|
Tác giả Nguyên Lạc |
Nguyên Lạc
VÕ TÒNG ĐẢ CẨU VÀ NHỮNG KHUẤT LẤP LIÊN QUAN ĐẾN MÃ VIỆN
Cẩn báo: Bài này với
chủ đích giải mã những khuất lấp, khuyến khích THOÁT TRUNG, (không có vấn đề kỳ
thị: BÀI TRUNG). Xin các bạn thẩm định cho kỹ. Nguyên Lạc tôi xin phủ nhận những
gì ngoài chủ ý của mình. Những chi tiết
trong Thủy Hư có hư cấu một vài điều để dẫn dụ đến chủ ý, nên xin miễn cho tính
chính xác. Còn về Hai Bà Trưng và Mã Viện là sử liệu.Trân trọng!
Lời nói đầu: Do
thiếu sự hướng dẫn, sự khan hiếm sách đọc, sự thao túng thị trường sách vở của
các Hoa thương (thời Pháp thuộc), sách
truyện đến tay người nông dân, người lao động... ở các làng xa xôi lúc xưa thường
là những loại giả dối, nhằm phục vụ cho giấc mộng Đại Hán. Buồn thay, người dân
Việt không thuộc sử Việt, mà lại nằm lòng sử Tàu. Nào là Thuyết Đường, Tiết
Nhơn Quý Chinh Đông, Tiết Đinh San Chính Tây .v.v... , trong khi Hai Bà
Trưng Nguyễn Trãi, Lý Thuờng Kiệt, Trần
Hưng Đạo, Đặng Dung v.v..., những anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước
thì họ không biết là ai!
Ví dụ như trong
truyện Tiết Nhơn Quý Chinh Đông: Đây thật ra chỉ là cuộc xâm lăng Cao Ly (Hàn
Quốc), trong đó họ đề cao tên xâm lược Tiết Nhơn Quý, mạt sát anh hùng dân tộc
Cao Ly - Cáp Tô Văn. Họ cũng đã mạt sát nhiều người anh hùng Việt
Nam chúng ta (Ví dụ bộ sử Minh Thực Lục). Những nhận thức bị khuất lấp đó truyền
lại cho con cháu chúng ta sau nầy. Làm sao Thoát Trung được nếu không giải
mã những điều khuất lấp đó?! Bài này viết
ra với mục đích giải mã những khuất lấp.(1)
PHẦN I
NHỮNG KHUẤT LẤP VỀ VÕ TÒNG
Trước khi phân
tích về nhân vật VÕ TÒNG, xin mời các bạn đọc những dòng này của Giáo sư Bill
Jenner ở Đại học Quốc gia Australia:
"Tình trạng
chém giết lẫn nhau trong Thủy Hử rất nhộn nhạo; mặt khác, người ta không thể
không hỏi rốt cuộc vì mục đích gì mà những người ấy vung tay chém giết như vậy?
Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn
thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử
dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy Hử là một bộ tiểu
thuyết bệnh hoạn. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa
khí anh em[1] kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả...
... Khi phân tích
kỹ thì sẽ phát hiện thấy Thủy Hử thiếu tình cảm chính nghĩa. Các anh hùng hảo
hán trong sách chỉ lo báo thù riêng tư; họ quan tâm nhiều hơn đến sự thừa nhận
họ là hảo hán và họ coi trọng nghĩa khí của hảo hán. Song loại nghĩa khí ấy
không chú trọng cái nghĩa của chuẩn tắc đạo đức, không phải là chính nghĩa. Hãy
xem Võ Tòng. Anh ta bị tù vì giết chị dâu Phan Kim Hoa. Người gác ngục đối xử tốt
với Võ Tòng, muốn anh ta giúp đối phó với Tưởng Môn Thần. Võ Tòng biết rõ hai
bên đối lập ấy đều chẳng phải người tốt, song điều đó không ngăn cản Võ Tòng
say rượu đánh Tưởng Môn Thần. Việc Võ Tòng đã làm trên thực tế là phục vụ cho bọn
xã hội đen, chứ không liên quan gì tới lợi ích của dân chúng"
(Giáo sư Bill
Jenner - Đại học Quốc gia Australia) (2)
I. NHÂN VẬT VÕ
TÒNG
Thử bàn về nhân vật
Võ Tòng mà ai cũng xuýt xoa khen ngợi anh hùng dũng cảm. Gần như một phần ba
sách Thủy Hử đã ưu ái cho nhân vật này. Nhà nhà ở quê lúc xưa thường treo hinh
vẽ chàng ta đánh cọp đầy ngưỡng mộ.
