Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, September 12, 2008

NGUYỄN KHẮC THỨ - PHÁ KHO BOM TÂN-SƠN-NHẤT

Nguyễn Khắc Thứ vừa là bút danh vừa là tên khai sinh. Ông sinh năm 1921. Nguyên quán: thôn An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Mất ngày 6-9-1990 tại Quảng Bình. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Nguyễn Khắc Thứ từng là cán bộ quân đội từ đầu kháng chiến chống Pháp, hoạt động chủ yếu ở chiến trường Bình Trị Thiên. Sau hòa bình, ông được điều về Tổng cục Chính trị dự trại sáng tác viết về anh hùng quân đội. Sau thời gian sáng tác, ông về làm cán bộ Thư viện Quân đội cho đến lúc nghỉ hưu.

Tác phẩm đã xuất bản: Trận Thanh Hương *(truyện ký, 1955); Đất chuyển (tiểu thuyết, 1958); và 3 truyện: Bản án tử hình, Phá kho bom Tân Sơn Nhất, Hẹn hò (xuất bản 1966).


http://www.binhthuan.gov.vn/KHTT/vanhoc/tacgia/TG2BE.htm




Phá kho bom Tân Sơn Nhất



Kho bom gần hai trăm tấn nổ tung một loạt.

Một tiếng nổ long trời lở đất rung chuyển cả châu thành Sài Gòn, Chợ Lớn và tất cả các xóm làng chu vi trong ngoài mười lăm cây số phải bật dậy. Núi lửa bay vọt lên không,, trăng sao lịm mờ đi tất cả. Những mảnh đạn, những khối đen thui thủi, bay vù vù khắp mọi hướng về nơi xa tít. Chỉ thấy sấm chớp rần rật, rồi giữa lưng trời từng đụn khói cuồn cuộn ùn lên mãi, lên mãi…

Nhân dân châu thành đang yên giấc ngủ trên giường bị hất tung xuống đất, kinh hồn hoảng vía, thét lên:

- Sét đánh! Sét đánh sau nhà!

Nhưng chỉ lát sau họ biết không phải là sét đánh nữa. Tiếng nổ vẫn ầm ầm, ánh lửa rọi xuống nhà sáng rực, mái ngói cứ tụt dần, cửa kính vỡ loảng xoảng, cốc chén pha lê trong các tủ chè cứ nhảy chồm xô nhau tan tành từng mảnh.

Tiếng còi báo động giữa Sài Gòn rú lên rùng rợn hơn bao giờ hết. Đèn phố tắt, nhưng ánh sáng giữa trời vẫn soi rõ mồn một. Hàng trăm xe thiết giáp nặng nề chuyển dây xích sắt chĩa súng chặn các ngả đường trong thành phố. Chiến hạm dưới sông nổ máy rầm rầm. Xe cam - nhông kéo đại bác chạy đi tuần phòng và hàng ngàn bóng lính chụp vội mũ sắt lên đầu hớt hơ hớt hải chạy ra nằm rạp xuống các công sự, run lẩy bẩy. Súng các đồn bóp nổ liên hồi tằng tặc đến kiệt sức. Trong trường bay, hàng trăm phi cơ quay tít chong chóng đợi lệnh cất cánh lên không.

Khu Sài Gòn, Chợ Lớn hãi hùng run sợ như đang chờ đợi một cuộc huyết chiến.

Và tiếng chuông rung khắp cả các nóc thánh đường. Tiếng kinh cầu nguyện vang lên bị át đi trong tiếng rít của đoàn xe thiết giáp.

Kho bom vẫn nổ… lửa cháy ngút trời. Ánh sáng soi tỏ cả các xóm làng xa xôi. Bà con đổ ra xem đầy đường đầy ngõ. Người sau chồm người trước, các em thiếu nhi đấm lưng nhau thùm thụp. Tiếng vỗ tay lẫn trong tiếng bom gầm:

- Bộ đội mình đốt trường bay rồi! Hoan hô! Hoan hô…



Nơi xuất bản: NXB Hội nhà văn, 2002

Các nhà văn thế kỷ 20
http://maxreading.com/?chapter=8014




* TRẬN THANH HƯƠNG (11 - 12.3.1951):
Trận chiến đấu vận động tiến công chống lại cuộc hành binh của hơn 2.500 quân cơ động ứng chiến Pháp ở giữa 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên. Phía Pháp sử dụng 2 binh đoàn (gồm 8 tiểu đoàn) tiến hành càn quét vào Thanh Hương - Mỹ Xuyên. Phía Việt Nam có 2 trung đoàn 95 (Quảng Trị) và 101 (Thừa Thiên) đã diệt được một bộ phận quân cơ động Pháp, bảo vệ nhân dân, bảo vệ mùa thu hoạch lúa, bảo vệ vùng du kích. Liên tục cơ động chiến đấu, kết hợp chốt chặn với tập kích, truy kích hết sức linh hoạt, bộ đội Trị - Thiên đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1.500 quân Pháp, bắt sống 125 (trong đó diệt gọn Tiểu đoàn Lê dương 4 của Binh đoàn Buttin), đánh bại chiến thuật "bao vây cất lưới" của Pháp. TTH đánh dấu bước trưởng thành từ du kích chiến lên vận động chiến của bộ đội Bình - Trị - Thiên. Khi thành lập Đại đoàn 325, ngày 11.3 trở thành ngày truyền thống của Đại đoàn.

Bách Khoa Toàn Thư việt Nam
http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/

No comments: