Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, May 14, 2013

TÁC GIẢ TÂY NINH TRONG BỘ SÁCH “VĂN HỌC MIỀN NAM LỤC TỈNH” - Phan Kỷ Sửu

  

    Bộ sách  “Văn học Miền Nam lục tỉnh”  (VHMNLT) của tác giả Nguyễn Văn Hầu đã xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1974 gồm 4 tập. Quý I năm 2012, Nhà xuất bản Trẻ  đã mua bản quyền và tái bản gồm 3 tập. Tập I: Miền Nam và Văn học dân gian địa phương, tập II : Văn học Hán Nôm thời khai mở và xây dựng đất nước, tập III : Văn học Hán Nôm thời kháng Pháp và thuộc Pháp.

    Ông Nguyễn Văn Hầu là một tác giả uy tín ở miền Nam trước năm 1975 với hơn 20 tác phẩm giá trị trên nhiều kỉnh vực văn học, sử học, tôn giáo, du ký. Ông hiệu Bút Trạch, sinh năm 1922 tại An Giang. Thông thạo Pháp và Hán Văn, ông viết báo, viết sách, diễn thuyết dạy văn, sử tại nhiều trường trung và đại học ở Sài Gòn. Ông là một học giả có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử khai phá và phát triển miền châu thổ Hậu Giang của đất nước cùng nhiều tác phẩm nghiên cứu về nền văn minh cổ đại tại các nước châu Á. Ông mất ngày 12/3/1995.

   Đây là một bộ sách khảo cứu văn học quan trọng cho tất cả những ai có nhu cầu nghiên cưu tìm hiệu về diện mạo, tiến trình và tính chất của nến văn học trên vùng đất mới miền Nam.Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu thì: "Có hơn một ý kiến phát biểu rằng văn học miền Nam không có quá khứ gì đáng kể” và ông đã khẳng định mạnh mẽ “Ai cũng biết ý kiến đó ngang xương và hời hợt, tuy nhiên, nếu chỉ nhìn lướt qua trên mặt tầng, hoặc cứ nhầm tìm hiểu những tác phẩm lớn như một nhà văn Pháp chỉ truyện Kiều, thì quả tình bất cứ ai cũng lâm vấp như vậy ..(sách VHMNLT trang 34). Ông Hầu còn nói rõ hơn : “Nhưng văn học phải đâu chỉ đòi hỏi rặt những tác phẩm lớn như truyện Kiều, cũng như muốn đánh giá một nền văn minh đâu phải chỉ tìm thấy thể hiện nơi một ông Jésus, một ông Khổng hay một ông Phật! Và ông đúc kết lại: “Văn học miền Nam gồm các tác giả vô danh và hữu danh, các tác phẩm lớn nhỏ với nhiều bộ môn gộp lại như bất cứ thành phần văn học ở đâu”  (VHMNLT trang 34).

   Bên cạnh các tác giả tác giả tên tuổi của nền văn học Hán Nôm thời mở đất và xây dựng vùng đất mới Lục tỉnh miền Nam này như Mạc Thiên Tích, Võ Trường Toản, Trịnh Hòai Đức, Đòan Minh Huyên, Phan Thanh Giản, Bùi Hữi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu, Hùynh Mẩn Đạt, Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Nguyễn Thông, Nguyễn Hữu Quân, Nguyễn Văn Lạc, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Quang Diêu…, đất Tây Ninh vẫn có vài gương mặt tiêu biểu đã đóng góp nhiều tác phẩm mà tác giả Nguyễn Văn Hầu đã sử dụng để biên soạn bộ sách như các cụ Võ Văn Sâm, Tô Ngọc Đường, Hi Đạm.

Cụ Võ Văn Sâm sinh năm 1868 tại làng Thái Bình, quận Châu Thành (Tây Ninh nay là Phường I Thị xã Tây Ninh). Năm 1891, cụ  đi dạy học ở Tây Ninh rồi làm thư ký tại Ty Công chánh Tây Ninh. Chỉ một thời gian ngắn cụ xin nghĩ việc và tham gia làng báo Sài Gòn, cụ viết cho các báo Nông Cổ Mím Đàm,Gia Định Báo.Lục Tỉnh Tân Văn. Cụ còn là một nhà thơ tài hoa với nhiều áng thơ bày tõ tấm lòng yêu nước, thương dân. Cụ là thành viên trong thi đàn Quốc Biểu, nhóm thi văn đầu tiên ở Tây Ninh ra đời tại Gò Chẹt, một địa diểm ven rạch Tây Ninh thuộc tỉnh lỵ Tây Ninh ngày trước nay là Khu phố 2 Phường I Thị xã Tây Ninh. Cụ cũng là tác giả tập thơ “Thi Phú Văn Từ” xuất bản năm 1912 tập hợp nhiều tác phẩm hay của các các giả nỗi tiếng ở miền Nam và nhiểu bài thơ ca ngơi các danh lam, thắng cảnh của quê hương Tây Ninh. Trong bộ sách VHMNLT có sử dụng một số tác phẩm do cụ Sâm sưu tập.Thế nhưng đề cụ là Vỏ Sâm là chưa chính xác mà tên đầy đủ của cụ là Võ Văn Sâm.

   Cụ Tô Ngọc Đường sinh năm 1880 tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh Thượng, quận Thái Bình (nay là Phường 3 Thị xã Tây Ninh). Cụ mất năm 1956, hiện tro cốt được con cháu thờ tại chùa Linh Quang (Phường 3 Thị xã) .Vốn là một Đốc phủ sứ nhưng rất yêu thích thơ ca và  cũng là thành viên  của Thi đàn Quốc Biểu, là một trong những nhà thơ tiền bối từng tham gia ngâm vịnh, thưởng hoa mai trắng trên Núi Bà Đen cùng nữ sĩ Sương Nguyệt Anh năm Tân Sửu 1901. Cụ là tác giả  tập “Thi Phú Văn Đàn”. Đây là một tuyển thơ  nhiều trang,khổ lớn do chính cụ thực hiện từ năm 1905 đến năm 1962, trong đó có thơ do cụ sáng tác và  nhiều tác giả ở Nam Bộ. Các tác phẩm do cụ viết tay và đánh máy bên cạnh nhiều tác phầm được cụ sưu tầm và cắt ra từ nhiều sách báo cũ và dán vào. Cho đến khi cụ mất sách cũng chưa xuất bản. Trước năm 1975 cụ Hi Đạm Nguyễn Hữu Trí sống tại Thị xã Tây Ninh bảo quản  và đã cho ông Nguyễn Văn Hầu mượn để trích dẩn nhiều tác phẩm trong bộ sách của ông.

    Cụ Tô Ngọc Đường có làm một thể thơ gọi là thơ rơi. Một thể thơ đặc biệt ở miền Nam viết theo lọai văn truyền khẩu nhằm mô tả những nổi uất ức trong lòng mà không thể bày tỏ được bằng lời. Cụ Đường có bài thơ rơi "Vợ khuyên chồng đừng điếm đàng,cờ bạc” với nhiều ý tưởng khá mới mẽ, lên án  kiều sống trụy lạc của thanh niên thời ấy:

“Đạo tam cương chàng chẳng đủ ba
  Câu tứ đức thiếp xin dâng bốn
  Cuộc cờ bạc làm thêm hao tốn
  Thiếp ở nhà nhọc sức tảo tần
  Sách có chữ rằng “Đổ bác môn trung mạc khứ thân
  Năng sử anh hùng phi hạ tiện  ..”* 

(*Trong chỗ cờ bạc chớ đến gần, vì nó làm cho người anh hùng trở nên đứa hạ tiện).

   Trong tuyển tập của cụ Đường còn có nhiều bào thơ sưu tập  giá trị như bài “Vè Gái chửa hoang”, “ Vè Giết Đốc phủ Ca” một bài vè dân gian ca ngợi chiến công của ông Phan Công Hớn cùng nhân dân 18 thôn Vườn Trầu trừng trị tên tay sai tàn ác Trần Tử Ca vào năm 1885.

    Cụ Hi Đạm vốn là một học học giả, một dịch giả tài hoa về dịch thuật thơ Hán Nôm. Cụ còn là một tác giả thơ Đường luật tiêu biểu trong tỉnh. Trong bộ sách VHMNLT có sử dụng các bản dịch của cụ từ chữ Hán của nhà thơ Trịnh Hòai Đức, một trong “Gia Định tam gia” tử tập “Cấn Trai thi tập" như Trở về sau cơn lọan, Qua biển linh đinh cảm tác, Bông trang cùng bài thơ Thưởng Bạch mai của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh…

    Nói chung dù chỉ có 3 gương mặt góp tác phầm vào bộ sách quý VHMNLT của ông Nguyễn Văn Hầu nhưng vẫn là một niềm tự hào  lớn đối với người Tây Ninh hôm nay.


                                                                       PHAN KỶ SỪU

No comments: