ĐƯỜNG PHỐ BUỒN
TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
ĐƯỜNG PHỐ BUỒN
khaly chàm
trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
86.
chắc gì cuồng trí mười mươi
ôm cây chết rũ chờ tươi tro tàn
co ro ủ ấm nồng nàn
hồn điên bứt máu cười khan một mình
87.
mù trời chạm mặt yêu tinh
âm hồn chuốc rượu ta nhìn đê mê
khói sương mặc khải câu thề
từ trong linh giác em về như mây
88.
chùn chân ngả xuống truông lầy
quán đời lợm giọng đã ngầy ngật chưa
nghiêng chai tràn rượu, dạ thưa
đẫm mùi nhân nghĩa cũng vừa mềm môi
89.
lột truồng nộ khí cái tôi
miệng nhai chữ đạo lên ngôi cuồng đồ
lưỡi cùn, ngọng nghịu nam mô
tru dài điên dại cơ hồ trối trăn
90.
em nghiêng đời xuống nhọc nhằn
níu buồn vui lại muộn mằn khát khao
hớ hênh tình của chiêm bao
câu thơ sương phụ nhập vào khói bay
SÀI GÒN
MÙA THU THỨC GIẤC
Có lẽ nào em lại quên sao
khi quả đất vẫn quay
khi trái tim còn đập
khi mặt trời vẫn thường nhật
mọc ở phương Đông
ấm nồng tình hoa bướm
Con chim sẻ vẫn chuyền cành me bay lượn
trên nóc phố, mái đình chiêm chiếp gọi nhau
Có lẽ nào em lại quên sao
Sài Gòn về đêm hanh hao
với bao đèn xanh đèn đỏ
rọi lối em đi còn đang bỏ ngỏ
Một tối triều cường
anh dìu em qua đó
nửa thực…nửa hư…
chẳng rõ lối về
Có khi nào em nghĩ đến chuyện
thăm quê
để được đi qua con đường
lay bay tà áo tím
cho ký ức dày thêm
những nỗi niềm hoài cảm
để lưu bút ngày xanh
không trở thành cổ tự cuộc đời
Yêu biết mấy Gia Long
chim hót hoa cười
mái tóc mây trôi
ấp yêu lời tỏ tình vụng dại
Chừng đó thôi em, sẽ là mãi mãi…
hạt máu nào mà không trở lại về tim?
Có lẽ nào…có lẽ nào…em lại lãng quên
Sài Gòn thân thương những ngày mưa, nắng
Buổi chia tay trên con phố vắng
cột trụ đèn chứng kiến cuộc tình ta
Chẳng thời gian nào có thể phôi pha
khi nụ hôn đầu đã là chứng tích
Về nghe em
vài chục năm sau vẫn kịp
dẫu mắt anh đã nhắm nghiền
tay đã buông xuôi
Nhưng vẫn còn đó một mùa Thu
luôn chờ em về để thức giấc
TUYỀN LINH
73. The Fox and The Mask
One day a fox went rummaging in the house
of an actor. He came across a pile of the actor's stage accessories and noticed
a mask in the midst of the pile.
He swatted and played with the mask for a
few moments before saying, "What a handsome face this person has. It's a
pity he has no brains."
Con Cáo và Chiếc Mặt nạ
Vào
nhà một diễn viên lục lọi
Cáo tò mò soi mói khắp nơi
Qua
kho đạo cụ nghịch chơi
Thích
mê mặt nạ để rơi trên sàn
Nó
vỗ về, hỏi han mặt nạ
Nhưng
không hề thấy dạ vâng chi
Cáo
nói trước khi bỏ đi:
“Đẹp
mà không não ích gì mà chơi!!”
74. The Dog and His Reflection
A dog was walking home with his dinner, a large slab of meat, in his
mouth. On his way home, he walked by a river. Looking in the river, he saw
another dog with a handsome chunk of meat in his mouth.
"I want that meat, too," thought the
dog, and he snapped at the dog to grab his meat which caused him to drop his
dinner in the river.
