Đời đã thiếu
Nợ thơ cũng
chịu
Chỉ nửa
vần
Người
có... tôi xin.
Giọt mưa trên lá
Nửa khuya giật mình
Tiếng quen sao lạ
Mưa xiên lá đổ
Xót người bâng quơ
Mùa sang mấy độ
Mưa xuyên cành lá
Mang đi bụi ngày
Đêm còn... Mưa mãi...
Mưa đan gió gọi
Mắt sâu mặn nồng
Hanh hao một cõi
Trời đất yêu gì
Tôi yêu quá đổi
Mưa già... sân si
VĨNH THUYÊN
Giọt mưa trên lá
Nửa khuya giật mình
Tiếng quen sao lạ
Mưa xiên lá đổ
Xót người bâng quơ
Mùa sang mấy độ
Mưa xuyên cành lá
Mang đi bụi ngày
Đêm còn... Mưa mãi...
Mưa đan gió gọi
Mắt sâu mặn nồng
Hanh hao một cõi
Trời đất yêu gì
Tôi yêu quá đổi
Mưa già... sân si
VĨNH THUYÊN
Lời bình của Lê Liên
Tôi không có diễm phúc đọc
được nhiều thơ, (bởi bây giờ có quá nhiều người làm thơ!) Riêng với tác giả
Vĩnh Thuyên tôi mới đọc được một số bài thơ của anh.
Cũng giống như thi hữu Lê Hào nhận
xét “thơ (Vĩnh Thuyên) đa chiều... Mỗi bài thơ điều có một cái ý mới lạ.
Làm thơ không sa vào cái mòn cũ quả là không dễ…”. Đúng vậy, tôi
cũng đồng tình như thế!
Bởi, mỗi bài thơ của Vĩnh Thuyên như
tiếng lòng của mỗi kiếp người, ở nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Tôi thầm nghĩ
Vĩnh Thuyên có bề dày, bề sâu của những trải nghiệm đa chiều như thế chăng? Hay
anh là người luôn tĩnh thức trước cuộc sống? Để rồi ghi nhận lại và chia sẻ cảm
xúc của mình với mọi người qua những sáng tác rất cô đọng nhưng vô cùng súc
tích của anh.
Khi nhận được bản thảo bài
thơ MƯA GIÀ… SÂN SI này, tôi khám phá ra nhiều điều thú vị:
Chỉ có bốn từ trong một câu thì việc
chuyển ý tưởng đã khó.
Mà mỗi khổ thơ chỉ có ba câu thôi!
Nhưng nó chạm vào lòng trắc ẩn của ta. Khiến cho ta chiêm nghiệm ra được triết
lý sâu xa nào đó (?) Mà chỉ có ta mới tự cho mình một phương án thích hợp, để
lấp vào khoảng trống thiếu trong cuộc đời mình.
Tôi chắc rằng tác giả đang
“mở lòng mình ra trước”, để mời gọi mọi người “tùy thích” chia sẻ “thêm” cảm
xúc của mình vào những câu thơ tiếp theo, cho trọn vẹn từng khổ thơ mà anh đang
“bỏ lửng”!
Và, với sự phối hợp rất thông
minh này, phải chăng nhà thơ muốn tạo nên những bản giao hưởng tuyệt vời,
muôn màu muôn vẻ trong đời sống riêng của mỗi con người?
“Đời đã thiếu
Nợ thơ cũng chịu
Chỉ nửa vần
Người có...tôi xin”
Hy vọng bạn sẽ không ngạc nhiên khi
tôi đề cập đến khổ thơ này! Vĩnh Thuyên đã tách nó ra riêng, để làm lời
bạt. Ta có thể hiểu nó ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Ngôn từ ĐỜI chừng như đã
hòa nhập, đã tan loảng vào mỗi con người chúng ta. Ta cảm nhận được khái niệm
về ĐỜI bởi vì trong đó bao gồm cả ta nữa.
“Đời đã thiếu”
Có ai dám tuyên bố mình
không hề thiếu thốn ? Người thì thiếu tiền bạc, vật chất; người thiếu
tình thương yêu, và gần như ai cũng CÓ nhiều thứ rồi, nhưng luôn cảm thấy CHƯA
ĐỦ.
Mặt khác: Ta thiếu nợ đời; Người
thiếu nợ ta.
Cái vòng lẩn quẩn ấy cứ xoáy vào Đời,
vào Người , vào Ta như luân hồi, nghiệp chướng vậy.
Nhà thơ thừa nhận "đời đã
thiếu” như một mặc nhiên. Anh không nói rõ đã THIẾU GÌ?
Đời thiếu nợ ta (?) Hay Ta thiếu
nợ Đời? Bởi, nó muôn hình vạn trạng. Chỉ mỗi người, tự cảm nhận được
mình đã thiếu gì mà thôi!
“Nợ thơ cũng chịu”.
Câu thơ trên dùng từ ĐÃ.
Câu tiếp dùng từ CŨNG như là nghệ thuật khoan đối, biểu hiện sự đồng
tình, cam chịu vì nhau.
