Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, September 30, 2010

TỤC ĐI SIM CỦA THANH NIÊN VÂN KIỀU : TỪ NGHIÊN CỨU TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẾN THỰC TẾ XÃ HỘI


Thứ 2 từ phải sang: Vì không “giữ mình” trong đêm tình đi Sim, Hồ Thị Nôi đã phải làm mẹ lúc mới 15 tuổi . ( Ảnh từ Việt Báo)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG BÀO VÂN KIỀU
TÀ OÁI: MỘT LÀN ĐIỆU DÂN CA CỦA ĐỒNG BÀO VÂN KIỀU
OAT-SA NỚT:MỘT LÀN ĐIỆU DÂN CA CỦA ĐỒNG BÀO VÂN KIỀU
NHẠC CỤ "SÁO KHUI"
BẢN KLU NỔI CỒNG CHIÊNG">


Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6
Đại học Đà Nẵng - 2008
TÌM HIỂU TỤC ĐI SIM CỦA THANH NIÊN DÂN TỘC VÂN KIỀU Ở MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ
GVHD : ThS LƯƠNG VĨNH AN
Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng
SVTH : DƯƠNG THỊ THU TRANG
Lớp : 04CVH1, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng

TÓM TẮT
Mùa xuân là khoảng thời gian lãng mạn của thanh niên nam nữ người dân tộc Vân Kiều. Đi Sim là một phong tục truyền thống, là cách đi tìm người yêu của con trai con gái Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị. Thanh niên Vân Kiều khi đến tuổi dựng vợ, gả chồng, họ được phép đến ngủ ở những ngôi nhà Xu. Trong những buổi đi Sim ấy, họ trao cho nhau những câu hát giao duyên đầy tình cảm lãng mạn. Họ có thể ngủ lại ở những ngôi nhà rẫy trong rừng. Khi đã phải lòng nhau, chàng trai sẽ tặng cho bạn gái mình một chiếc vòng bạc để thay lời yêu thương. Tuy nhiên, luật tục người Vân Kiều cũng qui định, khi chưa thành vợ chồng, nếu có quan hệ tình dục thì sẽ bị phạt và trục xuất ra khỏi cộng đồng. Đi Sim đã trở thành một nét thuần phong mỹ tục của người Vân Kiều ở Quảng Trị từ bao đời nay. Chúng tôi mong rằng, những nhà quản lý có trách nhiệm xây dựng nên những ngôi nhà Xu cho các bạn trẻ Vân Kiều, để những đêm Sim của họ ngày càng tao nhã, lành mạnh hơn.

MỞ ĐẦU
Đi Sim là một nét văn hóa lãng mạn của nam nữ thanh niên người Bru – Vân Kiều nói chung và người Vân Kiều ở Quảng Trị nói riêng. Đó cũng chính là truyền thống đáng tự hào của họ. Đi Sim là cách đi tìm người yêu của con trai, con gái dân tộc Vân Kiều từ bao đời nay.
Cái gì có thể mất đi nhưng tình yêu của con trai, con gái Vân Kiều thì xanh mãi như rừng Trường Sơn và chảy mãi như sông Đakrông. Những đêm Sim lãng mạn trong cảnh núi sông trữ tình là nền tảng đầu tiên cho hạnh phúc lứa đôi của người Vân Kiều. Nếp sống hiện đại kèm theo những luồng văn hoá không lành mạnh đang dần xâm nhập vào đời sống sinh hoạt của người Vân Kiều. Tục đi Sim với những giá trị truyền thống tốt đẹp đang đối diện với nguy cơ có thể mai một.

Tìm hiểu về tục lệ đi Sim của thanh niên Vân Kiều ở vùng núi Quảng Trị, chúng tôi muốn tìm về những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá này, đồng thời thấy được những nét đặc sắc trong tục đi Sim. Qua đó, mong muốn tất cả nam nữ thanh niên Vân Kiều biết trân trọng, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, đừng để hoen ố, mai một đi những nét văn hoá độc đáo, những giá trị đã làm nên bản sắc của dân tộc mình.

NỘI DUNG
Chương một : QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VÂN
KIỀU Ở QUẢNG TRỊ

1.1 Đôi nét về người Bru – Vân Kiều
Người Bru – Vân Kiều được xem là dân tộc cư trú lâu đời ở Trường Sơn. Xưa kia người Vân Kiều đã từng sinh tụ ở miền Trung Lào, sau do những biến động lịch sử họ phải di cư đi các nơi, một bộ phận đi theo hướng tây bắc sang Thái Lan, một bộ phận đi về hướng
đông tụ cư ở tây Quảng Trị, họ dựng làng ở xung quanh hòn núi Viên Kiều, về sau gọi là người Vân Kiều. Dần dần với tục lệ du canh du cư, họ di chuyển dần về miền núi hai tỉnh lân cận là Quảng Bình và Thừa Thiên Huế[10.77]. Hiện nay tổng số dân của đồng bào Bru – Vân Kiều khoảng 40.132 người. Có người cho Bru là tên tự gọi của dân tộc này. Tên gọi khác là Bru, Vân Kiều. Với các nhóm địa phương bao gồm Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong[4.21].
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử người Vân Kiều đã sáng tạo nên những nét văn hoá riêng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của mình, đó chính là những cái làm nên bản sắc độc đáo của tộc ngư ời này. Những nét văn hoá đó thể hiện qua đời sống tâm linh, các nghi lễ thờ cúng, những luật tục truyền thống và các mùa lễ hội. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đến nay, người Vân Kiều nơi nơi đã không còn tập tục du canh, du cư mà dần đi vào ổn định, an c lạc nghiệp, ai cũng có cơm ăn, áo mặc trẻ em được cắp sách đến trường, sức khoẻ của đồng bào được chăm sóc đảm bảo, thông tin đại chúng đều được cập nhật mỗi ngày.

1.2 Người Vân Kiều ở Quảng Trị
Ở miền núi phía Tây Quảng Trị hiện nay có khoảng 26048 người dân tộc Vân Kiều sinh sống tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông với diện tích khoảng 2123,32 km2 , ngoài ra còn sống rải rác ở vùng núi một số huyện như Vĩnh Linh, Cam Lộ[10.77]. Người dân tộc Vân Kiều ở miền tây Quảng Trị bao đời nay vẫn tự hào vì đã lưu giữ được những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc mình. Bên cạnh niềm tự hào cách mạng, họ có cả một gia tài văn hoá cũng đáng trân trọng. Những phong tục, nếp sống được truyền từ đời này qua đời khác, dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá hiện đại tiếp thu từ người Kinh nhưng họ cũng biết chọn lọc, và không quên gìn giữ những nét làm nên bản sắc của dân tộc mình.

1.3 Những quan niệm truyền thống về tình yêu và hôn nhân của người Vân Kiều ở Quảng Trị
Người Vân Kiều ở Quảng Trị quan niệm, tình yêu và hôn nhân là bước đánh dấu sự trưởng thành thực sự của mỗi con người, là khi con người đã tự ý thức và quyết định cuộc đời mình. Nam nữ trước khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng thời gian tìm hiểu, trong quá trình tìm hiểu có giai đoạn rất quan trọng chính là đi Sim. Sau khi hai bên đã thấy tâm đầu ý hợp sẽ về báo với cha mẹ. Sau khi hai bên gia đình thống nhất, đám cưới sẽ được tiến hành theo nghi thức truyền thống. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng còn phải làm lễ cưới lần thứ 2 khi có điều kiện về kinh tế, gọi là lễ Khơi, để người vợ chính thức được coi là thành viên dòng họ nhà chồng. Hiện tại, gia đình một vợ, một chồng ngày nay của người Vân Kiều phần lớn đã được xây dựng trên sự cảm thông và tình yêu của đôi nam nữ. Tình yêu và hôn nhân của người Vân Kiều ở Quảng Trị hết sức đặc biệt, tuy nhiên nó cũng rất hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của đời sống tiên tiến

Chương hai :ĐI SIM – MỘT PHONG TỤC MANG BẢN SẮC VĂN HOÁ
TRUYỀN THỐNG CỦA NAM NỮ THANH NIÊN VÂN KIỀU Ở QUẢNG TRỊ

2.1 Đi Sim - một phong tục truyền thống trong đời sống văn hoá của người Vân Kiều
Hoà chung với những nét đẹp văn hoá của những dân tộc trên đất nước ta, thanh niên nam nữ Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị với tục đi Sim đã làm nên nét bản sắc đặc biệt cho dân tộc mình. Con trai, con gái Vân Kiều khi đến tuổi trưởng thành họ tìm đến bên nhau để bày tỏ tình yêu. Việc tìm hiểu và bày tỏ tình yêu nam nữ theo tiếng gọi của dân tộc Vân Kiều là đi Sim. Đi Sim là một tập tục có từ lâu đời, là nét đẹp văn hoá, là khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Vân Kiều miền núi Quảng Trị.

2.2 Diễn biến mùa đi Sim
2.2.1 Mùa trăng – thời điểm lý tưởng cho những buổi đi Sim
Tục đi Sim thường diễn ra vào các mùa trăng, nhất là những đêm trăng sáng. Vì thế
mùa trăng được xem là thời điểm lý tưởng nhất cho những buổi đi Sim, là thời điểm mà những chàng trai, cô gái Vân Kiều luôn trông ngóng, đợi chờ. Hết mùa trăng này đến mùa trăng khác, nam nữ thanh niên Vân Kiều ở Quảng Trị vẫn giữ lấy tục đi Sim. Họ cảm thấy điều đó như một lẽ tự nhiên không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của mình. Trải qua bao biến động đổi thay của lịch sử, các thế hệ người Vân Kiều nơi đây vẫn luôn trân trọng gìn giữ nét đẹp truyền thống này.

2.2.2 Núi rừng, sông suối – không gian tình yêu của những đêm Sim
Các đôi trai gái Vân Kiều thường hẹn hò với nhau bên những bờ sông con suối, hay ở những ngôi nhà Xu giữa cảnh núi rừng thiên nhiên thơ mộng, để rồi nên vợ nên chồng. Núi rừng, sông suối chính là những người bạn đồng hành thân thiết với những đêm tình yêu của con trai, con gái Vân Kiều. Núi rừng, sông suối bản làng người Vân Kiều từ bao đời nay đã làm chứng cho biết bao mối nhân duyên như thế. Từ thế hệ này sang thế hệ khác núi rừng, sông suối vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung với người Vân Kiều trong cuộc sống nói chung và trên con đường đi tìm tình yêu, hạnh phúc nói riêng.

2.3 Hát giao duyên - khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên người Vân Kiều

2.3.1 Nét đẹp của hát giao duyên
Đã bao đời nay, đồng bào Vân Kiều miền núi Quảng Trị vẫn lưu truyền một loại hát đối – một nét đẹp trong văn hoá ứng xử đầy chất thơ trữ tình, đằm thắm đã và đang tôn vinh vẻ đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc của dân tộc mình. Đó là làn điệu hát giao duyên dành cho thanh niên nam nữ đến tuổi trưởng thành, họ hát với nhau trong những lần hò hẹn – đi Sim. Cứ mỗi độ xuân về, những đôi trai làng, gái bản áo quần rực rỡ, sau khi đi thăm người thân, bạn bè chiều lại kéo nhau ra bờ sông, bờ suối để hát đối. Đấy là cơ hội để trai làng gái bản có dịp gặp nhau trao đổi tâm tình, ngỏ lời yêu thương.

2.3.2 Những làn điệu dân ca trong hát giao duyên
Người Vân Kiều có rất nhiều điệu hát dân ca, nhưng những làn điệu dân ca được dùng để hát giao duyên trong những buổi đi sim thì có ba loại chính đó là : Cha chấp, Oát, Xanớt. Cha chấp là loại hình đối đáp dành cho thanh niên nam nữ trong những buổi đầu hò hẹn. Với nhạc điệu ấm áp và ca từ trữ tình họ hát không phải để thử tài mà chỉ để bày tỏ nỗi lòng, thông tin cho nhau thân phận, hoàn cảnh và cảm nhận của mình về đối tượng. Bước qua giai đoạn đầu bỡ ngỡ còn nhiều nghi ngại, họ dần trở nên thân thuộc. Làn điệu Oát giúp những đôi bạn trẻ xích lại gần nhau hơn. Tình yêu của họ lớn dần lên qua những lời ca, điệu hát. Những câu hát Oát như trở thành người mai mối dẫn dắt họ mạnh dạn tìm đến bên nhau. Xà Nớt là làn điệu dân ca để bày tỏ mong ước kết đôi của hai người yêu nhau. Đó là khi họ tự thấy được niềm khát khao yêu đương của lòng mình, là khi họ thấy không thể thiếu được người mình yêu dấu trong đời.

2.3.3 Những nhạc cụ truyền thống tiêu biểu đi kèm với các làn điệu dân ca
Kèn Amam đi kèm với làn điệu Cha chấp. Trong những lần đi Sim và hát giao duyên, con gái là người giữ kèn Amam. Đây là loại kèn phải có hai người thổi và hát lên làn điệu Cha chấp để trao đổi tình cảm, giọng kèn trầm và âm vang. Còn làn điệu Oát thì phải đi kèm với kèn Tariền. Loại kèn này được làm bằng ống trúc, có dùi năm lỗ tạo ra sau thanh âm trầm bổng. Kèn Tariền dành cho các chàng trai thổi ở các nhà Xu để thổ lộ tâm tình với bạn gái.
Các chàng trai vừa thổi vừa hát Oát để nói lên nỗi lòng thầm kín với người mình yêu. Âm thanh của tiếng kèn Tariền vì thế mà tha thiết, rạo rực. Tiếng kèn Khui thì vang lên cùng với làn điệu Xà nớt. Kèn Khui là loại kèn thổi dọc có lưỡi gà làm bằng nứa rung tự nhiên. Về cấu tạo, nó là 1 ống nứa dài 30 cm, đường kính 0,5 cm. Điểm đặc biệt là cả hai người cùng thổi 1 ống. Khi hai người cùng thổi Khui và hát Xà nớt tức là họ đã trở thành một đôi tâm đầu ý hợp.

2.4 Những luật tục đi sim

2.4.1 Những luật tục được phép
Con trai con gái Vân Kiều đến tuổi trưởng thành, có thể đi Sim để tìm bạn đời, con trai Vân Kiều được phép qua nhà con gái chơi bất cứ lúc nào dù nửa đêm khuya khoắt mà không sợ làm phiền bố, mẹ cô gái. Khi đã phải lòng nhau, nếu không ngủ ở nhà xu thì đôi trai gái có thể rủ nhau ra rừng ngủ. Cô gái mang theo 1 cái chăn, 1 cái gối, bẻ lá khô lót làm chiếu. Đến sáng người con gái phải dậy sớm để về đâm lúa, múc nước, bẻ bắp cho gia đình.Tục lệ của người Vân Kiều còn cho phép nếu chàng trai đã phải lòng với cô gái nào thì khi màn đêm buông xuống họ tìm đến nơi cô gái nằm, rẽ vách bật tín hiệu. Đồng ý, cô gái sẽ mở cửa cho vào rồi họ lại dắt nhau ra rừng, ra chòi canh rẫy để tìm hiểu nhau.

2.4.2 Những điều tối kỵ
Khi đi Sim, luật lệ đầu tiên mà đám thanh niên phải học là không được ép buộc con gái yêu mình, không được tranh người yêu và phải nhường cho người đến trước.Theo tục lệ của người Vân Kiều đôi trai, gái vào rừng ngủ không được đem chiếu, không được bẻ lá tươi lót làm chiếu.Nam nữ trước khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng thời gian tìm hiểu, khi tình cảm và sự chọn lựa đã chín muồi, phải được sự mai mối của ông bà mối, được sự đồng ý của hai gia đình, hai dòng họ trước. Trong luật tục cũng như quan niệm của đồng bào Vân Kiều, khi chưa là vợ chồng của nhau thì tuyệt đối không được quan hệ tình dục với nhau, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt.

2.5 Giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của tục lệ đi sim của người Vân Kiều ở Quảng Trị
Người Vân Kiều ở Quảng trị từ bao đời nay vẫn luôn tự hào và yêu quý những truyền thống cha ông để lại. Con trai con gái Vân Kiều luôn tự tin vào tình yêu mà mình tìm được sau những lần họ hẹn của những đêm Sim. Tục lệ đi Sim vì thế mà có một chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn trẻ Vân Kiều. Đó là nét đẹp văn hoá, là nét thuần phong mỹ tục đáng được gìn giữ phát huy.

KẾT LUẬN
Đi Sim - một nét sinh hoạt đặc sắc đã trở thành biểu tượng văn hoá của người Vân Kiều nói chung. Con trai, con gái trưởng thành đều mong đợi những đêm Sim trữ tình, lãng mạn. Họ sẽ tìm đến bên nhau, trao cho nhau những lời tỏ tình bằng những câu hát dân ca Oát, Cha chấp, Xà nớt thấm đẫm chất thơ và chân thành, nồng ấm. Tình yêu của họ đẹp như đoá hoa rừng, hứa hẹn một mùa hạnh phúc. Đi Sim là một hoạt động văn hoá mang tình truyền thống, nó nhắc nhở người Vân Kiều hướng về nguồn cội, trân trọng gìn giữ những thành quả sáng tạo của cha ông. Những buổi đi Sim chính là những buổi giao lưu thân mật tạo nên sự gắn kết cộng đồng người dân tộc Vân Kiều ở các bản với nhau, tăng thêm tình thân, tình đoàn kết. Hôn nhân giữa con trai, con gái các bản với nhau là nhịp cầu để tất cả bà con trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn.Tục lệ đi Sim vì thế mà trở thành một nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong đời sống đời sống tinh thần của người Vân Kiều. Chúng tôi tin rằng, dù cuộc sống có đổi thay thế nào thì nét văn hoá này vẫn mãi tồn tại, mỗi người Vân Kiều đều ý thức được giá trị truyền thống của nó để trân trọng, gìn giữ và tự hào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trọng Báu (2007), Truyện kể về phong tục, truyền thống văn hoá các dân tộc
Việt Nam, Tập 1. Nxb Giáo dục.
[2] Mạc Đường (1964), Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học, Hà Nội.
[3] Nguyễn Văn Huy (1997), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục.
[4] Lê Văn Hoan (1996), “Tìm hiểu đời sống kinh tế - xã hội ở một xã miền núi Quảng Trị”,
Tạp chí Cửa Việt, số 19, tr 76 – 79.
[5] Nguyễn Hữu Quý (2004) “Tập tục hát sim – khát vọng tự do yêu đương của dân tộc Bru –
Vân Kiều”, Tạp chí Cửa Việt số 119, tr 66 –71

NHỮNG BÀI LIÊN QUAN:
BI KỊCH SAU NHỮNG ĐÊM ĐI SIM
Ân hận, xót xa rồi oán trách người tình phụ bạc, đó chính là tâm trạng chung của những phụ nữ trẻ người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở miền tây Quảng Trị khi đã trót dại đánh mất “cái ngàn vàng” trong những phút giây nông nổi tại đêm tình đi Sim.
Không chỉ có vậy, sau lần quan hệ trước hôn nhân, nhiều cô gái đã phải làm mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ, hậu quả của nó là những đứa bé suốt đời không biết mặt cha.

Đi Sim và những cuộc tình chóng vánh
Đối với người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sinh sống ở miền tây Quảng Trị, “đi Sim” là một phong tục nhằm thể hiện khát vọng được tự do yêu đương, được tự do lựa chọn người bạn đời của mình. Khi trai gái đến tuổi trưởng thành, vào những đêm trăng hay đêm lễ hội, họ thường rủ nhau đến ngủ tại nhà Sim (nhà chung của cộng đồng) để tìm hiểu, tâm sự và hát đối đáp giao duyên qua điệu Xà Nớt, điệu Tà Oải, điệu Xoang...

Sau quá trình tìm hiểu nếu cả hai “ưng cái bụng”, người con trai sẽ trao cho người bạn gái mình yêu thương một chiếc vòng bạc làm kỷ vật rồi về báo gia đình chọn ngày lành, tháng tốt, mang lễ vật đến nhà gái đặt vấn đề cưới hỏi. Tục “đi Sim” cũng quy định nghiêm ngặt, hai người tuyệt đối không được quan hệ vợ chồng trước hôn nhân, nếu ai vi phạm sẽ bị già làng phạt nặng, trục xuất ra khỏi cộng đồng.

Nhưng đó chỉ là nét truyền thống của tục đi Sim ngày xưa, còn ngày nay phần nhiều đã bị biến tướng theo hướng buông thả. Tục đi Sim thời hiện đại như một cơn lốc đen làm thay đổi và băng hoại nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của người Vân Kiều, Pa Cô nơi đây.

Chúng tôi có mặt tại một đêm tình đi Sim ở miền sơn cước Trường Sơn. Trời bắt đầu chập choạng tối, trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua trung tâm xã Tà Rụt, H. Đăkrông, khoảng hơn 10 thanh niên mới lớn ăn mặc bảnh bao chúi đầu vào nhau tán gẫu những câu chuyện phiếm rồi cười nói ra rả.

Chỉ lát sau, từ trong các căn nhà sàn, nhiều cô thiếu nữ với chiếc váy truyền thống bước ra. Họ nhanh chóng làm quen, đùa giỡn với nhau vài câu nói rồi cùng bá vai, bá cổ đi vào trong các quán cà-phê, quán nhậu bên vệ đường để tiếp tục trò chuyện. Đến lúc về khuya, khi sân chơi đã thưa dần, những đôi trai gái có ý đi Sim sẽ ngồi lại với nhau và sau đó đưa nhau ra các nơi vắng vẻ như bìa rừng, con suối hay căn lều trên nương rẫy để tìm hiểu và “tâm sự”.

Nếu ban ngày “thích con mắt, yêu giọng khèn” thì đêm đến, sau cuộc chơi tập thể là họ tự tách ra từng cặp và mang theo chiếu, cầm theo chăn vào những chốn hoang vắng tình tự. Và trong phút yếu lòng những cô gái đã đánh mất mình, bi kịch cũng bắt đầu nảy sinh từ đấy.

Lời ru buồn sau núi
Cơn mưa chiều từ đại ngàn đổ về càng làm cho Tà Rụt thêm buồn thảm và heo hút. Từ phía bên kia vách núi, trong căn nhà sàn bạc màu thời gian, tiếng người mẹ trẻ ru con não nề. Thấy chúng tôi lên thăm, chị Hồ Thị Brá (28 tuổi, ở thôn Rà Tụt 2, xã Tà Rụt, H. Đăkrông) vội vàng bỏ rổ sắn đang tách dở vỏ trên tay lại để mời khách vào nhà. Chị Hồ Thị Brá trầm ngâm kể về cuộc đời dâu bể của mình.

Trước đây, cũng như bao cô gái khác ở thôn, lúc đến tuổi xuân thì, vì niềm khao khát có một người bạn tình lý tưởng, Hồ Thị Brá đã nhận lời mời đi Sim cùng trai làng ở bản bên cạnh. Hằng đêm, khi cuộc chơi với số đông bè bạn ở quán cà-phê thưa dần, chị lại cầm theo chăn, chiếu ra bìa rừng, khe suối hay lên nương rẫy để đi Sim cùng bạn trai.

Nhưng sau cuộc tình say đắm chớp nhoáng, khi biết chị đã mang trong người giọt máu của mình, người đàn ông phụ bạc kia không cưới chị làm vợ mà còn chửi bới và sỉ nhục chị một cách thậm tệ. Nuốt nước mắt vào trong, đã 2 năm nay, Hồ Thị Brá đành chấp nhận ở vậy nuôi con trong sự tủi nhục và xấu hổ.

Chia tay Hồ Thị Brá, chúng tôi tìm đến nhà Hồ Thị Nôi (15 tuổi, thôn Ka Hẹp, xã Tà Rụt). Nhìn người đàn bà non trẻ, ngồi ủ rũ ru con phía góc nhà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Khi người bạn của tôi hỏi về những câu chuyện riêng tư thuộc về quá khứ, như chạm vào nỗi đau, nước mắt Nôi ứá ra rồi kể trong tiếng nấc: Cách đây một năm, Hồ Thị Nôi là thiếu nữ đẹp nhất thôn Ka Hẹp này. Nhưng vì mê mẩn tiếng đàn A Ben của một chàng trai làng bên cạnh nên đã nhận lời đi Sim rồi trao thân cho hắn. Nôi nghẹn ngào: “Tưởng hắn yêu miềng (mình) thật lòng nên miềng đã đi Sim bao đêm lên rẫy cùng hắn. Thế mà khi biết mình mang bầu là hắn bỏ đi khỏi bản biệt tăm...”.

Không chỉ riêng trường hợp của chị Hồ Thị Brá và Hồ Thị Nôi mà nhiều phụ nữ khác thuộc H. Đăkrông sau những cuộc tình đi Sim chớp nhoáng rồi để lại hậu quả khôn lường. Nhiều cô gái phải mang thai rồi nuôi con ở lứa tuổi 15, 16 đồng nghĩa với điều đó là có vô số đứa trẻ được sinh ra mà không biết đến mặt cha.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hồ Thị Cam, Chủ tịch Hội Phụ nữ H.Đăkrông cho biết: “Những năm gần đây, do ảnh hưởng của những luồng văn hóa xấu từ bên ngoài vào nên tục đi Sim của người Vân Kiều, Pa Cô đã biến tướng nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nạn tảo hôn, sinh con trước tuổi, ly hôn và nghèo đói. Vì vậy, sắp tới ngoài những biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều biện pháp cứng rắn hơn để dần xóa bỏ thực trạng đau lòng này”.
Việt Báo (Theo CAND)

NỖI BUỒN ĐI SIM THỜI HIỆN ĐẠI
Theo Dân trí - 20/01/2010
(Dân trí) - Con gái, con trai người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô cứ đến tuổi trưởng thành là háo hức rủ nhau “đi sim” để tìm vợ, tìm chồng. Có cặp sống hạnh phúc nhưng cũng không ít những đứa trẻ ra đời mà không biết mặt cha.

“Đi sim” là một tập tục có từ lâu đời, là nét đẹp văn hoá, thể hiện khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Pa Cô, Vân Kiều (Quảng Trị).

Xưa, trai gái cứ tầm 12, 13 tuổi là bắt đầu “đi sim”, chủ yếu là vào các dịp lễ hội. Những buổi “đi sim” là lúc trai gái được phép đến ngủ ở những ngôi nhà Xu (nhà chung của cộng đồng) hoặc những ngôi nhà rẫy trong rừng; cùng trao nhau những câu hát giao duyên.

Nếu hai người phải lòng nhau, người con trai sẽ trao cho người con gái một chiếc vòng bạc thay cho lời yêu thương rồi về báo cho gia đình mang lễ vật đến nhà gái đặt vấn đề cưới hỏi. Tục “đi sim” cũng quy định hai người không được quan hệ trước hôn nhân, nếu vi phạm sẽ bị trục xuất ra khỏi cộng đồng.

Ấy là nét đẹp của tục “đi sim” xưa. Còn nay, trai gái Vân Kiều, Pa Cô “đi sim” trong các quán cà phê, quán nhậu, thậm chí ngay bên vệ đường. Đám con trai mặc quần ống loe, áo chẽn “chim cò” bó sát; có người xăm trổ, có người nhuộm tóc vàng hoe xịt keo, vuốt thành từng chóp nhọn dựng đứng trên đầu; lại có cậu phóng xe tới lui tìm “đối tác”.

Dần về đêm, “sân chơi” thưa dần, các đôi nam nữ tản đi tình tự. Và sau những cuộc tình chớp nhoáng ấy, nhiều đứa trẻ không cha ra đời…

Căn nhà của Hồ Thị A Rá nằm lọt thỏm giữa mấy nóc nhà sàn của bản Ka Hẹp (xã Tà Rụt, Đakrông) được bao quanh tứ bề là đồi núi. A Rá có con mà không có chồng, kể: “Hồi mới quen, hắn hứa với miềng (mình - PV) nhiều thứ lắm. Miềng tin hắn nên chừ mới khổ. Đêm mô hắn cùng đến rủ miềng đi uống cà phê, uống rượu rồi ra đồi ngồi tâm sự đến gần sáng. Đến khi miếng có thai, hắn không chịu cưới miềng”.

Cố gắng hỏi về cha đứa bé, A Rá lắc đầu quầy quậy, một mực nói không muốn nhắc đến nữa. Con A Rá giờ đã hơn một tuổi, lớn lên với mẹ cùng ngô, sắn.

Vừa tròn ba tuổi thì mẹ mất do lên cơn động kinh trong lúc đang giặt dưới suối, cháu Hồ Xuân Thao ở bản Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, Đkrông, được gì ruột là chị Hồ Thị Nhung mang về nuôi dưỡng. Chị Nhung buồn bã kể, chị gái chị bị động kinh từ nhỏ, cách đây 3 năm bỗng mang thai và sinh bé Thao. Hỏi cha đứa trẻ là ai thì chị lúc nhớ lúc quên. Giờ mẹ cháu mất, chị Nhung mang về nuôi dưỡng nhưng vợ chồng chị cũng nghèo, không biết tương lai cháu ra sao.
Ở xã Thuận (huyện Hướng Hoá, Quảng Trị) có Hồ Ing và Hồ Thị Krai lấy nhau vừa được sáu tháng, khi cả hai đều ở tuổi 16. Đám cưới được tổ chức vội vã vì cái thai trong bụng Krai đã quá lớn, kết quả của những buổi “đi sim”. Cách đây mấy ngày, Krai khóc mếu ôm đứa con đỏ hỏn về nhà bố mẹ đẻ.

Chuyện của vợ chồng Krai không phải chuyện hiếm bởi những cặp vợ chồng trẻ con có quá nhiều lý do để tan vỡ. Hậu quả là lại thêm một đứa trẻ không cha.

Tỉ lệ phụ nữ Pa Cô, Vân Kiều có thai trước hôn nhân những năm gần đây ngày một tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là biến tướng có phần “quá trớn” của tục “đi sim” thời hiện đại.
NGUYỄN HƯƠNG

“ĐI SIM” VÀO QUÁN
Báo Phụ Nữ online
PN - Không còn những “đêm sim” dưới ánh trăng vàng bên bờ suối vắng hay bên rẫy vào mùa lễ hội Puh Boh (giữa rẫy), ngày nay những thanh niên Vân Kiều, Pa Cô (Quảng Trị) có cách “đi sim” hiện đại hơn: vào quán cà phê, quán nhậu. Hậu quả của những cuộc tình chớp nhoáng ấy là nhiều đứa trẻ ra đời không hề biết đến mặt người cha.

Không còn những “đêm sim” dưới ánh trăng vàng, bên bờ suối vắng hay trên rẫy vào mùa lễ hội Puh Boh (giữa rẫy) để “Muốn có em về dệt cửi ở chân cầu thang/Muốn có em như cái chân khung cửi/Muốn có em mặc váy bên bếp lửa ở sàn”, giờ thanh niên đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô có cách “đi sim” hiện đại hơn. Yêu nhau, họ rủ nhau vào các quán cà phê, quán nhậu đang mọc lên như nấm ở huyện Đakrông, Quảng Trị). Sau những cuộc tình “chớp nhoáng” ấy, nhiều đứa trẻ ra đời mà suốt đời không hề biết mặt người cha.

Những đứa trẻ bị bỏ rơi
Căn nhà sàn nhỏ bé, xiêu vẹo của Hồ Thị A Rá nằm lọt thỏm giữa mấy nóc nhà sàn của bản Ka Hẹp (xã Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị), bao quanh tứ bề là đồi núi. Thấy tôi đến, A Rá buông mấy chiếc váy, áo sờn rách đang giặt, mời tôi lên nhà nói chuyện. “Hồi mới quen, hắn hứa với miềng (mình - NV) nhiều thứ lắm. Miềng tin hắn nên chừ mới khổ như ri. Hắn nói nếu miềng yêu hắn thì hắn sẽ cưới miềng. Đêm mô hắn cùng đến rủ miềng đi uống cà phê, uống rượu rồi ra đồi ngồi tâm sự đến gần sáng mới về nhà. Đến khi miềng có thai, hắn không chịu cưới. Hắn bạc tình lắm... Miềng không muốn nhắc đến hắn làm chi nữa”. Chị trả lời tôi về lai lịch cha đứa bé bằng những cái lắc đầu quầy quậy. “Con miềng tên là Hồ Thị Xuân. Khi biết miềng có thai, cha mẹ miềng buồn lắm. Miềng thương cha mẹ phải chịu tiếng, mang lời với dân bản nên xin cha mẹ cho dựng nhà để ở riêng. Chừ cực khổ mấy miềng cũng phải cố gắng nuôi con khôn lớn chứ biết làm răng” - giọng A Rá buồn như mưa trên lá.


Ba tuổi thì mẹ mất do lên cơn động kinh trong lúc đang giặt đồ giữa suối, cháu Hồ Xuân Thao - con của chị Hồ Thị Ơi ở bản Tà Rụt 2 (xã Tà Rụt huyện Đakrông) được dì là chị Hồ Thị Nhung (em ruột chị Ơi) mang về nuôi. Chị Nhung cho biết: “Chị miềng từ nhỏ đã bị bệnh động kinh. Cách đây ba năm, chị miềng mang thai rồi sinh bé Thao. Khi biết chị miềng mang thai, cả nhà miềng cứ gặng hỏi mãi mà chị không nói chi hết. Khi chị sinh, miềng phải đỡ đẻ cho chị. Hai vợ chồng miềng cũng nghèo khổ nên không biết sau này có nuôi nổi cháu không. Chừ gia đình miềng có sắn, khoai thì cho cháu ăn sắn, khoai qua bữa. Từ ngày chị miềng mất, miềng cứ trông ngóng cha của bé Thao có lúc nào đó động lòng thương con mà đến nhận con về nuôi, nhưng chờ miết không thấy. Cha mô mà mà nhẫn tâm, độc ác. Không thương chị miềng thì cũng thương giọt máu của họ chứ”.


Chi Hồ Thị Nhung bồng bé Hồ Xuân Thao đang tâm sự về hoàn cảnh khó khăn của gia đình với anh Kray Sức, cán bộ xã Tà Rụt. (Ảnh từ trang Phụ Nữ online, đăng lại trên baomoi.com)


Khi “sim” vào quán

Tục “đi sim” của dân tộc Vân Kiều, Pa Cô có từ thời xa xưa. Chính tập tục này đã làm nên nét văn hóa đẹp của các dân tộc này. Con gái, con trai người Vân Kiều, Pa Cô khi đến tuổi trưởng thành đều “đi sim” để tìm vợ, tìm chồng. Xưa, trai, gái “đi sim” vào các dịp lễ hội như lễ hội Puh Boh được tổ chức vào mùa rẫy (thường diễn ra tại nương rẫy của bản). Bắt đầu cho lễ Puh Boh, già bản đọc lời kính cáo với thần sứ Kníeq, sau đó việc giữ rẫy được giao lại cho tốp con gái trong bản ở căn chòi tạm dựng bên rẫy. Biết có con gái ở lại giữ rẫy, con trai các bản tìm đến để cùng vào “đêm sim”.

Bây giờ, tục “đi sim” hầu như không còn nữa. Trai, gái các bản ngày nay “đi sim” cũng hiện đại hơn nhiều. Họ không còn lên rẫy tìm gái đẹp nữa mà chủ động đến mời gái đẹp đi “tìm hiểu nhau” trong các quán cà phê, quán nhậu. Sau những “đêm sim” như vậy là nhiều đứa trẻ ra đời trong sự vô thừa nhận của người cha và tủi cực của người mẹ.

Kray Sức, cán bộ chuyên trách văn hóa xã Tà Rụt cho biết thêm: Ở xã Tà Rụt, trong số 19 em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn cần được trợ giúp thì có đến chín em rơi vào hoàn cảnh cha không thừa nhận hoặc bị bỏ rơi như trường hợp em Hồ Thị Bẹp, Hồ Văn Rực, Hồ Thị Biếc (bản Vực Leng), Hồ Văn Đạt, Hồ Thị Miên (bản A Đăng), Hồ Văn Đức, Hồ Thị Huyền (bản A Liêng), Hồ Cu Tầng (bản A Pun), Hồ Văn Tươi, Hồ Thị Xuân (bản Ka Hẹp), Hồ Xuân Thao (bản Tà Rụt 2). Ngày xưa, trai gái “đi sim” là để tìm hiểu nhau, thấy hợp nhau thì về báo cho gia đình mang lễ vật đến nhà gái để cưới hỏi đàng hoàng. Cưới nhau cả năm trời mới có con chứ không như bây giờ...

“Ơi anh! Gối em đã nhồi bông gạo
Em mong ngày âu yếm bên anh
Nhưng càng mong đường tình càng đứt
Càng mong anh càng rứt tâm can
Em phải khóc, nước mắt chảy trong đêm dài vô tận
Nước mắt thấm vào gối
Để cho mầm hột bông gạo đâm chồi”.

