Vào một buổi
sáng cuối thu vừa đây, chúng tôi trong tổ chức văn chương HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU
MẶT TRỜI THI CA có cuộc hội ngộ cùng nhà thơ Phạm Ngọc Thái, nhân dịp ông cho
xuất bản tập "Phê bình & tiểu luận thi ca". Có thể nói đó là một
tác phẩm bình luận văn học tuyệt vời, hấp dẫn và quí giá... sẽ chính thức ra
mắt văn đàn chỉ trong ít ngày tới. Nhưng thôi, với tác phẩm phê bình và tiểu
luận thi ca đó, khi nhà thơ công bố phát hành sẽ đề cập đến sau. Trong bài viết
này chúng tôi lại muốn chuyện trò với bạn đọc về một vấn đề khác.
Như tên đề ở trên:
"Phạm Ngọc Thái với mấy nét tình sử về bài thơ "Người đàn bà
trắng" - Đó là một bài thơ hoàn bích nhất của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Cũng
trong buổi hội ngộ, chúng tôi có hỏi tác giả về tình sử của bài thơ tình đặc
biệt này - Sau đây xin lược trình lại câu chuyện cùng bạn đọc, để mọi người có
thể cảm nhận tình thi phong phú hơn.
Hỏi:
- Theo chúng tôi
được biết, Người Đàn Bà Trắng chính là một thần tượng về "tình yêu &
đàn bà" của nhà thơ. Vậy mong ông nói đôi nét về người đàn bà... mà ông đã viết nên bản tình ca bất hủ đó? Ngoài
đời người ấy chiếm một vị trí như thế nào trong trái tim và cuộc sống thi nhân?
Ông có thể hé mở một chút về cõi riêng tư đó... cho bạn đọc biết được không?
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái:
- Nói về thần tượng
tình yêu với người đàn bà, nhà thơ Nga Ler-môn-tôp từng viết:
Tượng
thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu
thơ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Người-đàn-bà-trắng với tôi là một mối tình lãng mạn, nhưng không phải là
một cuộc tình trăng gió. Chỉ bởi, tôi và nàng yêu nhau mà không thể đến với
nhau được mà thôi.
- Tại sao vậy, thưa ông?
- Người không vượt
qua được là tôi chứ không phải là nàng. Nhà thơ tiếp tục nói, khi đó tôi đã có
gia đình riêng, nhưng lại không thể bỏ vợ, dù rằng rất yêu nàng. Nàng không có
vướng mắc gì cả, thời gian ấy em vẫn còn là một thiếu nữ. Vấn đề này mình cũng
chỉ trao đổi với nhau một chút, đơn giản như thế thôi nhé!
- Vâng, không sao
cả.
Hỏi:
- Xin ông cho biết
số lượng những bài thơ ông đã đã sáng tác về người-đàn-bà-trắng có nhiều không?
Đó là những bài thơ nào trong cả tuyển với hàng trăm bài thơ tình của ông, nhất
là những tình thơ có thể gọi là hay?
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái:
- Nàng là người đàn
bà mà mình đã viết nhiều thơ yêu nhất, cũng nhiều thơ tình hay nhất. Có lẽ
Người Đàn Bà Trắng nổi trội và hay hơn cả đó thôi. Phần lớn những bài thơ tình
mình sáng tác khi xúc cảm lên đến tột điểm, đều là những bài thơ viết về nàng.
Như: Khóc bên Hồ
Núi Cốc, Sáng thu vàng, Sáng xuân nay, Trong mưa, Tiếng rúc chim đêm, vớt
trăng, Đêm thiếu nữ... còn rải rác hàng chục bài khác, không thể kể hết.
Sau đó nhà thơ đã
trao đổi với chúng tôi những lời tri kỷ qua một số bài thơ tình của ông, xung
quanh chân dung Người-đàn-bà-trắng.
