Tác giả Nguyên Lạc |
BÀN VỀ THỦ PHÁP
"SHOW, DO NOT TELL"
Nguyên Lạc
Lời nói đầu: "Show, Do Not Tell" được nhà binh
thơ Phạm Đức Nhì giới thiệu và diễn giải. Nguyên Lạc tôi đồng cảm với anh về thủ
pháp (kỹ thuật) nầy nên bỏ công tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu thêm và đúc kết
thành văn bản. Xin chia sẻ cùng các bạn, với hy vọng các bạn tìm thấy được một
vài điều hữu ích. Trân trọng!
SƠ LƯỢC VỀ "SHOW, DO NOT TELL"
Show: Bày tỏ, hiển
thị
Tell: Nói, kể lại
Show, Not Tell là
một biện pháp tu từ, thay vì dựa vào một (hoặc vài) tĩnh từ, trạng từ khô cứng
nào đó để kể lại một sự kiện, bày tỏ một tâm trạng, tác giả tạo ra những hình ảnh
sống động, cụ thể để từ đó độc giả tự khám phá, hiểu ra sự kiện, tâm trạng ấy.
Độc giả sẽ cảm thấy thích thú vì không chỉ đọc một cách thụ động mà còn được
tham dự một cách tích cực vào tiến trình tìm gặp điểm đến của tứ thơ.(Nhi Pham)
Show, Not Tell chỉ
là một thủ pháp, một biện pháp tu từ (kỹ thuật thơ) giúp thi sĩ làm thơ hay hơn
chứ không phải là một Học Thuyết hay một Trường Phái nào cả. Hơn nữa, nó được bắt
đầu từ nhà biên kịch người Nga Anton Chekhop:
[ ... SHOW, DON' T
TELL là một thủ pháp, một biện pháp tu từ (kỹ thuật) thường được sử dụng trong
nhiều loại văn bản khác nhau giúp cho độc giả trải nghiệm câu chuyện thông qua
hành động, từ ngữ, ý nghĩ, cảm giác và cảm xúc ...hơn là qua sự cắt nghĩa (giảng
nghĩa), tổng hợp và miêu tả của tác giả. Mục đích không dìm chết độc giả với một
mớ tính từ nặng nề, mà là để giúp độc giả (tự) trải nghiệm những chi tiết đáng
kể (độc đáo) trong bản văn (thơ). Kỹ thuật nầy áp dụng giống nhau cho mọi thể...
Khái niệm này thường
được quy cho nhà soạn kịch (biên kịch) người Nga Anton Chekhop với câu nói nổi
tiếng của ông:
Đừng nói với tôi
là mặt trăng đang chiếu sáng; Hãy chỉ cho tôi ánh sáng lấp lánh trên mảnh thủy tinh vỡ.
Lời trích dẫn có lẽ
là không chính xác lắm, đúng ra nó được trích từ bức thư gởi anh ông, trong đó
ông viết: "Trong các mô tả về Thiên nhiên, con người phải nắm lấy một số
chi tiết nhỏ, gom chúng lại sao cho khí độc giả nhắm mắt, anh ta sẽ có một bức
tranh. Ví dụ, bạn sẽ có đuợc MỘT ĐÊM TRĂNG SÁNG nếu bạn viết rằng : Trên cái đập
nước xoay quat, một mảnh thủy tinh từ một chai vỡ lấp lánh như một ngôi sao nhỏ
sáng và rằng bóng đen của một con chó hay một con sói lăn cuộn qua như một quả
bóng."...]
Nguyên văn tiếng
Anh:
[Show, don't tell
is a technique often employed in various kinds of texts to enable the reader to
experience the story through action, words, thoughts, senses, and feelings
rather than through the author's exposition, summarization, and description.
The goal is not to drown the reader in heavy-handed adjectives, but rather to
allow readers to interpret significant details in the text. The technique
applies equally to nonfiction and all forms of fiction, literature including
Haiku and Imagism poetry in particular,
speech, movie making, and playwriting.
"Don't tell me the moon is shining; show
me the glint of light on broken glass."
In fact, the quote
is probably apocryphal, but derived from a letter to his brother in which he
wrote: "In descriptions of Nature one must seize on small details,
grouping them so that when the reader closes his eyes he gets a picture. For
instance, you’ll have a moonlit night if you write that on the mill dam a piece
of glass from a broken bottle glittered like a bright little star, and that the
black shadow of a dog or a wolf rolled past like a ball."...]
BÀN THÊM VỀ "SHOW,
DO NOT TELL"
Chúng ta thử đọc
câu ca dao:
Râu tôm nấu với ruột
bầu
Chồng chan, vợ húp
gật đầu khen ngon.
Hai vợ chồng
nghèo, bữa cơm chỉ có món canh râu tôm ruột bầu – hai thứ “vứt đi – nhưng vẫn
“chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Thông tin chỉ có thế. Nhưng điểm đến của
câu ca dao còn xa hơn tí nữa, cần đến một chút nỗ lực suy nghĩ của độc giả.
Nghèo như thế, bữa cơm kham khổ như thế mà hai vợ chồng vẫn vui vẻ với nhau, chắc
là họ phải yêu nhau ghê lắm. Vâng! Đấy chính là điểm đến của “tứ thơ”, là ngụ ý
của câu ca dao.(Nhi Pham)
Để nói đến hạnh phúc không cần phải đầy đủ vật
chất, sang giàu ; chỉ cần tấm lòng thật sự yêu thương nhau (moonlit night - đêm
trăng sáng), không cần giải thích (TELL) dài dòng vầy, vầy, vầy... bạn chỉ cần
viết (SHOW): Râu tôm nấu với ruột bầu / Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon
(the glint of light on broken glass: ánh sáng lấp lánh trên mảnh thủy tinh vỡ), là độc giả tự suy ra hiểu, và
họ sẽ thích thú vì xem như mình có dự phần vào.
Từ kỹ thuật "SHOW, DO NOT TELL" này sẽ đưa đến
THƠ NÉN (từ của LQN) và THƠ MỞ NGÕ / ĐỂ NGÕ (từ của NL).
1.THƠ NÉN:
Theo Nguyễn Anh
Khiêm (Ký Ức Sơ Sài ) thi tiến trình ngôn ngữ như sau: Đủ từ / đủ ý (thoại) --> đủ từ / nhiều ý (văn) --> it từ / nhiều ý (thơ). Do vậy trong
thơ càng ít từ mà càng nhiều nghĩa (NÉN) thì thơ càng hay; không cần phải ầu ơ
ví dầu ,"hoa lá cành" cho dài ra, làm bài thơ loãng, dễ chán.
Cũng đừng quá đặt
nặng vấn đề TRÍ TUỆ. Dùng một từ đơn giản, bình dị dễ hiểu, mà nhiều nghĩa hay
hơn là dùng chữ HÀN LÂM, "đỉnh
cao" sáo rỗng, mà ý nghĩa mù mờ hoặc vô nghĩa.
Một bài thơ, văn...(CHỮ NGHĨA) Hàn Lâm, quá nặng
về Trí Tuệ, Kỹ Thuật có thể toàn bích như một bức tranh , một bức tượng giai
nhân tuyệt vời. Nhưng dù sao nó cũng là bức tranh, bức tượng CHẾT, chỉ để ngắm
nhìn thôi (Chỉ có LÝ TRÍ, không CẢM
XÚC). Đâu bằng giai nhân đời thường, dù không hoàn toàn tuyệt bich, nhưng ta có
thể ôm ấp, mân mê ve vuốt CÕI TỒN SINH (đầy CẢM XÚC).
a.Thử phân tích hai câu THƠ NÉN này:
Rượu này đây. đổ .
khóc nhau
Rượu này đây. đổ.
hận đau kiếp người!
Chỉ hai câu, nhưng
nó được nén, khiến độc giả suy nghĩ và nhớ đến các câu thơ khác:
- Bài BẢ TỬU VẤN
NGUYỆT của Lý Bạch (Ta rót ta mời ta. Chén này mời trăng sáng. Bóng ta nữa là
ba.)
BẢ TỬU VẤN NGUYỆT
Thanh thiên hữu
nguyệt lai kỷ thì,
Ngã kim đình bôi
nhất vấn chi!
...
Kim nhân bất kiến
cổ thì nguyệt,
Kim nguyệt tằng
kinh chiếu cổ nhân. (Lý Bạch)
Đã bao lâu, trời xanh trăng ngự?
Dừng chén này cắc
cớ hỏi giăng:
...
Người nay chẳng thấy
trăng xưa ,
Trăng nay từng rọi
người xưa tinh tường . (LQN dịch)
- ĐỐI TỬU
Nguyễn Du (cặp
3,4)
Sinh tiền bất tận
tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ
thượng bôi (Nguyễn Du)
Sống không cạn chén cạn bầu
Chết rồi ai sẵn rượu
đâu rưới mồ! (LQN dịch)
b.Thử phân tích tiếp hai câu THƠ NÉN này:
Hỡi cô tát nước
bên đàng
Sao cô múc ánh
trăng vàng đổ đi (ca dao)
Độc giả sẽ suy
nghĩ và nhớ đến các câu thơ khác:
Thuyền ai thấp
thoáng sông trăng đó
Có chở trăng về kịp
tối nay!
(Thất ngôn của Hàn
Mặc Tử )
Hoặc hai câu cuối của bài thơ "Xuân
giang hoa nguyệt dạ"
(Đêm trăng hoa
trên sông xuân - Trương Nhược Hư) (1)
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân qui,
Lạc nguyệt dao
tình mãn giang thụ.
Nào hay Ai cưỡi
trăng về,
Trăng sà trên bến
cây mê mê tình (LQN dịch)
2. THƠ MỞ NGÕ:
Xưa nay người làm
thơ giỏi là người làm thơ mở để có được sự đồng tham gia của người đọc mà
ta gọi là "Đồng tác giả"; bởi khi thơ đã xuất, thì chính tác giả
cũng không biết hết ý của mình.
a. Ta thử phân tích câu thơ này:
X nhớ Y bên trời
viễn xứ
Nước mắt thay giọt
rượu trào tuôn
Độc giả nam / nữ
nghĩ rằng: X nhớ Y chứ đâu có liên quan gì đến mình. Ừ bài thơ cho là hay đi,
nhưng tác giả nói cho ai chứ đâu phải nói cho mình. Độc giả hững hờ với bài
thơ.
