MỘT TƯ LIỆU QUÝ VỀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC
NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ
Cảm ơn KTS Trương Quốc Hòa, một đồng môn tài năng, tâm huyết, đã dành
nhiều thời gian, trí tuệ để hoàn thành "VIDEO NGUYỄN HOÀNG NGÀY
XƯA", một tư liệu vô cùng quý giá
và ý nghĩa dành cho ngôi trường Trung học đầu tiên và lớn nhất tỉnh: Trường
Trung học Công lập NGUYỄN HOÀNG. Trường mang tên vị Chúa Tiên triều Nguyễn, năm 1558 ngài dừng chân dựng nghiệp ở Quảng Trị, mở mang bờ cõi Phương Nam, đến đời
Vua Gia Long thì thống nhất đất nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau (1802).
Ngôi trường Nguyễn Hoàng chỉ tồn tại được 25
năm thì mất tên (1951-1975).
Khi chiến tranh không còn, thì ngôi trường ấy
có tên khác: Trường cấp 3 Triệu Hải. Mấy năm sau đối thành trường THPT Thị xã
Quảng Trị cho đến nay.
25 năm không dài nhưng đã đào tạo nhiều thế hệ học trò thành danh. Dù
tên trường đổi khác nhưng mảnh đất học ấy đã sản sanh nhiều thế hệ trò ngoan thầy
giỏi, nhiều tài năng vượt trội.
Những năm đầu thập niên 1970, chiến tranh lan rộng, học trò NH phải di tản nhiều nơi. Khi hòa bình lập lại thì học trò Nguyễn Hoàng tứ tán khắp năm châu bốn bể.
15 năm lưu lạc, cuộc sống tương đối khá hơn, học trò NH tìm gặp nhau như
đàn chim tìm về tổ, tìm một nơi chốn để quay về, có dịp ôn lại những kỷ niệm của
tuổi học trò, tìm lại những dấu ấn khó phai thời niên thiếu ở quê nhà.
Năm 1992 lần đầu tiên Cựu HSNH Quảng Trị tại Sài Gòn gặp mặt, một thời
gian sau sân chơi này được lan rộng nhiều nơi trong và ngoài nước. Sinh hoạt đa
dạng và phong phú với tinh thần: ĐOÀN KẾT, THƯƠNG YÊU và CHIA SẺ.
Sân chơi Cựu HSNH có những hoạt động vô cùng ý
nghĩa như:
* Trợ cấp gần 2000 suất học bổng cho con em Cựu HSNH học giỏi, khó khăn,
do các nhà hảo tâm và Mạnh Thường Quân, đặc biệt có Cựu HSNH khá giả tài trợ.
Quỹ Học bổng ấy đến nay vẫn tồn tại.
* Giúp hàng trăm trường hợp Cựu HSNH và bà con đồng hương gặp khó khăn,
tai nạn, bệnh tật. Có trường hợp Cựu HSNH trong và ngoài nước chung tay chia sẻ
lên đến 150 Triệu/người.
* Kịp thời động viên, khuyến khích những tài năng trẻ con Cựu HSNH và
các cháu quê nhà có thành tích xuất sắc, đạt giải cao trong các cuộc thi.
Nơi mảnh đất thân yêu của trường, Cựu HSNH Quảng Trị từ mọi miền đất nước và nước ngoài, đã 6 lần quay về tụ hội, quây
quần bên nhau, nhìn ngôi trường cũ mà quặn lòng thương nhớ.
Vào những năm của thập niên 1990, một số Cựu HSNH Quảng Trị tại Sài Gòn
như anh Nguyễn Bảo, chúng tôi và quý thầy
Phan Cung hiệu trưởng trường cấp 3 Triệu Hải, Thầy Hoàng minh Long nguyên hiệu
trưởng trường THPT Thị Xã Quảng Trị đã ký thỉnh Nguyện thư xin lại tên trường
Nguyễn Hoàng. Nguyện vọng chính đáng ấy đến nay chưa được giải quyết. Chúng ta
vẫn kỳ vọng về yêu cầu mà tất cả Cựu HSNH mong muốn, chỉ còn lại thời gian?
Hoạt động Cựu HSNH không có tính kế thừa, có lẽ vì thế mà sinh hoạt của
đồng môn gắn bó, keo sơn. Sinh hoạt càng ngày càng đông vui và nhiều chương
trình hấp dẫn, dù ở trong hay ngoài nước. Những buổi họp mặt dù ở Mỹ, Canada
hay Việt Nam đều quy tụ rất đông Cựu HSNH nhiều nơi về dự.
Gần đây nhất khi dịch Vũ Hán tái phát, quê
hương Quảng Trị bị ảnh hưởng. Cựu HSNH phát động chương trình "Vì quê
hương" được Cựu HSNH trong và ngoài nước tiếp sức, đem lại hiệu quả cao,
thể hiện tinh thần, truyền thống, sức mạnh đoàn kết, thương yêu, chia sẻ của Cựu
HSNH đã hoạt động từ lâu nay.
Chúng ta hãy ngoái đầu nhìn lại, có hàng trăm đầu sách của nhiều vùng miền
trong và ngoài nước, ghi lại những kỷ niệm của nhiều thế hệ học trò, thầy
cô Nguyễn Hoàng như:
* Kỷ yếu Nguyễn Hoàng Quảng Trị ở Mỹ.
* Nhiều tập đặc san của của Cựu HSNH kỷ niệm họp mặt hằng năm ở nhiều
Bang Mỹ, Canada,
* 12 tập Nguyễn Hoàng Chân dung và Kỷ niệm, có gần 7000 trang sách, hình
ảnh và hàng ngàn bút tích kỷ niệm, cùng nhiều câu chuyện thú vị về ngôi trường,
đặc biệt có danh sách hàng ngàn học sinh và cô thầy 25 năm Nguyễn Hoàng tồn tại,
do Cựu HSNH tài năng tâm huyết Võ thị Quỳnh ở Huế biên soạn. Quỳnh đã kính tặng
ông Nguyễn Thiện Nhân Bộ trưởng Bộ Giáo dục với tham ý xin lại tên trường.
* 10 tập Hương Quê Nhà do Cựu HSNH Quảng Trị tại
Sài Gòn biên tập.
* Đặc san kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Nguyễn Hoàng do Cựu HSNH
QT tại Huế chủ biên.
* Nhiều đặc san của Cựu HSNHQT tại Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận,
Đà Nẵng, Huế và nhiều đặc san của khối, Lớp, Nhóm và cá nhân.
Tất cả bài viết do Cựu HSNH trong và ngoài nước gồm: văn, thơ, nhạc,
hình ảnh của thầy trò liên quan đến trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị.
* Ngoài ra Bao Lam, một Cựu HSNH có tham vọng làm một trang sách mạng,
ghi lại những kỷ niệm, bút tích, hình ảnh, bài viết, những sinh hoạt Cựu HSNH,
học sinh Liên trường Quảng Trị trong và ngoài nước. Đặc biệt là danh sách Thầy
cô, cán bộ, Nhân viên và Cựu HSNH từ 1950 đến 1975. Tôi kỳ vọng đây là một tư
liệu bổ ích cho Cựu HSNH trong nước và
ngoài nước tìm kiếm nhau và tham khảo. Đang chờ mong sáng ý ấy sớm trở thành hiện
thực.
* Gần đây có một Cựu HSNH tài năng trí tuệ, tâm huyết, một Cựu HSNH thành đạt: KTS Trương quốc Hòa
(Hoa Trương). Chính anh tự sưu tập tư liệu, hình ảnh về ngôi trường mà anh đã học,
nhờ kiến thức chuyên ngành đồ họa Kiến trúc, anh mày mò tham khảo bạn bè, thầy
cô, vì anh là thế hệ sau cùng, do chiến tranh lan rộng, thời gian theo học quá
ít, nên những hình ảnh, dấu ấn về ngôi trường không được nhiều.
Năm 1972 ngôi trường không còn dấu tích do chiến tranh tàn phá, thành phố Quảng Trị chỉ còn lại những đống gạch loang lổ. Trong anh những hình ảnh không nhiều, nhưng để có tư liệu trong video anh thực hiện, nhờ kiến thức chuyên ngành mỹ thuật đồ họa, am hiểu sâu về photoshop, kiến thức ấy giúp anh dễ dàng biến những ý tưởng, những hình ảnh cũ của trường thành tư liệu quý giá.
Quan trọng là những phần chính của ngôi trường,
cần độ chính xác cao.
Tôi được xem video mà anh gọi là chưa hoàn chỉnh
và sẵn sàng đón nhận những đóng góp của thầy cô và tất cả Cựu HSNH trong và
ngoài nước, anh mong tư liệu lưu lại phải chuẩn xác và đồng thuận.
Xem xong tôi rất thán phục tài năng, tâm huyết, cùng sự quý mến của thầy
cô, bạn bè và đặc biệt là những ân tình, dấu ấn ở ngôi trường thân thương, anh
đã tham gia nhiều buổi sinh hoạt, nhất là qua 6 lần hội ngộ trên mảnh đất mà
anh đã hoc, đã về dự.
Với tư liệu quý giá này ít người làm được, tôi
nghĩ như thế, vì đây thuộc lãnh vực công nghệ cao, chuyên ngành. Đòi hỏi người
làm phải có tâm huyết, đam mê, yêu thích công trình mình thực hiện, phải am hiểu
đồ họa, kiến trúc, mỹ thuật, xử dụng vi tính thành thạo. Phải có điều kiện kinh
tế, thời gian, phương tiện và có mối quan hệ tốt, một việc làm hoàn toàn tự
nguyện và không mưu cầu một quyền lợi nào.
Khi xem xong, tôi có đôi điều trăn trở, với tâm niệm của một Cựu HSNH đi
trước, tôi mạnh dạn góp ý:
Với nội dung và hình thức của Video tôi không
chê vào đâu được, hơn nữa chính tôi cũng không nhớ rõ quang cảnh của trường thời
tôi học. Tôi không tài nào nhớ được khi tuổi còn quá nhỏ của một học sinh nhà
quê.
Nhưng xem những đoạn Video, với màu sắc quá đẹp, với không gian của trường
quá hiện đại, quy mô, những phần hư cấu quá tuyệt vời, kỹ thuật chọn lựa màu sắc
quá tinh túy, khiến người xem, ngay cả người trong cuộc cũng khó nhận ra hư thật?.
KTS Trương Quốc Hòa biến quang cảnh ngôi trường
NH tôi học thời ấy không kém gì ngôi trường đạt chuẩn hiện nay. Hình ảnh và sắc màu làm tôi thấy có cái gì đó
khác khác với ngôi trường tôi học?.
Không biết tôi có chủ quan không?.
Một tư liệu thì phải thật, không khác biệt quá nhiều với hiện hữu, dù tư
liệu ấy cũng cần những hư cấu. Video này dựng lại là một điều tất yếu, vì chiến
tranh xóa mất không để lại một dấu tích nào của trường.
Trước năm 1972, Miền Nam Việt Nam phim ảnh chưa có màu, chí có máy hình
Polaroy, chụp lấy liền là có màu.
Hình ảnh trong Video quá sắc sảo, màu sắc quá tuyệt. khi xem xong tự
nhiên trong đầu tôi có một sự so sánh?. Tôi thấy lạ lạ, có phải trường mình
không?. Nhờ bảng tên cổng trường, nhưng cảnh trường tôi không tài nào hình dung
ra?
Tôi đề nghị nên dùng phim trắng đen làm tư liệu,
làm cho người xem không có khái niệm nghi ngờ thật giả?. Trường NH đẹp vậy ư?.
Có thể cảnh trường ấy được xây dựng, tu tạo khí tôi rời xa trường?
Tôi cũng như mọi người đều đồng ý video màu đẹp hơn video đen trắng. Nhưng đây là tư liệu, không cần quá đẹp, khiến người xem có sự so sánh. Người xem
không nhận ra nơi mình từng học?
Trước đây Hòa, Trạn, tôi, có cả
Bao Lam, nhiều lần bàn luận, kể cả cái cổng
trường mà anh Thăng và Bùi Phước Vĩnh mượn từ cổng trường Ngô Quyền Biên Hòa chế
tác lại thành cổng trường NH mà ta dùng lâu nay.
Không bàn nữa, chúng tôi tôn trọng mọi ý kiến
và có quyền bảo lưu quan điểm của riêng mình.
Nên trong Video phiên bản cuối cùng, tác giả dành tặng cho tôi video trắng
đen "Trường trung học Nguyễn Hoàng xưa", đúng tâm ý của tôi và tôi chủ
quan cho tư liệu này mới chuẩn mực.
Xin cảm ơn Hoa Truong. Chính món quà mà Hòa tặng là câu trả lời cho bạn
bè gởi thư hỏi tôi "Tại sao Tác giả ưu ái tặng tôi Video đen trắng mà tôi
thích?".
Tất cả những tư liệu trên trở thành tài sản Vô
giá của Trường Trung học đệ nhất và Nhị cấp Nguyễn Hoàng Quảng Trị.
Sài Gòn 8/9/20.
Võ văn Cẩm
No comments:
Post a Comment