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái:
- Thí dụ, Trăng Dạt
Trong Mây: Tôi đã sáng tác bài thơ này vào ngay sau cái ngày nàng đi... lấy
chồng. Tại sao cái cảm giác khi nàng lên xe hoa lấy chồng lại giống như
"bóng trăng dạt vào mây"? Nghĩa là, từ đây mối tình tôi và nàng sẽ bị
lấp đi, tối đi, cũng như cái thời mơ mộng, cháy bỏng tình yêu... cùng bao khát
vọng trái tim đời thiếu nữ của em, thế là không còn nữa? Nên mở đầu bài thơ
viết:
Trăng dạt trong mây
Em trôi vào cuộc sống...
Bỏ lại những bến bờ khát vọng lùi xa
Và những đêm thiếu nữ bên hồ.
Trong những ngày
yêu nhau, em từng thổ lộ với tôi về những nỗi niềm riêng tư của cả cuộc đời.
Yêu tha thiết đấy mặc dù vẫn biết là không thành. Em từng nói với tôi rằng em
không muốn lấy chồng? Có lần tôi đã khuyên:
- Thôi, em lấy chồng
đi!
- Sao anh lại nói
vậy? nàng hỏi lại.
- Như thế thì coi
như cuộc đời đã an bài, dùng dằng mãi chỉ khổ nhau thêm?
Bởi vậy trong bài
mới có những câu thơ:
Anh không hỏi gió có buồn
Lá có buồn
Một chiều nào đó có hư không?
Nỗi buồn sâu xa cuộc sống...
Cái tâm trạng chơi vơi, nửa vời - Thì mình
đã muốn em đi lấy chồng mà? Nhưng khi em đi lấy chồng thật, lại thấy trong lòng
trống vắng và mất mát:
Em bỏ lại trong lòng anh khoảng trống
Như thi ca! Tan vỡ mặt trời!
Trông theo em bờ-bãi-con-người
Ai sẽ nhặt lá rơi như những chiều thu ấy?
Giây phút tôi lại
nghĩ đến hình ảnh Hòn Trống Mái giữa biển khơi - Đó là núi-chồng, núi-vợ... mặc
gió to sóng cả, bão táp dập vùi mà vẫn thuỷ chung:
Biển vẫn nuối ngàn năm quanh Trống
Mái
Sắc ti-gôn ai từng hát thay ta...
Cả câu chuyện
tình với sắc hoa ti-gôn trong bài thơ của TTKH như cũng đang hát vọng lên, nhập
hoà vào trái tim yêu da diết của tôi đối với nàng. Người nữ sĩ đã từng than:
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có
thầm nghĩ đến loài tim... vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
(Hai
sắc hoa ti-gôn)
Còn ở trong bài
Trăng Dạt Trong Mây thì:
Em
đi biết bào giờ trở lại?
Gió
hồn anh thổi mãi bến bờ xa...
Ông nói sang một
bài thơ khác cũng viết về Người-đàn-bà-trắng, bài "Sáng thu vàng":
Vào một buổi sáng mùa thu sau thời gian xa cách - ông tiếp, bỗng nhiên tôi gặp
lại nàng. Cái cảm giác gặp lại người yêu lâu ngày xa cách, cứ bàng hoàng đứng
chôn chân giữa trời. Một sự tiếc nuối tràn đến, bên hồ làn tóc em bay trong
gió, đôi mắt nhìn thăm thẳm. Lại thấy mình tiếc nuối vì đã giục em đi... lấy
chồng? Nhưng tất cả đã rồi, chỉ biết thổ lộ vào thơ:
Sáng thu vàng mông mênh mênh mông
Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ
Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
Và
trái tim cũng không còn.
Em vẫn rất đẹp và
đầy cám dỗ, nhưng đã toát lên cái đẹp mang chất của một người đàn bà chứ không
còn phải của một thiếu nữ khi xưa. Một chút gì đó đã phôi pha trên khuôn mặt,
tâm hồn em có phần sâu lắng hơn:
Người con gái đã thành chính quả!
Phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha
Đôi
mắt em bóng trúc bay xoà...
Đường phúc hậu vầng trăng đầy nở...
Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!
Nhưng dù nàng có
đẹp hay cám dỗ thế chăng nữa, thì với tôi tất cả cũng không còn. Nàng phá cả
mùa thu trong xanh kia hay đã mang cả mùa thu êm đềm của tình yêu đi rồi?
- Nghĩa là người đàn
bà ấy đến với thi nhân, tất cả chính là để giành cho thi ca! Có phải vậy không,
thưa ông?
- Ý bạn muốn hỏi:
với tôi, nàng chỉ là của thơ ca hay đã chiểm cả trái tim trong cuộc đời? Có lẽ
là cả hai đấy! Người đàn bà ấy... tôi yêu mãi mãi. Bên em tôi lại thấy bồi hồi,
một sự khao khát lại được sống với em như ngày xưa. Sự khao khát ấy là vô tận,
không có hạn định của thời gian và cũng không có ngăn cách bởi không gian.
Mình nói thêm một
bài thơ nữa nhé, bài "sáng xuân nay" - Cũng vào một buổi sáng mùa
xuân gặp lại, sau cái ngày em đi lấy chồng ấy. Hai đứa cùng nhau vào một quán
nhỏ bên phố. Một cảm giác bâng khuâng, bổi hổi bên em lại tràn về. Hương trên
mái tóc em, làn da, tấm thân nồng nàn người đàn bà... tất cả trộn hoà trong
nhau. Thương nhớ và đắm đuối mà tạo thành những câu thơ:
Sáng
xuân nay không chít khăn tang, không mang áo cưới...
Gió
đi đâu không thấy thổi trên đường
Thơ nằm khóc trên nấm mồ êm ái
Anh
chỉ ngồi thầm lặng bên em.
Em vẫn đấy nhưng
đâu còn em nữa? Em của tôi đã xa lắc, xa lơ mất rồi. Xa mãi không về...
Hương phảng phất bay lên từ mái tóc
Tình trắng tinh như ngửa đôi bàn tay
Đôi
mắt em hoá thành mây trôi đi mất
Hồn
anh chao dưới những lá cây rơi.
Đúng là tình yêu
và cuộc đời? xoè đôi bàn tay ra... chỉ còn là đôi bàn tay trắng. Trời đất cũng hoá
vô vi. Ngồi bên em giây lát, bỗng nhiên mình lại liên tưởng đến bóng dáng của
cái lão Giăng Van Giăng tội nghiệp trong tiểu thuyết "Những người cùng
khổ" của V.Huy Gô. Suốt cuộc đời lão dành tình yêu thương cho nàng Cô Dét.
Lão sống hết cho nàng. Ấy vậy mà... tới khi lão chết vẫn chỉ một nấm mồ thui
thủi, cô đơn. Chỉ có những chiếc lá vàng, hết tháng năm này sang tháng năm khác
là đều đặn rơi trên mồ lão - Hình ảnh ấy đã vào thơ:
Cứ
yên lặng,
Ông
lão Giăng Van Giăng yên lặng...
Tôi
cũng như ông chỉ thấy lá vàng thôi,
Người đàn bà ấy đẹp giống cô Cô Dét
Nàng
yêu tôi, nhưng nàng đã đi rồi!
Nghĩa là, mỗi
bài thơ khi tôi viết về nàng đều từ một cảnh tình nào đó gợi ra, hoặc từ nỗi
nhớ nhung tạo thành cảm xúc để trái tim nhà thơ gửi nỗi niềm của mình vào đó.
Trong bài thơ
Người Đàn Bà Trắng cũng vậy. Tình thi này anh Trần Tứ Đức đã bình khúc triết
rồi, tôi chỉ dẫn giải thêm một chút - Nhà thơ nói tiếp, mình và nàng yêu nhau,
chỉ bởi cảnh tình không lấy được nhau... chứ không phải bị chia rẽ hay bởi sự
phá vỡ nào. Mình đã có vợ, còn nàng thì rồi cũng phải... lấy chồng. Dù thế, vẫn
thương nhớ nhau cả đời. Nên mới có đoạn triết lý rằng:
Em không
biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh
cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta
không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu
hình hài khắc mãi tim nhau.