Thơ và đời hai bản
thể không tách rời nhau.
Vĩnh Thuyên có bút pháp khá độc đáo:
hay dùng từ đồng âm đa nghĩa. Cho nên từ CHỊU ở đây ta cũng có thể hiểu như là
THIẾU CHỊU nữa.
Vậy nên, nhà thơ đang đưa chúng ta
qua góc cạnh khác, mà nói dí dỏm một chút theo ngôn ngữ kinh tế là “mất khả
năng chi trả”, cho nên Đời mà đã thiếu rồi, thì lấy chi trả nợ cho thơ?
Phải chăng khi rơi vào tình trạng bất
khả kháng rồi, Vĩnh Thuyên cứ phó mặc nợ cho đời, nên cũng đành thiếu chịu với thơ?
Nhưng rồi anh lại tha thiết:
“chỉ xin nửa vần
Người có…tôi xin”
Cũng hợp lý thôi! Thà xin
để không bị thiếu nợ. Mà chỉ xin “nửa vần” thôi. Thì ra, nhà thơ cũng biết làm khó cho người rồi? Một cách làm khó thật đáng yêu khiến người
ta không thể từ chối, mà còn rộng lòng sẻ chia!
Có phải vì lẽ trên mà
mấy khổ thơ sau, Vĩnh Thuyên chỉ làm có ba câu để chờ người khác cho nốt những
câu còn lại, như cách gởi gấm hay chia sẻ cảm xúc cho nhau.
Bạn thử cho Vĩnh Thuyên “câu thơ
của riêng bạn”, nhà thơ nhận rồi, nó vẫn là của riêng bạn đấy thôi! Nghệ
thuật cho và nhận ở đây mới thú vị làm sao!
“Giọt mưa trên lá
Nửa khuya giật mình
Tiếng quen sao lạ”
Nửa khuya giật mình
Tiếng quen sao lạ”
Vĩnh Thuyên thường
dùng những hình ảnh rất mộc trong đời sống, để khắc họa vào đó những ưu tư
rất đổi thường tình, nhưng lại mang đậm tính triết lý sống rất sâu sắc.
“Giọt mưa trên lá”
Chẳng ai lạ gì tiếng mưa rơi, vậy mà âm thanh của giọt mưa rơi trên lá “rất khẻ” bỗng dưng làm ta giật mình?
“Nửa khuya giật mình
Tiếng quen sao lạ”
Bối cảnh ban đêm thường cho chúng ta đối diện với chính mình dễ dàng hơn. Sự thinh lặng của đêm thường giúp chúng ta lắng nghe được tiếng lòng của mình rõ hơn.
Chẳng ai lạ gì tiếng mưa rơi, vậy mà âm thanh của giọt mưa rơi trên lá “rất khẻ” bỗng dưng làm ta giật mình?
“Nửa khuya giật mình
Tiếng quen sao lạ”
Bối cảnh ban đêm thường cho chúng ta đối diện với chính mình dễ dàng hơn. Sự thinh lặng của đêm thường giúp chúng ta lắng nghe được tiếng lòng của mình rõ hơn.
Ở đây tác giả viết: “nửa khuya giật
mình” như mở lối cho chúng ta “sớm cảnh tỉnh”, đừng “để quá muộn”, khi
mình chợt “thấy lạ trước những điều thân quen”, đã cố hữu trong đời sống của
mình.
Bởi, trong đời sống hàng ngày, chúng
ta thường vô tình khi tiếp nhận tình yêu thương, chăm sóc của người thân, coi
đó như một sự hiển nhiên, rồi mặc nhiên chúng ta quên đi lòng biết ơn và sự đáp
trả đối với họ.
Nói cách khác, chúng cần phải
biết để ý đến cảm nhận của những người chung quanh mình nhiều
hơn nữa để tránh được cảnh:
“Mưa xiên lá đổ
Xót người bâng quơ
Mùa sang mấy độ”
Xót người bâng quơ
Mùa sang mấy độ”
“Mưa xiên lá đổ”
Hình ảnh này làm ta liên tưởng đến
những điều đáng tiếc thường xảy ra trong cuộc sống, khi mà những mối quan hệ
tốt đẹp của con người, bị đổ vỡ từ những điều tưởng chừng như rất vụn vặt, rất
vô lý.
Để rồi không chỉ người trong
cuộc, mà còn lây lan cho cả những người ngoài cuộc phải “Xót người
bâng quơ”. Làm cho “Mùa sang mấy độ” (Khiến ta chạnh lòng!) Tự nghĩ
những chuyện đáng tiếc đó, liện có cơ duyên khôi phục lại, được tốt đẹp như xưa
không?
“Mưa xuyên cành lá
Mang đi bụi ngày
Đêm còn...Mưa mãi...”
Khi có ai đó phàn nàn về chuyện bị dơ bẩn, ta thường nghe các cụ chỉ dẫn “Lấy nước làm sạch”. Nước mang lại giải pháp hữu hiệu khi ta muốn làm sạch cái gì đó. Mà mưa là nguồn nước vô tận cung cấp cho sự sống này.
