VIẾT HOA HAY VIẾT THƯỜNG?
Viết hoa (upper case), viết thường (lower case) là một vấn đề tế nhị, cần bàn thảo kỹ lưỡng. Thấy một số bạn, nhất là các bạn trẻ ở VN viết hoa các chữ/từ một cách tùy tiện, tôi xin ghi ra đây vài ý riêng chủ quan mời các bạn cùng thảo luận.
1.
Hãy xét bài ca dao:
Viết hoa (upper case), viết thường (lower case) là một vấn đề tế nhị, cần bàn thảo kỹ lưỡng. Thấy một số bạn, nhất là các bạn trẻ ở VN viết hoa các chữ/từ một cách tùy tiện, tôi xin ghi ra đây vài ý riêng chủ quan mời các bạn cùng thảo luận.
1.
Hãy xét bài ca dao:
"Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con"(Công Cha Nghĩa Mẹ)
Theo tôi, hai chữ “thái sơn” trong bài ca dao trên nên viết thường (lower case), Thái Sơn viết hoa (upper case) không chính xác.
Chắc các bạn sẽ hỏi tại sao?
Giải thích:
Vì nếu hai chữ thái sơn viết hoa, chúng ta sẽ đem hữu hạn thế cho vô hạn:
– “thái sơn” (viết thường, danh từ chung) là núi rất lớn, vô hạn (thái= rất bự, rất lớn; sơn= núi). Còn “THÁI SƠN” (viết hoa, danh từ riêng) là một ngọn núi bên Tàu, chỉ cao khoảng 1450m (đo được, hữu hạn). Vậy nếu viết hoa: THÁI SƠN thì không phải là hữu hạn thay cho vô hạn sao?
– Nghĩa mẹ= “nguồn nước chảy ra vô tận, không dứt”, đối với “THÁI SƠN” (viết hoa: danh từ riêng) đo được chỉ khoảng ngàn mét. So sánh ra thì công cha như số không. Sao bội bạc với cha quá thế?
– Còn nếu viết “thái sơn (viết thường: danh từ chung) = lớn, bự vô hạn”, công cha sẽ gần như bằng công mẹ.
Do điều này, ta phải dùng thái sơn danh từ chung (viết thường). Hai câu đó tôi nghĩ nên viết như vầy:
Công cha như núi... thái sơn (to vô cùng)
Nghĩa mẹ như nước… trong nguồn chảy ra (luôn không dừng).
– Xin nói thêm: Thái sơn, sơn hà (viết thường, danh từ chung) tượng trưng đất nước, tổ quốc; nếu chúng viết hoa (trở thành danh từ riêng) thì sẽ không còn nghĩa này nữa, mà thành tên ngọn núi Tàu, tên riêng vùng nào đó…
2.
Thử áp dụng những điều bàn trên vào các câu thơ sau đây của nhà thơ Nguyên X. xem sao?
Câu thơ Nguyên X (tên hư cấu) viết như vầy:
Thử áp dụng những điều bàn trên vào các câu thơ sau đây của nhà thơ Nguyên X. xem sao?
Câu thơ Nguyên X (tên hư cấu) viết như vầy:
"Trưa chín HÈ, PHƯỢNG đỏ thật thươngTiếng ve nấc nỗi niềm vương rất lạ"(Thí dụ minh họa)
Nhà thơ Nguyên X cố tình viết chữ HÈ và PHƯỢNG hoa, chắc tác giả cho là nó “ấn tượng” hơn!
Theo tôi, chữ “phượng”, "hè" viết thường hay hơn và nhiều nghĩa hơn.
Giải thích:
-- PHƯỢNG viết hoa là danh từ riêng chỉ chính xác một nghĩa: người con gái, tên người con gái. Viết hoa chữ PHƯỢNG có thể làm hỏng ý bài thơ: Rõ ràng là bài thơ nói về mùa hè buồn, hoa phượng nở đỏ: nếu viết hoa chữ PHƯỢNG, thành ra cô gái PHƯỢNG “đỏ mặt”- hoa phượng mất dấu ở đây- thì còn gì mà liên hệ đến ve sầu câu dưới? Chữ phượng viết thường- danh từ chung - bao gồm cả hoa phượng, mùa phượng, mùa bãi trường và người con gái…
-- Tương tợ như vậy về chữ HÈ- viết hoa- cũng khiến người ta nghĩ đến một anh chàng tên HÈ nào đó.
Mong các nhà thơ, nhất là các nhà thơ trẻ chú ý đến điều này. Hãy mở lòng lắng nghe tha nhân góp ý, ai tự thỏa mãn sẽ bị dừng lại, hay đúng ra sẽ bị lùi lại so với sự tiến bộ của người khác.
3.
Thử bàn về chữ "Đoài" trong câu thơ sau đây (Tôi tự chế, có thể giống thơ tiền nhân) để minh hoạ thêm:
"Tôi nhớ xứ Đoài thăm thẳm lắm"
-- Về chữ “Đoài”
Trong “Hậu thiên bát quái” của Kinh Dịch, quẻ Đoài nằm vị trí hướng tây (Chấn hướng đông), nên trong văn chương, nhắc tới "đoài" là người ta muốn nói tới hướng tây. Hướng tây cũng là hương mặt trời lặn, tượng trưng cho buồn bã, thương nhớ, nhớ về và "chiều đời"…
Đoài có nhiều nghĩa nói trên nếu nó được viết thường - danh từ chung.
-- Trong câu thơ để minh họa trên, chữ "Đoài viết hoa- danh từ riêng- là tên của xứ tác giả nhớ đến, nhớ về. Chỉ là tên xứ mà thôi, không gì khác.
So sánh ta thấy "Đoài" (viết hoa) không nhiều nghĩa như chữ "đoài" (viết thường).
Qua những nhận xét trên, chúng ta nên chú ý cẩn thận khi viết hoa hay viết thường.
4.
Vài điểm cần để ý về viết hoa (upper case):
- Viết hoa mẫu tự đầu sau dấu chấm, đứng đầu câu.
- Viết hoa danh từ riêng, tựa bài viết, tên sách, tên vở kịch v.v...
- Những trường hợp này, ta vẫn giữ lối viết hoa. Thí dụ ta viết: “nét gian hùng Tào Tháo”, "mưu lược Khổng Minh", “nụ cười Bao Tự”... ; thay vì “nét gian hùng tào tháo”, "mưu lược khổng minh", “nụ cười bao tự”...
- Cách viết hoa hay viết thường (upper case or lower case) một chữ cũng thay đổi theo thời gian, và có lẽ cũng dần dần hòa theo trào lưu thế giới. Thí dụ trong văn chương, nhất là báo chí Anh Mỹ ngày nay, chữ viết hoa ngoài việc dùng cho danh từ riêng, còn được dùng để nhấn mạnh ý. Những chữ cần chú ý hay nhấn mạnh họ viết hoa: Thí dụ như viết là “Monroe Doctrine” thay vì “Monroe doctrine”. Do đó nhiều người Việt, trong đó có tôi, viết là “Chủ Thuyết Monroe” thay vì “chủ thuyết Monroe”, với suy nghĩ là muốn nhấn mạnh ý.
CÁC DẤU TRONG CÂU
- Thường dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu ba chấm... nên đặt ngay sau mẫu tự cuối của chữ phía trước và cách mẫu tự chữ sau một khoảng hẹp (một mẫu tự).
- Dấu chấm phết [;] (point virgule) là dấu trung hòa giữa dấu chấm và dấu phết, nằm ở giữa câu dài, lấy mệnh đề sau bổ sung cho mệnh đề trước (khi chưa nên dùng dấu chấm, dứt câu). Sau dấu chấm phết không viết hoa.
- Dấu 2 chấm [:] (deux points) đặt trên cùng hàng được dùng đề kể ra những sự vật do mệnh đề đi trước đặt ra:
. Nếu nhiều sự vật được kể ra sau dấu 2 chấm, thường câu chữ được đề nghị xuống hàng và viết hoa mẩu tự đầu.
. Nếu chỉ kể một vài sự vật nhỏ sau dấu 2 chấm thì không cần xuống hàng và cũng không cần viết hoa mẩu tự đầu.
- Về ba chấm (...): Chỉ 3 chấm thôi, không 2 hoặc 4, 5, 6, 7... nếu ý rằng còn nhiều điều nữa. Giống như trên FB có ghi (... : nhiều options). Nếu ghi 2, 4, 5, 6... là chuyện khác. Thường ghi 4, 5, 6... dấu chấm rồi xuống dòng có nghĩa tác giả muốn ghi chú điều gì đó.
-Ngoặc đơn (parenthèse), ngoặc kép (double parenthèse) phải bao sát chữ hoặc nhóm chữ trong ngoặc nhưng phải để trống một khoảng cách (space) với mẫu tự cuối của chữ phía trước và mẫu tự đầu của chữ phía sau. Thí dụ: Khoảng cách (space) với mẫu tự cuối. Con đó “mồm loa mép giải” lắm.
- Về dấu chấm than, còn gọi văn hoa là dấu cảm thán (point d’exclamation) hay dấu chấm hỏi (point d’interrogation): Theo tôi, tối đa 3 dấu là đủ, viết thêm thừa. Thí dụ !!!, ???
Giải thích: ! buồn, !! buồn nhiều, !!! rất buồn. Viết thêm không cần thiết, dư.
Tương tợ: ? thắc mắc, ?? thắc mắc nhiều, ??? rất thắc mắc.
Vài thí dụ minh họa về các điều nói trên:
Em đẹp như hoa. Anh thích lắm!Ổi, xoài, sầu riêng tôi đều thích.Có phải không? Em đã yêu anh!
Ông Nguyên (tác giả bài văn) đã nói với tôi như thế.
Rất mong quý độc giả góp ý thêm cho hoàn chỉnh.
Chuyện phiếm về dấu chấm câu và ngắt câu:
Nước VN Xã hội chủ nghĩa có chủ trương “Cai đẻ” bằng khẩu hiệu: "Gia đình có hai con, vợ chồng hạnh phúc". Tại một phường nọ, dân chúng đọc được trên biểu ngữ 2 hàng chữ to tướng viết:
Gia đình có hai con vợChồng hạnh phúc.
Nguyễn Trùng Dương là lực sĩ đô vật ở tỉnh Bắc Ninh, miền Bắc VN. Anh được truyền tụng trong câu ca dao được viết xuống hàng, đúng với thể lục bát như sau:
Bắc Ninh có cậu Nguyễn TrùngDương vật rất khỏe cả vùng thất kinh.
Bộ môn thê thao Badminton, thời VNCH gọi là Vũ cầu - vì trái cầu phần trên kết băng lông vũ của gà hay chim cho dễ bay. Miền Bắc gọi là Cầu lông. Chữ “Cầu lông” là danh từ kép đã bị tách rời ra trong 2 câu lục bát Bút Tre:
Chị em mặc váy đánh cầulông bay phấp phới qua đầu các anh.
Dấu chấm câu khi dùng với ngoặc đơn và ngoặc kép:
- Trong tiếng Anh, dấu chấm câu đặt trong ngoặc kép, thí dụ: "I am happy." she said.
- Đối với ngoặc đơn thì khi đặt bên trong, khi bên ngoài: (Nếu nguyên câu nằm trong ngoặc đơn thì dấu chấm nằm bên trong, như thế này.) Còn nếu chỉ có một phần của câu đặt trong ngoặc đơn thì dấu chấm nằm ở ngoài (như thế này).
LỜI KẾT
Chữ Việt chúng ta tuyệt vời lắm, đừng “ngộ nhận” nó kém so với chữ nước ngoài. Hãy cùng nhau làm chữ Việt tuyệt vời thêm.
Trong các “nghề chơi”, chơi văn chương chữ nghĩa là cao sang nhất; nhờ nó ta mới phân biệt được người thấp người cao, ai sang ai hèn, chứ không phải ở giàu nghèo.
"Chơi cho lịch mới là chơi,Chơi cho đài các, cho người biết tay"(Cầm Kỳ Thi Tửu– Nguyễn Công Trứ)
Ở đời, ai cũng thích đưa ra cái mới, cái lạ; nhưng nên nhớ, cái mới, cái lạ và cái ngược đời, vô lý chỉ cách nhau sợi tóc: Độc giả và thời gian sẽ phán xét.
Nguyên Lạc
No comments:
Post a Comment