Lang Trương
LUẬN VỀ CHỮ " ĐỨNG " TRONG THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN.
Hôm trước, Lang Trương tôi đã luận các chữ CHỢ ,
CUỐC CUỐC, ĐA ĐA. Hôm nay, thử luận về chữ ĐỨNG xem sao.
Câu thứ 7 trong bài Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan viết :
Câu thứ 7 trong bài Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan viết :
Dừng chân đứng lại, Trời, non nước.
Có nhiều người chê rằng: câu thơ này dở, đã DỪNG còn ĐỨNG. Thừa mất một chữ!
Ý kiến này không mới, bởi sự cảm thụ nghệ thuật của mỗi người không giống nhau. Chê thơ Bà Huyện dở cũng không sao! Nhưng Lang Trương tôi thật sự nổi nóng khi một " ông đồ xứ Nghệ " nào đó, dám hỗn láo đề nghị sửa chữ ĐỨNG thành NGOẢNH. Theo ông ta thì, câu thứ 7 trong bài Qua Đèo Ngang nên được sửa như sau :
Dừng chân NGOẢNH lại, trời, non nước.
Lang Trương tôi tin rằng, cái ông đồ thâm nho, rộng Hán này, hấp thụ chung một nền giáo dục với cái thằng đã sửa 1000 câu Kiều. Đích thị là loại đồ... tể!
Trước tiên, muốn cảm thụ hết giá trị văn học của bài Qua Đèo Ngang, phải hiểu Đèo Ngang, có ý nghĩa biểu tượng thế nào, trong lịch sử dân tộc, sự tồn vong của nước nhà.
Như ta đã biết, từ thời thượng cổ, đại gia đình các dân tộc Việt, gọi chung là Bách Việt, sống trải dài từ bờ Nam sông Dương Tử, đến tận vùng châu thổ sông Hồng. Thục Phán An Dương Vương, sau khi đánh bại Hùng Vương, đã hợp nhất hai vùng lãnh thổ Âu Việt và Lạc Việt thành quốc gia Âu Lạc. Suốt mấy ngàn năm lịch sử, cho đến đầu triều Lý, giới tuyến phía nam của nước ta vẫn chỉ đến Đèo Ngang. Các sử gia ngày trước nhận định rằng, các cuộc chiến tranh giữa nhà Thục và nhà nước Văn Lang, nhà Triệu và nhà Thục sau này, là các cuộc nội chiến của dân tộc Việt, nằm trong tiến trình mở cõi về phương Nam, nhằm tránh kẻ thù hung bạo phương Bắc, là lũ Rợ Hán Trung Nguyên!
Nói qua về bản chất hung bạo của Rợ Hán. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên vào năm...., biên giới phía Bắc của nhà Tần là Vạn Lý Trường Thành, cách Bắc Kinh chỉ vài mươi cây số, biên giới phía nam cũng chỉ đến bờ bắc sông Dương Tử. Ngày nay lãnh thổ Trung Khựa rộng gấp 10 lần, nuốt chửng các vùng lãnh thổ do các dân tộc khác kiểm soát như Mông, Hồi, Kim, Tạng ... và các bộ tộc Việt anh em.
Kể từ khi Ngô Vương giành được độc lập, chúng ta đã bị kẻ thù cướp mất vùng đất Nam Việt, lãnh thổ nhà Triệu, tức vùng Lưỡng Quảng ngày nay.
Tổ tiên ta nhận ra, muốn tồn tại, phải mở cõi về phương nam. Phải vượt Đèo Ngang!
Tiến trình băt đầu từ thời nhà Lý. Lúc bấy giờ, phía tây có Ai Lao thường xuyên quấy phá các xứ Thanh, Nghệ; bên kia Đèo Ngang là Chăm Pa, Chân Lạp hùng cường. Mỗi lần vượt Đèo Ngang, là một lần máu xương ông cha ta đã đổ. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng, với tài trí phi thường của Thái uý Lý Thường Kiệt, triều vua Lý Thanh Tông, vào năm 1069, chúng ta đã có được vùng đất Quảng Bình ngày nay. Lần đầu tiên trong lịch sử, biên giới Đại Việt tiến đến bờ bắc sông Thạch Hãn.
Để tiêu diệt sinh lực kẻ thù, mở đường cho con cháu mai sau, các vua nhà Lý, nhà Trần đã phải liên tục ngự giá thân chinh. Các ngài đã phải nằm gai nếm mật cùng các tướng sĩ. Có vị đã phải bỏ mình trên chiến địa như đức vua Trần Dụê Tông, tử trận khi mang quân tấn công Đồ Bàn năm 1377.
Nói như thế để thấy Đèo Ngang có ý nghĩa như thế nào với sự tồn vong của dân tộc Việt.
Cá nhân LT tôi cho rằng câu nói có ý nghĩa thiêng liêng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam là lời cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm :
_ HOÀNH SƠN NHẤT ĐÁI, VẠN ĐẠI DUNG THÂN.
Để ý rằng khi cụ nói câu này, biên giới phía nam Đại Việt chỉ đến Đèo Hải Vân. Chiêm Thành trước đó thường xuyên tấn công Đại Việt, để đòi lại vùng đất Thuận Hoá. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga đã từng bốn lần đốt phá Thăng Long.
Câu nói của cụ Trạng Trình đã mở ra một trang sử hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam.9 Chúa và 13 Vua nhà Nguyễn đã nối tiếp nhau mở cõi về phương nam. Các vị đã sáp nhập các vùng đất thuộc Chiêm Thành, Chân Lạp, Tây Nguyên, cả Savanakhet, Sầm Nứa, một phần đất Lào. Các Ngài đã xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Lãnh thổ nước ta rộng lớn nhất trong thời nhà Nguyễn, tính đến ngày hôm nay. Từ đó, bản đồ Việt Nam mới có hình chữ S tươi đẹp như bây giờ.
Vượt Đèo Ngang thành công, Đại Việt trở thành một cường quốc khu vực. Các lân quốc Ai Lao, Chân Lạp, Tiêm La đã thần phục nước ta.
Người ta đã từng dạy học sinh rằng, chế độ phòng kiến là thối nát; Vua quan là một lũ bất tài, vô dụng, " ngồi mát ăn bát vàng ", "rước voi dày mả Tổ"..... Đó là sự vô ơn, dối trá đê hèn! Không ít những kẻ hấp thụ nền giáo dục quái đản này đã trở thành các nhà nghiên cứu, nhà nọ nhà kia, cả nhà" lãnh đạo ".
Các sử gia ngày nay ra sức giáo dục thế hệ trẻ phải ơn Đảng, ơn Bác. Học sinh ngày nay không biết rằng, một dải non sông gấm vóc, tươi đẹp và trù phú, từ nam Đèo Ngang đến tận mũi Cà Mau, không tự nhiên mà có. Mỗi tấc đất ở đây, đánh đổi bằng biết bao máu xương của Tổ Tiên ta ngày trước. Đó cũng là lý do vì sao, người Nam cúng đất, trước lễ cúng gia tiên, người Bắc thì không.
Có hàng trăm con đèo trên mọi miền tổ quốc. Không còn đèo nào có ý nghĩa lịch sử như Đèo Ngang!
Trở lại câu thứ 7 trong bài thơ Qua Đèo Ngang:
Dừng chân đứng lại. Trời, non, nước
Nhiều người cho rằng đã DỪNG còn ĐỨNG là rất dở!
Sớ dĩ người ta cho rằng dở, bởi lẽ hầu hết chỉ nghĩ rằng, Qua Đèo Ngang là một bài thơ vịnh cảnh đẹp thuần tuý, và Đèo Ngang, trong mắt họ, cũng chỉ là một con đèo, như mọi con đèo khác mà thôi.
LT thử luận xem, chữ ĐỨNG BHTQ dùng trong câu thứ 7 có thừa không, và tại sao, LT gọi những kẻ liều lĩnh sửa các kiệt tác văn học là những tên đồ tể văn chương.
Tuy rằng tựa bài thơ là Qua Đèo Ngang, nhưng ngữ cảnh bài thơ cho ta thấy tác giả chưa hề vượt qua Đèo Ngang. Bà chỉ vừa BƯỚC TỚI~DỪNG CHÂN rồi ĐỨNG LẠI. Ta nhận thấy ngay cách dùng chữ đặc biệt điêu luyện của một bậc nữ sĩ kỳ tài. Chuyển động của chủ thế xuyên suốt tác phẩm, không chỉ ở một câu.
Bà BƯỚC TỚI ĐÈO NGANG khi BÓNG đã XẾ TÀ. Dù là đi bộ, đi ngựa, nằm võng hay ngồi kiệu, bà phải dừng lại. Liệu mấy ai dám đốt đuốc vượt đèo.
