Tác giả (phải) và bác Lê Đăng Mành ở thôn Văn Quỹ |
Đất nước ta, lần đầu tiên có một đợt người dân miền Nam ồ ạt ra Bắc và lần thứ ba người dân miền Bắc ồ ạt vào Nam. Đó là năm 1954, năm ký Hiệp định đình chiến, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm nơi tạm phân chia hai miền do hai chính quyền quản lý trong thời hạn hai năm để hai bên hiệp thương thống nhất đất nước.
Vĩ tuyến 17 ở địa phận thuộc ranh giới hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh của Quảng Trị. Ai ra khỏi vĩ tuyến 17 là ra Bắc, ai vào khỏi vĩ tuyến 17 là vào Nam. Từ thời điểm đó, Quảng Trị không những là một tỉnh mà là hai miền nên người gọi, người được gọi cũng phải theo khái niệm đó.
Trong bài viết này tôi, muốn đếm lại người làng Hưng Nhơn, xã Hải Hòa. huyện Hải Lăng ra miền Bắc là bao nhiêu.
Việc ở nơi nào bây giờ không là vấn đề vì theo quy luật tất yếu của thời đại, thế nhưng năm 1954 có ý nghĩa lịch sử trọng đại của nó. Cũng không là để làm gì, tuy vậy tôi cũng có hy vọng nhỏ nhoi là sau này con cháu họ biết được “ông tổ” của mình đến đây tháng năm nào mà kiêu hãnh mà…nhớ đến cội nguồn. Ví dụ như hiện nay chúng ta đang phân vân không biết ông cha ta theo Huyền Trân Công Chúa hay theo Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng! Thế thôi.
Để thống nhất khái niệm người Hưng Nhơn tập kết ra Bắc: là những người tham gia trong cuộc chiến tranh (có thể đi trước và sau 1954). Đi ra Bắc hay ở lại quê hương là do tổ chức cũng có thể do một một sự ngẫu nhiên hay hoàn cảnh nào đó. Vấn đề đó tôi chưa bàn trong bài này.
Để biết số lượng là bao nhiêu phải tốn nhiều công phu vì không ai nắm được hết (kể cả tổ chức chính quyền xã thôn), bởi mấy lẽ: ra đi từ nhiều tuyến, nhiều vùng, nhiều tổ chức và trong tay chính quyền xã, ban điều hành Làng hiện nay chắc rằng cũng không đủ số sách.
Tôi xin nhớ và tự kê khai rồi bà con nhất là các gia đình có người trong diện nói trên cung cấp thêm và sau đó xin nhờ đến Trưởng thôn, thôn Hưng Nhơn tập hợp.
Ra Bắc có mấy tuyến:
1, Rời khỏi quê trước 1945 : Nguyễn Đức Bảng, Nguyễn Chúc, Lê Văn Kỉnh
2, Đi bộ đội: Nguyễn Như Dương, Nguyễn Như Thương, Nguyễn Đức Thương, Nguyễn Đức Nghị, Nguyễn Đức Khôi, Nguyễn Như Thí, Lê Thị Thỉ (vợ Như Dương)
3, Đi học văn hóa năm 1952 : Nguyễn Đức Khanh, Nguyễn Đức Năng, Nguyễn Hữu Tề, Lê Bá Đàm
4, Vận tải khí giới: Lê Thiệt, Lê Mẹo, Nguyễn Hữu Thảo, Trần Văn Cường, Nguyễn Đức Mau, Nguyễn Đức Tịnh,
5, Theo đoàn xã Hải Phong : Nguyễn Thanh Xuân
6, Theo cơ quan tinh: Nguyễn Đức Bốn, Nguyễn Thị Hồng
7, Theo tuyến cơ quan nào không rỏ: Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Đức Chiêu, Nguyễn Đức Châu, Bà Tươi,Trần Văn Phước
9, Sau ngày 1-8-1954: Nguyễn Đức Ba,
10, Lê văn Bích, Nguyễn Đức Sự, Nguyễn Đức Sắc tôi không rỏ đi theo tuyến nào.
Còn nữa, xin bà con bổ sung. Tạm thống kê con số ghi trên là 32 người (chưa ghi vợ và con nhỏ theo).
Trong làng chỉ trên 32 người ra Bắc mà miền Bắc mênh mông, mỗi người làm việc mỗi nơi nên việc gặp nhau là “may” thôi. Có thể cùng cơ quan , cùng khu vực, hoặc do một sự ngẫu nhiên nào đó. Trong đó tôi đã gặp 16 người,có người thường xuyên có người vài ba lần có người chỉ một lần thời gian lại rât ít.
Số người có bằng cấp, chức vụ: 3 Đại tá; 1 Bí thư đảng ủy trường Đại học; 8 có trình độ Đại học, Kỹ sư.
Số người trở về quê: 4
Số người đã qui tiên: 20
Số người còn sống : 12
Người nhiều tuổi nhất hiện nay còn sống: Nguyễn Đức Châu 91 tuổi (1922)
Chắc chắn rằng bài viết còn sót, mong những gia đình có người thân chưa ghi xin thông cảm và bổ sung, chiếu cố trỉ nhớ của người tuổi 84 (1929).
Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2012
Xin cám ơn
Nguyễn Thanh Xuân
Email : nhuxuan29@gmail.com
Kỳ sau:
Họ với quê nhà và quê nhà với họ
No comments:
Post a Comment