Trước năm 1975, tôi đã đọc những bài thơ
Đạo đăng rãi rác trên những tạp chí Phật
Giáo như:Viên Âm, Liên Hoa, Phật
Giáo Việt Nam, Từ Quang, Đuốc Tuệ...và một
số thi phẩm như: " Không Bến
Hạn " của Huyền Không, "Bóng Hoa Đàm " của Trúc Diệp mà tên tuổi của các vị
đã một thời vang bóng . Những thi phẩm đó, lúc bấy giờ có giá trị
như một tiếng nói của
tỉnh thức thể hiện
được màu sắc tươi mát của
dòng tuổi Từ Bi, ngạt ngào hương
Đạo Hạnh.
Sau năm 1975, tôi cũng đã đọc được một số bài thơ Đạo đăng trên những đặc san Vu Lan, Phật Đản, nhất la' trên tờ báo Giác Ngộ và các mặt báo trong nước hiện nay viết về Phật Giáo, trong đó có nhà thơ Trương Nguyễn.
Thơ Trương Nguyễn có thể nói lấy
từ chất liệu đời
làm vốn liếng sinh hoạt tinh thần coi như là lẽ sống
trong suốt tiến trình của thân phận con người.Nỗi khổ đau lớn nhất
của con người là sống bằng
ý niệm nhị nguyên nên chỉ thấy bên cạnh
cái xấu vẫn có cái đẹp. Bên cạnh cái rộng lớn vẫn
tiềm ẩn cái nhỏ nhoi: Trong cái thực đã chứa mầm
hư huyễn. Rất may mắn
Trương Nguyễn đã thoát ly được ý niệm nhị
nguyên nên mới thấy ra :
‘'Ta ngắm
chưa tròn trăng đã khuyết
Dầu hao - đĩa cạn tối dày thêm
Mỗi lần em đến
như sương tuyết
Nắng
đã lên đâu bóng cuối thềm?''
( Huyễn
)
Vượt
thoát khỏi ý niệm nhị nguyên, nhà thơ
nhìn rõ mọi sự vật đều
nương vào nhau mà sinh khởi, khởi sinh:
" Thấy
trong giọt nước chính em bây giờ"
( Giọt
sương )
‘'trăng và nước
giao duyên từ vô thỉ
Đừng xẻ dòng sóng dội mảnh trăng tan
Hãy giữ
lấy làn nươc êm dòng nước
Và thảnh
thơi như gió núi mây ngàn''
(Trăng và nước)
Bị ràng buộc bởi những hệ luỵ của cuộc đời, phiêu bòng trong những cảm giác nổi trôi cua ý thức, Trương Nguyễn đã giật mình nhìn lại ở chính mình một khả năng sâu thẳm, một khuôn mặt nguyên sơ:
"Ngàn năm nào chọn lửa
Nay về lại nơi
xa
Soi bóng mình trên nước
Tìm lại
vẻ nguyên sơ"
( Hương
Pháp )
Tìm lại vẻ đẹp nguyên sơ là tìm về tự tánh thanh tịnh mới có tuệ nhãn xuyên suốt tỏ rõ một thực tại sinh động :
‘'Đêm ba mươi
mai nở cánh nhiệm mầu''
(Đoá hoa Xuân)
Hay :
‘'Nụ cười Xuân như những cánh mai vàng ‘'
(Con đường
Xuân)
Đứng về mặt hiện
tượng giới mà nói thì sự vật vốn
biến động vô thường do tâm thức biến hiện
nên nhà thơ Trương Nguyễn sau bao ngày đêm đeo đuổi:
"Ta chạy
theo ngày và đuổi theo
đêm
Tìm hình bóng của
cái tôi ảo tưởng"
Đến
lúc chợt ra sự cố chấp
của thực hữu là phi lý:
"Rồi
một ngày chẳng nhận ra ta nữa
Nơi rộn ràng loang loáng gai
chông"
Cuối
cùng chỉ có Hiểu để rồi
Thương mới là khát vọng bức thiết
của loài người:
"Thương
nhân sinh lưu chuyển kiếp vô thường"
( Đi tìm nàng thơ
)
Ngay cả khi nỗi đau trầm thống dằn vặt mỗi lần Tết đến, thiên hạ lo đi sắm cái nầy vật nọ, riêng nhà thơ Trương Nguyễn cũng đi chợ Tết; nhưng không một đồng dính túi nên chỉ biết ngắm, nhìn và khi nhận:
"Sáng nay đi chợ
Tết
Với
bàn tay rỗng không
Nhắm
hàng hoa thoả thích
Ghi vào tận
đáy lòng"
( Đi chợ
Tết )
Để rồi, nhà thơ tự an ủi
mình bằng tấm lòng thương yêu chân thật và hẹn lại
vợ con ở mùa Xuân sau:
‘'Thôi đành thôi cứ
vậy
Nghèo khó mà thương
yêu
Năm sau Xuân có đến
Ta đi mua sắm
nhiều''
Và trong những
bài thơ viết cho vợ hay cho người
em thân yêu chăng nữa, Trương Nguyễn cũng lấy tấm lòng để
hiểu tấm lòng mong tìm ra một con đường sáng lung linh hạnh phúc:
"Em vẫn
tự gieo trồng
Trên mảnh
ruộng đầy nhân ái
Một niềm thương đi suốt
những tháng năm
( Mảnh
ruộng )
"Hãy ngủ
đi em
Quên đời
một lúc
Để thấy trên đôi môi của em
Thoáng nở
một nụ cười"
( Theo em vào giấc ngủ )
Đối với tình bằng hữu, người
còn kẻ mất, Trương Nguyễn
vẫn giữ được tấm
lòng chung thủy, trước sau:
"Từ
những cơn đau - Từng nỗi dày vò
Đã vun đắp
nên biến thành thực tại
Anh vẫn
sống bằng tấm lòng ưu
ái
Ở trên
tay số phận chẳng nhân từ"
( Phận
người )
Phút chia tay đối
với nhà thơ Trương Nguyễn
cũng lắng sau trong tiềm thức khi dòng nhựa
tình người lưu chuyển thì hồn
thơ cũng dễ dàng soi tới:
"Bên thềm
cũ bóng trăng xưa chiếu diệu
Nét "đan thanh dung dị"
toả lan dần
Màu sáng bạc
trùm lên cây cỏ
Thức
thâu đêm thương nhớ vạn lần"
( Bên thềm
cũ )
Khi viết
đến đây, tôi nghĩ rằng Trương Nguyễn
có lúc đã để cho Niệm Tưởng chi phối
dòng tư tưởng như những
dòng thác luân lưu, dù
thoáng qua trong chốc lát
vẫn âm thầm len lén gieo vào tâm thức nhà thơ những khổ
thọ hay lạc thọ mà bản
thân anh đã hơn một lần cọ
xát, chịu đựng. Và cũng chính vì vậy mà thơ của
Trương Nguyễn có một lối
đi riêng biệt, mang phong
thái chững chạc, một biệt
tướng độc lập với
bất cứ một nhà thơ
nào khác.
Nói cho cùng, đoá hoa nghệ
thuật của Trương Nguyễn
bắt nguồn từ Hoa Đạo
phát ra tự tâm những rung động nhẹ nhàng mà sâu lắng, dù chưa thăng hoa đến độ rực
rỡ thì ít ra nó cũng điểm tô phần nào cho đời
sống tinh thần tìm kiếm sự an tĩnh của
tâm hồn trước dòng đời vẫn đục, khổ luỵ ...
THANH TRÚC
(Cử nhân Văn Chương và Triết Học ĐHVK Sài
gòn 1964)
Bài do anh Trương Nguyễn gởi tặng
truongnguyen49@yahoo.com.vn
No comments:
Post a Comment