NHÀ THƠ QUÁCH TẤN VIẾT VỀ BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN
Nhà thơ Quách Tấn (1010-1992), quê thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định. Cụ là Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào "Thơ mới", đồng thời là một Nhà văn chuyên khảo về Thơ vào loại hàng đầu ở nước ta... về "Thơ toàn bích", theo Quách Tấn thì đó là Thơ được liệt vào Ưu đẳng Thượng hạng phải là những bài thơ hình thức cũng như nội dung, không ai bắt bẻ được, là những bài thơ hay tuyệt đỉnh, tức là hoàn hảo như thơ KHÓC CHỒNG của Hồ Xuân Hương (Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi... trong đó 2 câu "cặp luận" mà nhiều sách chép khác nhau :
Nắm xương dưới ván chau mày khóc
Hòn máu trên tay mỉm miệng cười
(cán cân tạo hóa rơi đâu mất ?
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi ).
Với Phạm Thái (1777-1813) là bài "Đề Nghĩa Lư" với những câu kiệt xuất như :
- Cỏ biếc chẳng treo hồn Sở trướng
Trúc vàng thà điểm giọt Ngu cung.
- Dệt gấm Thanh Nê câu nhất tiếu
Thêu nền Thúy Ái chữ tam tùng.
Với Bà huyện Thanh Quan (khoảng 1821)thì bài "Thăng long thành hoài cổ " là hay tuyệt đỉnh nhưng chưa hẳn toàn bích :
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn (dẫu) trơ (bền / sờn)) gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
Theo Quách Tấn thì bài thơ chưa hoàn toàn là viên "khuê bích vô hà" vì có tì vết, một tí thôi ở nơi cặp trạng :
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
"Bóng" đối với "hồn", "tịch dương" đối "thu thảo" về mặt tự dạng thì thật chỉnh. Nhưng về mặt ý nghĩa thì nặng nhẹ không được cân...bởi : Hồn là hoạt tự, Bóng là tử tự. Đối nhau không được chỉnh là vì vậy đó . Nhưng đó là lối trách bị hiền giả của kẻ "cầu toàn" chứ bài Thơ đó vẫn giữ giá "liên thành" mà từ xưa đã ấn định... qua đó cũng chứng minh "làm được một bài thơ toàn bích thật thiên nan vạn nan"... và cũng để nhủ thầm cùng bạn đồng thanh nên rộng rãi khi tuyển Thi, bởi ngọc nào cũng thường có tỳ vết.
Thơ bà Huyện Thanh Quan còn truyền lại, bài được phổ biến sâu rộng nhất là bài :
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cấy chen lá, đá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ (chợ) mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân ngoảnh (đứng) lại : trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Các nhà Thi học đều khen là một bài thơ hay.
Phạm Quỳnh trong một số Nam Phong ra năm 1917, phê bình : "Rằng hay thì thật là hay. Nhưng hay quá, khéo quá, phần nhân công nhiều mà về thiên nhiên ít, quả là một bức tranh cảnh vậy ".
Trong bài Quốc Văn Diễn Giảng ngày 2/3/1939, Tản Đà tiên sinh viết :
"Thơ bà Huyện Thanh Quan, bài QUA ĐÈO NGANG, 2 câu tam tứ chúng ta thường nghe rằng : "Lom khom dưới núi, tiều vái chú / Lác đác bên sông, chợ mấy nhà". Mới đây tôi được nghe một ông bạn thanh niên nói chuyện từng trông thấy một bản Chữ Nôm thời xưa chữ thứ 5 câu tứ (4) là chữ "rợ" chứ không phải "chợ". Tôi hỏi nữa thời nói : Nguyên văn viết chứ "Nhân đứng" bên chữ "Trợ" . Như thế thì RỢ thực phải, mà RỢ đối với chữ TIỀU mới cân, chỉnh hơn. Nhân nghĩ lại từ xưa, tôi riêng chê thơ bà Thanh Quan , văn tả cảnh không được sát thực lắm. Nay nghe câu chuyện của ông bạn nói đó, mà tấm lòng đối với người trước, khinh trọng có thay đổi.
Đọc mấy lời của Tản Đà tiên sinh, một túc nho đã từng qua lại Đèo Ngang là cụ Ngô Văn Nhượng ở Diên Khánh- Khánh Hòa nói rằng :
"Dọc Đèo Ngang, một bên là núi, một bên là biển, chớ không có chợ, cũng không có sông. Cặp trạng trong bài thơ tôi nghe truyền là :
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác trên dông rợ mấy nhà.
Đứng về mặt thực cảnh thì câu "rợ mấy nhà" hơn câu "chợ mấy nhà". Câu "trên dông rợ mấy nhà" hơn câu "bên sông chợ mấy nhà". Song đứng về mặt văn chương, câu nào cũng không ổn đáng. Bởi vì vài chú tiều mà đảo trang thành "tiều vài chú" thì rất xuôi tai, còn "chợ mấy nhà" (ai lại nói nhà chợ bao giờ?) "mấy nhà rợ" thì nghe thật trái tai (cũng như mấy nhà người Thượng - dân tộc thiểu số xưa- nói kiểu nay cho là miệt thị "man di mọi rợ") - NK xin bổ sung thêm là : Trước 1945, ta vẫn thường dùng "lính mọi - thơ Tố Hữu, "Mọi Kon Tum" - Les Bahnar de Kontum, cuốn về Dân Tộc học của Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi.
Huống nữa đề bài QUA ĐÈO NGANG mà cặp trạng không có gì là Đèo Ngang cả. Những cảnh vật "tiều lom khom dưới núi", "nhà lác đác bên sông" hay "rợ lác đác trên dông"... hễ nơi nào có nước, có non thì đều có, chớ có riêng gì Đèo Ngang ? Đã biết đây là Thơ tức cảnh, chỉ tả những gì chợt thấy trước mắt trong nhất thời, chớ không phải là Thơ tả cảnh hay vịnh cảnh mà phải nêu những cảnh đặc biệt và thường tồn của nơi mình tả mình vịnh. Tuy vậy, những gì mình thấy cũng phải mang một vài nét đặc biệt để khỏi lầm lẫn với những nơi khác. Chớ ở đây, muốn nói về con Đèo nào khác thì chúng ta chỉ bỏ tên ĐÈO NGANG thay tên con Đèo ấy vào thì "bức tranh cảnh" của ông Phạm Quỳnh trở thành bức trướng, đã thêu sẵn ở ngoài phố mua về điền vào lạc khoản, ngày tháng và tên tuổi của người mua, là có được một món quà hỷ lạ hay vật phúng điếu phổ thông.
Được ca tụng nhất là cặp luận. Ca tụng cái khéo của sự chơi chữ "nhớ nước" đi với "Quốc Quốc". "Thương nhà" đi với "gia gia". Nhưng vì quá chú tâm đến cái khéo mà không lưu ý đến chỗ vụng là hai chữ "mỏi miệng". Nhớ nước thì đau lòng là phải, chớ thương nhà sao lại "mỏi miệng" ? Hai chữ "mỏi miệng" vốn ngậm chứa ý nghĩa không tốt. Hai chữ đó thường dùng để tỏ lòng bất mãn vì lời nói tiếng kêu của mình không có hiệu quả, kêu không thấu, nói không ai nghe. Có gì đáng bất mãn trong việc "thương nhà " đâu mà phải thốt ra hai tiếng "mỏi miệng " ?
