Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, September 9, 2008

Hồ Chư



Tiểu sử
- Dân tộc Vân Kiều. Sinh 1949.
- Quê quán: Quảng Trị.
- Tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc, 1974.
Đã xuất bản các tập thơ: Hoa trên đá (NXB Văn hoá Dân tộc, 1999); Dòng mưa muộn màng (NXB Văn hoá dân tộc, 2003); Theo dòng Krong Klang (NXB Hội Nhà văn, 2007).


Gửi lại em


Em như con nai lạc giữa Trường Sơn
Lạc giữa cỏ cây hoa lá
Lạc giữa bộn bề nắng mưa vất vả
Lạc giữa si mê tạo hoá con người
Em như ánh sao trời
Thăm thẳm quá
Và xa vời vợi
Gần tấc gang mà không sao đi tới
Một tầm nhìn mà như thể biển khơi.
Em như một làn gió thảnh thơi
Thoáng qua đời anh phút chốc
Em như một nhánh cỏ mềm
Mà buộc trái tim anh rất chặt.
Em như ngọn lửa hồng không tắt
Cháy mãi trong tim anh nồng nàn
Tiếng nói em như thể tiếng đàn
Ngân nga mãi một tình yêu cháy bỏng.



Theo dòng Krông Klang


Krông Klang huyền thoại
Của tình yêu lứa đôi
Dòng sông hay dòng lệ
Từ những thuở xa xôi?
Cánh đại bàng không mỏi
Bay theo dọc thời gian
Câu chuyện tình huyền thoại
Thành dòng nước Krông Klang.
Dòng sông chảy mênh mang
Xanh xanh bao triền núi
Cuộc đời ta thay đổi
Hương mật lên tươi non.
Tiếng chim chiều véo von
Bàng bạc mây về núi
Lao xao tiếng gió thổi
Rừng lay động ngàn xa.
Ta hát khúc tình ca
Dòng Krông Klang tươi mới
Con đường ta đi tới
Sáng một cõi Trường Sơn!

Hồ Chư

Lao Động Cuối tuần số 39 Ngày 07/10/2007

Bài viết có liên quan đến Hồ Chư.


Khèn Amam tắt dần trên đỉnh núi
13/06/2005

Lâu nay, khi nói đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, bạn tôi cứ cười khẩy, rằng đó là việc của thiên hạ, của những chốn phồn hoa đô thị nhạy cảm với nhiều luồng văn hóa, còn đối với những bản làng nghèo khổ như đất rẫy bạc màu, mỗi nơi dăm bảy nóc nhà sàn nằm rải rác dưới chân dãy Trường Sơn, tiền xu chưa đủ kết thành chuỗi cườm trang sức thì “vốn liếng” văn hóa của họ đi đâu mà mất...

Già làng Vỗ Hôm và khèn Amam

Già làng Vỗ Hôm đã sống qua bảy mươi mùa rẫy, vóc người đậm đà, da cháy sạm như đồng hun. Bản Kợp của xã Húc Nghì huyện Đakrông được coi là “tiền trạm” trên con đường Trường Sơn huyền thoại chạy vào Tà Rụt, một xã vùng biên của tỉnh Quảng Trị, trước khi đi qua A Lưới của Thừa Thiên-Huế để vào miền Nam. Già làng Vỗ Hôm tự hào chính đáng về bản Kợp của mình bởi hết thời kỳ đánh Pháp đến thời kỳ chống Mỹ, người dân của bản làng luôn sống chung, sẻ chia từng hạt muối với bộ đội Cụ Hồ.

Đường Trường Sơn năm xưa trong trí nhớ của già làng là một kho chuyện dài bất tận tưởng như không có điểm dừng và đâu đâu cũng sặc sụa mùi khói súng. Bao giờ cũng thế, mỗi lần kể, tay Già làng lại chỉ ra phía trước sân nhà sàn, nơi có cây bằng lăng cổ thụ gồ ghề đầy vết sẹo.

Thân cây nghiêng hẳn về một phía, nghiêng lớp lá già nua về phía con đường Trường Sơn đi qua trước ngõ như mặc niệm một thời quá vãng. Già làng Vỗ Hôm đếm được cả thảy mười bốn mảnh bom lớn trên thân cây bằng lăng, chưa kể một cành bị gãy hồi chiến tranh, vết sẹo chỗ đó xếp lớp chảy xuống dưới trông như một giọt nước mắt lớn chực nhỏ về phía gốc cây bằng lăng.

Mấy chục năm rồi, giọt nước mắt ấy vẫn không chịu rơi. Nó đã khô thành sẹo. Già làng Vỗ Hôm nói “cây không sợ bom, con đường không sợ bom và người dân bản Kợp cũng không sợ bom”. Con đường Trường Sơn bây giờ được trải thảm nhựa phẳng lì, mất hút ở một khúc ngoặt. Già làng ước ao được một lần đi hết con đường đó, mặt nhựa đen bóng thật êm cái chân trước khi đi lên rẫy. Bản Kợp thì vẫn nghèo.

Trên vách nhà sàn của già làng treo đầy các loại nhạc cụ và một bộ nhạc khí (trống, cồng, chiêng) của người Vân Kiều. Cái gì cũng cũ kỹ, mòn vẹt, vương vãi đầy bồ hóng. Khèn Amam nằm mất hút ở trong dãy nhạc cụ, treo chỗ gần bếp nhà sàn nhất. Nó được làm bằng ống giang nhỏ, chiều dài áng chừng hai gang tay, trên thân có ba lỗ nhỏ điều tiết khí. Thời gian đã làm cho nó chuyển hẳn qua màu hổ phách.

Vợ chồng Già làng Vỗ Hôm đãi chúng tôi một khúc tấu khèn Amam ngay dưới tán cây bằng lăng. Hai người ngồi đối diện với nhau, miệng nối miệng bởi khèn Amam. Cụ bà ngượng, tay lóng ngóng bám vào một phía. Khi thanh âm đầu tiên dè dặt thoảng qua đầu môi như bị hẫng, bà cụ bỗng giật mình, hai ngón trỏ bất chợt sực tỉnh ấn nhẹ xuống thân kèn... Mấy giây trôi qua, gương mặt cả hai người trở nên nhẹ tênh và dường như họ đã lãng quên xung quanh để sống với khúc cổ nhạc.

Tôi vốn ít nhiều đã nghe qua một số điệu khèn, đa phần lại ở những nơi diễn xướng cộng đồng chỗ đông người nên lần này mới thấy trách mình, tự thấy mình sơ sót, ít ra là với già làng Vỗ Hôm, người một đời nặng nợ với nhạc, đau lòng trước cảnh những bộ nhạc khí bị xé lẻ, bị đem bán và rồi lo khèn Amam sau này biến mất. Dưới gốc cây bằng lăng, hai con người vẫn chụm đầu lại với nhau. Họ đang tấu điệu khèn dạm hỏi chăng? Tiếng khèn nghe da diết, xa xôi quá.

Hai người nên vợ nên chồng cũng đã nhờ Amam!

Tiếng khèn tắt dần trên đỉnh núi

Amam là một nhạc cụ độc đáo của đồng bào Vân Kiều miền Tây Quảng Trị. Nó độc đáo bởi tính cổ xưa, tính độc nhất vô nhị trong nhiều loại nhạc cụ hiện có của người Vân Kiều, Pa Kô cũng như của đồng bào các dân tộc nói chung. Amam là “khèn đôi” của người Vân Kiều.

Các loại khèn của người Pa Kô hoặc người Dao vùng Tây Bắc, người Êđê ở Tây Nguyên chỉ một người thổi, còn Amam lại dùng cho hai người thổi. Hai người, một nam, một nữ, có tình ý với nhau, ưa nhau nhưng đang ở giai đoạn tìm hiểu nhau tìm hiểu thông qua khèn Amam. Sức cuốn hút, âm hưởng từ luồng hơi của người thổi (thể hiện sức khỏe, ý chí, khả năng) là những thông điệp mà người bên kia (cô gái) có thể cảm nhận được.

Rốt cuộc, họ lấy được nhau hay không, chính xác là cô gái có chấp nhận tình yêu của bạn tình hay không là nhờ những lần giao duyên như thế. Già làng Vỗ Hôm ví “nó là nụ hôn đầu tiên của tổ tiên, của núi rừng”. Nụ hôn ấy có cầu nối hẳn hoi, cũng ý tứ “thụ thụ bất thân” nghiêm chỉnh lắm, ngầm ý rằng tôi đến với anh thật bụng, thật lòng, nhưng không dễ dãi, buông tuồng; anh chỉ có thể lấy khèn làm điểm chung và lấy tiếng khèn để ướm hỏi, dạm hỏi bạn tình! Thế thôi.

Những cuộc tỏ tình, ướm hỏi đó đã đưa hai người lại với nhau, tự nguyện, đồng điệu, đồng cảm giữa hai tâm hồn và đó là “con đường hôn nhân” cổ sơ nhằm duy trì, bảo toàn nòi giống của một tộc người. Nói khác đi, về bản chất, Amam đã gắn kết cộng đồng người Vân Kiều qua các thế hệ.

Ngày nay, kiểu giao duyên, tìm hiểu bạn tình theo cách thức Amam bị mai một dần. Ông Hồ Chư, nhà nghiên cứu văn hóa Bru-Vân Kiều thổ lộ với vẻ đầy tâm sự: “Tục đi sim (một kiểu tỏ tình qua âm nhạc) theo lối hiện đại với sự xâm nhập của video, karaoke... đã làm cho thanh niên dân tộc hiện nay quên hẳn Amam và thực tế, nó đang bị thất truyền”. Cũng theo ông Hồ Chư, hiện tại trên địa bàn huyện Đakrông chỉ còn hai nghệ nhân thổi được khèn Amam. Già làng Vỗ Hôm ở trong số đó.

Hai nghệ nhân đó, với riêng khèn Amam, xem như bằng chứng sống, là những đại diện cuối cùng của một tập tục, một nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc miền Tây Quảng Trị còn sót lại.

Lễ hội văn hóa các dân tộc lần thứ nhất tổ chức tại Đakrông vừa qua có Già làng Vỗ Hôm biểu diễn, nhưng không phải biểu diễn khèn Amam. Vỗ Hôm trong đoàn nghệ nhân Bru-Vân Kiều biểu diễn vũ khúc Rayuak, khèn bè và làn điệu Tauaiq-một làn điệu trữ tình trong sinh hoạt văn hóa sim-langơp. Các loại khèn của người Pa Kô hoặc người Dao vùng Tây Bắc, người Êđê ở Tây Nguyên chỉ một người thổi, còn Amam lại dùng cho hai người thổi. Hai người, một nam, một nữ, có tình ý với nhau, ưa nhau nhưng đang ở giai đoạn tìm hiểu nhau tìm hiểu thông qua khèn Amam. Sức cuốn hút, âm hưởng từ luồng hơi của người thổi (thể hiện sức khỏe, ý chí, khả năng) là những thông điệp mà người bên kia (cô gái) có thể cảm nhận được.

Rốt cuộc, họ lấy được nhau hay không, chính xác là cô gái có chấp nhận tình yêu của bạn tình hay không là nhờ những lần giao duyên như thế. Già làng Vỗ Hôm ví “nó là nụ hôn đầu tiên của tổ tiên, của núi rừng”. Nụ hôn ấy có cầu nối hẳn hoi, cũng ý tứ “thụ thụ bất thân” nghiêm chỉnh lắm, ngầm ý rằng tôi đến với anh thật bụng, thật lòng, nhưng không dễ dãi, buông tuồng; anh chỉ có thể lấy khèn làm điểm chung và lấy tiếng khèn để ướm hỏi, dạm hỏi bạn tình! Thế thôi.

Những cuộc tỏ tình, ướm hỏi đó đã đưa hai người lại với nhau, tự nguyện, đồng điệu, đồng cảm giữa hai tâm hồn và đó là “con đường hôn nhân” cổ sơ nhằm duy trì, bảo toàn nòi giống của một tộc người. Nói khác đi, về bản chất, Amam đã gắn kết cộng đồng người Vân Kiều qua các thế hệ.

Ngày nay, kiểu giao duyên, tìm hiểu bạn tình theo cách thức Amam bị mai một dần. Ông Hồ Chư, nhà nghiên cứu văn hóa Bru-Vân Kiều thổ lộ với vẻ đầy tâm sự: “Tục đi sim (một kiểu tỏ tình qua âm nhạc) theo lối hiện đại với sự xâm nhập của video, karaoke... đã làm cho thanh niên dân tộc hiện nay quên hẳn Amam và thực tế, nó đang bị thất truyền”. Cũng theo ông Hồ Chư, hiện tại trên địa bàn huyện Đakrông chỉ còn hai nghệ nhân thổi được khèn Amam. Già làng Vỗ Hôm ở trong số đó.

Hai nghệ nhân đó, với riêng khèn Amam, xem như bằng chứng sống, là những đại diện cuối cùng của một tập tục, một nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc miền Tây Quảng Trị còn sót lại.

Lễ hội văn hóa các dân tộc lần thứ nhất tổ chức tại Đakrông vừa qua có Già làng Vỗ Hôm biểu diễn, nhưng không phải biểu diễn khèn Amam. Vỗ Hôm trong đoàn nghệ nhân Bru-Vân Kiều biểu diễn vũ khúc Rayuak, khèn bè và làn điệu Tauaiq-một làn điệu trữ tình trong sinh hoạt văn hóa sim-langơp. Các loại khèn của người Pa Kô hoặc người Dao vùng Tây Bắc, người Êđê ở Tây Nguyên chỉ một người thổi, còn Amam lại dùng cho hai người thổi. Hai người, một nam, một nữ, có tình ý với nhau, ưa nhau nhưng đang ở giai đoạn tìm hiểu nhau tìm hiểu thông qua khèn Amam. Sức cuốn hút, âm hưởng từ luồng hơi của người thổi (thể hiện sức khỏe, ý chí, khả năng) là những thông điệp mà người bên kia (cô gái) có thể cảm nhận được.

Rốt cuộc, họ lấy được nhau hay không, chính xác là cô gái có chấp nhận tình yêu của bạn tình hay không là nhờ những lần giao duyên như thế. Già làng Vỗ Hôm ví “nó là nụ hôn đầu tiên của tổ tiên, của núi rừng”. Nụ hôn ấy có cầu nối hẳn hoi, cũng ý tứ “thụ thụ bất thân” nghiêm chỉnh lắm, ngầm ý rằng tôi đến với anh thật bụng, thật lòng, nhưng không dễ dãi, buông tuồng; anh chỉ có thể lấy khèn làm điểm chung và lấy tiếng khèn để ướm hỏi, dạm hỏi bạn tình! Thế thôi.

Những cuộc tỏ tình, ướm hỏi đó đã đưa hai người lại với nhau, tự nguyện, đồng điệu, đồng cảm giữa hai tâm hồn và đó là “con đường hôn nhân” cổ sơ nhằm duy trì, bảo toàn nòi giống của một tộc người. Nói khác đi, về bản chất, Amam đã gắn kết cộng đồng người Vân Kiều qua các thế hệ.

Ngày nay, kiểu giao duyên, tìm hiểu bạn tình theo cách thức Amam bị mai một dần. Ông Hồ Chư, nhà nghiên cứu văn hóa Bru-Vân Kiều thổ lộ với vẻ đầy tâm sự: “Tục đi sim (một kiểu tỏ tình qua âm nhạc) theo lối hiện đại với sự xâm nhập của video, karaoke... đã làm cho thanh niên dân tộc hiện nay quên hẳn Amam và thực tế, nó đang bị thất truyền”. Cũng theo ông Hồ Chư, hiện tại trên địa bàn huyện Đakrông chỉ còn hai nghệ nhân thổi được khèn Amam. Già làng Vỗ Hôm ở trong số đó.

Hai nghệ nhân đó, với riêng khèn Amam, xem như bằng chứng sống, là những đại diện cuối cùng của một tập tục, một nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc miền Tây Quảng Trị còn sót lại.

Lễ hội văn hóa các dân tộc lần thứ nhất tổ chức tại Đakrông vừa qua có Già làng Vỗ Hôm biểu diễn, nhưng không phải biểu diễn khèn Amam. Vỗ Hôm trong đoàn nghệ nhân Bru-Vân Kiều biểu diễn vũ khúc Rayuak, khèn bè và làn điệu Tauaiq-một làn điệu trữ tình trong sinh hoạt văn hóa sim-langơp.

Thiếu Amam nhưng trong đêm khai mạc lễ hội, già làng Vỗ Hôm vẫn vui không tả xiết. Trong mắt ông dường như có một đốm sáng vừa được nhóm lên, hoặc đồ như ngọn lửa thiêng ngàn đời của Trường Sơn đã sống lại. Bất giác, tôi trộm nghĩ, rồi mai đây, trong các lễ hội lần sau, lần sau nữa, sau khèn Amam, trong số hàng chục loại nhạc cụ và bộ nhạc khí của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô hiện có, đến lượt nhạc cụ nào sẽ thiếu vắng? Lúc đó, không biết già làng Vỗ Hôm có còn vui...?

(SGGP)
Nguồn : http://www.mientrung.com/content/view/3763/113/

No comments: