Tác giả Nguyên Lạc
QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt)
Nguyên Lạc
(Bài 3)
Trước khi vào bài, tặng bạn câu này:
Tôi tin rằng trong tất cả mọi trình độ của xã hội – gia đình,
quốc gia, và quốc tế – chìa
khóa cho một thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn là lòng đại bi. Không nhất thiết để đi theo một tôn giáo, hay tin tưởng trong một hệ tư tưởng nào. Điều quan trọng là phát triển những phẩm chất nhân bản tối đa như có thể. Từ bi, là điều đôi khi tôi cũng gọi là tình cảm con người, là nhân tố quyết định của đời sống chúng ta!
(Đạt Lai Lạt Ma)
***
Bạn hiền! thế là chúng ta đã dạo vòng qua đại cương về Dịch! Đó là những điểm cần
cho chúng
ta đi vào phần rất lý thú: Bói quẻ và Giải đoán.
Nếu các bạn chưa thông,
xin các bạn trở ngược lại nghiên cứu thêm lần nữa.
A. NGHI THỨC BÓI và LUẬT
CẢM ỨNG
Việc
bói muốn
thành công phải
có lễ nghi
và thành khẩn.
Trong bói ( bốc,
phệ...)
có luật
cảm
ứng.
Người xin quẻ (the
inquirer) để bói
phải
cảm
(tức
là thành khẩn)
thì thần
minh (Dịch)
mới
ứng
(đáp ứng,
trả lời).
Sự thành
khẩn
phải
thể hiện
cụ thể,
từ thái
độ trân
trọng
vật
để bói
cho đến
nghi thức
tiến
hành phép bói:
1. Khi không
dùng,
Kinh Dịch
nên được bọc
lại
sạch
sẽ bằng
vải
hay lụa
(lụa
điều
- rose silk- tốt
nhất)
và để ở chỗ cao thích hợp,
không được thấp
hơn vai người lớn
đứng
thẳng.
Các thẻ bói
(nếu
bói bằng
cỏ thi)
hoặc
ba đồng
tiền
(nếu
bói bằng
đồng
tiền)
được đặt
trong hộp
có nắp
đậy
và không được dùng cho mục đích khác.
Đặt
hộp
nầy
kế bên
quyển
Kinh Dịch.
2. Rửa tay sạch sẽ, trước khi lập
quẻ. Trải một
tấm
vải
(hay giấy)
sạch
lên một
cái bàn ở giữa
phòng. Đặt
bọc
Kinh lên bàn, tháo vải lụa
bọc
Kinh và trải
rộng
ra, xoay Kinh Dịch
sao cho Kình hướng về phía Nam (nghĩa
là người đứng
mặt
hướng về hướng
Bắc
đọc
thấy
chữ trên
Kinh in thuận).
Dưới Kinh một
chút, về phía
Nam, đặt
một
bát nhang, hộp
đựng
thẻ bói
(hoặc
đồng
tiền)
hai khay nhỏ (nếu
bói bằng
cỏ thi)
hoặc
một
cái bát (nếu
bói bằng
đồng
tiền)
và giấy
bút.
"When about
to make use of it, the inquirer, after washing his hands, unwraps it (rose
silk) and spreads out the wrapper like a tablecloth between the book and the
surface upon Which it is to rest (the belief that a sacred object, when placed
in contact with a ritually unpure surface , loses something of its virtue is by
no means confined to the Chinese)" Wu Wei
3/ Người xin quẻ đứng trước bàn, lưng hướng về phía
Nam (tức
nhiên mặt
hướng về hướng
Bắc)
quỳ xuống
rồi
lạy
3 lạy.
Lạy
xong, vẫn
ở vị trí
qùy, đốt
nhang và khấn
(khấn
thầm
hoặc
ra tiếng,
tùy). Trong lúc khấn, tay phải
cầm
bó thẻ bói
(50 thẻ),
đặt
nằm
ngang, hoặc
3 đồng
tiền,
đảo
ba vòng theo chiều
kim đồng
hồ trong
khói nhang đang xông lên.
"... his
face to the table and thus faces North. Making three full kowtows(=protrations
to the ground)
And then, from a kneeling position, inserts a stick of lighted incense in to
the burner..." Wu Wei
Cách khấn: " Mượn Người vật
bói lớn
(2 lần)
Tôi (chức
tước, tên họ)
vì việc
(chi đó) chưa biết
nên hay không? Vậy
nên đem lời
nghi hoặc
hỏi
thần
linh! Việc
sẽ lành
dữ,
được mất,
hối
tiếc
hay lo sợ Người
có linh thiêng hãy báo cho rõ!" (**)
"Giả nhĩ
thái phệ hữu
thường. Giả nhĩ
thái phệ hữu
thường. Mỗ (quan
tính danh) kim dĩ mỗ sự vị tri
khả phủ.
Viên chất
sở nghi
vu thần
vu linh. Cát hung đắc thất,
hối
lậu
ưu ngu, duy nhĩ hữu
thần,
thượng minh cáo chi"
Sau khi khấn
xong, bắt
đầu
lập
quẻ và
đoán quẻ.
4/ Khi bói xong,
thắp
một
nén nhang nữa,
lạy
3 lạy.
Xong cất
dụng
cụ bói
về lại
chổ cũ.
B. CÁC PHUƠNG PHÁP LẬP QUẺ DỊCH
Người xưa biết
hai cách bói: bói bằng mu (mai) rùa gọi
là bốc,
bói bằng
cỏ thi
gọi
là phệ.
Cách bói phệ,
dùng bát quái mà đóan, giản dị hơn
cách bói bốc
: Vì hình nét nứt
trên mu/yếm
rùa đã không có hạn,
lại
khó biện
giải,
còn những
quẻ và
hào trong phép bói bằng cỏ thi
đã có hạn,
lại
nữa
dưới mỗi
quẻ,
mỗi
hào có lời
đóan sẵn,
khi bói gặp
quẻ nào,
hào nào, cứ theo
lời
đóan sẳn
đó mà suy luận,
công việc
dễ dàng
hơn nhiều.
Vì vậy
mà phép bói đó mới
đầu
gọi
là dị:
dễ dàng.
Ngày nay, để đơn giản hơn nữa,
người ta dùng 3 đồng
tiền,
xúc sắc,
bài cào ...gieo lấy
quẻ.
Muốn
lập
được quẻ,
ta phải
lập
được 6 hào trước. Sau khi có được 6 hào, sắp
các hào này theo thứ tự từ dưới
ngược lên trên, ta sẽ lập
được một
quẻ bói
Dich.
I. CÁCH LẬP HÀO
A. Cách lập bằng cỏ thi
Cỏ thi
(tiếng
khoa học
gọi
là Achillea sbirica), một thứ cây
nhỏ cao
khỏang
một
thước như cây cúc, có hoa trắng hoặc
hồng
nhạt,
mọc
ở Trung
quốc.
Dùng 50 cọng
cỏ thi,
mỗi
cọng
dài khoảng
8-10 inch ( khoảng
25-30 cm) (Nếu
không có cỏ thi,
ta có thể thay
thế bằng
đũa tre vuốt
nhỏ lại).
⦁
Vật
bói: Kinh Dịch,
50 cọng
cỏ thi
(hoặc
50 cọng
đũa tre), giấy
bút.
⦁
Để cho
tiện,
ta quy ước các ngôn bàn tay trái : ngón trỏ (1),
ngón giữa
(2), ngón áp út (3) và ngón út (4)
⦁
Cần
thao tác 3 lần
mới
được một
hào, nghĩa là 18 lần mới
được một
quẻ bói
Dịch
1/ Cách lập hào sơ (hào 1)
a. Lần 1:
-- Trả 1
que bói (thẻ bói)
lại
vào hộp
(hộp
đựng
các que bói), chỉ dùng
49 que bói thôi. Que nầy tượng trưng cho Thái Cực
(Observer: Người quan sát)
"One is
symbolically laid aside and plays the role of Observer until your inquiry is
completed. Because there is a spiritual value in laying aside the observer
stalk,
I always pick it
up at the end of my inquiry and thank it for its participation, and I thank the
venerable ancientsages for their presence and assistance " Wu Wei
-- Giữ bó
49 que bói ở tay
trái, suy nghĩ về câu
hỏi
được đặt
ra. Nhắm
mắt
lại,
luôn nghĩ về câu
hỏi
trong đầu,
dùng tay phải
nắm
lấy
bất
thần
một
mớ que
bói từ bó
49 que ở tay
trái, rồi
tách ra . Lúc này ta được 2 mớ que bói: mớ tay
trái và mớ tay
phải.
Đặt
mỗi
mớ vào
một
khay:
. Khay A: mớ tay
trái ( tượng trưng cho Thiên)
. Khay B: mớ tay
phải(
tượng trưng cho Địa)
-- Lấy
một
que ở mớ khay
B kẹp
vào kẽ ngón
3 và ngón 4 bàn tay trái (que nầy tượng trưng
cho Nhân)
-- Tay phải
tách mớ A
thành từng
đợt
4 que (tượng trưng cho 4 mùa) sao cho số que dư còn lại
là = < 4 (ít hơn hoặc bằng
4) Lấy
số que
dư đó kẹp
vào kẽ ngón
2 và ngón 3 bàn tay trái.
-- Tay phải
tách mớ B
thành từng
đợt
4 que giống
như trên (sao cho số que dư còn lại
là = < 4 ), rồi
lấy
số que
dư đó kẹp
vào kẽ ngón
1 và ngón 2 bàn tay trái.
Tổng
số các
que trên bàn tay trái là 5 hoac 9. Để số que
này qua một
bên. Đó là kết
quả lần
1
b. Lần 2:
Nhập
số que
còn lại
ở A
và B thành một
bó. Bó que này có 44 hoặc 40 que (Do 49 que trừ đi
tổng
số các
que dư trên bàn tay trái lần 1). Chia bất
thần
bó này thành hai mớ A và B, lấy
một
que ở mớ khay
B kẹp
vào kẽ ngón
3 và ngón 4 bàn tay trái (giống như trên), rồi
tiếp
tục
thao tác các giai đoạn tách từng
đợt
4 que như ở lần
1. Tổng
số các
que dư trên bàn tay trái sau đó sẽ là 8 hoặc
4. Để số que
8 hoặc
4 này qua một
bên: bên cạnh
số que
5 hoặc
9 của
lần
1.
Đó là kết
quả lần
2.
c. Lần 3:
Nhập
số que
còn lại
ở A
và B thành một
bó. Bó que này có thể là 32 hoặc
36 hoặc
40 que (Do 44 que và 40 que trừ đi tổng
số các
que dư trên bàn tay trái lần 2 là 4 hoặc
8) Chia bất
thần
bó này thành hai mớ A và B... (giống
như trên), rồi
tiếp
tục
thao tác các giai đoạn tách từng
đợt
4 que như ở lần
1. Tổng
số các
que dư trên bàn tay trái sau đó sẽ là 8 hoặc
4.
Để số que
8 hoặc
4 này qua một
bên: bên cạnh
số que
của
lần
2.
Đó là kết
quả lần
3.
Cộng
3 kết
quả trên,
ta được một
hào. Dựa
vào bảng
bói, ta biết
nó là hào gì!
BẢNG BÓI
6 lão âm (động) -X-
7 thiếu dương (tĩnh) ___ 5 và 4 có trị số là 3
8 thiếu âm (tĩnh) _ _ 9 và 8 có trị số là 2
9 lão dương (động) -O-
5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có
trị số là 2
Thí dụ:
Lần
1 được 5 que, lần
2 được 8 que, lần
3 đuợc
4 que. Vi 5 kể là
3, 8 kể là
2, 4 kể là
3, nên tổng
số 3
lần:
5+8+4 phải
được kể là:
3+2+3 = 8
Vậy
hào mới
lập,
dựa
vào bảng
bói, là hào Thiếu
âm (tĩnh): _ _
2/ Cách lập hào nhị (hào
2)
Gom lại
đủ 49
que bói, thao tác y hệt như trên, sau 3 lần
ta sẽ được một tổng
số có
thể là
6, 7, 8, hoac 9, rồi căn cứ vào
bảng
bói, ta sẽ biết
nó là hào gì!
Các hào 3, 4, 5,
6 cũng lập
y như vậy!
Tóm lại
mất
18 lần
thao tác, ta có được 6 hào. Sắp các hào này
theo thứ tự từ dưới
ngược lên trên, ta lập được một
quẻ bói
Dịch.
(Xem thêm cách
thứ 2
ở phần
ghi chú cuối
bài)
B. Cách lập bằng gieo 3 đồng tiền
Người xưa bói quẻ dùng
cỏ thi
phải
thông qua 3 lần
diễn,
18 biến
mới
lập
được một
quẻ.
Phương pháp bói
đó không chỉ phức
tạp,
lãng phí thời
gian, mà còn khó nắm bắt.
Ngày nay không
dùng cách bói đó nữa, mà dùng cách gieo ba đồng
tiền
vào lòng một
cái bát. Nó đơn giản hơn!
Trước khi lập
quẻ phải
chuẩn
bị ba
đồng
tiền
giống
nhau. Tốt
nhất
nên dùng đồng
tiền
"Càn Long thông bảo", bởi
vì mặt
chính diện
của
nó là chữ "Càn".
Đồng
Càn Long thông bảo
được đúc bằng
đồng,
hình tròn và có lỗ vuông
ở chính
giữa.
Một
mặt
ghi bốn
chữ "Càn
Long thông bảo"
bằng
chữ Hán,
mặt
còn lại
có họa
tiết
ký hiệu
riêng của
đồng
tiền.
Nếu
không có đồng
Càn Long ta có thể dùng
đống
quarter (25 cent US nếu bạn
sống
ở Mỹ)
Ta quy định:
- mặt
có chữ Càn
Long thông bảo
(hoặc
đầu
hình của
đồng
quarter US) là mặt
ngửa:
dương (H: Head),
- mặt
còn lại
có họa
tiết
(mặt
ghi năm của
đồng
quarter US) là mặt
sấp:
âm (T: Tail)
Trước khi bắt
đầu
gieo quẻ ta
cần
chuẩn
bị sẵn
giấy
bút ghi rõ năm tháng, ngày giờ gieo quẻ,
và 1 cái bát (đĩa) sạch để ta
gieo 3 đồng
tiền
đó xuống.
Trước khi gieo
quẻ,
ta tiến
hành nghi thức
như đã nói ở trên,
sau đó bắt
đầu
gieo đồng
tiền.
Nhớ là
phải
thật
thành tâm khấn
vái, nếu
không sẽ không
được như ý muốn!
1/ Bước thứ nhất là khởi quẻ.
Xem quẻ coi
trọng
"tâm thành thì linh ứng" nên trước
khi gieo quẻ phải
thật
tĩnh tâm, nhẩm
đọc
việc
mình muốn
hỏi.
Sau khi niệm
xong, thì có thể bỏ ba
đồng
tiền
vào trong lòng bàn tay lắc qua lắc
lại,
sau đó gieo cả 3
đồng
tiền
xuống
đĩa, rồi
quan sát mặt
úp ngửa
của
đồng
tiền.
Lúc này có thể xuất
hiện
4 tình huống
như sau:
-- 1 đồng
sấp
(H H T : dương dương âm) là hào thiếu dương (tĩnh)
___
-- 2 đồng
sấp
(H T T : dương âm âm) là hào thiếu âm (tĩnh) _ _
-- 3 đồng
đều
sấp
(T T T : âm âm âm) là hào lão âm (động) -X-
-- 3 đồng
đều
ngửa
(H H H : dương dương dương) là hào lão dương (động)
-O-
Đây là lần
gieo thứ 1,
ta được hào 1 ( âm hoặc dương, tĩnh hoặc
động)
Gieo tổng
cộng
6 lần
như vậy,
ta sẽ được 6 hào.
2/ Bước thứ hai là vẻ hào.
Hãy nhớ quy
tắc
đã nói ở trên
là "Vật
cực
tất
phản"
(sự vật
phát triển
tới
đỉnh
điểm
thì sẽ phản
ngược trở lại):
Lão dương là dương cực biến
âm, Lão âm là âm cực biến
dương.
Nghĩa là: Lão
dương -O- biến
thành âm _ _ và Lão âm -X- biến thành dương
___
Khi vẻ hào
cần
phải
bắt
đầu
từ hào
sơ tới
hào thượng, tức
là theo trật
tự từ dưới
ngược lên trên.. Chồng các hào theo thứ tư
từ dưới
lên thì lập
được quẻ Dịch.
Quẻ chủ (Quẻ gốc)
sau khi biến
hóa thì gọi
là Quẻ biến.
C. Cách lập bằng gieo xúc sắc
Như đã biết
ở trên,
số (vị trí)
lẻ (1,
3, 5) là dương và số (vị trí)
chẵn
(2, 4, 6) là âm
Với
phương pháp này ta dùng 3 con xúc sắc. Chỉ quan tâm
đến chẵn lẻ.
Khi đã tập
trung ý niệm
xong ta lắc
đều
3 con xúc sắc,
vừa
lắc
vừa
tập
trung ý niệm
về việc
hỏi,
sau đó gieo cả 3
xuống
đĩa. Nếu:
- lẻ nhiều
hơn: hào thiếu
dương (tĩnh) ___
- chẵn nhiều
hơn: hào thiếu
âm (tĩnh) _ _
- cả 3 con đều
là chẵn: hào lão âm (động) -X-
- cả 3 con đều
là lẻ: hào lão dương (động) -O-
Đây là lần
gieo thứ nhất,
ta được một
hào (hào 1).
Gieo thêm 5 lần
nữa,
ta được thêm 5 hào (2---.>. 6) Tổng số 6
hào này sẽ lập
đuợc
quẻ
Trong các cách lập
quẻ Dịch,
cách dùng 50 que cỏ thi (50 que tre)
phức
tạp
và mất
thời
gian nhất.
Tuy nhiên, nó tạo
cảm
ứng
tốt
nhất!
II. CÁCH VẼ HÀO - LẬP QUẺ BÓI
Hãy nhớ quy
tắc
đã nói ở trên
là "Vật cực tất phản" (sự vật
phát triển
tới
đỉnh
điểm
thì sẽ phản
ngược trở lại):
Lão dương là dương cực biến
âm, Lão âm là âm cực biến
dương.
Nghĩa là: Lão
dương -O- biến
thành âm _ _ và Lão âm -X- biến thành dương
___
Khi vẽ hào,
cần
phải
bắt
đầu
từ hào
sơ tới
hào thượng, tức
là theo trật
tự từ dưới
ngược lên trên. Vẽ các
hào theo thứ tự này
thì lập
được quẻ Dịch.
Thí dụ:
Lần
đầu
bạn
được một
hào âm tĩnh, lần
thứ nhì
được một
hào dương tĩnh, lần
thứ ba
được một
hào âm tĩnh, lần
thứ tư,
thứ năm,
thứ sáu
đều
được những
hào dương tĩnh, thì khi vạch xong các nét,
bạn
được quẻ Thiên
Thủy
Tụng
dưới đây:
(Hình 1: quẻ Thiên
Thủy
Tụng)
Quẻ này
là một
quẻ tĩnh,
vì không có hào nào động cả.
Nếu
lần
gieo thứ năm,
bạn
được hào dương động,
thì cũng vẫn
là quẻ Thiên
thủy
Tụng,
nhưng có hào 5 động,
quẻ Tụng
này động.
Động
thì biến:
Dương động
thì biến
thành âm, ngược lại
nếu
âm động
thì biến
thành dương.
Đây là dương động,
vậy
hào 5 biến
thành âm, và bạn
được quẻ biến
như sau: Quẻ đó là quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.̣
(Hình 2: quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Hỏa Thủy Vị Tế)
(Hình 2: quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Hỏa Thủy Vị Tế)
Nếu gieo lần thứ nhứt, bạn đựơc hào âm động. Cũng vẫn là quẻ Thiên Thủy Tụng, nhưng có hào 1 động. Hào 1 là âm động sẽ biến thành dương, và thành quẻ biến như sau:
(Hình 3: quẻ Thiên Trạch Lí)
Quẻ đó là quẻ Thiên Trạch Lí. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ
Thiên Trạch Lí.
Quẻ chủ (Quẻ gốc) sau khi biến hóa thì gọi là Quẻ biến.
ĐỒ BIỂU 64 QUẺ
(Hình 4: bản đồ 64 quẻ)
Khi biết đuợc Nội quái và Ngoại quái, căn cứ vào Đồ Biểu 64 Quẻ trên (và ở phần I), ta sẽ xác định được tên gọi và số của quẻ đã lập!
...
(còn tiếp)
Nguyên Lạc
..................
Tham Khảo:
Nguyễn Hiến Lê, Ngô Tất Tố, Wu Wei, Richard Wilhelm, Kiều Xuân Dũng, Đông A Sáng, Internet, Facebook...
No comments:
Post a Comment