Hai câu nhớ nước/ thương nhà không phải là hai câu độc sáng. Ý vốn toát nơi bài thơ chữ Hán của Trần Danh Án (bậc tiến bối đời Lê Trịnh) là lúc theo vua Chiêu Thống chạy sang Tàu lần thư nhất : Chúa một nơi/ Tôi một nơi :
Giá cô tại giang nam
Đỗ quyên tại giang bắc
Giá cô minh gia gia
Đỗ quyên minh quốc quốc
Vi cầm do hữu quốc gia thanh
Cô thần đối thử tình vô cực.
Bài thơ Tràn Danh Án (có trước) lời tự nhiên bình dị, tình lại chân thiết, thật dễ rung động lòng người đọc người nghe. Hai câu của bà Thanh Quan bị những nét tiểu xảo không mấy tinh vi làm giảm sức truyền cảm.
Cho nên hai câu luận cũng như hai câu trạng bài QUA ĐÈO NGANG, không có gì đáng khen ngợi cho lắm.
Thật đáng tán dương hai câu chuyển kết :
Dừng chân ngoảnh lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh bao la nơi Đèo Ngang và tình lẻ loi của người qua Đèo, gồm trọn vẹn trong 14 chữ vừa điêu luyện vừa tự nhiên. Chính nhờ cặp chuyển kết mà bài QUA ĐÈO NGANG được bất hủ.
Đọc bài Qua Đèo Ngang, tôi có cảm giác đi lên ngọn đồi trơ trụi, khô khan, khi tới đỉnh chợt thấy vọng cảnh rộng rãi xanh tươi, lại được một ngọn gió hương phảng phất.
Nhưng các sách đã xuất bản từ trước đến nay đều chép là "Dừng chân ĐỨNG lại" cho nên câu thơ đã bị chế diễu là "giờ tí canh ba" . Nay đưa "châu về Hợp Phố" thì câu thơ đã không có chữ vô dụng mà ý thơ lại gia tăng "Qua khỏi Đèo không nỡ dứt tình đi luôn mà phải "Dừng chân ngoảnh lại" . -----
Làng Mọc Quan Nhân (quê Đặng Trần Côn) 2 giờ sáng 13/3/2017
nhân thức dậy đọc bài"Luận về chữ ĐỨNG..." của Lang Trương - Đà Nẵng...
Nguyễn Khôi xin chép lại một đoạn trong "Hứng phấn nâng hương" Thi Thoại của Thi hào Quách Tấn để các Bạn Thơ cùng đọc mà ngẫm nghĩ... cho vui.
Anh Nguyễn Khôi thân mến Anh đọc thử bài QUA ĐÈO NGANG do laiquangnam viết trên mạng đã ba tháng nay . Từ kết luận của giáo sư triết Nguyễn Văn Trung ,Con chim đầu đàn ở miền Nam về môn Phân tích văn học và triết học , dựa trên thống kê và hiểu biết của một triết gia , tất cả đều dựa trên văn bản là chính , không cảm tính ,a giáo sư Nguyễn Văn Trung đã phân tích ngắn như vầy Trong toàn văn bản bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan , Bà đã không dùng một tính từ gì chỉ sự vui tươi hay tả cảnh sắc tích cực bởi đời bà đâu thấy gì vui và bà chỉ muốn chết . Nhận xét này viết vào năm 1965 , Mười năm sau 1975 ,các học trò của ông từ ba trường ĐHVK miền Nam , SG , Dalat và HUẾ đều không ai giải mã được lời nhận xét của chính giáo sư của mình và cũng chính tự thân giáo sư NVT cũng không tự giải mã được tại sao nó lại như thế .
