Nguyễn Nguyên An
Hồi
nhỏ tôi mê đọc truyện. Thuê được cuốn truyện nào
tôi tìm xó nhà, ngồi đọc ngấu nghiến, có bữa quên
ăn, mẹ tôi đe, tôi mới miễn cưỡng gấp sách, đứng
lên. Lớn lên, tôi vẫn mê đọc sách. Từ 1972 đến năm
1975, phố thị đầy các sắc lính lừ lừ súng ống, gái
bán Bar bê bết phấn son cười cợt đả đớt; sinh mạng
con người như ngọn đèn loe loét trước gió dông tao loạn
! Phần nhiều thanh niên cùng trang lứa tôi không hoài bão
lý tưởng, nhiều người ngập ngụa trong những cuộc
truy hoan, quên đời !.. Riêng tôi, nhờ mê sách ngày hai
buổi tôi đến ngồi một góc trong thư viện nhỏ, đọc
sách… Cũng từ đấy, tôi tập tễnh làm thơ. Bài tâm
tôi đắc: "Em con gái có tóc huyền
trĩu mộng/ Có nụ cười giăng bũa cánh chim bay/ Tôi con
trai có đường hoang lạc lối/ Có trăm năm thương thân
phận lưu đày" tôi háo hức gửi
các báo Văn, Tuổi Xanh và rơi tọt vào sọt rác các toà
báo ấy.
Cách
mạng về như cơn bão. Đổi mới bao cuộc đời. Tôi vẫn
nguyên niềm mê đọc sách. Là thanh niên lâu nay chìm trong
văn chương xa vời thực tế, tôi tìm đến thư viện Nhân
Dân, để "cập nhật" văn chương Cách mạng mà
tôi không may mắn học từ nhỏ. Đọc riết, tôi ngộ ra
rằng, trước đây viết sao cũng được, miễn hay. Giờ
viết văn khó hơn, khó ở chỗ, trước hết anh phải là
người tốt, viết ra những điều tốt, đừng đứng trên
bục lên lớp ngưòi khác và tải được ý tưởng gì đó
có thể giúp ích cho đời, dù chỉ viên sỏi nhỏ bé, mới
đạt cái hay. Có nghĩa, trước đây vẽ ma, muốn vẽ sao
cũng đặng, miễn con ma ấy đẹp, ly kỳ, rùng rợn, không
tính tới sự tác hại của nó. Còn giờ, vẽ một cục
đất tầm thường mà bật lên, ngời sáng lên vẻ đẹp
vô ngôn bao dung sinh nở của đất, mới tài ! Với niềm
tin trong sáng, chân thành, tôi làm thơ được đăng báo
Cách mạng. Trong khi nhiều bạn tôi phải đến thập niên
tám, chín mươi mới có thơ in trên báo. Tôi nhớ, lần ấy
tôi gặp nhà thơ Võ Quê ở trong Ban thành lập Hội Văn
nghệ Bình Trị Thiên. Nghe tôi khoe có bài thơ mới viết,
anh bảo chép cho anh. Tuần sau, tôi bất ngờ sung sướng
đến lịm người, khi thấy bài thơ của tôi và tên tôi
in sờ sờ trên Báo Thừa Thiên Huế
(1976). Tôi xin trích ra đây : "Như
Bàn tay của Bác / Mương
nước màu vàng đục / Chảy từ nhánh sông về / Mang một
dòng sữa ngọt / Rẻ khắp ruộng rì rào / Lúa ôm gốc
lúa mập / Lúa xanh dưới nắng hồng / Trời sáng nay thật
đẹp / Cánh đồng rộng mênh mông / Mây đuổi nhau dưới
nước / Cá như lội trên trời / Mai cá khôn lúa lớn /
Nguồn lợi đựoc hai nơi / Trong mương nước vàng đục /
Cô gái quê hái rau / Thoắt đã đầy hai giỏ / Thẹn thùa
đi về mau / Mương nước màu vàng đục / Chảy từ nhánh
sông vào / Như bàn tay của Bác / Dịu dàng biết là bao /
Bác là con sông lớn / Bác là núi, biển, hồ / Bác cũng
là triệu mương nứơc nhỏ / Dẫn nước vào đồng ruộng
bao la…"
Bận
mưu sinh, tôi gác bút hơn mười lăm năm nhưng vẫn đều
đặn đọc sách khi rỗi. Trải qua bao nghề, giáo viên cấp
một, đi núi sơn tràng, chụp ảnh dạo… Tôi coi việc
đọc sách báo và lao động là góp nhặt tích luỹ kiến
thức cho phần chìm của tảng băng trôi ngày thâm hậu.
Bước vào thập niên 1990, tôi chập chững viết truyện
ngắn. Truyện ngắn đầu đời của tôi, được ba nhà
văn nhận xét : "Tay viết khá vững
dù mới lần đầu xuất hiện. Khai thác tâm lý nhân vật
đủ dung lượng, dựng được nhân vật dậy. Vấn đề
nhẹ nhàng nhưng sâu sắc." , "Đây
là một truyện ngắn đầu tay, nhưng bút pháp tỏ ra già
dặn. Văn chân thật., nội dung tốt. Cuộc sống cứ ùa
vào trang viết một cách bình thản. Cần chú ý theo dõi
bồi dưõng đầu tư cho tác giả… "
; "Truyện chân thực, khá…
". Và chùm truyện ngắn gần đây, tôi được một
nhà văn nữ đương đại gửi thư khích lệ : "…Tôi
rất thú vị vì anh viết rất đều tay, có nghề truyện
ngắn, chữ nghĩa kỹ, câu cú không phải can thiệp gì…Sở
dĩ tôi viết thư này là để khích lệ anh, hãy viết cái
gì đó hiện đại (thử xem). Bằng bút lực này. Anh cho
tôi kỳ vọng…".
Tôi
coi sách là dòng sông miệt mài chở chuyên chữ nghĩa, ý
tưởng của người hôm qua, hôm nay đến với các thế hệ
mai sau, đến với đại dương thông thái… Cho nên tôi
vẫn mê đọc và ngày lặng lẽ bên trang viết của mình.
Viết và đọc tôi thường bị nhức đầu, phải đạp xe
chạy loanh quanh cho đỡ nhức, ra đường nhìn sợi dây
điện thành hai, ba sợi. Nhưng tôi vẫn cố ngồi vào bàn
ngày vài tiếng đồng hồ để nuôi dưỡng nguồn đam mê
mình. Tôi nghĩ đó là cái nghiệp nhà văn nào cũng mắc
phải.
N.N.A
Địa
chỉ liên lạc: NGUYỄN
VĂN VINH (NNA) -
50 Trần Thái Tông, Huế -Tel: 01688971486
No comments:
Post a Comment