TÌM HIỂU VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH
- Trích trong TỬ VI KIẾN GIẢI của Đặng Xuân Xuyến -
Khi nghe nói Ngũ hành tương sinh, ví dụ như Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim thì hiểu nôm na là hành này bồi đắp, nuôi dưỡng cho hành kia được lớn mạnh và phát triển. Chẳng hạn hành Kim nuôi dưỡng và bồi đắp cho hành Thủy lớn mạnh và phát triển, hành Thổ nuôi dưỡng và bồi đắp cho hành Kim lớn mạnh và phát triển...
Quan hệ tương sinh của Ngũ hành được mô tả theo sơ đồ sau:
(Hình đính kèm tập tin)
Giải thích về ý nghĩa của Ngũ hành tương sinh, có thể hiểu đơn giản như sau:
- Mộc sinh Hỏa: Mộc là cây cối, có Hỏa ẩn phục bên trong, xuyên thủng Mộc sẽ sinh ra Hỏa. Vì thế mới nói Mộc sinh Hỏa.
- Hỏa sinh Thổ: Hỏa đốt cháy cây cối thành tro, tức là Thổ. Vì thế mới nói Hỏa sinh Thổ.
- Thổ sinh Kim: Kim bị vùi lấp trong đất đá nên có Thổ tất có Kim. Vì thế mới nói Thổ sinh Kim.
- Kim sinh Thủy: Khí của Kim chảy ngầm trong núi, hoặc nhiệt độ làm kim loại nóng chảy. Vì thế mới nói Kim sinh Thủy.
- Thủy sinh Mộc: Nhờ có nước mà cây cối sinh trưởng được nên mới nói Thủy sinh Mộc.
Khi tìm hiểu về nguyên lý của Ngũ hành, cũng cần lưu ý một điều: Không phải cứ tương sinh là được tốt, mà phải hiểu Ngũ hành tương sinh được coi như là tốt giữa hai hành đó với nhau.
Trong mối quan hệ tương sinh đó sẽ có hai tình trạng sinh xuất và sinh nhập chứ không thể cùng tình trạng là sinh xuất hay sinh nhập. Có nghĩa, sự tương sinh chỉ có tính chất một chiều.
Chẳng hạn: Kim sinh Thủy chứ Thủy không sinh Kim, Thổ sinh Kim chứ Kim không sinh Thổ.
Cũng có quan điểm cho rằng, sự tương sinh sẽ diễn ra hai chiều. Chẳng hạn: Mộc sinh Hỏa và Hỏa cũng có thể sinh Mộc. Quan điểm này được lập luận: Thủy sinh Mộc bởi nước đã giúp đất bớt khô, làm cho cây cối sinh trưởng tốt, còn Hỏa làm cho trời nóng, cây cối khỏi cóng rét nên cũng có thể nói Hỏa sinh ra Mộc. Quan điểm này không thực tế bởi cách lập luận như thế thật hết sức miên man, khiên cưỡng nên không thuyết phục.
Quan hệ sinh một chiều sẽ dẫn đến có sự khác biệt giữa hai hành trong mối tương sinh đó. Cái này sinh cho cái kia thì đó là sự sinh xuất, có nghĩa tình trạng sinh xuất sẽ thể hiện sự thua thiệt, vất vả để phù trợ cho cái được sinh (tình trạng sinh nhập). Cái này được sinh do cái kia sẽ được lợi, được phù trợ do cái kia đem lại. Hiểu nôm na, đơn giản: hành sinh xuất là cha mẹ, hành được sinh là con cái. Vì cha mẹ sinh ra con cái nên hết lòng vì con cái, bồi đắp và nuôi dưỡng cho con cái phát triển, còn con cái, được cha mẹ sinh thành, dưỡng dục nên người, sau này sẽ báo đền ơn nghĩa của cha mẹ, tuy nhiên, sự báo đáp đó không thể ngang bằng với công lao trời biển của bố mẹ.
So sánh như vậy để bạn đọc dễ hình dung về mối quan hệ Ngũ hành tương sinh, dễ đưa ra lời kết luận khi nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là trong văn hóa tín ngưỡng như Tử vi, Lý số...
Trong quan hệ vợ chồng, sự tương sinh giữa hai bản mệnh là rất cần thiết vì có sự tương sinh thì vợ chồng mới yêu thương, hòa thuận, mới cùng nhau vun đắp cuộc sống gia đình được viên mãn. Tuy nhiên, bản mệnh của người vợ phải ở tình trạng sinh xuất cho bản mệnh của người chồng thì sự tương sinh ấy mới thật sự là tốt đẹp, hoàn mỹ. Sự sinh xuất đó sẽ giúp người chồng gặp nhiều may mắn, con đường công danh, sự nghiệp của người chồng sẽ ít gặp những trắc trở, hoặc nếu có gặp thì sẽ dễ dàng vượt qua. Trường hợp này, dân gian gọi là người có số vượng phu ích tử. Ngược lại, bản mệnh người vợ được sinh nhập từ bản mệnh của người chồng thì người vợ sẽ được người chồng yêu thương, chở che, bao bọc. Vì ở tình
trạng sinh xuất nên người chồng không nhận được sự giúp đỡ của vợ, dù chỉ là “nhờ lộc tuổi của vợ” ... Dù sao, bản mệnh của hai vợ chồng rất cần có sự tương sinh về ngũ hành để cuộc sống gia đình được hạnh phúc.
Vì có tính chất Âm (-), Dương (+) của Ngũ hành nên khi nói đến tương sinh, cần chú ý đến nguyên tắc về Âm - Dương của 2 hành tương sinh đó. Sự tương sinh chỉ sảy ra khi hai hành đó có tính chất Âm (-), Dương (+) khác nhau, ví dụ:
Âm Kim sinh Đương Thuỷ
Dương Thổ sinh Âm Kim
chứ nhất quyết không có chuyện:
Âm Kim sinh Âm Thuỷ
Dương Thổ sinh Dương Kim
Có quan điểm cho rằng: Sự tương sinh chỉ sảy ra một chiều, theo hướng khí Âm (-) sinh khíĐương (+), chứ không thể khí Dương (+) sinh khí Âm (-). Chẳng hạn: cùng là Thổ và Kim nhưng chỉ có Âm Thổ sinh Dương Kim, chứ Dương Thổ không sinh được Âm Kim. Quan điểm này không chấp nhận được vì đã hiểu không đúng về nguyên lý Âm Dương trong dịch lý. Cổ nhân nói: Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm, Âm cực sinh Dương và Dương cực sinh Âm. Ví dụ: Không khí là Dương, nước là Âm. Trong không khí (Dương) có hơi nước (Âm) và trong nước (Âm) có bọt khí (Dương).
Dịch lý cho rằng: Âm Dương thuận lý (tức là khí Âm (-) và khí Dương (+) dung nạp, hòa hợp nhau) để biến sinh ra vạn vật, con người. Triết lý Âm - Dương khẳng định: Âm và Dương là hai thực thể ngoại tại, tự thân chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ: Không khí khi gặp lạnh sẽ tạo thành mưa, nước khi gặp nóng sẽ bốc hơi tạo thành khí; hoặc hết ngày thì đến đêm, hết mưa thì sẽ nắng.... Vì thế, quan điểm cho rằng chỉ có khí Âm (-) mới sinh được khí Dương (+) còn khí Dương (+) không thể sinh được khí Âm (-) là sai với thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Bên cạnh việc căn cứ vào Âm Dương của Ngũ hành, cần phải cân nhắc, xem xét đến yếu tố thứ 3 là bản chất lý tính của Ngũ hành (tức nạp âm thủ tượng, còn gọi nạp âm ngũ hành) của các hành đó để đưa ra kết luận: Thực chất mối quan hệ tương sinh của các hành đó như thế nào? Không thể cứ thấy đặc tính Ngũ hành tương sinh là khẳng định luôn các hành đó tương sinh, cũng không thể chỉ thấy thuận lý Âm (-) Dương (+) thì cho rằng như thế là được.
Biết rằng Thủy sinh Mộc nhưng phải biết đó là Thủy gì, Mộc gì ... chứ không thể cứ thấy Thủy với Mộc là khẳng định đó là tương sinh. Phải biết bản chất lý tính của các hành đó là gì để căn cứ mà luận giải. Chẳng hạn Bình Địa Mộc (Mậu Tuất - Kỷ Hợi: Cây đất bằng) rất cần có Thiên Hà Thủy (Bính Ngọ - Đinh Mùi: nước mưa trên trời) tưới xuống để tốt tươi, lớn mạnh, ngược lại, nếu Bình Địa Mộc gặp Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất - Quý Hợi: Nước biển rộng) thì cây non mới đâm cành trổ lá làm sao mà tồn tại nổi.