Bây giờ, nếu câu
thơ viết: Anh / Em nhớ Em / Anh bên trời viễn xứ. Độc giả sẽ nghĩ rằng Anh / Em
là mình, rồi liên tưởng đến những kỷ niệm nào đó trong quá khứ. Độc giả sẽ hứng
khởi, thích thú, thấy bài thơ hay hơn vì cảm thấy có mình trong đó, có mình dự
phần vào. Phải không các bạn? THƠ MỞ
NGÕ như thế đấy!
b. Và hai câu lục
bát này:
Chân trời gốc bể
đâu xa
Riêng tương tư bậu
bao la không bờ!
b1. Chú ý về chữ BẬU:
BẬU thường được
dùng cho người nam, nhưng theo tôi, dùng cho người nữ cũng được. BẬU (cũng giống
chú AI câu thơ trên) mở ngõ (cửa) cho người đọc vào. Người đọc cảm thấy có
mình trong đó và có thể tiếp lời. "Tương tư BẬU" là mình thương nhớ
người khác hoặc mình được thương nhớ.
b2. Chân trời gốc
bể đâu xa.
Câu nầy gợi độc giả nhớ đến các câu thơ của Yến Thù:
Thiên nhai địa
giác hữu cùng thời
Chỉ hữu tương tư
vô tận xứ
(Ngọc lâu xuân – Yến
Thù)(2)
Dịch nghĩa:
Chân trời góc bể
cũng có điểm cuối cùng
Chỉ có tương tư là
mãi vô tận
Xét rõ, ta thấy hai câu lục bát này vừa NÉN và
MỞ.
Hãy MỞ CỬA ra để mọi người bước vào dự bữa tiệc
VĂN CHƯƠNG / THI PHÚ, chứ đừng chỉ là KHUNG CỬA HẸP của riêng mình! Cô đơn lắm
lắm!
LỜI KẾT
Xin được ghi thêm:
Khi ứng dụng
thủ pháp "Show, Do Not Tell" các bạn nên nhớ: Còn nhiều thủ pháp hay khác nữa,
ngoài nó; tùy theo lúc mà ta áp dụng, phải uyển chuyển.
Đối với các đại
văn hào, "ngữ lực" họ quá tuyệt vời, nó không cần thiết. Đôi khi các
vị còn dùng cả Show và Tell.
Thí dụ cụ Nguyễn
Du.
- Dùng cả Show và Tell:
Trong như tiếng hạc
bay qua ( Kiều) 481.
Đục như nước suối
mới xa nửa vời ( Kiều) 482.
- Ngài đã dùng thủ
thuật mô tả một “nốt” nhạc, một đoạn nhạc bằng cách so sánh và đối chiếu với một
âm đã có sẵn trong thiên nhiên:
Tiếng khoan như
gió thoảng ngoài (Kiều) 483.
Tiếng mau sầm sập
như trời đổ mưa ( Kiều) 484.
***
Qua trên, đó là những
phần tôi nghiên cứu, bàn thêm về thủ pháp (kỹ thuật) "SHOW, DO NOT TELL". Hy vọng
các bạn hiểu rõ thêm vài điều lý thú về thủ pháp này.
Và sau cùng: Đây
là bài viết MỞ nên nó rất cần ĐỒNG TÁC GIẢ.
Trân trọng,
Nguyên Lạc
2017
----------------------------------
Nguồn: Wikipedia,
Laiquangnam Lai, Thi viện, FB.
Ghi chú:
(1) Xuân giang hoa
nguyệt dạ:
http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/lqn_truongnhuochu_xuangianghoanguyetda.htm
(2)
Ngọc lâu xuân (Yến
Thù)
Lục dương phương
thảo trường đình lộ
Niên thiểu phao
nhân dung dị khứ
Lâu đầu tàn mộng
ngũ canh chung
Hoa để li sầu tam
nguyệt vũ.
Vô tình bất tự đa
tình khổ
Thiên nhai địa giác hữu cùng thời
Chỉ hữu tương tư
vô tận xứ.
Dịch nghĩa:
Liễu xanh, cỏ thơm
ở chiếc đình bên đường
Những bạn bè thời
niên thiếu dễ dàng bỏ lại người mà đi hết.
Trên lầu cao, tiếng
chuông canh năm làm tỉnh giấc mộng,
Dưới hoa, mưa
tháng ba gợi lại nỗi sầu ly biệt.
Kẻ vô tình đâu thấu
hiểu nỗi khổ của người đa tình,
Một tấc tương tư
cũng biến thành ngàn vạn sợi sầu khổ.
Chân trời góc bể
cũng có điểm cuối cùng
Chỉ có tương tư là
mãi vô tận.
No comments:
Post a Comment