Mang đi bụi ngày
Đêm còn...Mưa mãi...”
Khi có ai đó phàn nàn về chuyện bị dơ bẩn, ta thường nghe các cụ chỉ dẫn “Lấy nước làm sạch”. Nước mang lại giải pháp hữu hiệu khi ta muốn làm sạch cái gì đó. Mà mưa là nguồn nước vô tận cung cấp cho sự sống này.
Với khổ thơ trên Vĩnh Thuyên cho ta
hình dung được sự tươi mới của vạn vật sau khi được gột rửa trong mưa.
“Mưa xuyên cành lá”
Hình ảnh này luôn cuống hút tầm
nhìn của mỗi người khi ngắm mưa bay! Từ “xuyên” cho ta hình tượng rất
đẹp.
Tác giả đã khéo léo gởi gấm vào
từ “xuyên” này biết bao nỗi niềm: tấm chân tình, lòng tận tụy, sự
thấu đáo, tính uyển chuyển trong mối quan hệ cộng đồng
Mưa trong khổ thơ này
là hiện thân của một tình cảm đầy thiện chí, nó mang đi những tì
vết xấu, và làm triển nở những điều tốt đẹp.
Chỉ khi người ta đối xử
chân tình với nhau, thì mối quan hệ ấy mới được duy trì mãi mãi.
“Mưa đan gió gọi
Mắt sâu mặn nồng
Hanh hao một cõi”
Mắt sâu mặn nồng
Hanh hao một cõi”
Thú thật, khi đọc “mưa đan
gió gọi” lập tức trong trí tưởng của tôi hình thành ngay một tấm lưới yêu
thương, được dệt bằng những sợi mưa mát rượi, chúng giăng mắc vào nhau để đón
gió về. Lúc ấy, gió sẽ lọt qua từng ô lưới, khiến những âm thanh reo vui bật
lên rộn rã .
Hình ảnh sinh động trên, cho
ta liên tưởng đến mối tương giao tốt đẹp, được xây dựng bởi sự THUẬN TÌNH.
“Mắt sâu mặn nồng/ hanh hao một
cõi” . Hai câu thơ thật thâm trầm! Khắc họa nên hình ảnh đẹp của con người
miệt mài suy tư, luôn trăn trỡ cho cuộc sống.
Vĩnh Thuyên đang nhắc nhỡ cho
ta biết trong cuộc đời này, cái gì cũng có “giá trị riêng” của nó. Nếu không ưu
tư, thao thức, không “theo đuổi đến cùng” thì làm sao ta đạt được ước mơ.
“Trời đất yêu gì
Tôi yêu quá đổi
Mưa già... sân si”
Tôi yêu quá đổi
Mưa già... sân si”
Khổ thơ cuối này thật đáng yêu! Ta
nhận ra sự vô tư trong nếp nghĩ của một tâm hồn quảng đại. Tác giả cũng không
ngại ngùng, dấu diếm, mà còn thừa nhận rằng mình đã yêu, và dâng hiến cả tấm
lòng của mình cho tình yêu không một mảy may toan tính hơn thua, được mất.
Ta thường nghe “thương nhau lắm! cắn
nhau đau”. Để có một tình yêu hoàn hão, người ta phải trãi qua những xung đột
trong đời sống, rồi tự điều chỉnh lại cho phù hợp với nhau hơn.
Thậm chí, có khi phải thỏa hiệp
cả với những điểm xấu của nhau, bằng tấm lòng khoan dung, độ lượng, để mong
trung tín trọn vẹn với tình yêu, mà mình đã lựa chọn.
Bài thơ ngắn nhưng hàm
chứa nhiều nội dung sâu sắc.Trong phạm vi nhỏ, hạn hẹp này, tôi chỉ bày tỏ được
một vài khía cạnh ở bề nổi. Bạn có thể nhận thức về nó từ góc khuất nào đó, rất
đa chiều, mà nhà thơ đang cất giữ, và cả chính bạn cũng đang cất giữ.
Với tôi, đây là một “Dụ Ngôn Tình Yêu”
đặc sắc.
Cảm ơn nhà thơ Vĩnh
Thuyên đã giúp tôi khám phá ra những điều bí ẩn trong cuộc sống
này.
Lê Liên
2 comments:
Hay từ Thơ đến bài Bình
Chân Thành cảm ơn bạn GỔ TẠP đã có lời khen đầy khích lệ cho nhà thơ Vĩnh Thuyên và Lê Liên.
Lê Liên có vào Bloog của bạn, Được biết bạn là một nhà Điêu Khắc nên rất ngưỡng mộ. Hy vọng có dịp giao lưu với bạn.
Chúc bạn có một Tinh Thần Sảng Khoái trong một Cơ Thể Khỏe Mạnh để sáng tác nhiều tác phẩm tuyệt đẹp nhé!
Thân ái,
Lê Liên
Post a Comment