Tương tự như vậy, khi nói Hỏa sinh Thổ cũng không thể hiểu Hỏa nào cũng sinh được Thổ, ví dụ, Thiên Thượng Hỏa (Mậu Ngọ - Kỷ Mùi: Lửa trên trời) không sinh được Bích Thượng Thổ (Canh Tý - Tân Sửu: Đất trên vách) mà còn làm cho Bích Thượng Thổ bị hủy diệt.
Ngay cả khi bản chất lý tính của Ngũ hành được tương sinh nhưng chắc chắn sẽ có ý kiến khác nhau, thậm chí còn trái ngược. Chẳng hạn, lấy tuổi Mậu Tuất với tuổi Bính Ngọ làm ví dụ.
- Ý kiến thứ nhất cho rằng rất đẹp vì được tương sinh hai cấp độ (đặc tính và lý tính).
- Ý kiến thứ hai cho rằng không được đẹp lắm vì không thuận lý Âm Dương.
- Ý kiến thứ ba cho rằng bình thường, vì Ngũ hành từ khí mà ra nên Âm (-) Dương (+) là quan trọng. Dù được tương sinh ở 2 cấp độ nhưng sự nghịch lý Âm (-) Dương (+), coi như vứt bỏ.
Đây chính là sự phức tạp của thuyết Âm Dương Ngũ hành, làm cho người mới tìm hiểu, tiếp cận với Lý số học sẽ như lạc vào một trận đồ bát quái, khó tìm được đường ra.
Như vậy, mối quan hệ tương sinh của Ngũ hành không đơn giản như cách hiểu nôm na theo sơ đồ tương sinh đã nêu ở trang trước, mà khá phức tạp. Cũng lưu ý rằng, khi tìm hiểu về Ngũ hành tương sinh, bạn đọc nhất định phải chú ý đến 3 yếu tố sau:
1. - Đặc tính của Ngũ hành và tình trạng sinh xuất - sinh nhập.
2. - Tính chất Âm - Dương của Ngũ hành.
3. - Bản chất lý tính của Ngũ hành (còn gọi là nạp âm Ngũ hành).
Trong dân gian, có quan điểm cho rằng chỉ cần yếu tố thứ (3) là đủ, không cần thiết phải thêm 2 yếu tố (1) và (2), vì như thế chỉ thêm phức tạp, rối rắm. Nhưng cũng có quan điểm lại chú trọng tới yếu tố (1) và (2), bỏ qua hoàn toàn yếu tố nạp âm của Ngũ hành vì cho rằng như thế chỉ tăng thêm sự rối ren không cần thiết. Theo quan điểm của chúng tôi, sự kết hợp cả 3 yếu tố là điều cần thiết, không nên coi nhẹ bất kỳ yếu tố nào.
Chúng ta đều biết nạp âm Ngũ hành là sự phân chia ra 30 hành chi tiết của 5 hành cơ bản, để giải thích những sự phức tạp của quá trình sinh - khắc một cách hợp lý hơn khi áp dụng năm sinh để dự báo sự xung - hợp của tính tình con người.
Chúng tôi nghĩ rằng: Trong các trường hợp, khi bản chất lý tính của ngũ hành được xác định rõ ràng (nạp âm ngũ hành), thì sự kết hợp cả 3 yếu tố để luận giải sẽ tăng thêm độ chính xác, tin cậy của lời giải đoán, nhưng trong các trường hợp khác, khi lý tính của ngũ hành không thể xác định thì việc cân nhắc 2 yếu tố (1) và (2) là điều tiên quyết. Chẳng hạn, khi luận giải về giá trị của các sao trong lá số tử vi, người luận giải đương nhiên phải căn cứ vào đặc tính ngũ hành của các sao và vị trí Âm Dương của các sao để đưa ra lời kết luận. Trong những trường hợp như vậy, chỉ chú trọng tới yếu tố thứ 3 sẽ làm cho người đoán giải hoàn toàn rơi vào bế tắc.
Chúng tôi đưa ra nguyên tắc hội tụ 3 yếu tố trên để bạn đọc linh hoạt trong từng trường hợp. Chúng tôi cũng sẽ không đề cập lại vấn đề này khi bàn về Ngũ hành tương khắc, tương hòa hay quy luật chế hóa của Âm Dương ngũ hành ở những trang sau.
- Trích trong TỬ VI KIẾN GIẢI của Đặng Xuân Xuyến -
Khi nghe nói Ngũ hành tương sinh, ví dụ như Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim thì hiểu nôm na là hành này bồi đắp, nuôi dưỡng cho hành kia được lớn mạnh và phát triển. Chẳng hạn hành Kim nuôi dưỡng và bồi đắp cho hành Thủy lớn mạnh và phát triển, hành Thổ nuôi dưỡng và bồi đắp cho hành Kim lớn mạnh và phát triển...
Quan hệ tương sinh của Ngũ hành được mô tả theo sơ đồ sau:
(Hình đính kèm tập tin)
Giải thích về ý nghĩa của Ngũ hành tương sinh, có thể hiểu đơn giản như sau:
- Mộc sinh Hỏa: Mộc là cây cối, có Hỏa ẩn phục bên trong, xuyên thủng Mộc sẽ sinh ra Hỏa. Vì thế mới nói Mộc sinh Hỏa.
- Hỏa sinh Thổ: Hỏa đốt cháy cây cối thành tro, tức là Thổ. Vì thế mới nói Hỏa sinh Thổ.
- Thổ sinh Kim: Kim bị vùi lấp trong đất đá nên có Thổ tất có Kim. Vì thế mới nói Thổ sinh Kim.
- Kim sinh Thủy: Khí của Kim chảy ngầm trong núi, hoặc nhiệt độ làm kim loại nóng chảy. Vì thế mới nói Kim sinh Thủy.
- Thủy sinh Mộc: Nhờ có nước mà cây cối sinh trưởng được nên mới nói Thủy sinh Mộc.
Khi tìm hiểu về nguyên lý của Ngũ hành, cũng cần lưu ý một điều: Không phải cứ tương sinh là được tốt, mà phải hiểu Ngũ hành tương sinh được coi như là tốt giữa hai hành đó với nhau.
Trong mối quan hệ tương sinh đó sẽ có hai tình trạng sinh xuất và sinh nhập chứ không thể cùng tình trạng là sinh xuất hay sinh nhập. Có nghĩa, sự tương sinh chỉ có tính chất một chiều.
Chẳng hạn: Kim sinh Thủy chứ Thủy không sinh Kim, Thổ sinh Kim chứ Kim không sinh Thổ.
Cũng có quan điểm cho rằng, sự tương sinh sẽ diễn ra hai chiều. Chẳng hạn: Mộc sinh Hỏa và Hỏa cũng có thể sinh Mộc. Quan điểm này được lập luận: Thủy sinh Mộc bởi nước đã giúp đất bớt khô, làm cho cây cối sinh trưởng tốt, còn Hỏa làm cho trời nóng, cây cối khỏi cóng rét nên cũng có thể nói Hỏa sinh ra Mộc. Quan điểm này không thực tế bởi cách lập luận như thế thật hết sức miên man, khiên cưỡng nên không thuyết phục.
Quan hệ sinh một chiều sẽ dẫn đến có sự khác biệt giữa hai hành trong mối tương sinh đó. Cái này sinh cho cái kia thì đó là sự sinh xuất, có nghĩa tình trạng sinh xuất sẽ thể hiện sự thua thiệt, vất vả để phù trợ cho cái được sinh (tình trạng sinh nhập). Cái này được sinh do cái kia sẽ được lợi, được phù trợ do cái kia đem lại. Hiểu nôm na, đơn giản: hành sinh xuất là cha mẹ, hành được sinh là con cái. Vì cha mẹ sinh ra con cái nên hết lòng vì con cái, bồi đắp và nuôi dưỡng cho con cái phát triển, còn con cái, được cha mẹ sinh thành, dưỡng dục nên người, sau này sẽ báo đền ơn nghĩa của cha mẹ, tuy nhiên, sự báo đáp đó không thể ngang bằng với công lao trời biển của bố mẹ.
So sánh như vậy để bạn đọc dễ hình dung về mối quan hệ Ngũ hành tương sinh, dễ đưa ra lời kết luận khi nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là trong văn hóa tín ngưỡng như Tử vi, Lý số...
Trong quan hệ vợ chồng, sự tương sinh giữa hai bản mệnh là rất cần thiết vì có sự tương sinh thì vợ chồng mới yêu thương, hòa thuận, mới cùng nhau vun đắp cuộc sống gia đình được viên mãn. Tuy nhiên, bản mệnh của người vợ phải ở tình trạng sinh xuất cho bản mệnh của người chồng thì sự tương sinh ấy mới thật sự là tốt đẹp, hoàn mỹ. Sự sinh xuất đó sẽ giúp người chồng gặp nhiều may mắn, con đường công danh, sự nghiệp của người chồng sẽ ít gặp những trắc trở, hoặc nếu có gặp thì sẽ dễ dàng vượt qua. Trường hợp này, dân gian gọi là người có số vượng phu ích tử. Ngược lại, bản mệnh người vợ được sinh nhập từ bản mệnh của người chồng thì người vợ sẽ được người chồng yêu thương, chở che, bao bọc. Vì ở tình
trạng sinh xuất nên người chồng không nhận được sự giúp đỡ của vợ, dù chỉ là “nhờ lộc tuổi của vợ” ... Dù sao, bản mệnh của hai vợ chồng rất cần có sự tương sinh về ngũ hành để cuộc sống gia đình được hạnh phúc.
Vì có tính chất Âm (-), Dương (+) của Ngũ hành nên khi nói đến tương sinh, cần chú ý đến nguyên tắc về Âm - Dương của 2 hành tương sinh đó. Sự tương sinh chỉ sảy ra khi hai hành đó có tính chất Âm (-), Dương (+) khác nhau, ví dụ:
Âm Kim sinh Đương Thuỷ
Dương Thổ sinh Âm Kim
chứ nhất quyết không có chuyện:
Âm Kim sinh Âm Thuỷ
Dương Thổ sinh Dương Kim
Có quan điểm cho rằng: Sự tương sinh chỉ sảy ra một chiều, theo hướng khí Âm (-) sinh khíĐương (+), chứ không thể khí Dương (+) sinh khí Âm (-). Chẳng hạn: cùng là Thổ và Kim nhưng chỉ có Âm Thổ sinh Dương Kim, chứ Dương Thổ không sinh được Âm Kim. Quan điểm này không chấp nhận được vì đã hiểu không đúng về nguyên lý Âm Dương trong dịch lý. Cổ nhân nói: Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm, Âm cực sinh Dương và Dương cực sinh Âm. Ví dụ: Không khí là Dương, nước là Âm. Trong không khí (Dương) có hơi nước (Âm) và trong nước (Âm) có bọt khí (Dương).
Dịch lý cho rằng: Âm Dương thuận lý (tức là khí Âm (-) và khí Dương (+) dung nạp, hòa hợp nhau) để biến sinh ra vạn vật, con người. Triết lý Âm - Dương khẳng định: Âm và Dương là hai thực thể ngoại tại, tự thân chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ: Không khí khi gặp lạnh sẽ tạo thành mưa, nước khi gặp nóng sẽ bốc hơi tạo thành khí; hoặc hết ngày thì đến đêm, hết mưa thì sẽ nắng.... Vì thế, quan điểm cho rằng chỉ có khí Âm (-) mới sinh được khí Dương (+) còn khí Dương (+) không thể sinh được khí Âm (-) là sai với thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Bên cạnh việc căn cứ vào Âm Dương của Ngũ hành, cần phải cân nhắc, xem xét đến yếu tố thứ 3 là bản chất lý tính của Ngũ hành (tức nạp âm thủ tượng, còn gọi nạp âm ngũ hành) của các hành đó để đưa ra kết luận: Thực chất mối quan hệ tương sinh của các hành đó như thế nào? Không thể cứ thấy đặc tính Ngũ hành tương sinh là khẳng định luôn các hành đó tương sinh, cũng không thể chỉ thấy thuận lý Âm (-) Dương (+) thì cho rằng như thế là được.
Biết rằng Thủy sinh Mộc nhưng phải biết đó là Thủy gì, Mộc gì ... chứ không thể cứ thấy Thủy với Mộc là khẳng định đó là tương sinh. Phải biết bản chất lý tính của các hành đó là gì để căn cứ mà luận giải. Chẳng hạn Bình Địa Mộc (Mậu Tuất - Kỷ Hợi: Cây đất bằng) rất cần có Thiên Hà Thủy (Bính Ngọ - Đinh Mùi: nước mưa trên trời) tưới xuống để tốt tươi, lớn mạnh, ngược lại, nếu Bình Địa Mộc gặp Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất - Quý Hợi: Nước biển rộng) thì cây non mới đâm cành trổ lá làm sao mà tồn tại nổi.