Con Chó và Cái Bóng
Hai
hàm răng cắp khoanh thịt bự
Chó
yên tâm với bữa ăn chiều
Về
nhà, nó đi dọc theo
Bờ
sông khúc khuỷu cheo leo nước ròng
Đến
một chỗ nước trong chợt thấy
Chó
nào kia ngậm đẫy trong mồm
Khoanh gì trông rất là ngon
Hẳn là khoanh thịt không còn hồ nghi.
Mình thích cả miếng kia – nó nghĩ
Và không cần tính kĩ thiệt hơn
Nhằm đầu con ấy đớp luôn
Thế là miếng thịt trong mồm rớt sông
Tưởng được hai hóa không một miếng
Tham thì thâm thật điếng ai ơi!!
75. A Council of Mice
The mice, frustrated by the constant
dangers of the cat, met in council to determine a solution to their tiring
challenge. They discussed, and equally rejected, plan after plan. Eventually, a
very young mouse raised up on his hind legs, and proposed that a bell should be
hung around the cat's neck.
"What a splendid idea!" they cried.
"Excellent suggestion!"
"Oh yes, that would very well warn of the
cat's presence in time to escape!"
They were accepting the proposal with great
enthusiasm and applause, until a quiet old mouse stood up to speak.
"This is, indeed, a very good suggestion and
would no doubt solve our problems," he said, "Now, which one of us
will put the bell around the cat's neck?"
It's one thing to propose. It's something else to
carry it out!
Hội đồng Chuột
Bày Chuột quá nản lòng, mệt mỏi
Với con Mèo săn đuổi thường xuyên
Hãi hùng quá nên chúng bèn
họp nhau tìm cách xem nên làm gì
Hội đồng Chuột bàn đi tính lại
Đã rất nhiều tranh cãi nẩy sinh
Vẫn chưa thể nào đồng tình
Tìm ra phương án khả sinh vẹn toàn
Chuột Nhắt dưới gầm bàn dướn cổ
Nói leo « Sao không thử đem chuông
Đeo vào cổ lão mèo cuồng
Lão đi đâu mình biết đường chạy ngay… »
Cả Hội đồng vỗ tay « hết ý
Hay,
hay, hay! Khả úy hậu sinh…”
Nhà
Chuột thở phào, nhẹ mình
Rất
là hớn hở đinh ninh ổn rồi
Cụ
Chuột lão da mồi, tóc bạc
Sau
một hồi ho, khạc đứng lên
Nói rằng kế sách thần tiên
Chỉ còn một chuyện hơi phiền là ai
Có
đủ gan đủ tài, đảm nhận
Việc
buộc chuông cẩn thận cổ Mèo
Quỉ
ma ấy hay leo trèo
Chuông rơi đi, Chuột lại tèo như xưa!!!
76. The Cat, the Rooster, and the Young Mouse
A very young mouse made his first trip
out of the hole and into the world. He returned to tell his mother of the
wonderful creatures he saw.
"Oh, Mother," said the mouse, "I
saw some curious animals. There was one beautiful animal with fluffy fur and a
long winding tail. She made such a tender vibrating noise. I saw another
animal, a terrible looking monster. He had raw meat on his head and on his chin
that wiggled and shook as he walked. He spread out his sides and cried with
such a powerful and frightening wail, that I scurried away in fear, without
even talking to the kind beautiful animal.
Mother Mouse smiled, "My dear, that
horrible creature was a harmless bird, but that beautiful animal with the
fluffy fur was a mouse-eating cat. You are lucky she did not have you for
dinner."
