Di tích, di sản hiện đang là nội dung “nóng”
không kém các vấn đề xã hội khác. Thời gian qua, có nhiều câu chuyện liên quan đến
di tích, di sản; vui cũng có nhiều mà buồn thì cũng không phải là ít. Dường như
những gì đã và đang xảy ra hé mở, bộc lộ nhiều điều cần suy nghĩ...
Hội chứng... di sản?
Việt
Nam
là một đất nước giàu di sản, có thể khẳng định ngay điều đó. Cho dù những thăng
trầm của lịch sử, sự lạnh lùng, tàn nhẫn của thời gian hay khốc liệt của chiến
tranh đã xoá bỏ hay làm tổn hại, thì di sản, di tích cũng vẫn còn rất nhiều. Đó
là điều đáng quý, và tôn vinh di sản là việc làm cần thiết, đáng trân trọng!
Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế), Di sản Văn hoá Thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận năm 1993 |
Có
thể thấy những năm gần đây, di sản rất được quan tâm trên nhiều phương diện. Nhưng
cũng có thể thấy như đang có một hội chứng, một trào lưu di sản. Liên tục các
di tích được công nhận, liên tục các di tích được “lên đời”. Những công trình,
di tích, thắng cảnh... chưa được xếp hạng thì gắng được xếp hạng; di tích đã được
xếp hạng cấp tỉnh, thành phố thì cố lên hạng quốc gia; và những di tích đã ở hạng
quốc gia thì lên hạng... đặc biệt. Về bản chất, điều đó có ý nghĩa không hay chỉ
là một thứ danh hiệu mỹ miều, phù phiếm?
Khu phố cổ Hội An (Quảng Nam), Di sản Văn hoá Thế giới - 1999 |
Và dường
như đang có một cuộc đua ngấm ngầm giữa các địa phương trong việc được xếp hạng,
phong cấp danh hiệu di sản. Địa phương nào cũng như đang cố tìm lấy những gì tiêu
biểu nhất, tinh tuý nhất của mình để đệ trình, để xin phong danh hiệu, để quảng
bá cho quê hương mình. Ở góc độ nào đó, thì cũng là điều tốt, đáng quý; nhưng
nhìn kỹ, xem kỹ thì không hẳn vậy.
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Di sản Văn hoá Thế giới - 1999 |
Thử nhìn
lại, bắt đầu từ Miền Trung... Năm 1993, Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên
- Huế) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, cũng là di sản thế giới
đầu tiên của Việt Nam ;
năm 1999, lần lượt Khu phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (cùng của tỉnh Quảng Nam ) được công
nhận Di sản Văn hoá Thế giới. Có lẽ, cụm từ “Con đường di sản Miền Trung” bắt đầu
từ đây... Tới năm 2003, hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình),
được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên, đã nối dài con đường di sản Miền
Trung lên phía bắc Trung Bộ. Năm 2011, Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá) được UNESCO
vinh danh đã tiếp tục kéo dài con đường di sản tới đỉnh phía bắc của Miền
Trung. Lịch sử và địa lý không chia đều những món quà quý giá cho tất cả các vùng
miền; nhưng... nỗ lực của con người thì luôn bền bỉ đáng khâm phục.
Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá), Di sản Văn hoá Thế giới - 2011 |
Sau
những đề cử thất bại với các di sản: Vườn Quốc Gia Cúc Phương (1991),Cố đô Hoa
Lư (1991), tỉnh Ninh Bình (Bắc Bộ) vẫn kiên trì trong việc kiếm tìm di sản tầm
thế giới, khi mà con đường di sản Miền Trung đã kéo dài lên tới tỉnh Thanh Hoá
láng giềng ở phía nam. Cụm di tích - thắng cảnh Tràng An – Bái Đính của Ninh Bình
đã được lập hồ sơ và đang được quảng bá, vận động rất tích cực với niềm hy vọng,
niềm tin mới.
Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long,Di sản Văn hoá Thế giới - 2010 |
Nhiều
địa phương không được ưu ái về cảnh quan thiên nhiên hay di tích, di sản kiến
trúc đang nỗ lực kiếm tìm di sản văn hoá phi vật thể ở các hình thức nghệ thuật
dân gian và lễ hội. Sau những Nhã nhạc Cung đình Huế (được UNESCO công nhận năm
2008), Không gian Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên (2008), Dân ca Quan họ (2009);
Ca trù (2009); thì tới năm 2010, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc - Hà Nội
được vinh danh. Một năm sau đến lượt Hát xoan – Phú Thọ (2011). Đầu năm 2013, một
lần nữa tỉnh Phú Thọ lại vinh dự nhận danh hiệu UNESCO cho “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ”
Khu di tích – danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), di tích Quốc gia đặc biệt – 2012; hiện đang có kế hoạch lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới |
Có vẻ
như con đường đến với di sản phi vật thể dễ hơn chăng, nên nhiều nơi, nhiều địa
phương đã... sốt ruột khi tên chưa có tên mình trên bản đồ di sản đất nước. Đã
thấy rất nhiều những gợi ý, những đề xuất, đề cử từ các địa phương. Dân ca ví -
giặm Nghệ - Tĩnh (thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh) đã được lập hồ sơ và đệ trình
UNESCO. Tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Văn hoá - Thể thao – Du lịch xem xét Di sản
nghệ thuật Bài chòi để trình lên UNESCO... Các tỉnh chưa có di sản thế giới hay
chưa có di sản đang/ sắp đệ trình UNESCO thì cũng đều có di tích, di sản cấp quốc
gia; ở nhiều thể loại: Di tích lịch sử - văn hoá, thắng cảnh, di sản phi vật thể...;
và khả năng “lên đời” là rất có thể!
Nhiều năm nay, khu di tích Yên Tử luôn là một công trường xây dựng ngổn ngang |
Con đường
di sản Miền Trung trong tương lai có lẽ sẽ không bị... đứt một đoạn nào; bởi dải
đất này rất tiềm tàng về di tích lịch sử, cảnh quan, văn hoá; và khi tất cả đang... hết lòng vì di sản.
Có lẽ
chưa bao giờ “mùa di sản” lại rộn ràng như bây giờ, từ cấp Quốc gia đến Quốc tế.
Đầu năm 2013, Lễ hội làng Thổ Hà (Bắc Giang) đón nhận Bằng công nhận Di sản văn
hoá phi vật thể cấp quốc gia; tiếp đó là Lễ khao lề Thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn,
Quảng Ngãi)... Nhiều hồ sơ đã và đang được lập để trình ra thế giới như Chầu văn
(Nam
Định), Hát then (Tuyên Quang), Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), Đờn ca tài tử
Nam Bộ, Đảo Cát Bà (Hải Phòng), Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)...
Dinh Độc lập (Hội trường Thống nhất, TP. HCM) một công trình kiến trúc của thời kỳ hiện đại, được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt - 2009 |
Số
di sản này với hàng loạt hồ sơ làm cho UNESCO... phát hoảng và đã cảnh báo hiện
tượng xếp hàng “ứng thí”. Theo thông báo của văn phòng đại diện UNESCO tại Việt
Nam ,
trong năm 2013, sẽ chỉ có 1 đề cử di sản của Việt Nam dành chiến thắng, trong
khi ta đang có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 4 hồ sơ ở mỗi hạng mục. Nhưng hình
như những cảnh báo và những thất bại không làm người ta nản lòng, để cố gắng, nỗ
lực kiếm (hoặc kiếm thêm) một tấm bằng, một danh hiệu di sản!
Và cứ
đà này, có lẽ, đến lúc nào đó, ở đất nước Việt Nam , cứ... ra ngõ là gặp di sản!
Và... nỗi buồn di sản
Núi Đôi (Quản Bạ, Hà Giang), sau khi được phong di sản, đã được “làm đẹp” một cách phi tự nhiên như thế này. (Ảnh chụp 2013) |
Cũng trong “mùa di sản” rộn ràng, thì cũng lại dồn
dập những câu chuyện buồn. Di tích lịch sử - khảo cổ Đàn Xã tắc – Thành Thăng
Long (Hà Nội, được công nhận Di tích Quốc gia 2007); đang sắp bị cầu vượt đè lên,
và đang gây tranh cãi, trong đó có cả tính xác thực của di tích. Chùa Một Cột,
ngôi chùa độc đáo nổi tiếng từ thời Lý,
Làng cổ Đường Lâm – làng cổ đầu tiên được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia - 2005 |
là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội, đang
“rung chuông” kêu cứu về sự xuống cấp và dột nát, mà các nhà quản lý văn hoá vẫn
thờ ơ. Hàng chục hộ dân ở Làng cổ Đường Lâm (làng cổ đầu tiên được công nhận Di
tích lịch sử - văn hoá Quốc gia - 2005) viết đơn gửi chính quyền xin trả lại
danh hiệu di tích bởi những bất cập trong các vấn đề xã hội, liên quan đến việc
xây dựng công trình trong làng cổ... Điều trớ trêu trong câu chuyện ở Đường Lâm,
là làng cổ này đang được xem xét để lập hồ sơ, cho “lên đời” ở tầm di sản thế
giới!