DỪNG và Đứng, về mặt ngữ nghĩa, là động từ cùng diễn tả một hành động. Nhưng DỪNG xảy ra trong một không gian, thời gian rộng hơn, lớn hơn. ĐỨNG diễn tả hành động trong phạm vi hẹp hơn. Người ta có thế nói: tôi dừng ở Hà Tĩnh, đang đứng ở Đèo Ngang. Bạn thử đổi hai chữ DỪNG và ĐỨNG xem.
Câu thơ thứ bảy trong bài thơ Qua Đèo Ngang là đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, phản ánh tâm hồn người nghệ sĩ, tha thiết với lịch sử nước nhà.
ĐỨNG LẠI là hành động đột ngột, thôi thúc từ trong tâm tưởng, như chạm vào một giới tuyến vô hình, mà ông cha ta đã vượt qua nó, bằng máu xương, trong suốt 1000 năm lịch sử, và tiến trình này, đến lúc đó, vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, bạn hãy nhớ đến nạn đói năm Ất Dậu 1945, hơn 2 triệu người chết đói, chỉ xáy ra ở phía bắc, bên này Đèo Ngang!
Bên này Đèo Ngang đã BÓNG XẾ TÀ, bên kia Đèo Ngang sẽ là ngày mới, là bình minh, là ban mai, là sự trường tồn của cả dân tộc. Và cái bao la Trời, non, nước bên kia Đèo Ngang, không phải là khoảng không gian chật hẹp đó, mà cả vùng đất phương nam màu mỡ, trù phú đến tận mũi Cà Mau, bảo đảm cho dân tộc Việt VẠN ĐẠI DUNG THÂN.
Lịch sử và văn học đan xen vào nhau. Không thể cảm nhận đúng một trước tác vô giá như tác phẩm Qua Đèo Ngang, nếu người ta học lịch sử từ những mảng rời méo mó, chắp vá bằng sự dối trá đê hèn.
Bà Huyện Thanh Quan viết bài này khi bà trên đường vào kinh Phú Xuân nhận chức Cung Trung Giáo Tập, Bà ĐỨNG LẠI để tưởng nhớ những người đã ngã xuống. Bà nhìn về phía trước, bên kia Đèo Ngang, tương lai của dân tộc, chớ không NGOẢNH lại phía sau, như các tên đồ tể lạm bàn.
Hãy tôn trọng người xưa. Đừng vì chút háo danh, sự thiển cận, ngu dốt của mình mà phá hoại các danh tác, những viên ngọc quý của nền văn học nước nhà.
Có nhiều người chê rằng: câu thơ này dở, đã DỪNG còn ĐỨNG. Thừa mất một chữ!
Ý kiến này không mới, bởi sự cảm thụ nghệ thuật của mỗi người không giống nhau. Chê thơ Bà Huyện dở cũng không sao! Nhưng Lang Trương tôi thật sự nổi nóng khi một " ông đồ xứ Nghệ " nào đó, dám hỗn láo đề nghị sửa chữ ĐỨNG thành NGOẢNH. Theo ông ta thì, câu thứ 7 trong bài Qua Đèo Ngang nên được sửa như sau :
Dừng chân NGOẢNH lại, trời, non nước.
Lang Trương tôi tin rằng, cái ông đồ thâm nho, rộng Hán này, hấp thụ chung một nền giáo dục với cái thằng đã sửa 1000 câu Kiều. Đích thị là loại đồ... tể!
Trước tiên, muốn cảm thụ hết giá trị văn học của bài Qua Đèo Ngang, phải hiểu Đèo Ngang, có ý nghĩa biểu tượng thế nào, trong lịch sử dân tộc, sự tồn vong của nước nhà.
Như ta đã biết, từ thời thượng cổ, đại gia đình các dân tộc Việt, gọi chung là Bách Việt, sống trải dài từ bờ Nam sông Dương Tử, đến tận vùng châu thổ sông Hồng. Thục Phán An Dương Vương, sau khi đánh bại Hùng Vương, đã hợp nhất hai vùng lãnh thổ Âu Việt và Lạc Việt thành quốc gia Âu Lạc. Suốt mấy ngàn năm lịch sử, cho đến đầu triều Lý, giới tuyến phía nam của nước ta vẫn chỉ đến Đèo Ngang. Các sử gia ngày trước nhận định rằng, các cuộc chiến tranh giữa nhà Thục và nhà nước Văn Lang, nhà Triệu và nhà Thục sau này, là các cuộc nội chiến của dân tộc Việt, nằm trong tiến trình mở cõi về phương Nam, nhằm tránh kẻ thù hung bạo phương Bắc, là lũ Rợ Hán Trung Nguyên!