Mèo, Gà trống và Chuột con
Chú
chuột nhắt rời hang thám hiểm
Hốt
hoảng về kể chuyện mẹ nghe
Biết
bao con thú lạ kì
Cậu
chàng gặp được khi đi ra ngoài
“Có
bác gì thân dài rất đẹp
Lông
như tơ nằm bẹp đống rơm
Kêu
rù rù không há mồm
Quật
đi quật lại đuôi luôn mẹ à
Còn
thứ gì đúng là quỉ dữ
Đầu
với cằm thịt cứ lung liêng
Lắc
qua lắc lại, ngó nghiêng
Cánh giương, hét tựa chống chiêng đầu đình
Khiến
cho con giật mình kinh hãi
Chạy
biến bay không ngoái được đầu
Hỏi
thăm bác đẹp một câu…”
Chuột
già cười mỉm lắc đầu bảo con:
“Cái con quỉ gáy ròn hung bạo
Là bác Gà nhặt gạo hiền lành
Còn
thằng mày bảo đẹp xinh
Là
con Mèo vẫn hay rình vồ tao
Hôm nay mày gặp sao may mắn
Nên mới không thành món ăn chiều
Cho thằng xinh đẹp đáng yêu
Lần sau nhớ kĩ đám Miêu, Mãn, Mèo…”
Sông Thạch Hản |
ĐỒNG
Thơ Chu Vương Miện
-
40 năm khổ 1 chữ Đồng
Đồng sâu đồng cạn đồng thau đồng hồ
Xửa xưa quan huyện thầy đồ
Xửa nay toàn rặt cà dzồ cá tra
Nơi ao bơi lội tha hồ
Phân người lõm bõm trên bờ xuống ao
Với tay chơi điếu thuốc lào
Thở ra toàn những tầm phào tầm vông
Thương nhau vì 1 chữ đồng
Đồng không mông quạnh nửa vòng chia tay
Đành thôi bún mọc giả cầy
Lùa ngay vào họng hết ngày qua đêm
Đành thôi nước chẩy đá mền
Chân cầu sóng dạt về miền xót xa
Thanh xuân rồi lại tuổi già
Quan san dồn lại quan hà cùng nhau
“Dí dầu dí dẩu dí dâu
Dí qua dí lại dí trâu vô chuồng“ *
Đồng ghuôi đồng hỡi là đồng
Nghĩ mà xót ruột “Con Rồng Cháu Tiên"
Đông khô hồ cạn bao miền?
Kẻ đi người ở giống duyên con bò
Chiếu bài dười đất “thò lò"
Bầu cua cá cọp dở trò gạt nhau
Qua sông rồi lai qua cầu
Câu tre cầu khỉ sông sâu chả dài
Đoạn trường chả sót 1 ai?
Sống già lây lất quê người thảm thương
5 canh ngủ giấc miên trường
Ngày ngày nghe mãi 1 phường bát âm
Đồi thông tảng đá âm thầm
Mà con chim hót 1 mình nhành cây
“*” ca dao kéo
Chu Vương Miện
BÀI THƠ "KHÓC CHỒNG"
CỦA ĐỒNG THỊ CHÚC
Đặng Xuân Xuyến
Bài thơ "Khóc Chồng" của nhà thơ Đồng Thị Chúc, viết
từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, nhưng mãi tới ngày 29 tháng 7 năm
2021 bà mới đưa lên facebook giới thiệu với bạn bè:
KHÓC CHỒNG
Vừa mới hôm qua thức bên anh
Nhỏ to câu chuyện nặng nghĩa tình
Hôm nay anh bước vào Thiên cổ
Để lại một mình em đứng trông.
Em đứng nơi đây giữa biển trời
Mênh mông sóng nước, một thuyền trôi
Thuyền trôi theo sóng mà vô hướng
Em giữa lòng thuyền vụng tay bơi.
Em đã gọi hoài gọi mãi anh
Đáp lời là tiếng gió rít đanh
Tiếng em chìm đắm trong vô vọng
Chỉ còn tiếng sóng giữa biển xanh.
Em đã như chim gãy cánh rồi
Nằm im bất động mặc thuyền trôi
Mắt em đăm đắm vào ảo ảnh
Cầu chúc hồn anh mãi thảnh thơi.*.
(Những ngày bi quan nhất)
ĐỒNG THỊ CHÚC
Bài thơ giàu cảm xúc của tình nghĩa vợ chồng, nhất là 4 câu
thơ ở khổ thơ thứ 2 gây nhiều xúc động:
"Em đứng nơi đây giữa biển trời
Mênh mông sóng nước, một thuyền trôi
Thuyền trôi theo sóng mà vô hướng
Em giữa lòng thuyền vụng tay bơi."
đọc mà thấy nặng những đau đáu xót xa bới sự cô đơn bủa vây,
bởi những hoang vắng, hụt hẫng, những buồn tủi đau đớn vì mất mát mà ý thức của
nhân vật trong thơ không thể thật sự làm chủ được cảm xúc. Nỗi đau ấy thật lớn,
đã vô thức bao phủ cả tâm thức nhân vật, cả không gian, thời gian... Hình ảnh
con thuyền trong thơ thể hiện sự hụt hẫng, đau xót đến vô thức của người vợ trước
sự "ra đi" đột ngột của người chồng. Hai câu: "Thuyền trôi theo
sóng mà vô hướng / Em giữa lòng thuyền vụng tay bơi." đã diễn tả nỗi xót
xa đến tột cùng sự bất lực của tâm trạng hụt hẫng, chới với trước mất mát quá lớn.
Từ "vụng" được đặt ở câu cuối khổ thơ thứ 2 này thật đắc dụng, đã
khéo léo thể hiện tâm trạng buồn tủi, xót xa của người vợ yêu chồng, luôn được
chồng yêu thương chở che, luôn được chồng làm điểm tựa vững chắc cho đời sống
tinh thần ... khi mà phía trước là những tháng ngày người vợ sẽ bơ vơ đơn độc đối
diện với cuộc đời. Chữ "vụng" trong câu "Em giữa lòng thuyền vụng
tay bơi." đã đẩy nỗi đau nhân lên gấp bội.
Khổ tiếp theo, nhà thơ nghẹn lời với người quá cố: "Em
đã gọi hoài gọi mãi anh" và nhận về sự tuyệt vọng xót xa: "Đáp lời là
tiếng gió rít đanh / Tiếng em chìm đắm trong vô vọng / Chỉ còn tiếng sóng giữa
biển xanh."
để rồi chấp nhận sự thật xót lòng:
"Em đã như chim gãy cánh rồi
Nằm im bất động mặc thuyền trôi
Mắt em đăm đắm vào ảo ảnh
Cầu chúc hồn anh mãi thảnh thơi."
Chữ trong những câu thơ này không mới, tứ cũng không có gì đặc
biệt nhưng lại tạo được đồng cảm với bạn đọc bởi sự mộc mạc, chân chất trong
cách diễn tả tâm trạng nhân vật đã chạm vào trái tim người đọc. Tôi thích đọc
thơ bà vì những câu thơ chân thật như thế, như được chiết ra từ nước mắt và nỗi
đau rất thật của bà.
"Khóc Chồng" là bài thơ nhiều cảm xúc của tình chồng
vợ, nhất là khổ 2 của bài thơ đã gây nhiều xúc động với tôi khi đọc bài thơ
này.
Hà Nội, sáng 30 tháng 07/2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
Đây là Karapiru Awá Guajá. Một người đàn ông đã sống
một cuộc đời phi thường và truyền cảm hứng cho rất nhiều người.
Karapiru được sinh ra trong một cộng đồng du mục gồm
những người săn bắn hái lượm vào khoảng cuối những năm 1940 hoặc đầu những năm
1950, khi người Awá vẫn chưa giao lưu với người bên ngoài. Không ai biết năm
sinh của ông.
Vào những năm đó, thế giới bên ngoài hầu như không
chạm vào quê hương tổ tiên của người Awá, trải dài trên phần lớn Maranhão, một
bang vùng đông bắc của Brazil. Nhưng vào những năm 1960, mỏ quặng sắt lớn nhất
thế giới được phát hiện ở bang Pará lân cận. Để vận chuyển quặng về phía đông đến
bờ biển Đại Tây Dương để xuất khẩu, một tuyến đường sắt dài 550 dặm đã được xây
dựng xuyên Maranhão, chia đôi lãnh thổ của Awá.
Không lâu sau đó làn sóng người định cư và chủ trang
trại ào đến. Vào đầu những năm 1970, họ đột nhập vào rừng, cướp đất, rào lại bằng
dây thép gai. Bộ tộc Awá bị đuổi ra khỏi nơi cư trú ngay trước mũi súng. Gần
như chỉ sau một đêm, người Awá đã trở thành kẻ xâm phạm trên chính mảnh đất của
họ.
Quy mô phát triển của các mỏ khai thác sắt từ Amazon
rộng đến mức có thể nhìn thấy chúng từ không gian.
Vào những năm 1970, Karapiru đã mất gần như tất cả
những người thân trong một cuộc tấn công diệt chủng vào bộ tộc của ông bởi những
người từ nơi khác đến.
Sau vụ thảm sát, Karapiru đã ở một mình 10 năm, ăn mật
ong, những con chim nhỏ và ngủ trong những tán cây copaiba và giữa những cây
phong lan.
Karapiru sống sót sau một vụ thảm sát giết chết hầu
hết gia đình ông và sống sót sau 10 năm một mình trong rừng, nhưng Karapiru
không thể thoát khỏi đại dịch.
Là một trong những người cuối cùng của bộ tộc Awá du
mục săn bắn hái lượm ở bang Maranhão, ông đã chết vì Covid-19 vào đầu tháng
này.
Với chỉ 300 người Awá được cho là còn lại, họ đã được
gọi là "bộ tộc bị đe dọa nhất trên trái đất".
Survival International, một nhóm hoạt động vì quyền
của người dân bản địa, mô tả thái độ cư xử với mọi người của Karapiruc là “ấm
áp và tử tế đến phi thường.”
Marina Magalhães, một nhà ngôn ngữ học nghiên cứu
ngôn ngữ Awá, người đã trở thành bạn của Karapiru vào năm 2001 cho biết:
“Karapiru, theo quan điểm của tôi, đại diện cho những
gì tốt nhất mà một con người có thể trở thành, do sự thân thiện và khả năng
thích nghi của ông. Ngoài ra, ông là một bằng chứng cho thấy con người có thể
kiên cường như thế nào trong những tình huống khắc nghiệt nhất.”
Karapiru, tên có nghĩa là Diều hâu ở quê hương Awá,
đã chết trong một bệnh viện ở Maranhão thuộc bang Amazonian vào ngày 16 tháng
7. Mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ, nhưng các triệu chứng nghiêm trọng của căn bệnh đã
phát triển khi ở làng nuôi Tiracambu, nơi ông đã sống nhờ trong vài năm qua.
Ông được sơ tán đến thành phố Santa Inés, nơi trút hơi thở cuối cùng.
Theo www.nationalgeographic.com/
và www.instagram.com/guardian
NGUYỄN AN BÌNH
SÀI GÒN...NHỮNG NGÀY GIỚI NGHIÊM
Có phải thành phố bắt đầu có lệnh giới nghiêm
Nên cái nắng chiều nay chênh chao màu quái lạ
Gió gầy guộc cuốn đi lời than của từng chiếc lá
Trôi theo con phố hắt hiu một nỗi buồn vàng.
Cái chết vô hình quánh đặc cả không gian
Kẻ nhập cư tháo chạy khỏi Sài Gòn
nhiều ngày trước
Cuộc rượt đuổi mệt nhoài trên từng chân bước
Sài Gòn không còn là vùng đất hứa dung thân.
Sài gòn đang mất thở lao vào cuộc đấu tranh
Cuộc chiến mà kẻ thù hình hài luôn biến dạng
Qua lớp khẩu trang bỗng thấy lòng hụt hẫng
Nghe tiếng còi xe cấp cứu náo động hú từ xa.
Trận dịch kinh hoàng giống cơn bão dữ quét qua
Cấp gió hãi hùng trào dâng
suốt tầng tầng địa chấn
Cơn hồng thủy cuốn trôi loài người vô cùng tận
Chợt khao khát vô cùng từng giây phút bình yên.
Những chuyến xe nghĩa tình nối tiếp
dội ngược vào đêm
Mới biết lòng người thảo thơm
chưa bao giờ hóa thạch
Ngày mai bình minh sẽ lên
sau những ngày giãn cách
Và không còn cái buồn nào
giống cái buồn Sài Gòn tôi thức trắng đêm nay.
Sài gòn, đêm 26/07/2021
N.A.B.