Thật ra đây chỉ là
một tên chẳng ra gì, đáng lánh xa nếu không muốn mang họa vào thân. Này nhé:
1. Lỗ mãng, ham gây sự, du thủ du thực:
Truyện Thủy Hử viết:
" Ra đến
ngoài Tống Giang bước tới đạp nhằm cây lửa văng lên trúng mặt một người đang ngồi
hơ lửa. Người ấy nổi giận đứng dậy sân si, muốn đánh Tống Giang. Sài Tấn lật đật
chạy ra nói với người ấy rằng :
- Không nên vô lễ
như vậy, bấy lâu ngươi cứ nói chuyện Tống Công Minh với ta hoài, nay gặp Tống
Công Mình sao ngươi lại vô lễ?
Sài Tấn nói với Tống
Giang:
- Người nầy là Võ
Tòng, thiên hạ hay gọi là Võ Nhị Lang, cũng vì bị án sát nhân cho nên đến đây tị
nạn. (Nguyên khi Võ Tòng mới đến thì Sài Tấn cũng cung kính hết lòng, sau vì Võ Tòng hay say sưa hết đánh gia đinh
trong nhà, rồi lại ra đường đánh người. Sài Tấn chịu không nổi; song không nở đuổi nhưng lòng hậu đãi cũng giảm. Ðến khi Sài Tấn uống rượu với Tống
Giang, Võ Tòng mắc rét, cho nên Sài Tấn không mời uống.)"
2. Hung hăng, hiếu sát:
Truyện Thủy Hử viết:
a -" Võ Tòng
liền nắm đầu Phan Kim Liên vật ngữa ra, mỗ bụng lấy gan cúng Võ đại lang, rồi lại
chém lấy thủ cấp, khiến hai tên quân gói lại...
b-
...Người ấy lên giường nằm ngủ, bị Võ Tòng nhãy lên đè trên ngực người ấy
mà hỏi rằng :
- Mi biết ta
chăng? Người ấy nghe tiếng thì biết là Võ Tòng, bèn năn nĩ rằng :
- Ðại ca ôi, tôi
là người vô can, chẳng có lòng chi muốn hại đại ca hết, xin đại ca xét lại cho
tôi nhờ.
- Mi nói cho thiệt
ta không giết mi đâu. Vậy chớ Trương Ðô giám ở đâu, mi chỉ ta?.
- Hôm nay Trương
Ðô giám đương uống rượu với Trương Ðoàn Luyện và Tương Môn Thần tại Oan Ương lầu.
- Mi phải nói cho
thiệt, nếu có gian giấu thì ta giết liền.
- Tôi không dám
nói giấu đâu.
Võ Tòng nghe xong
chém người ấy một đao chết tốt, rồi đi thẳng tới nhà trong, tuốt lên Oan Ương lầu;
vừa gặp hai con a hoàn Võ Tòng cũng chém
chết luôn...
Võ Tòng vác đao xốc
lại chém Tương Môn Thần. Tương Môn Thần trở tay không kịp, bị Võ Tòng chém xuống
một đao đứt hai khúc. Trương Ðô giám và Trương Ðoàn Luyện cả kinh, vừa muốn
thoát thân, song vì say rượu chạy không đặng, cho nên bị Võ Tòng giết chết rồi
cắt luôn ba cái thủ cấp. Hai tên gia đinh bước lên lầu, Võ Tòng đứng núp chổ tối
thấy, chạy theo chém mỗi người một đao chết hết. Rồi Võ Tòng lại thẳng lên
phòng mà chém Trương Phu nhơn, thẳng ra
nhà bếp chém hết gia quyến của Trương Ðô giám; xong rồi mỡ cữa chạy thẳng ra
phía Ðông."
Thấy chưa, sự hiếu
sát và khát máu của tên du thủ du thực này! Thế mà họ (người Hán và cả một số
người Việt) còn vẽ hình tôn vinh, treo từng nhà, khoe sự dũng mãnh đánh cọp,
còn muốn phong thánh nữa!
3. Chuyện đánh cọp
Về chuyện đánh cọp,
có gì anh dũng đâu? Suy cho cùng, đó chỉ là đánh chết một "con chó"
lúc say rượu mà thôi! Nguyên Lạc tôi sẽ giải thích rõ điều này.
Chuyện như vầy:
Khi ở huyện Thanh Hà, Võ Tòng say rượu đánh một
người gần chết, bị Quan Huyện cạo đầu nhốt vào ngục chờ ngày sử án. Hắn ta vượt
ngục, chạy đến nhà Sài Tấn tị nạn, may gặp và kết nghĩa với Tổng Giang, được tặng
tiền làm lộ phí về quê tìm lại anh là Võ Đại Lang.
Võ Tòng đi đến huyện
Dương Cốc thì bụng đã đói rồi, bèn ghé
vào quán mà ăn uống.
Chủ quán nhìn thấy một người bặm trợn, đầu trọc
lóc bước vào lòng e dè
Võ Tòng nói :
- Mau đem rượu thịt
ra, tiền đây!
Chủ quán dọn rượu
thịt ra.
- Rượu nầy nhạt quá,
hãy đem rượu thật ngọn ra đây, ta cho ngươi thêm tiền.
Chủ quán vào trong
rồi mang ra một chai rượu khác và nói:
- Đây là rượu đặc
biệt nhất của quán, uống ba ly sẽ say, không qua được con đường phía trước (tam
bôi bất quá sơn đạo)
- Thật không, ta sẽ
uống hết cả chai này cho người xem tửu lượng của Võ Tòng nảy!
Chủ quán trố mắt
ngạc nhiên nhìn Võ Tòng tu hết trọn chai rượu đầy.
Ăn uống xong, mặt
đỏ như gất, có vẻ say, Võ Tòng lạng quạng quảy gói ra đi. Ði đặng đôi ba chục
bước, chủ quán lật đật chạy theo kêu lại mà rằng :
- Khoan đã ! Ở đây
mà nghĩ rồi mai sẽ đi.
- Sao lại khoan ?
- Cách đây một đổi
xa xa, có một cái giồng cát tên là Kiển Dương Cang; giồng ấy có một con cọp rất
lớn , đã hại hết ba bốn chục mạng người, cho nên quan huyện có đăng bảng dặn rằng
: Hễ ai ngang qua đường ấy thì chờ đến giờ Tị, giờ Ngọ và giờ Mùi (9 - 12 giờ trưa). Lại phải kết bọn với nhau
cho đặng đôi ba mươi người thì mới nên qua. Bây giờ đã quá giờ Thân rồi (5 - 6
giờ chiều), tôi e khách quan đi ngang qua đó không đặng. Xin khách quan trở lại
nghĩ, rồi mai sẽ hiệp đoàn kết lũ đi với người ta.
Võ Tòng lên gân:
- Ta chẳng sợ gì cả,
huống gì cọp!
Nói rồi liền đi riết
lên Kiển Dương Cang.
Ðến nơi, vừa bước
lên giồng, thì thấy có một tấm bảng của
Tri Huyện Dương Cốc truyền rao giống y như lời tên chủ quán nói. Võ Tòng xem bảng
rồi mới tin lời chủ quán là thật, song không lẽ trỡ lại. Đầu óc quay cuồng vì
rượu, trời lại sắp tối, Võ Tòng mang gói tiếp tục cất bước. Ði đặng một đổi thì
Võ Tòng thấy hình như một "con chó" lớn, màu vàng có vằn đen phóng
ra. "Con chó" thấy Võ Tòng chợt ngừng lại, quay ngược thân vọt chạy,
đâm sầm vào một gốc cây to, bật ngửa đưa bốn chân lên mà chết xỉu. Võ Tòng thấy
"con chó" bỏ chạy, bị té ngửa mới phóng tới ôm và ra hết sức xiết cổ
"con chó". Một lúc sau "con chó" hết thở và nằm không cục cựa,
Võ Tòng kiệt sức, gục vào "con chó" mà ngủ.
Sáng hôm sau, trời
vừa rạng, Võ Tòng tỉnh giấc, ngửi mùi hôi thúi, bèn nhin xuống thấy mình đang
ôm một con cọp to, điếng hồn vọt bỏ chạy. Chạy một đỗi mệt quá, bèn ngồi xuống
nghĩ; kế gặp một tốp thợ săn kéo đến, thấy Võ Tòng ngồi một mình thì cả kinh hỏi
rằng :
- Chổ nầy là chổ dữ
, sao ngươi dám ngồi đây ?
Đang mệt mất thở,
Võ Tông không kịp trả lời, thì một số người đi ngược lên giồng, thấy thây con cọp, mới trở lại báo cho cả bọn
biết. Mấy người thợ săn cả mừng vây quanh Võ Tòng và reo rối rít:
- Tạ ơn nghĩa hiệp
đã giết cọp, cứu nạn cho người dân.
Võ Tòng chợt hiểu
ra lẽ, vội vàng "tự sướng", khoe:
- Ta đã quần thảo
suốt đêm mới giết được cọp đấy!
Những người thợ
săn công kênh Võ Tòng và mang thây cop về
thưa lại cho Trí Huyện hay.
Tri Huyện cả mừng,
liền tặng cho Võ Tòng một số tiền và cho làm chức Ðô đầu tại huyện.
Được quyền, Võ
Tòng lê la đến các tửu quán, uống rượu không trả tiền, làm phiền biết bao nhiêu
người, nhưng họ sợ không dám nói. Sau này vì ghen với Tây Môn Khánh, viện cớ vụ
đầu độc Võ Đại Lang, Võ Tòng tàn sát chị dâu mình không gớm tay (có dịp rãnh,
Nguyên Lạc sẽ trở lại đề tài này)
4. Con cọp Phương Bắc
Thật ra thì Võ
Tòng cũng tự thắc mắc tại sao con cọp thấy mình lại bỏ chạy, đến nỗi phải đụng
gốc cây mà chết xỉu? Hắn ta bèn tìm đến một bà Đồng có tiếng để hỏi. Bà Đồng lên đồng, hỏi hồn
con cọp, thì mới vỡ lẻ chuyện như thế này:
Lâu lắm rồi, ở khu
rừng Phương Bắc, có một con cọp nổi tiếng vừa tinh ranh vừa hung dữ. Thân nó
dài khoảng gần ba mét (10 feet), nặng dễ chừng hơn hai trăm ký (> 400 lbs),
lông vàng vằn đen. Nó khỏe và hung dữ lắm,
nên tất cả sinh vật đều tránh xa, nếu muốn toàn mạng. Nó bành trướng khu vực hoạt
động càng ngày càng lớn để tìm mồi.
Ngày nọ, cọp ta
xâm lấn tận Phương Nam, thuộc Bắc Việt Nam. Cọp ta rất khỏe. Rào cao khoảng hai mét chỉ một phát là nó nhảy
qua. Vồ được con bò nó cõng trên lưng chạy một mạch đến mấy cây số. Nó là nỗi
kinh hoàng của cư dân quanh vùng Việt Bắc. Một đêm nọ, con cọp đi xuống một cái
làng nhỏ ven bìa rừng để kiếm mồi. Cọp rình rập quanh ngôi nhà bằng gỗ của vợ
chồng người gác rừng, nghe trong nhà có một đứa bé đang khóc và cha của đứa bé
đang dổ:
- Nín đi con, chút
nữa mẹ về sẽ có bánh cho con!
Đứa bé vẫn khóc
- Nín đi con, khóc
hoài ông "kẹ" đến bắt bây giờ!
Đứa bé vẫn khóc
- Con cọp kìa, nín
đi!
Đứa bé vẫn khóc
mãi. Người cha tức quá quát:
- Mẹ, con C...nè, mày có nín không hả!
Đứa bé nín khóc
ngay.
Con cọp thấy vậy
làm lạ, tự hỏi :
- Ngay cả ta mà nó
còn không sợ, sao nó lại sợ con C... Thế thì con C.. là con gì mà đáng sợ vậy? Nó hẳn
phải là một con vật gì ghê gớm lắm, ghê gớm hơn cả cọp.
Từ hoang mang đến
sợ hãi, nó lặng lẽ bỏ đi.
Trên đường, tình cờ
nó gặp một bà già. Bà ta kinh hoàng, ngồi thụp xuống và co rúm người lại. Nhưng
con cọp trấn an:
- Ðừng sợ, ta
không ăn thịt bà đâu. Tuy nhiên, bà phải thành thực trả lời ta câu hỏi này: con
C.. là con gì mà nghe nói còn ghê gớm hơn cả cọp thế? Hình dạng nó như thế nào?
Bà lão run quá liền
nói đại :
- Con C...bặm trợn
lắm, cái đầu nó trọc lóc hà!.
- Nó ghê gớm ra
sao mà hơn cả cọp?
Bà già nhanh trí,
hiểu ngay, bèn trả lời:
- Ối dào, ông ấy
khủng khiếp lắm ngài ơi! Ông ấy cắn tôi một cái mà đến nay đã mấy chục năm rồi
vết thương vẫn chưa lành.
Nói xong, bà vén
váy lên, rồi dí vào mặt mũi con cọp. Cọp nhìn rồi ngửi, phát khiếp, phóng chạy
như bay. Vừa chạy vừa tự nhủ: "Ðộc thật! Nguy hiểm thật!"
Đề phòng bị hại bởi
con C.., cọp ta chạy ngược về Phương Bắc, và từ đó không dám xâm phạm Phương
Nam nữa. Trước khi chết, Cọp ta còn căn dặn con cháu rằng phải tránh xa con C..
có hình dạng như bà lão đã tả.
Đến đây chúng ta
thấy rõ ràng sự khôn ngoan của đàn bà Việt Nam chưa!
Nhân nói về đàn bà
Việt Nam, Nguyên Lạc tôi sẽ trở lại chuyện hai người đàn bà rất khôn ngoan,
kiên cường và vĩ đại của Việt Nam: HAI BÀ TRƯNG ở phần sau (phần II).
Qua nhiều đời, tới
đời con cọp gặp Võ Tòng. Nó đang rình mồi, thấy bóng người vội phóng ra chặn,
nhưng chợt thấy mặt mũi bặm trợn và cái đầu trọc lóc của Võ Tòng, nhớ lại lời dặn
của tiền nhân, cọp tưởng rằng gặp con C..nên vội vàng quay đầu phóng chạy. Hoảng
sợ quá, không nhìn thấy gì cả, nó va đầu vào gốc cây, bật ngửa ra bất tỉnh, bao
nhiêu sức lực tiêu tan hết, nên Võ Tòng mới đè bóp cổ chết được. Nếu nó không bất
tỉnh, mười tên như Võ Tòng cũng tiêu đời. Ôi số mạng!
Riêng về phần Võ
Tòng, vì say xỉn quá, mắt lờ mờ, thấy bóng cọp hoảng chạy tưởng là con chó, vội
rượt theo định bắt để làm thịt nhậu. Nếu hắn không say, thấy bóng cọp là đã điếng
hồn bỏ chạy mất rồi. u cũng là nhờ say xỉn
và số may, hắn giết được con cọp!
Bà Đồng vừa lên đồng
xong, Võ Tòng nhào tới bóp cổ bà ta chết ngay để giữ bí mật câu chuyện. Không
may, có tên tiểu đồng đệ tử bà Đồng vừa về, đứng núp cạnh cửa sổ bên ngoài nghe
thấy hết mọi chuyện. Tên tiểu động nhẹ nhàng rút lui, chạy một mạch xuống tuốt
Phương Nam, đến Việt Nam tị nạn, vì sợ Võ Tòng biết được đuổi theo giết.
Ở Việt Nam, hắn
xin làm mướn cho một nông gia. Vài năm sau, thấy hắn làm việc cần cù, siêng
năng, ông nông gia mới gả cho hắn đứa con gái lỡ thời của mình. Từ đó hắn hoà
nhập vào cộng đồng người Việt. Chuyện về
Võ Tòng hắn không bao giờ nói cho ai nghe.
Một bữa nọ (lúc này hắn đã thành ông), vì có
rượu và vui miệng, hắn kể cho đứa cháu nghe, với lời dặn không được nói lại với
ai. Thằng cháu, thời gian sau cũng trở thành ông, lại vui kể cho thằng cháu là
bạn của Nguyên Lạc nghe, nên tui mới biết rõ chuyện bí mật này.
Đó là chuyện thật
của Võ Tòng Đả Hổ (đánh chết cọp); đúng ra là Võ Tòng Đả Cẩu (đánh chết chó) mà
thôi!
II. HẬU DUỆ VÕ
TÒNG
Rất lâu sau này, hậu
duệ của tên lỗ mãng, hiếu sát Võ Tòng đã theo lệnh con Rồng hung hăng Đặng Tiểu
Bình (các vua Đại Hán thường tự sướng mình là Rồng) tấn công xâm lấn lãnh thổ
Việt Nam năm 1979 - 1989, hãm hiếp, phanh thây biết bao nhiêu cô gái Việt Nam
yêu nước, vô tội.