Trên đường về, chợt nghe tiếng bà mẹ trẻ nào đó ru con vọng ra từ căn nhà sàn nằm nép mình vào bóng núi, tôi tự hỏi, bà mẹ trẻ ấy ru con hay đang ru cho chính nỗi bạc phận của mình?
Tôn Hiền

VĂN HÓA, DU LỊCH, NGÔN NGỮ

Trần Hữu Thuần - Tiếng Quảng Trị
L.Cardiere - Ngữ âm tiếng Việt
Trần Xuân An - Tự tôn tiếng nói dân tộc
READ MORE - TỤC ĐI SIM CỦA THANH NIÊN VÂN KIỀU : TỪ NGHIÊN CỨU TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẾN THỰC TẾ XÃ HỘI

Wednesday, September 29, 2010

NỮ NGHỆ SĨ CHÂU LOAN

Mẹ Suốt - Thơ Tố Hữu - Giọng ngâm Châu Loan




Châu Loan (1926 - 24 tháng 12 năm 1972) là một nghệ sĩ ngâm thơ và ca Huế. Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào đợt 1 (1984).
Bà tên thật Bùi Thị Loan, sinh năm 1926 tại làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh, Quảng Trị.
Thân sinh của bà là cụ Bùi Mè, học trò cụ Nguyễn Như Bá (cụ Như Bá là người truyền bá nghề hát bội và hò Huế cho làng, là ông của nghệ sĩ nhân dân Lệ Thi và nghệ sĩ ưu tú Ái Chủng). Từ năm 7 tuổi, bà đã được thân phụ dạy đàn hát và theo ông vào Huế sống. Ngoài học đàn, bà còn học hát ca Huế, dân ca Bình Trị Thiên và miền Trung. Lớn lên bà có chất giọng đẹp "hoàn hảo": êm dịu, hơi dài, vang vọng và uyển chuyển.
Châu Loan đi hát từ năm 15 tuổi. Năm 1947, bà theo cha ra Hà Nội, cộng tác với Đài phát thanh Pháp Á. Năm 1954, hòa bình lập lại, bà làm việc tại Tổ ca nhạc miền Trung, Ban âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1957, bà được cử đi dự Đại hội thanh niên thế giới lần thứ nhất tại Warszawa, Ba Lan. Bà đã giới thiệu ở liên hoan những điệu dân ca miền Trung như điệu Hò mái nhì, hò mái đẩy...
Trong những năm chiến tranh, bà được đoàn ca nhạc của Đài đi biểu diễn nhiều nơi từ Việt Bắc, Tây Bắc, hải đảo cho đến vĩ tuyến 17. Bà đã đưa chất liệu âm nhạc Huế vào thơ, xử lí sáng tạo âm thanh ca Huế và chất liệu Huế trong thơ. Những bản thu của bà được phát sóng rộng trên sóng của Đài, đặc biệt là qua những bài thơ của Tố Hữu như Ba mươi năm đời ta có Đảng, Bài ca xuân 1961, Mẹ Suốt... Nhiều nghệ sĩ ngâm thơ đã học tập phong cách ngâm này của bà.
Bà mất vì bệnh ung thư vào chiều Noel năm 1972. Châu Loan là mẹ của nhạc sĩ Quốc Trường.
Theo vi.wikipedia.org
READ MORE - NỮ NGHỆ SĨ CHÂU LOAN

Tuesday, September 28, 2010

TRƯƠNG THỊ HẰNG NGA - HƯỚNG HÓA KHÚC NHẠC XANH

Làng Vây. Ảnh từ photo.zing.vn. (Click vào ảnh để xem to hơn)


Khe Sanh đẹp trong đôi mắt ai?
Để thu nay em đành xa Hướng Hoá
Lối mòn quanh co như bức hoạ
Tân Hợp đi về lẻ bước người ơi.

Tháng chạp Tà Cơn rẽ lối sương rơi
Tháng giêng ông trời chợt mưa chợt nắng
Cà phê Hướng Tân chắt chiu từng giọt đắng
Để cho đời thi vị của cao nguyên.

Em miền xuôi anh miền ngược giao duyên
Đôi mắt dao cau cái nhìn lúng liếng
Vọng tiếng xuân chung chiêng én liệng
Lao Bảo, em Vân Kiều sánh bước chàng Tà Ôi.

Liên Lập khoảng trời gió níu mây trôi
Chuối trĩu buồng Làng Vây rong ruỗi
Mê khúc La La trăng thề đắm đuối
Rào Quán âm trầm bên suối cung thanh.

Mãi trong ta Hướng Hoá khúc nhạc xanh!


Trương Thị Hằng Nga


READ MORE - TRƯƠNG THỊ HẰNG NGA - HƯỚNG HÓA KHÚC NHẠC XANH

Monday, September 27, 2010

TIẾN SĨ VÕ - Lê Quang Thái

Võ miếu và bia tiến sĩ võ ở Huế. 
Ảnh từ wikipedia


Quốc Tử Giám, gần Văn, Võ Miếu

Thông rịn, bàng xiêu, thấy phi liễu…


Hai câu thơ xưa viết theo thể “hành” của thi nhân Vân Bình Tôn Thất Lương qua bài Hương Giang hành năm 1941, còn đọng lại trong tâm tư người sông Hương hôm nay. Năm 1836, triều đình cho dựng trước sân Võ Miếu ba tấm bia Võ công; năm 1849, dựng tiếp hai tấm bia. Năm bia đá nằm năm vị trí, nay gom lại một cụm trơ vơ giữa nắng mưa.


Một trong nhiều nguyên nhân xây dựng Võ Miếu là để suy tôn những Tiến sĩ võ: “lờivăn hay có thể rọc đất ngang trời; Công võ giỏi làm cho yên dân hòa chúng”. Đối chênh với Võ Miếu là gò Long Thọ, các nhà địa lý nhận cho gò này là thiên quan địa trục (ải trời trục đất). Lý lẽ xây dựng Võ Miếu còn thể hiện ở hai từ Thích cát; có nghĩa là các Tiến sĩ mới đậu, đến nhà Thái Học cởi áo thường, mặc quan phục:


Văn dìu cánh phượng yên trăm họ

Võ thét oai hùm dẹp bốn phương

(Bài ca văn võ - Nguyễn Công Trứ)


Việc bàn đặt khoa thi võ và dựng bia Võ công bắt đầu từ tháng 12 năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836). Thi Hương bên võ để lấy đỗ Tú tài, Cử nhân sớm hơn nhiều so với thi Hội, thi Đình để lấy Phó bảng võ, Tiến sĩ võ. Từ năm 1865 đến năm 1880 ứng với niên hiệu Tự Đức thứ 18 đến thứ 33, triều đình Huế đã tổ chức được 7 khoa thi để chọn lấy được 11 Tiến sĩ võ và 110 Phó bảng võ. Thường thì quan võ “ít chữ” cho nên không ai gọi Tiến sĩ võ hoặc Phó bảng võ là “ông Nghè” hoặc “ông Nghè võ bao giờ”.


Thi Tiến sĩ võ cáo chung vào tháng 3 năm Giáp Thân (1884), niên hiệu Kiến Phúc thứ 1. Quốc sử chép: “Đến như thi Hội võ, lấy hạng người ấy biết chữ thì ít. Từ khi đặt khoa thi tới nay, kỳ thi phúc hạch trúng giáp đệ ấy rất ít, ngoài ra đều hư thiết, cho nên đình đi” (1).


Trường dạy võ chính thức được dựng ở mé tây Kinh Thành vào tháng 8 năm Tự Đức thứ 19 (1866). Điều hành trường dạy võ có các quan chánh Học Chính hàm võ tứ phẩm để dạy võ nghệ; phó Học Chính lấy quan văn ngũ phẩm để dạy về võ kinh, ban cho sách vở và đồ ký.(2) Trên toàn quốc có 5 trường thi Võ cử: Thừa Thiên, Hà Nội, Bình Định, An Giang và Thanh Hóa. Về sau phải bãi bỏ Võ cử, Võ sinh từ Hà Tĩnh đến Bình Định vì giặc Pháp phản đối. Có thể xem đây là nguồn tuyển chọn cho các thí sinh dự thi Hội và thi Đình võ ở chốn kinh sư.


Tháng 10 năm Tự Đức thứ 18 (1865), triều đình Huế mới định lệ việc bổ dụng Võ tiến sĩ với chức tước và phẩm hàm cao thấp như sau: “Bên Võ hàm tòng ngũ phẩm, thi đỗ nhất giáp, nhất danh, bổ phó lãnh binh, thự lãnh binh; trúng nhị danh, bổ quản cơ, thị phó lãnh binh trúng tam danh, bổ phó quản cơ, thự quản cơ. Đỗ nhị giáp, bổ phó quản cơ. Đỗ tam giáp, bổ cấm binh cai đội, thự phó quản cơ”.(3) Còn đỗ Phó bảng võ thì chịu thiệt hơn so với bên Văn: “Đỗ phó bảng bổ thụ cũng như trúng tam giáp, được đầy năm bổ thự phó quản cơ…”.(4) Và tùy theo thứ hạng của các kỳ thi từ đệ nhất đến đệ tứ của thi Hội để bổ dụng từ bát phẩm đến thất phẩm. Vì vậy mà trong dân gian còn truyền tụng câu ca:


Quan văn thất phẩm đã sang

Quan võ thất phẩm còn mang đai cờ


Trong quan hàm, võ chịu thiệt: Văn thắng Võ nhị trật.


Chầu hầu ở chốn triều chính, cung điện theo lối xếp: Văn tứ, Võ tam (quan Văn hàng tứ phẩm, quan Võ hàng tam phẩm trở lên). Lối thua thiệt của quan võ còn thể hiện rõ ở việc xếp ngôi tiên chỉ và chỗ ngồi ở chốn hương trung và đặt bài vị thờ tiên hiền hậu hiền ở miếu đình nguyên quán.


Tiến sĩ võ, Phó bảng võ được hưởng các quyền lợi:

1) Cấp ngựa trạm về vinh quy.

2) Làm lễ điện ở Võ Miếu. Bia đề tên Tiến sĩ võ dựng ở hai bên tả hữu trước sân Võ Miếu.

3) Trường thi ở chỗ trường thi ở bên Văn vào năm trước.

Về Hội thí bên võ, phải trải qua 3 kỳ:

- Kỳ đệ nhất: Thi xách tạ, múa côn.

- Kỳ đệ nhị: Thi múa côn gõ, múa dao, lăn khiên, múa dao dài chuôi, múa gươm dài, đâm người bù nhìn rơm.

- Kỳ đệ tam: Thi đấu súng điểu sang, thi đấu côn gỗ.

- Phúc hạch: Làm văn.(5)


Về Đình thí diễn ra trịnh trọng suốt 3 hôm. Diễn tiến khoa thi Võ tiến sĩ đầu tiên vào tháng 5 nhuận năm Ất Sửu, Tự Đức thứ 18 (1865) được sử chép như sau: “Sai Đô thống Trung quân, kiêm Chưởng Tiền quân, Tả quân là Đoàn Thọ và Tả tham tri bộ Lại là Phạm Phú Thứ sung làm Võ giám thí đại thần. Cho Vũ Văn Đức (nguyên Võ hội nguyên) đỗ nhị giáp Võ tiến sĩ xuất thân và Vũ Văn Lương (nguyên trúng thứ cách) đỗ Đệ tam giáp Võ tiến sĩ xuất thân. Lại lấy đỗ Võ phó bảng 6 tên: Đặng Văn Tá, Hà Văn Mão, Phan Văn Quát, Lê Khắc Đoài, Nguyễn Đăng Dính và Đỗ Văn Chiến…”.(6)


Phép thi này gọi là Bác cử, thí sinh phải trải qua 3 kỳ. Những ai vượt trọn qua 3 kỳ mới đạt danh xưng Võ tiến sĩ.

- Hôm thứ 1: Hỏi điều cốt yếu đem quân ra trận. Phương pháp bày trận.

- Hôm thứ 2: Khảo thí đấu côn.

- Hôm thứ 3: Khảo thí súng điểu sang ở ụ trường Đông Gia. Mỗi người bắn 9 phát.(7)


Trong khuôn khổ của bài viết, không thể triển khai rộng đường, chúng tôi xin lập bảng thống kê sau đây để bạn đọc có một cái nhìn khái quát. Bảy khoa thi Tiến sĩ võ trong 15 năm từ 1865 đến 1880 dưới triều Tự Đức. Bốn khoa đầu có ghi tên họ cụ thể những vị đỗ Phó bảng võ. Còn ba khoa còn lại, quốc sử không ghi rõ danh tánh. Chúng tôi ao ước khi bài viết này đến tay bạn đọc sẽ được quý vị bổ sung qua tư liệu quý giá về tiền nhân thi đỗ được trích từ gia phả, mộ chí, địa chí các tỉnh thành trong nước.


Năm Kiến Phúc nguyên niên (1884), trường thi dời qua làng La Chữ, huyện Hương Trà vào thời điểm đúng lúc thi Hội võ phải bãi bỏ vì thí sinh có nhiều người không viết được chữ Hán hoặc thành câu sao cho có nghĩa lý.


Năm 2008, Huế tổ chức lễ hội Tiến sĩ võ nhân Festival Huế. Không gian lễ hội Tiến sĩ võ này chỉ là sân khấu thu hẹp để trình diễn đấu võ thuật nhiều hơn là theo đúng quy cách, lễ nghi thi Tiến sĩ võ trước đây. Nơi tổ chức là sân sau Nghinh Lương Đình, phía trước Phu Văn Lâu thật chưa thích hợp, nếu không muốn nói là “lập lòa” cho qua chuyện và để lại nhiều ấn tượng sai sót. Thật tốn kém mà hiệu quả không cao.


Đã đến lúc, việc nghiên cứu trường thi, trường dạy võ cần được sớm xác định vị trí xưa để du khách và thế hệ trẻ thấy được hình ảnh bề thế, nghiêm cẩn của một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, coi trọng hiền tài là nguyên khí của nhà nước. Từ đó mới có bằng chứng sống động để thuyết phục du khách đến Huế nghiên cứu. Nhà nước trong quá khứ cũng có nhiều nhược điểm, ưu điểm trong thi cử giữa lúc ấy vận nước chao đảo; nhưng việc cầu hiền tài vẫn được tôn trọng để kịp thời loại thải những quan võ thiếu trách nhiệm chu toàn công việc đã được trao phó:


Miếu cũ ngày nay qua tới đó,

Tấc lòng khởi kính biết là bao

(Lê Quý Đôn)

L.Q.T.


CÁC KHOA THI HỘI VÕ VÀ THI ĐÌNH VÕ / SỐ PHÓ BẢNG (PB) / SỐ TIẾN SĨ (TS) :

1.Ất Sửu, Tự Đức thứ 18 (1865). Thi vào tháng 5 tại Huế. PB: 06. TS: 02. Có danh sách Phó bảng.

2. Mậu Thìn, Tự Đức thứ 21 (1868). Thi vào tháng 6 tại Huế(8). PB: 20. TS: 05. Có danh sách PB.

3. Kỷ Tỵ, Tự Đức thứ 22 (1869). Thi vào tháng 7 tại Huế(9). Phó bảng: 22. Tiến sĩ: 03. (Ân khoa). Có danh sách PB.

4. Tân Mùi, Tự Đức thứ 24 (1871). Thi vào tháng 5 tại Huế(10). PB: 05. TS: 00. Có danh sách PB.

5. Ất Hợi, Tự Đức thứ 28 (1875). Thi vào tháng 5 tại Huế. PB: 13. TS: 00. Không có danh sách PB.

6. Kỷ Mão, Tự Đức thứ 32 (1879). Thi vào tháng 4 tại Huế(11). PB: 25. TS: 01. (Ân khoa). Không có danh sách PB.

7. Canh Thìn, Tự Đức thứ 33 (1880). Thi vào tháng 6 tại Huế. PB:19. TS: 00. Không có danh sách PB. Bãi bỏ phúc hạch

Tổng cộng: 110 Phó bảng; 11 Tiến sĩ


CHÚ THÍCH

(1) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập IX, Viện Sử học dịch, Nxb Giáo dục, 2007, tr. 63 - 64.

(2) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập VII, Sách đã dẫn, tr. 1012.

(3) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập IX, Sách đã dẫn, 2007, tr. 928 - 929. Dân gian quen gọi Võ phó bảng là Ất tiến sĩ võ để ghi vào bia mộ hoặc gia phổ dòng tộc.

(4) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập IX, Sách đã dẫn, tr. 933 - 934. Những thí sinh dự thi hội đỗ trường nhất, trường nhì, trường ba được bổ dụng quan võ hàm bát phẩm, thất phẩm.

(5) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập VII, Sách đã dẫn, tr. 975. Bên thi Văn có phúc hạch. Vào phúc hạch theo loa gọi tên, thí sinh mặc áo rộng màu xanh.

(6) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập VII, tr. 933.

(7) Ụ Đông Gia: Mô đất đắp lên cao thành ụ ở trường bắn bia. Trước tên là Đông Gia, ở phường Đông Gia sau đổi thành Đông Ba. Dấu tích đổi tên gọi Đông Gia thành Đông Ba qua

tên cầu Đông Gia (Đông Gia Kiều), Ụ Đông Gia nay là cồn mồ ở đường Nguyễn Chí Thanh.

(8)Khoa Mậu Thìn, Tự Đức thứ 21 (1868). Võ tiến sĩ: Nguyễn Văn Vận. Đồng võ tiến sĩ: Phạm Học, Nguyễn Văn Tứ, Dương Viết Thiện, Đỗ Văn Kiệt. Võ Phó bảng: Trần Duy Trung, Nguyễn Hữu Cử, Trần Văn Khuyến, Hồ Văn Thử, Hồ Văn Đông, Trương Duy Nhượng, Trần Đình Y, Hoàng Đình Mậu, Phan Văn Trạch, Võ Văn Vĩnh, Trần Văn Thi, Hồ Văn Tri, Phan Sĩ Ban, Phí Văn Thịnh, Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Tuế, Phan Viết Cân, Lê Văn Hướng, Nguyễn Văn Huân, Lê Văn Trạc.

(9) Khoa Kỷ Tỵ, Tự Đức thứ 22 (1869). Đồng tiến sĩ võ: Đặng Đức Tuấn, Trần Văn Hiển, Lê Trực.

(10) Khoa Tân Mùi, Tự Đức thứ 24 (1871), chỉ lấy 5 phó bảng võ: Nguyễn Vỹ, Trần Huy, Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Mẫu, Trần Văn Chất.

(11) Khoa Canh Thìn, Tự Đức thứ 32 (1879), chỉ biết tên 1 vị trúng chánh cách là Nguyễn Gia Trung, người làng Cổ Lũy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Do đau ốm, ông Trung không vào phúc hạch được. May mắn năm sau có mở khoa thi, ông được dự thi nhưng khi vào phúc hạch bài làm văn yếu kém nên được xếp vào hàng Võ phó bảng. Tỉnh Quảng Trị có 1 vị Tiến sĩ võ đầu tiên là ông Võ Văn Lương, người làng Đâu Kênh, huyện Triệu Phong đỗ đại khoa lúc 33 tuổi. Cụ Võ Soạn nguyên Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên cũ là hậu duệ, gọi vị khai khoa Tiến sĩ võ là cố nội. Nhân đây đính chính Võ Văn Lương chớ không phải Vũ Văn Lương.

Nguồn: THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 4 - 2010

READ MORE - TIẾN SĨ VÕ - Lê Quang Thái

Saturday, September 25, 2010

PHAN BÙI BẢO THI - NƠI SINH THÀNH NHỮNG NGƯỜI NGHỆ SĨ TÀI HOA

Một góc công viên làng Tùng Luật. Ảnh từ trang Báo Ảnh Việt Nam - vietnam.vnanet.vn

Ghi chép


Có một làng quê nhỏ, khiêm nhường nép mình sau lũy tre xanh ở cuối dòng sông Bến Hải, suốt bốn mùa trầm mình trong tiếng du dương nghìn đời của sóng biển cửa Tùng. Từ xưa đến nay, làng quê nhỏ ấy đã trải qua biết bao nhiêu biến cố cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc, vậy mà chính trên mảnh đất ấy đã sinh ra, đã ấp iu nuôi dưỡng rất nhiều người con ưu tú...họ là những nghệ sỹ tài hoa lừng lẫy trên bầu trời nghệ thuật của nước nhà...


Sử cũ chép lại rằng: Ngôi làng nhỏ có tên là Tùng Luật xưa kia thuộc huyện Minh Linh, đã xuất hiện trên bản đồ nước Đại Việt từ năm 1069 (thời nhà Lý). Đây chính là cái nôi đã sinh ra điệu "chèo cạn làng Tùng". Một trong những nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo mà người đời đã bảo tồn và gìn giữ cho tới ngày nay. Đây cũng chính là quê hương của Hoàng Hậu Hiếu Văn hoàng đế Nguyễn Phúc Nguyên, tiền nhân của 13 đời vua triều Nguyễn, ngự trị hơn một trăm năm và đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc. Vương phi Mai Thị Vàng, người đàn bà tiết hạnh đã có một thiên tình sử đầy bi ai, trắc trở với Hoàng đế Duy Tân cũng được sinh ra ngay chính trên mảnh đất này.


Chiếu theo thuật phong thủy thì làng nằm trên thế đất "Phụng hàm thơ", có nghĩa là con chim Phụng Hoàng ngậm thơ trong miệng. Âu đó cũng là điềm lành dự báo đất sẽ sinh ra nhiều bậc anh hào, tài tử, giai nhân... giải thích nguồn gốc của điệu chèo cạn ở đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: xưa kia, đây là một cảng thị sầm uất, nằm ngay mé biển nên xác cá Voi, cá Ông chết ngoài biển thường trôi dạt vào bờ. Là những cư dân vùng biển, họ hết sức tôn thờ những loài vật này theo truyền thống tín ngưỡng vật linh luận. Mỗi khi thấy xác cá trôi dạt vào bờ, người dân ở đây thường thiết những mâm lễ rất trang trọng, để đưa tiễn linh hồn của các thần ngư về trời. Những lúc như thế, họ thường quy tụ những đội "hát đưa linh", mỗi đội thường là 15 người (còn gọi là đội chèo cạn). Các nghệ nhân người cầm chịch, người cầm chèo, người tát nước, người đứng mũi... rồi nhịp nhàng hát theo những bè cao, bè thấp...nhằm mô phỏng lại những chuyến đi biển của ngư dân, người cầm chịch trong các đội chèo cạn bắt buộc phải hát được các điệu hò mái nhì, hò nện... So với các miền biển khác, lễ hội chèo cạn làng Tùng Luật còn có những nét đặc trưng như: tay chèo của ba trạo (12 tay chèo) phải có ngoắc tay làm cho động tác chèo trở nên mạnh mẽ hơn nhằm tái hiện lại hình ảnh những người đi biển vượt qua sóng biển một cách chân thực nhất. Đồng thời chèo cạn ở đây còn kết hợp với hò lý ngư, hò mái đẩy để cho ba trạo lấy hơi. Ở chèo cạn làng Tùng, thuyền được hình thành bởi sự sắp xếp của các ba trạo và được diễn ra trên một phạm vi rộng là sân làng. Vậy nên, các buổi biểu diễn của đội chèo cạn làng Tùng bao giờ cũng sinh động.



Theo những nguồn tài liệu hiện có thì người được coi là ông tổ đã khơi thông cho mạch nguồn ca hát ở làng Tùng Luật (nay thuộc xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) chảy mãi đến muôn đời là ông Nguyễn Hữu Như Bá (1840). Khi đến tuổi trưởng thành, ông Bá học nghề bốc thuốc cứu người nên rất có điều kiện để vào ra Kinh đô Huế và các tình vùng Nam Trung bộ, đôi khi ông còn tìm nguồn gốc thuốc quý tận lục tỉnh Nam kỳ. Trên những hành trình phiêu lãng ấy, ông đã có dịp để xem nhiều gánh hát tuồng biểu diễn. Như tiền định, những làn điệu dân ca vùng Trung bộ như những loài tiên dược tháng ngày ăn sâu vào tâm khảm và máu huyết của ông. Để thỏa chí cầm ca, ông Bá đã dừng chân ở xứ dừa Bình Định để tìm thầy học hát Bội. sau đó, ông ra Huế theo thầy học nhuần nhuyễn thêm 5 loại nhạc cụ với nhiều làn điệu dân ca Bình-Trị-Thiên như điệu lý giao duyên, lý ngựa ô, lý đoản xuân, lý quỳnh tương, lý con sáo sang sông; điệu khách gồm kim tiền lưu thủy, phú lục chậm, phú lục nhanh, cổ bản thường, cổ bản dựng, tứ đại cảnh (nam ai, nam bằng, nam xuân...); điệu hò Quảng Trị như hò mái nhì, hò mái đẩy, hò hụi, hò mái xắp, hò đưa linh...Từ đó, ông đêm ngày khổ luyện để truyền thụ lại cho anh em, con cháu trong cùng dòng tộc. Sau một thời gian rất ngắn, một gánh hát do ông làm chủ đã được ra đời, gánh hát có 14 diễn viên gồm: con trai Nguyễn Như Gián, các con gái là Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Hạnh (thân mẫu NSND Lệ Thi) và các ông Nguyễn Như Tính, Trần Duyến (sau 1954, ông Duyến là nhạc công ca Huế của Đài Tiếng nói Việt Nam), Lê Não, Võ Cháu (thân sinh của nhạc sĩ Võ Đình Hùng), Trần Nóng, Phùng Ngấn, Nguyễn Khê, Bùi Văn Mè (thân sinh NSND Châu Loan, Châu Phụng). Gánh hát này bắt đầu biểu diễn từ năm 1880. Việc xuất hiện gánh hát này là một "sự kiện trọng đại" trong sinh hoạt văn hóa ở Quảng Trị thời bấy giờ. Chính vì vậy mà những tích tuồng cổ như: "Thoại Khanh Châu Tuấn", "Lưu Bình Dương Lễ", "Giang tả cầu hôn", "Cô Cơ giả dại qua đèo", "Hồ Xuân Hương", "Tam xuân loạn trào" ... với những giọng ca mùi mẫn đã làm cho nhiều người trong vùng Trung bộ đắm say. Sau này, 12 dòng họ trong xã Vĩnh Giang đã thống nhất lập nên đội "Chèo cạn làng Tùng", trên cơ sở là gánh hát của ông Nguyễn Hữu Như Bá, tồn tại cho đến năm 1947, lúc mà giặc Pháp tấn công dữ dội vào Vĩnh Linh mới tạm ngưng.


Những thế hệ hậu duệ đã không phụ lòng ông, họ miệt mài rèn luyện để trở thành những nghệ sĩ tài danh được cả nước biết đến như: NSND Châu Loan, NSND Lệ Thi, NSƯT Kim Phú (vợ của NSƯT Sỹ Cừ), NSƯT Kim Quý (vợ của NSND Xuân Đàm), NSƯT Châu Dinh, Thu Sen, Ái Chủng, Trần Duyến, Thanh Thảo...


Cố NSND Châu Loan (tên thật là Bùi Thị Loan) sinh năm 1926, là con gái của nghệ sĩ Ba Mè. Được sinh thành, dưỡng dục trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc, từ năm 7 tuổi, Châu Loan đã được cha dạy cho đàn và hát dân ca. Trong môi trường ấy, tài năng của Châu Loan đã sớm nảy nở. Châu Loan có một chất giọng thiên phú và đặc biệt có tài ngâm thơ. Năm 1947, bà theo cha ra Hà Nội, cộng tác với đài phát thanh Pháp Á. Năm 1954, hòa bình lập lại, bà làm việc tại Tổ ca nhạc miền Trung, Ban âm nhạc của Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1957, Châu Loan được chọn là diễn viên xuất sắc đi dự Hội nghị thanh niên thế giới lần thứ nhất ở Vác SaVa (Ba Lan). Trong những năm tháng chiến tranh, tiếng thơ của Châu Loan trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam đêm đêm đã làm đắm say biết bao nhiêu triệu con tim của chiến sĩ và đồng bào trong cả nước. NSND Châu Loan nay không còn nữa (bà mất vì bệnh ung thư vào chiều Noel năm 1972), nhưng tên tuổi cùng với giọng ngâm thơ réo rắt đằm thắm của bà sẽ mãi còn ngân nga cùng với tuổi dài của đất nước. Bà được phong tặng danh hiệu NSND năm 1984 (đợt 1). Bà là mẹ của nhạc sỹ Quốc Trường.


