác giả viết về trăng nhưng mượn hình tượng trăng
để ca ngợi cái đẹp lãng mạn, hồn hậu, những hoài niệm của tình yêu, nghĩa tình
đồng đội đã vĩnh hằng!
Đêm La Gi, trăng rằm 16
Cao Hoàng Trầm
Đêm La Gi, trăng rằm 16
Cao Hoàng Trầm
No comments:
Post a Comment