Anh đọc trên mạng , anh sẽ thấy AN CHI xỉa xói giới làm công tác Văn học ở hai miền của đất nước ta từ 70 năm nay đâu có ra đám ôn gì . "Học giả đường phố " ANCHI cho rằng Bà Huyện Thanh Quan đã ăn cắp ý thơ của Tàu , có gì mà người Việt Nam ( hiểu ngầm thêm từ chúng bay ) lấy làm hãnh diên
Tuồng như khi bình bản văn ăn này anh vẫn còn KHỚP ,còn E DÈ các vị sinh trước anh . Họ lớn tuổi hơn chúng ta vì họ sinh trước chúng ta nhưng cái biết của họ tôi cho là có vấn đề nhất là ông tiến sĩ Viêt gian Trần danh Án
Giáo sư rất khả kính trong miền nam của chúng tôi là giáo sư Nguyễn Quảng Tuân đã chào thua trước lý luận của An chi . Và cô giáo sư tiến sĩ giáo dục tại Pháp cũng bó tay vì sự cãi lấy được của An chi . Đã vậy mà trương ĐHKH XH và Nhân văn tại THÀNH PHỐ HCM đăng lại bài viết của AN CHI . Thấy chuyện bất bình , tôi đã lên tiếng trên Chim Việt Cành Nam và trên www.art2all net và AN CHI đã làm thinh .
Trước sự việc này ,tôi ,trên tinh thần của một công dân Việt Nam tôi đã XỈ VẢ KHÔNG THƯƠNG TIẾC ban giáo sư tiến sĩ đã biên tạp và chú giải một cách nhếch nhác về bài thơ này trong ngữ văn lớp 7 hiện hành . Tôi cũng tự trách rằng các giáo sư ngày xưa đã dạy cho chúng tôi vào các năm lớp đệ lục , tức lớp bảy ngày nay đã không toàn tâm toàn ý với một bài thơ tuỵệt tác của tiền nhân ta
Ai cũng biết điều sơ đẳng , một khi bình giảng thơ thì yếu tố đầu tiên là xuất xứ . Xxuất xứ mơ hồ thì làm sao mà bình. Thế nên các lời có cánh và tán phét xảy ra trong các giáo án mẫu trên mạng . Một khi người Bình thơ không hóa thân vào chính tác giả thì làm sao hiểu nổi lòng của người tác giả trong cuộc . Các lớp đàn anh của Chúng tôi xưa nay vẫn còn hay dùng lối “Ngụy biện lá bùa “. Ngụy biện này cho mình dựa vào một nhân vật nào đó uy tín hơn mình đẻ đanh công lý về mình . Ví dụ: dựa hơi vào tiến sĩ Trần Danh Án ,thế nhưng với tôi thì tôi đánh giá khá thấp ông này . Trần danh án đồng hóa con chim Cuốc cuôc với con chim quóc quốc của ta ,là một điều láo lếu không sao tưởng tượng được . Ngoài ra Họ còn dựa vào phép ngụy biện “ van vái tứ phương “ có nghĩa là một khi mình bị bí rị về một nan đề thì lại quay vào ông Hán thử hỏi Hán tộc đã có nói tới chưa . Mình vốn là nước Nô lệ nên họ mọi điều của họ là mẫu mực cho lập luận của mình, đó là trường hợp của An chi , An chi là một anh Tàu 100% nên tất cả lý luận can chi đều luôn luôn dựa vào hai phép Ngụy biện mà tôi đã nêu Vài giòng tâm tình cùng anh Thân ái Laiquangnam
1 comment:
Anh Nguyễn Khôi thân mến
Anh đọc thử bài QUA ĐÈO NGANG do laiquangnam viết trên mạng đã ba tháng nay . Từ kết luận của giáo sư triết Nguyễn Văn Trung ,Con chim đầu đàn ở miền Nam về môn Phân tích văn học và triết học , dựa trên thống kê và hiểu biết của một triết gia , tất cả đều dựa trên văn bản là chính , không cảm tính ,a giáo sư Nguyễn Văn Trung đã phân tích ngắn như vầy
Trong toàn văn bản bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan , Bà đã không dùng một tính từ gì chỉ sự vui tươi hay tả cảnh sắc tích cực bởi đời bà đâu thấy gì vui và bà chỉ muốn chết . Nhận xét này viết vào năm 1965 , Mười năm sau 1975 ,các học trò của ông từ ba trường ĐHVK miền Nam , SG , Dalat và HUẾ đều không ai giải mã được lời nhận xét của chính giáo sư của mình và cũng chính tự thân giáo sư NVT cũng không tự giải mã được tại sao nó lại như thế .