NSND Lệ Thi (tên thật là Vũ Thị Lệ Thi) sinh năm 1925, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình có cha là tri phủ, mẹ là nghệ nhân Nguyễn Thị Hạnh, ông ngoại là cụ tổ Nguyễn Hữu Như Bá. Năm lên 15 tuổi, Lệ Thi đi theo đoàn tuồng "Ý Hiệp Ban" do vợ chồng ông Bang tá làm chủ gánh. Ở Đoàn tuồng này Lệ Thi đã rong ruổi khắp các miền đất ở vùng Trung bộ để biểu diễn và đã rất thành công với các vai diễn: Loan Dung (vỡ Lý Phụng Đình); Trại ba (vỡ Địch Thanh ly hôn); Đào Tam Xuân (vỡ Trảm trịnh ân); Nguyệt cô (vỡ Tiết Giao đoạt ngọc); Nguyệt Tiên (vỡ Đào phi phụng); Xuân Hương (vỡ Mã long mã phụng); Phượng Cơ (vỡ Tam Nữ đồ vương)... Năm 1942, Lệ Thi đã cùng mẹ và anh trai là Vũ Tư Trị lập nên một gánh hát do ông Tư Trị làm chủ. Cuộc đời ca hát đã làm cho Lệ Thi say đắm mà quên đi cuộc sống của một vương gia vọng tộc (cha của Lệ Thi là Vũ Thiếu Trinh, người quê Quảng Ngãi, làm tri phủ Vĩnh Linh). Sau năm 1954, Lệ Thi tập kết ra Bắc làm diễn viên của đoàn Văn công liên khu 5. sau khi Đoàn tách làm 2 đoàn là đoàn Tuồng và đoàn Dân ca kịch. Lệ Thi đã cùng với Ngô Quang Thắng, Nguyễn Tường Nhẫn, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Kiểm, Đinh Thái Sơn tham dự đoàn dân ca kịch và được giao nhiệm vụ xây dựng kịch chủng mới là kịch hát bài chòi. Chính bà cũng là người đã có rất nhiều đóng góp trong việc cách tân, cải biên dân ca kịch liên khu 5. Các điệu lý như: Lý bắt bướm, Lý thiên thai, Lý hoa thơm, các điệu hò xe, hò đạp nước và đặc biệt là hò bài chòi đã được bà cách tân để đưa vào dân ca kịch một cách nhuần nhụy. Trong chiến tranh, bà là một nghệ sĩ luôn đem tiếng ca của mình đến những điểm chốt gian nguy để phục vụ cho đồng bào cùng chiến sĩ. Giọng ca điêu luyện, thấm đẫm ân tình của bà đã làm cho nhiều trái tim đắm say và yêu mến. Năm 1984, bà được phong tặng danh hiệu NSND (đợt 1), bà là vợ của soạn giả, NSƯT Nguyễn Tường Nhẫn, Con trai bà là Kì Ngộ và con gái Tường Vân đều là diễn viên Đoàn ca kịch Thuận Hải, con trai Quang Tái là một nhạc công của đoàn, con gái Hạnh Nguyên là diễn viên Đoàn ca kịch Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.


NSƯT Châu Dinh (tên thật là Nguyễn Thị Dinh), sinh năm 1942 ở quê mẹ là làng Tùng Luật. Năm 1960 Châu Dinh được tiếp nhận vào đoàn Ca kịch Trị Thiên Huế khi đoàn đang đóng tại Ty Thông tin - Văn hóa Vĩnh Linh. Thời gian này Châu Dinh có dịp trau dồi, rèn luyện các kỹ năng ca, kỹ năng sân khấu. Bà Kim Thao, là người đã có công giúp Châu Dinh định hình tính cách, vai diễn về sau. Năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam đang bắt đầu bước vào thế trận mới, Châu Dinh đã được Đài tiếng nói Việt Nam mời thể hiện nhiều bài ca Huế, dân ca Bình Trị Thiên ngợi ca cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc. Thính giả trong cả nước cũng từ đây bắt đầu biết đến tên tuổi Châu Dinh.


Những năm 1970, trên miền đất XHCN, Châu Dinh đã có những tháng ngày tuyệt vời về sự ôn luyện học tập nghệ thuật ca kịch Huế. Từ phong cách biểu diễn đến kỹ thuật diễn ca Châu Dinh đều cố gắng thể hiện không để làm phụ lòng các bậc thầy như Kim Oanh, Mộng Điệp, Minh Tâm.


Từ năm 1966 đến năm 1969, Châu Dinh được theo đoàn vào tuyến lửa Quảng Bình - Vĩnh Linh. Để biểu diễn phục vụ đồng bào và chiến sĩ vùng giới tuyến. Với tài năng và bản lĩnh của mình, Châu Dinh được đoàn phân công và đảm nhận nhiều vai diễn quan trọng. Châu Dinh nhớ và ấn tượng nhất là vai diễn đầu tiên: Bà Lành trong vở diễn Con gà chân chì. Qua vai bà Lành, Châu Dinh đã thu hút được sự chú ý của khán giả, niềm tin cậy của khán giả dành cho Châu Dinh ngày càng được nhân lên.

Nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật ca Huế tiếp tục được định hình theo thời gian. Lần lượt, Châu Dinh đảm nhận nhiều vai diễn mới như Kan Xiêm (vở Kan Lịch), Công chúa Sở, Tuấn mẫu (vở Thoại Khanh Châu Tuấn), Bà vợ trung tá quân đội Sài Gòn (vở Chiếc áo cưới màu xanh) của các soạn giả Xuân Lư - Lê Anh Phong; Bà mẹ sinh viên đấu tranh (vở Nước mắt và bạo lực), Nhũ mẫu (vở Quạ thần, pho tượng đá) chuyển thể từ kịch nói của soạn giả Lưu Quang Vũ...


Tài năng nghệ thuật của Châu Dinh được nhiều đài, báo trong nước ngợi ca. Chị xứng đáng với Huy chương Bạc (1985- vỡ Vòng oan nghiệt của soạn giả Lê bá Sinh), Huy chương Vàng (1990- vai Diệu Thúy trong vỡ Lời trăn trối của soạn giả Minh Hằng) cùng nhiều bằng khen khác qua các mùa hội diễn. Bên cạnh thành tích trên Châu Dinh đã được Bộ VHTT tặng Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa, Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp VHNT và vinh dự nhất là được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 1993.


Trên mảnh đất cỗi cằn Quảng Trị, vợ chồng NSƯT Sỹ Cừ-NSƯT Kim Phú đã cùng với các nghệ sĩ tâm huyết khác đêm ngày tôi luyện để đạt đến đỉnh cao trong biểu diễn đàn và hát dân ca. Cũng chính họ là những người luôn đau đáu một khát vọng bảo lưu và phát triển một cách vĩnh hằng những vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc. Khác với người chị ruột của mình, NSƯT Kim Quý đã thể hiện rất thành công khả năng biểu diễn của mình trên sân khấu kịch nói. Với tài đạo diễn sân khấu của chồng chị (NSND Xuân Đàm), với những kịch bản của các nhà văn là người Quảng Trị như: Xuân Đức, Nguyễn Quang Lập, Cao Hạnh... NSƯT Kim Quý đã thực sự tỏa sáng qua từng vai diễn của mình trong các vở như: "Mùa hạ cay đắng", "Ám ảnh", "Đứa con nối dõi", "Chuyện đời thường vớ vẩn", "Huyền thoại mẹ"... đặc biệt ở NSƯT Kim Quý là vai độc diễn Lý Chiêu Hoàng. Liên tiếp trong nhiều năm, chị đã gặt hái về cho quê hương Quảng Trị, cho làng Tùng Luật của chị nhiều huy chương vàng của các kỳ hội diễn sân khấu toàn quốc. Chị kể: "Sau nhiều năm tháng đi xa, về lại nơi chôn nhau, cắt rốn chị nghẹn ngào trước cảnh quê nhà hoang tàn, đổ nát. Ngay từ những giây phút ấy, chị chợt hiểu rằng mình đã mắc nợ với quê hương, mắc nợ với những người đã khuất, món nợ mà đời chị chẳng dễ gì trả nổi. Từ đó, chị đã dồn hết tâm lực của mình vào các vai diễn về đề tài chiến tranh với khát khao trả món nợ tâm linh cho xứ sở. Các hình tượng nhân vật được chị thể hiện đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem khắp cả nước.


Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, người viết không thể nào kể hết những gương mặt nghệ sĩ tài hoa là con dân của làng quê Tùng Luật. Những con người tài hoa ấy đã chung tay vào với lịch sử nghệ thuật của nước nhà, họ miệt mài xây dựng ngôi nhà chung ấy để rồi họ không còn là của riêng cái làng ven biển Tùng Luật nữa, không là của cái tỉnh Quảng Trị khốn khó ấy nữa, mà họ là của chung đất nước này.


Ngày dần trôi, tôi đi trên con đường quê thẩm nắng, làng Tùng Luật vẫn yên bình trong tiếng gió lao xao và sóng biển từ phía khơi xa vẫn vọng về réo rắt. Những bờ tre quanh làng như thể xanh hơn với cánh đồng nom cũng thêm trù phú. Mọi cảnh đã khác nhiều so với một thời quá vãng cực nhọc, gian nan... Nhặt lên chiếc lá từ mảnh đất bazan đỏ thắm dưới chân mình, tôi như nghe thấy từng lời thì thầm của đất. Những người dân của làng Tùng Luật muôn đời vẫn thế, họ lặng lẽ chắt chiu cho đời những hạt phù sa nghệ thuật, để chăm bẳm cho vườn hoa chung ấy mãi mãi đẹp tươi.


P.B.B.T

READ MORE - PHAN BÙI BẢO THI - NƠI SINH THÀNH NHỮNG NGƯỜI NGHỆ SĨ TÀI HOA