Giải pháp nào bảo tồn làng cổ Đường Lâm??? |
Trước đó, nhiều chuyện đã xảy ra với những di tích,
di sản và cũng chưa có nhiều người quên: Chùa Trăm Gian (Hà Nội) ngót nghìn tuổi
bị trùng tu biến thành 1 tuổi ; Thành nhà Mạc ở Tuyên Quang cổ kính biến
thành cái... “lò gạch” mới toe... Đấy là những di sản xếp hạng quốc gia; còn di
sản thế giới cũng không phải không có chuyện. Phố cổ Hội An đang bị cảnh báo vì
mất hồn phố cổ; Thành Nhà Hồ khảo cổ và phục dựng Đàn Nam Giao thiếu cơ sở; mới
đây nhất là việc xây dựng vô nguyên tắc trong Thánh địa Mỹ Sơn, gây ảnh hưởng
trực tiếp đến kết cấu - kiến trúc các đền tháp...
Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự, Hà Nội) kêu cứu trước sự thờ ơ của các nhà quản lý. |
Hình như người ta vẫn cứ cho rằng, phải xây dựng
thêm phải tô đắp thêm, phải đắp điếm cầu kỳ thì mới tôn vinh di sản, làm di sản
đẹp hơn. Rất nhiều di tích, di sản đã bị phá hoại dưới danh nghĩa bảo tồn, trùng
tu. Công viên đá Đồng văn (Hà Giang) được công nhận di sản thế giới, là thành
viên mạng lưới công viên địa chất toàn cầu năm 2010; mới đây đã hoàn thành quy
hoạch tổng thể ; không biết trong tương lai sẽ ra sao; nhưng khi xem bản
quy hoạch, không ít người lo lắng. Khu di tích lịch sử - danh thắng Yên Tử, có
giá trị đặc biệt (và mới được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt – năm
2012) nhiều năm nay lúc nào cũng ngổn ngang như một đại công trường... Và rất
nhiều di tích, di sản khi chưa được xếp hạng, hoặc chưa “lên đời”,
thì rất bình
yên ; nhưng khi được khoác thêm danh hiệu, thì sự bình
Đàn Xã Tắc – Thành Thăng Long (Hà Nội) – có xây cầu vượt qua không ? |
yên không còn nữa.
Cơn bão du lịch, sự thương mại hoá, công tác “bảo tồn, trùng tu, tôn tạo cảnh
quan...” không đúng cách, vô nguyên tắc đã làm phá hoại và vẩn đục di sản. Thêm
vào đó, để bảo vệ di tích trước sự yêu mến đến... điên rồ của người tham quan,
người ta đã dùng nhiều biện pháp... cơ học, bằng rào, bằng dây, bằng xích... ;
bằng đủ thứ các loại biển cấm - rất phản cảm.
Đình An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) mới được công nhận Di tích Quốc gia 4/2013 |
Khách quan mà nói, công tác bảo tồn di sản là không
dễ, mà rất khó; nhưng cũng không thể đổ lỗi cho khó. Hiện nay chúng ta đang “di
sản hoá” mà không đi vào thực chất của vấn đề bảo tồn, đang lấy số lượng thay
chất lượng, lấy những danh hiệu bề nổi thay cho giá trị cốt lõi. Những câu chuyện
buồn về di sản có nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân ấy chính là
cái tâm
Bảo vệ di sản như thế nào??? (Bia Tiến sỹ, Văn Miếu - Thăng Long, Hà Nội, Di sản Tư liệu thế giới – 2010) |
của con người trước di sản, trước lịch sử và quá khứ. “Di sản” - bản thân
từ đó đã nội hàm một chiều sâu, chứ không phải là một thứ giống như hàng chợ hay
đồ công nghiệp. Những danh hiệu có ý nghĩa gì không, khi những giá trị nguyên bản
và chân chính không gìn giữ được?
Có thể khi nào, ra ngõ gặp di sản, cũng có nghĩa là
gặp nỗi buồn ?!?!
Hà Nội 24/05/2013
Nguyễn Trần Đức Anh
____________________
No comments:
Post a Comment