Cám ơn sự chia sẻ
của nhà thơ! Chỉ xin hỏi ông thêm một câu nữa:
- Quan hệ giữa nhà
thơ và người-đàn-bà-trắng đã bao giờ đi đến tận cùng của tình yêu chưa, thưa
ông? Xin nhà thơ bỏ quá khi chúng tôi hỏi câu này, nếu như nhà thơ có thể hé mở
sâu chút nữa, cho thiên tình sử thêm phần sống động?
- Các bạn muốn hỏi
mình và nàng đã đi đến tận cùng của tình yêu chưa à?
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái:
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái:
Cái quí nhất của
người đàn bà chính là... "cái ấy"! Hầu như các thi nhân khi viết về
tình yêu và đàn bà, ai cũng đều muốn có những bài thơ sáng tác về của quí đó.
Đàn bà là xứ sở của đam mê, nơi bắt nguồn ngọn lửa Prômêtê sự sống, khát vọng
trái tim cả loài người.
Cũng xin nói ngay
vào bài thơ Người đàn Bà Trắng, có một đoạn thơ đã viết:
Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Chính là cái chỗ
thiên thai mà tạo hoá đã sinh ra trên thân thể của người đàn bà. Hai chữ
"chùm trinh", tức là chùm trái cấm - Ta có cảm giác như đó là cả một
chùm trái thơm ngon lành của nàng đang trĩu trịt, ăn vào là nhớ mãi. Ca dao đã
có câu:
Dao đâm vào thịt thì đau
Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời
Liên tưởng tới
truyện Kiều - Khi Kiều đang khoả thân trong buồng tắm, Nguyễn Du mô tả:
Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên
Nếu ở đây ta bàn
luận về hai chữ "dầy dầy" mà cụ đã tả ấy, đó là cái gì? Nghĩa của nó
không thể để chỉ về thân thể của nàng Kiều được - Bởi vì, tấm thân Kiều mà lại
"dầy dầy" thì khó coi quá. Một người đàn bà sắc đẹp đến nghiêng nước,
nghiêng thành:
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Mô-típ một người
con gái đẹp thời xưa thường có một tấm thân mảnh mai như liễu, như mai... chứ
không béo tốt, đẫy đà, đầy cảm hứng hưởng thụ như người hiện đại chúng ta bây
giờ.
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Kiều là như thế.
Còn nếu tả về đôi má Kiều mà lại là "đôi má dầy dầy" thì... nói vô
phép, quá là nói về má của... heo. Tôi thấy là chỉ có một chỗ duy nhất trên tấm
thân Kiều là có thể dùng hai chữ "dầy dầy", đó là hai bên... mép bướm
của nàng. Các bạn cứ tưởng tượng mà xem - Nhà thơ tiếp tục diễn tả: Nói về trái
cấm của Kiều "dầy dầy"... thì đúng quá đi rồi! Ta liên tưởng tới câu
thơ bà Hồ Xuân Hương cũng tả về chỗ ấy:
Cỏ
gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le te lách giữa dòng
Cho nên, tôi cho
rằng hình ảnh câu thơ "dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên" mà đại
thi hào Nguyễn du muốn nói đến, chính là cái... "bướm" của Kiều. Cả
một toà thiên nhiên mà tạo hoá đã sẵn đúc trên thân thể nàng. Thi nhân nào chả
muốn chơi thơ. Các bậc tổ tiên ta cũng rất khoái nói về của ấy, nhưng Người
khéo dùng chữ nghĩa cho lẩn đi mà thôi.
Xin trở lại với
bài thơ Người Đàn Bà Trắng: "chùm trinh" của nàng reo ca...
"chùm trinh" của nàng đã hát... Thân thể hoà với tâm hồn nàng đã trở
thành một tượng đài bất hủ - Hàm ý ấy được tích đọng vào trong câu thơ mang đầy
tính triết lý:
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Vậy theo các bạn,
viết được một bài thơ ý tình như thế thì mình đã đi đến tận cùng trong tình yêu
đối với nàng chưa? Ông cười ha hả, sau đó chuyển sang nói về một bài thơ khác.
Bài "Khóc
bên Hồ Núi Cốc" - Bài này cũng viết về Người-đàn-bà-trắng đấy, ông nhấn
mạnh lại như vậy.
Vào một đêm mưa
to gió lớn, đứng giữa bàu trời Hồ Núi Cốc mịt mùng... hoà trong câu chuyện tình
huyền thoại đau thương, lãng mạn trong truyền thuyết về nàng Công - chàng Cốc.
Lòng tôi bỗng bồn chồn, lại da diết nhớ đến người đàn bà của mình. Ôi, những
phút giây đã sống và ân ái với nàng? Nàng hiện lên trên bàu trời với cả một tấm
thân kiều diễm và mơ mộng, như câu thơ đã tả:
Em khỏa thân nằm trên bóng bến xưa bay...
Bài thơ Khóc Bên
Hồ Núi Cốc này đã được một nữ nhà giáo Diễm Loan bình, cũng có in trong tập
"Phê bình & tiểu luận thi ca" này, ông bảo vậy. Khi các bạn hỏi
mình và nàng đã đi đến tận cùng của tình yêu chưa? Các bạn hãy nghe những câu
thơ:
Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà
miệng còn muốn cắn vú người yêu!
Đó là cảm xúc bởi
nỗi khát khao yêu đến tột cùng. Đôi vú của người yêu cũng như cái ấy... là vô
giá nhất của người đàn bà. Người-đàn-bà-trắng có một tấm thân hút đến mê hồn,
nên những bài thơ tình tôi viết về nàng thường mang màu hoang dã. Tình thơ bao
giờ cũng dâng lên một cảm xúc cồn cào, muốn ôm ấp thân thể nàng, cùng người yêu
hưởng niềm lạc thú. Nói như thế không phải là tình yêu với nàng không thanh
tao? Đâu phải vậy. Có những người đàn bà không chỉ vẻ đẹp của tâm hồn mà cả thể
xác cũng quyến rũ, làm ta say đắm đến tột cùng. Nàng thuộc vào loại người đàn
bà ấy. Bởi vậy, trong bài thơ Người Đàn Bà Trắng mình mới kết rằng:
Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát,
Khúc thơ tình anh lại viết về em
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
Cám ơn nhà thơ!
Để kết thúc bài
viết với mấy nét về thiên tình sử này, chúng tôi xin đăng lại toàn bộ tình thi
trác tuyệt ấy của thi nhân, để bạn đọc thêm một lần cùng thưởng lãm:
NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG
Người đàn bà đi
trong mưa rơi
Chứa một trời
thầm như hoa vậy...
Chiếc mũ
trắng mềm em đội bầu trời
Khóm mây
trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em
đong những áng mây
Người đàn bà
trắng!
Em đi, về...
chao những hàng cây
Hồ gió thổi
lệch vành mũ đội
Thấm đẫm
mình em cả thềm nắng gội
Xõa ngang
vai mái hất tơi bời.
Nỗi niềm
thao thức
Những đêm
trăng nước...
Chùm trinh
em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà
ai mà định nghĩa?
Đường xưa đó
về đây em ơi!
Những con
đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác
gió và xác của mưa.
Em không
biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng
không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng
Trắng
Dẫu hình hài
khắc mãi tim nhau.
Vết thương
lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm
sao buồn, những đêm gió khát,
Khúc thơ
tình anh lại viết về em!
Người đàn bà
ngậm cả vầng trăng...
Hà Nội - 6.11.2013
Th.sĩ Anh
Nguyễn
Giảng viên
Trường ĐH Quốc Gia VN
Nguyên văn từ : nguyen.vienvanhoc@gmail.com
No comments:
Post a Comment