Anh đọc trên mạng , anh sẽ thấy AN CHI xỉa xói giới làm công tác Văn học ở hai miền của đất nước ta từ 70 năm nay đâu có ra đám ôn gì . "Học giả đường phố " ANCHI cho rằng Bà Huyện Thanh Quan đã ăn cắp ý thơ của Tàu , có gì mà người Việt Nam ( hiểu ngầm thêm từ chúng bay ) lấy làm hãnh diên
Tuồng như khi bình bản văn ăn này anh vẫn còn KHỚP ,còn E DÈ các vị sinh trước anh . Họ lớn tuổi hơn chúng ta vì họ sinh trước chúng ta nhưng cái biết của họ tôi cho là có vấn đề nhất là ông tiến sĩ Viêt gian Trần danh Án
Giáo sư rất khả kính trong miền nam của chúng tôi là giáo sư Nguyễn Quảng Tuân đã chào thua trước lý luận của An chi . Và cô giáo sư tiến sĩ giáo dục tại Pháp cũng bó tay vì sự cãi lấy được của An chi .
Đã vậy mà trương ĐHKH XH và Nhân văn tại THÀNH PHỐ HCM đăng lại bài viết của AN CHI . Thấy chuyện bất bình , tôi đã lên tiếng trên Chim Việt Cành Nam và trên www.art2all net và AN CHI đã làm thinh .
Trước sự việc này ,tôi ,trên tinh thần của một công dân Việt Nam tôi đã XỈ VẢ KHÔNG THƯƠNG TIẾC ban giáo sư tiến sĩ đã biên tạp và chú giải một cách nhếch nhác về bài thơ này trong ngữ văn lớp 7 hiện hành .
Tôi cũng tự trách rằng các giáo sư ngày xưa đã dạy cho chúng tôi vào các năm lớp đệ lục , tức lớp bảy ngày nay đã không toàn tâm toàn ý với một bài thơ tuỵệt tác của tiền nhân ta
Ai cũng biết điều sơ đẳng , một khi bình giảng thơ thì yếu tố đầu tiên là xuất xứ . Xxuất xứ mơ hồ thì làm sao mà bình. Thế nên các lời có cánh và tán phét xảy ra trong các giáo án mẫu trên mạng . Một khi người Bình thơ không hóa thân vào chính tác giả thì làm sao hiểu nổi lòng của người tác giả trong cuộc .
Các lớp đàn anh của Chúng tôi xưa nay vẫn còn hay dùng lối “Ngụy biện lá bùa “. Ngụy biện này cho mình dựa vào một nhân vật nào đó uy tín hơn mình đẻ đanh công lý về mình . Ví dụ: dựa hơi vào tiến sĩ Trần Danh Án ,thế nhưng với tôi thì tôi đánh giá khá thấp ông này . Trần danh án đồng hóa con chim Cuốc cuôc với con chim quóc quốc của ta ,là một điều láo lếu không sao tưởng tượng được . Ngoài ra Họ còn dựa vào phép ngụy biện “ van vái tứ phương “ có nghĩa là một khi mình bị bí rị về một nan đề thì lại quay vào ông Hán thử hỏi Hán tộc đã có nói tới chưa . Mình vốn là nước Nô lệ nên họ mọi điều của họ là mẫu mực cho lập luận của mình, đó là trường hợp của An chi , An chi là một anh Tàu 100% nên tất cả lý luận can chi đều luôn luôn dựa vào hai phép Ngụy biện mà tôi đã nêu
Vài giòng tâm tình cùng anh
Thân ái
Laiquangnam
Post a Comment