Này đây các bạn
hãy xem tội ác của hậu duệ Võ Tòng:
- Sau khi thẩm vấn
những nữ tù binh Việt Nam , họ cho biết bị lính TC tra tấn vô nhân đạo, lẫn
ngày cả đêm, không gián đoạn bạo lực. Lính Trung Cộng đã trở thành băng đảng hảm
hiếp, xem nữ tù binh là chiến lợi phẩm, họ cho rằng trên chiến trường có quyền
hưởng giải sầu, chúc mừng hạnh phúc, lính Trung Cộng suy nghĩ đời chiến binh,
chuyện đồng lõa hảm hiếp như một cơn say quá tuyệt vời. Tất nhiên họ có biện
pháp không thể để có thai, hoặc sau khi hảm hiếp thủ tiêu.(Hình 1) (Nguồn: Tài
liệu Huỳnh Tâm - Á Châu Thời Báo)(3)
- Một khi nữ tù
binh Việt Nam rơi vào phía Trung Cộng, sợ nhất những con người trần trụi bám
vào thân nữ tù, người lính Trung Cộng lập tức hiếp dâm, đôi lúc lặp đi lặp lại
nhiều lần, vì vậy có một số nữ tù binh mang thai, sau đó bị xẻ tay chân lìa
thân thể! Một số tù nhân nữ chết, chôn vùi, lấp vội.(Hình 2) (Nguồn: Tài liệu
Huỳnh Tâm - Á Châu Thời Báo)(3)
- Ngoài ra, chúng
tôi còn chứng kiến một bệnh viện dã chiến của Việt Nam bị Trung Cộng tấn công,
hàng trăm người bị thương, lính Trung Cộng bắt sống nữ y tá làm phương tiện
sinh lý, cực kỳ tàn nhẫn. Vào lúc này những người lính Trung Quốc sai khiến nữ
tù binh làm gái giải sầu, bằng cách đe dọa thủ tiêu hay cho tàn phế.(Nguồn: Tài
liệu Huỳnh Tâm - Á Châu Thời Báo)(3)
- Nữ tù binh Việt Nam bị hảm hiếp, sau đó đốt
cháy thủ tiêu. Cảnh này chúng tôi đã nhìn thấy trên chiến trường, và những chứng
nhân tường thuật lại trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc
(Hình 3) (Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm - Á Châu Thời Báo)(3)
- Quân Trung Cộng
không tha bất cứ già trẻ, giật sập cửa động, dùng khí độc, chất hóa học thả xuống
các lỗ thông hơi giết sạch mọi người trong động. (Nguồn: Lịch sử diễn đàn Trung
Quốc)Các bạn hãy xem hình, cùng bài viết tôi Link dưới đây để thấy cái tội
"trời không dung, đất không tha" của chúng! (3)
Bạn nhận xét gì về
lũ hậu duệ Võ Tòng?
Nhận việc giải mã
các khuất lấp để trả lại sự thật, phê phán tính ĐẦU PHỤC ĐẠI HÁN, tôi xin được
tiếp tục sơ lược qua sự khuất lấp có liên quan đến MÃ VIỆN và vĩ nhân Việt Nam:
HAI BÀ TRƯNG.
PHẦN II
NHỮNG KHUẤT LẤP LIÊN QUAN ĐẾN MÃ VIỆN
Như chúng ta đã biết
trong sử Việt: Tô Định (nhà Đông Hán)
sang xâm lấn Việt Nam; đụng phải sự khôn ngoan, kiên cường của hai bà: Trưng Trắc, Trưng Nhị; hắn phải bỏ
của chạy lấy người, chui vào ống đồng trốn thoát , vọt về lại Phương Bắc.
1. VĨ NHÂN HAI BÀ
TRƯNG
Trưng Trắc kết hôn
với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống
Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết
Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng căm thù.
Tháng 2 năm 40,
Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động cuộc khởi nghĩa chống lại nhà
Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các
nơi, thuộc u Lạc và Nam Việt cũ. Quân
Hai Bà đánh hãm Luy Lâu. Tô Định phải chui trụ đồng trốn chạy về Trung Quốc.
Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65
thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm
vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).
Hai Bà đuổi xâm
lăng, dành độc lập dân tộc trong 3 năm (40 - 43) Hai Bà Trưng cầm quân khí thế
đến nỗi Nhà Hán đă thống nhất nước Tàu , thâu tóm nước Ngô Sở, sau thâu tóm các
giòng Việt thuộc Việt Câu Tiển, trừ đất Lĩnh Nam của dân Lạc đă có văn hóa
riêng. Hai Bà đánh đau và dữ dội đến nỗi mà các tỉnh lân cận đều sợ. Vua Hán phải
điều Mă Viện và các tưởng dạn dày chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc, lính
chính quy, lực lượng tống trừ bị mang quân qua đàn áp. Mã viện phải gần ba năm (40 - 43) chuẩn bị,
huấn luyện đánh phổi hợp thủy bộ với đạo quân nữ giới này.
Không những thế mà
họ huy động đạo quân đông đảo và đã để lại đất Lĩnh Nam 20 ngàn dân công đầu trộm
đuôi cướp. Cứ trung bình một dân công phục vụ cho 10 người lính. Tính ra thì đạo
quân này ít nhất trên dưới 20 vạn quân (hai trăm ngàn). Đông hơn dân Lạc thuở ấy.
Hai nữ Anh hùng
đang đánh với quân chủ lực của một nước Tàu xem như Đại Cường trên thế giới,
bên cạnh dế quốc La Mã (Roma). Hai Bà thua trận vì tiềm lực quốc gia ta nhỏ bé
quá, trong khi Tàu quyết tâm huy động toàn lực lượng dân tộc Hán.
Mã Viện anh hùng
chỗ nào? Anh hùng là hai Bà đấy, dám lấy sức "châu chấu đá voi".
2. NHỮNG KHUẤT LẤP LIÊN QUAN ĐẾN MÃ VIỆN.
Năm 1838 Vua Mình
Mạng đi tuần du, cùng đoàn "trí thức "nhà Nguyễn, đã ở lại Hội An và
khen tặng các chùa Tàu là Vật báu quốc gia? Hội An là nơi duy nhất của đất nước
mà chùa Tàu dày đặc. Nơi chùa Tàu có bài minh ngợi ca Mã Viện (trong bài
minh không nêu đích danh Mã Viện nhưng ca tụng công đức của Phục Ba tưởng quân,
kẻ đã dựng cây trụ đồng ở đất nước ta). Phục Ba tướng quân chính là Mã Viện, kẻ
đã bức chết Hai Bà Trưng.
Vậy là Chùa thờ Mã Viện (Phục Ba Tướng Quân
hay Mã Phục Ba) được báo kê bởi chính vị vua
thời Nguyễn Gia Long. Thế nên Lê Ngộ Cát mới viết Đại Nam Quốc Sử Diễn
Ca (tác phẩm trường thi, sử thi, diễn đạt Việt Sử bằng thơ Lục Bát, từ đời Hồng
Bàng đến cuối đời Tây Sơn.) ngợi ca Mà Viện đánh giá thấp Hai Bà Trưng. Trong Đại
Nam Quốc Sử Diễn Ca có 22 câu thơ nói về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng (Bà Trưng quê ở Châu Phong...) Câu thứ 16:
"Nữ nhi sánh với anh hùng được sao?"
Trong câu này, có
2 danh từ chung kép : "Nữ nhi"
và "Anh hùng". Điều chắc chắn rằng người đọc ai cũng hiểu: "Nữ nhi" chỉ HAI BÀ TRƯNG, còn "Anh hùng" chỉ viên tướng Tàu tên
MÃ VIỆN.
Mã Viện anh hùng
chỗ nào?
Nguyễn Du viết 250
bài thơ chữ Hán. Bài Mă Viện với độ mĩa mai rất thâm:
Câu 1: Mã Viện làm trò khỉ cho Vua Hán, xin xung
phong đi đánh nước Lạc Việt:
Sáu mươi còn sức
ngựa phi
Trên ngai vua Hán
cười khì. Còn ngon !
Qua bài thơ Quỷ
Môn Quan, NGUYỄN DU mĩa:
Chung cổ hàn phong
xuy bạch cốt,
Kỳ công hà thủ Hán
tướng quân.*
Bên đường gió lạnh luồng xương trắng,
Hán tướng công gì
kể bấy nay? (Quách Tấn dịch)
....................................
*Hán tướng quân:
Chỉ Mã Viện. Mã Viện
đem quân đánh hai bà Trưng, tuy đắc thắng nhưng quân lính chết dọc đường không
biết bao nhiêu. Như thế có gì là chiến công đắng khen ngợi. Cũng có ý nói: kỳ
công của tướng quân nhà Hán không có chi hơn là "đống xương trong gió lạnh
bên đường".
Quỷ Môn Quan ở
phía Nam xã Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, địa thế hiểm trở, có núi hình như đầu quỷ
mà mệnh danh là Quỉ Môn quan. Cổ thi có câu: "Quỷ Môn Quan! Quỷ Môn Quan!
/ Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn". Người Việt đi sứ Trung Quốc có câu:
"Rạng ngày đến Quỷ Môn Quan / Tiếng
xưa thập khứ nhất hoàn là đây."
Tượng Mă Viện xây
mặt về phương Nam, nơi ông khi vơ vết đã chở xe Ý dĩ (thuốc quý của dân tộc VN
ta) đem về tư dinh dấu vua Hán. Vua Hán
giận ông già vợ (Mã viện dâng con gái làm bé vua Hán để hưởng lợi) Vua Hán giận
vì tranh ăn hột châu báu Giao châu mà không nộp, cấm Mă Viện khi chết không được
chôn nơi hoàng thành !
....................................
Suy gẫm bài Quỷ
Môn Quan của NGUYỄN DU, ta thấy Cụ xem
Mã Viện là tên tướng giặc nhà Hán, không là Anh Hùng như ông Lê Ngô Cát gọi. Có
chăng, anh hùng chỉ ở nước Tàu của hắn mà thôi.
Tiếc thay, bài thơ
Lịch Sử hay và rất phổ biến mà dùng từ không chuẩn, đã làm giảm giá trị bài
thơ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi trẻ sau này! Lỗi tại ai ?
Thiển nghĩ, với những
tên ngoại nhân đã xâm lăng nước ta, hoặc ý đồ xâm lăng nước ta, chúng ta
không thể xưng tụng chúng là anh hùng; mà là những tên giặc, ngoại tặc như Mã
Viện, Tô Định, Trương Phụ, Tôn Sĩ Nghị, Đặng Tiểu Bình v.v.. (4)
LỜI KẾT
Tới đây, Nguyên Lạc
tôi đã giải mã xong câu chuyện khuất lấp về nhân vật lỗ mãng, hung hăng, khát
máu Võ Tòng (Phần I), cùng chuyện khuất lấp giữa vĩ nhân HAI BÀ TRƯNG với tướng
Hán Mã Viện -người đã dựng trụ đồng tại biên giới. (Phần II)
Đồng trụ cận năng
khi Việt nữ
(Đồng trụ biên
cương lòe gái Việt)
[GIÁP THÀNH MÃ PHỤC
BA MIẾU - Nguyễn Du](5)
Đừng tin hoàn toàn
những gì họ (Đại Hán) nói và viết (Ví dụ bộ sử Minh Thực Lục chuyên viết xấu
các anh hùng VN). Hãy suy nghĩ cẩn trọng, chỉ giữ cái hay và loại cái dở, cái
không hợp với VN ta. Không phải cái gì cũng răm rắp làm theo. Hãy học rõ Sử Việt
Nam để trân trọng công ơn giữ và dựng nước
của các anh hùng dân tộc. Văn Học Việt Nam ta
có rất nhiều áng văn thơ bất hủ, như Nguyễn Du, Cao Bá Quát .v.v..
Các bạn có thấy Nhật
(Japan), Hàn Quốc (Korea)? Họ đã THOÁT TRUNG và trở thành ÔNG CHỦ của công nhân
Trung Quốc hiện nay. Còn Việt Nam ta thì sao?
Nguyên Lạc , 2017.
-----------------------
Nguồn tham khảo:
Thơ chữ Hán Nguyễn Du,Truyện Thủy Hử, Truyện Cười Nhân gian, Đại Việt sử ký
toàn thư, Laiquangnam, TS Phạm Trọng Chánh, Nguyễn Minh Thanh, Facebook.
Ghi chú:
(1) HÃY XEM SẢN PHẨM
CỦA BỘ GIÁO DỤC VN: Không biết Bộ Trưởng Bộ giáo dục VN sẽ nghĩ gì sao khi xem
video này (Lịch Sử Việt)
http://hellonests.blogspot.com/2017/03/hay-xem-san-pham-cua-bo-giao-duc.html?m=1
(2) Giáo sư Bill
Jenner
https://nghiathuc.wordpress.com/2017/09/18/tieu-thuyet-thuy-hu-trong-mat-mot-hoc-gia-phuong-tay/
(3) Tài liệu Huỳnh
Tâm - Á Châu Thời Báo
http://achauthoibaonews.com/blog/?p=14261
(4) Nguyễn Minh
Thanh:
http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=14588
(5) Laiquangnam:
http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/tamtinhnhanngaycuacha.htm
http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/trang_laiquangnam.htm