Nói qua về bản chất hung bạo của Rợ Hán. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên vào năm...., biên giới phía Bắc của nhà Tần là Vạn Lý Trường Thành, cách Bắc Kinh chỉ vài mươi cây số, biên giới phía nam cũng chỉ đến bờ bắc sông Dương Tử. Ngày nay lãnh thổ Trung Khựa rộng gấp 10 lần, nuốt chửng các vùng lãnh thổ do các dân tộc khác kiểm soát như Mông, Hồi, Kim, Tạng ... và các bộ tộc Việt anh em.
Kể từ khi Ngô Vương giành được độc lập, chúng ta đã bị kẻ thù cướp mất vùng đất Nam Việt, lãnh thổ nhà Triệu, tức vùng Lưỡng Quảng ngày nay.
Tổ tiên ta nhận ra, muốn tồn tại, phải mở cõi về phương nam. Phải vượt Đèo Ngang!
Tiến trình băt đầu từ thời nhà Lý. Lúc bấy giờ, phía tây có Ai Lao thường xuyên quấy phá các xứ Thanh, Nghệ; bên kia Đèo Ngang là Chăm Pa, Chân Lạp hùng cường. Mỗi lần vượt Đèo Ngang, là một lần máu xương ông cha ta đã đổ. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng, với tài trí phi thường của Thái uý Lý Thường Kiệt, triều vua Lý Thanh Tông, vào năm 1069, chúng ta đã có được vùng đất Quảng Bình ngày nay. Lần đầu tiên trong lịch sử, biên giới Đại Việt tiến đến bờ bắc sông Thạch Hãn.
Để tiêu diệt sinh lực kẻ thù, mở đường cho con cháu mai sau, các vua nhà Lý, nhà Trần đã phải liên tục ngự giá thân chinh. Các ngài đã phải nằm gai nếm mật cùng các tướng sĩ. Có vị đã phải bỏ mình trên chiến địa như đức vua Trần Dụê Tông, tử trận khi mang quân tấn công Đồ Bàn năm 1377.
Nói như thế để thấy Đèo Ngang có ý nghĩa như thế nào với sự tồn vong của dân tộc Việt.
Cá nhân LT tôi cho rằng câu nói có ý nghĩa thiêng liêng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam là lời cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm :
_ HOÀNH SƠN NHẤT ĐÁI, VẠN ĐẠI DUNG THÂN.
Để ý rằng khi cụ nói câu này, biên giới phía nam Đại Việt chỉ đến Đèo Hải Vân. Chiêm Thành trước đó thường xuyên tấn công Đại Việt, để đòi lại vùng đất Thuận Hoá. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga đã từng bốn lần đốt phá Thăng Long.
Câu nói của cụ Trạng Trình đã mở ra một trang sử hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam.9 Chúa và 13 Vua nhà Nguyễn đã nối tiếp nhau mở cõi về phương nam. Các vị đã sáp nhập các vùng đất thuộc Chiêm Thành, Chân Lạp, Tây Nguyên, cả Savanakhet, Sầm Nứa, một phần đất Lào. Các Ngài đã xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Lãnh thổ nước ta rộng lớn nhất trong thời nhà Nguyễn, tính đến ngày hôm nay. Từ đó, bản đồ Việt Nam mới có hình chữ S tươi đẹp như bây giờ.
Vượt Đèo Ngang thành công, Đại Việt trở thành một cường quốc khu vực. Các lân quốc Ai Lao, Chân Lạp, Tiêm La đã thần phục nước ta.
Người ta đã từng dạy học sinh rằng, chế độ phòng kiến là thối nát; Vua quan là một lũ bất tài, vô dụng, " ngồi mát ăn bát vàng ", "rước voi dày mả Tổ"..... Đó là sự vô ơn, dối trá đê hèn! Không ít những kẻ hấp thụ nền giáo dục quái đản này đã trở thành các nhà nghiên cứu, nhà nọ nhà kia, cả nhà" lãnh đạo ".
Các sử gia ngày nay ra sức giáo dục thế hệ trẻ phải ơn Đảng, ơn Bác. Học sinh ngày nay không biết rằng, một dải non sông gấm vóc, tươi đẹp và trù phú, từ nam Đèo Ngang đến tận mũi Cà Mau, không tự nhiên mà có. Mỗi tấc đất ở đây, đánh đổi bằng biết bao máu xương của Tổ Tiên ta ngày trước. Đó cũng là lý do vì sao, người Nam cúng đất, trước lễ cúng gia tiên, người Bắc thì không.
Có hàng trăm con đèo trên mọi miền tổ quốc. Không còn đèo nào có ý nghĩa lịch sử như Đèo Ngang!
Trở lại câu thứ 7 trong bài thơ Qua Đèo Ngang:
Dừng chân đứng lại. Trời, non, nước
Nhiều người cho rằng đã DỪNG còn ĐỨNG là rất dở!
Sớ dĩ người ta cho rằng dở, bởi lẽ hầu hết chỉ nghĩ rằng, Qua Đèo Ngang là một bài thơ vịnh cảnh đẹp thuần tuý, và Đèo Ngang, trong mắt họ, cũng chỉ là một con đèo, như mọi con đèo khác mà thôi.
LT thử luận xem, chữ ĐỨNG BHTQ dùng trong câu thứ 7 có thừa không, và tại sao, LT gọi những kẻ liều lĩnh sửa các kiệt tác văn học là những tên đồ tể văn chương.
Tuy rằng tựa bài thơ là Qua Đèo Ngang, nhưng ngữ cảnh bài thơ cho ta thấy tác giả chưa hề vượt qua Đèo Ngang. Bà chỉ vừa BƯỚC TỚI~DỪNG CHÂN rồi ĐỨNG LẠI. Ta nhận thấy ngay cách dùng chữ đặc biệt điêu luyện của một bậc nữ sĩ kỳ tài. Chuyển động của chủ thế xuyên suốt tác phẩm, không chỉ ở một câu.
Bà BƯỚC TỚI ĐÈO NGANG khi BÓNG đã XẾ TÀ. Dù là đi bộ, đi ngựa, nằm võng hay ngồi kiệu, bà phải dừng lại. Liệu mấy ai dám đốt đuốc vượt đèo.
DỪNG và Đứng, về mặt ngữ nghĩa, là động từ cùng diễn tả một hành động. Nhưng DỪNG xảy ra trong một không gian, thời gian rộng hơn, lớn hơn. ĐỨNG diễn tả hành động trong phạm vi hẹp hơn. Người ta có thế nói: tôi dừng ở Hà Tĩnh, đang đứng ở Đèo Ngang. Bạn thử đổi hai chữ DỪNG và ĐỨNG xem.
Câu thơ thứ bảy trong bài thơ Qua Đèo Ngang là đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, phản ánh tâm hồn người nghệ sĩ, tha thiết với lịch sử nước nhà.
ĐỨNG LẠI là hành động đột ngột, thôi thúc từ trong tâm tưởng, như chạm vào một giới tuyến vô hình, mà ông cha ta đã vượt qua nó, bằng máu xương, trong suốt 1000 năm lịch sử, và tiến trình này, đến lúc đó, vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, bạn hãy nhớ đến nạn đói năm Ất Dậu 1945, hơn 2 triệu người chết đói, chỉ xáy ra ở phía bắc, bên này Đèo Ngang!
Bên này Đèo Ngang đã BÓNG XẾ TÀ, bên kia Đèo Ngang sẽ là ngày mới, là bình minh, là ban mai, là sự trường tồn của cả dân tộc. Và cái bao la Trời, non, nước bên kia Đèo Ngang, không phải là khoảng không gian chật hẹp đó, mà cả vùng đất phương nam màu mỡ, trù phú đến tận mũi Cà Mau, bảo đảm cho dân tộc Việt VẠN ĐẠI DUNG THÂN.
Lịch sử và văn học đan xen vào nhau. Không thể cảm nhận đúng một trước tác vô giá như tác phẩm Qua Đèo Ngang, nếu người ta học lịch sử từ những mảng rời méo mó, chắp vá bằng sự dối trá đê hèn.
Bà Huyện Thanh Quan viết bài này khi bà trên đường vào kinh Phú Xuân nhận chức Cung Trung Giáo Tập, Bà ĐỨNG LẠI để tưởng nhớ những người đã ngã xuống. Bà nhìn về phía trước, bên kia Đèo Ngang, tương lai của dân tộc, chớ không NGOẢNH lại phía sau, như các tên đồ tể lạm bàn.
Hãy tôn trọng người xưa. Đừng vì chút háo danh, sự thiển cận, ngu dốt của mình mà phá hoại các danh tác, những viên ngọc quý của nền văn học nước nhà.
Lang Trương
No comments:
Post a Comment