Tương tự như vậy, khi nói Hỏa sinh Thổ cũng không thể hiểu Hỏa nào cũng sinh được Thổ, ví dụ, Thiên Thượng Hỏa (Mậu Ngọ - Kỷ Mùi: Lửa trên trời) không sinh được Bích Thượng Thổ (Canh Tý - Tân Sửu: Đất trên vách) mà còn làm cho Bích Thượng Thổ bị hủy diệt.
Ngay cả khi bản chất lý tính của Ngũ hành được tương sinh nhưng chắc chắn sẽ có ý kiến khác nhau, thậm chí còn trái ngược. Chẳng hạn, lấy tuổi Mậu Tuất với tuổi Bính Ngọ làm ví dụ.
- Ý kiến thứ nhất cho rằng rất đẹp vì được tương sinh hai cấp độ (đặc tính và lý tính).
- Ý kiến thứ hai cho rằng không được đẹp lắm vì không thuận lý Âm Dương.
- Ý kiến thứ ba cho rằng bình thường, vì Ngũ hành từ khí mà ra nên Âm (-) Dương (+) là quan trọng. Dù được tương sinh ở 2 cấp độ nhưng sự nghịch lý Âm (-) Dương (+), coi như vứt bỏ.
Đây chính là sự phức tạp của thuyết Âm Dương Ngũ hành, làm cho người mới tìm hiểu, tiếp cận với Lý số học sẽ như lạc vào một trận đồ bát quái, khó tìm được đường ra.
Như vậy, mối quan hệ tương sinh của Ngũ hành không đơn giản như cách hiểu nôm na theo sơ đồ tương sinh đã nêu ở trang trước, mà khá phức tạp. Cũng lưu ý rằng, khi tìm hiểu về Ngũ hành tương sinh, bạn đọc nhất định phải chú ý đến 3 yếu tố sau:
1. - Đặc tính của Ngũ hành và tình trạng sinh xuất - sinh nhập.
2. - Tính chất Âm - Dương của Ngũ hành.
3. - Bản chất lý tính của Ngũ hành (còn gọi là nạp âm Ngũ hành).
Trong dân gian, có quan điểm cho rằng chỉ cần yếu tố thứ (3) là đủ, không cần thiết phải thêm 2 yếu tố (1) và (2), vì như thế chỉ thêm phức tạp, rối rắm. Nhưng cũng có quan điểm lại chú trọng tới yếu tố (1) và (2), bỏ qua hoàn toàn yếu tố nạp âm của Ngũ hành vì cho rằng như thế chỉ tăng thêm sự rối ren không cần thiết. Theo quan điểm của chúng tôi, sự kết hợp cả 3 yếu tố là điều cần thiết, không nên coi nhẹ bất kỳ yếu tố nào.
Chúng ta đều biết nạp âm Ngũ hành là sự phân chia ra 30 hành chi tiết của 5 hành cơ bản, để giải thích những sự phức tạp của quá trình sinh - khắc một cách hợp lý hơn khi áp dụng năm sinh để dự báo sự xung - hợp của tính tình con người.
Chúng tôi nghĩ rằng: Trong các trường hợp, khi bản chất lý tính của ngũ hành được xác định rõ ràng (nạp âm ngũ hành), thì sự kết hợp cả 3 yếu tố để luận giải sẽ tăng thêm độ chính xác, tin cậy của lời giải đoán, nhưng trong các trường hợp khác, khi lý tính của ngũ hành không thể xác định thì việc cân nhắc 2 yếu tố (1) và (2) là điều tiên quyết. Chẳng hạn, khi luận giải về giá trị của các sao trong lá số tử vi, người luận giải đương nhiên phải căn cứ vào đặc tính ngũ hành của các sao và vị trí Âm Dương của các sao để đưa ra lời kết luận. Trong những trường hợp như vậy, chỉ chú trọng tới yếu tố thứ 3 sẽ làm cho người đoán giải hoàn toàn rơi vào bế tắc.
Chúng tôi đưa ra nguyên tắc hội tụ 3 yếu tố trên để bạn đọc linh hoạt trong từng trường hợp. Chúng tôi cũng sẽ không đề cập lại vấn đề này khi bàn về Ngũ hành tương khắc, tương hòa hay quy luật chế hóa của Âm Dương ngũ hành ở những trang sau.
Đặng Xuân Xuyến
No comments:
Post a Comment