DƯỜNG NHƯ MÙA ĐÔNG ĐI NGANG QUA...
TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
DƯỜNG NHƯ MÙA ĐÔNG ĐI NGANG QUA...
VỊNH QUAN TRƯỜNG
- Tặng Đặng xuân Xuyến,
nhân đọc: QUAN TRƯỜNG của Đặng Xuân Xuyến -
.
Trường nào cũng học xong thời thi cử
Có vượt qua mới được lãnh bằng về
Chỉ TRƯỜNG QUAN là chẳng phải thi
To bé thấp cao ... Cân bằng tiền cả
.
Tầu ... Thủa trước ... Bất Vi là sư phụ
Bởi dậy đời ... Lãi nhất ... Việc buôn vua
Bách nghệ kinh thương, tất đều thua
Nghề buôn chức bán quyền là chúa tể
.
Ừ! Đời thế! Biết nhiều thêm khổ lụy
Rồi có khi lại rước họa vào mình
Nước đục ... Thời chớ lấy làm gương
Kẻo khi soi ...mặt người thành quỷ ác
.
Ừ! Thế nhé! Hiểu rồi thì thanh thản
Mặc! Kẻ mua người bán chốn QUAN TRƯỜNG
Nào ... Cứ say cho quên hết nỗi buồn
Đời giống phù du sáng chiều sanh diệt
.
Của thiên địa tất nhiên là vô tận
Nhưng quan tham vẫn lâm trận đó mà!
Vạn đại làm dân ... Sướng nhất TA
Cùng dốc chén! ... Mặc cha thế sự!
*.
Hà Nội, ngày 10.04.2018
NGUYỄN THỊ VINH
Địa chỉ: 179 ngõ Trại Cá, phường Trương Định,
Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 035.219.69.62
TA VỀ VUI SỚM TRƯA
Bóng chiều nghiêng nhịp gió
Giữa mây ngàn muôn phương
Ta chiều theo nhịp gió
Từng bước chiều dâng hương.
Lao xao niềm vui khổ
Đời lắm chuyện đầy vơi.
Biển mênh mông sóng vỗ,
Lòng mênh mông tình đời.
Có chi sầu cát bụi
Huyền ảo giữa hoang sơ.
Đời dẫu bao dong ruỗi,
Trăng vẫn sáng sương bờ.
Giữa nụ cười mộng ảo
Hoa vẫn nở vườn xưa.
Giữa dòng đời mộng ảo,
Ta về vui sớm trưa.
South Dakota, 11/2020.
MẶC PHƯƠNG TỬ
Nhà thơ Tịnh Bình
HÀ NỘI VÀO THU
Hà Nội đã vào Thu, cánh lá vàng rơi
Heo may nhẹ giăng qua từng con ngõ nhỏ
Hương hoa sữa đong đưa dài cuối phố
Sáng Thu về ươm ước mộng đầy vơi
Hà Nội trời vào Thu đẹp tuyệt vời
Cúc hong vàng bên hồ Tây sắc thắm
Lung linh hàng liễu soi bóng nghiêng say đắm
Cây cơm nguội vàng khoe chùm lá tươi xinh
Hà Nội mùa Thu dịu dàng ánh bình minh
Thạch Thảo bên thềm thoảng hương nắng nhạt
Ru say lòng người ly cà phê ấm áp
Nhạc vang trầm lắng đọng những niềm mơ…
Hà Nội mùa Thu nét đẹp thật nên thơ
Chân dạo bước bình yên trên phố cổ
Cầu Thê Húc tấp nập người du phố
Thắm ân tình, lưu luyến khách phương xa
Hà Nội mùa Thu, tà áo dài thướt tha
Gió mơn man bờ vai em nhung nhớ
Lòng xốn xang, bâng khuâng về một thuở…
Hà Nội ơi! Lòng còn xao xuyến mãi đầy vơi.
Nhật Quang
Lời tựa của người dịch
Vài nét về nguồn gốc của Truyện Ngụ Ngôn Aesop:
Thưa bạn đọc,
Truyện ngụ ngôn AESOP là văn chương truyền khẩu của người
Sumer tiền thân của Hy lạp khoảng 1500 năm trước Dương Lịch.
Ngụ ngôn Aesop được cho là do Aesop, một nhà văn Hy Lạp cổ đại
thu thập và edit lại. Aesop là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng
trên thế giới và đã được truyền khẩu và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng
nhiều ngôn ngữ khác nhau Nó có những nét tương đương với ngụ ngôn Âu Châu là lấy
con vật làm biểu tượng trong cốt truyện kể để mang theo lời khuyên về đạo đức
trong cuộc sống.
Nhiều thế kỷ sau Aritotle trong Cuốn Biện Luận cho rằng Ngụ
Ngôn thiếu bằng chứng chắc chắn để chứng minh cho quan điểm con người nên ngụ
ngôn không thể dùng để tranh luận hay biện luận.
Nhưng ngụ ngôn Hy Lạp cổ điền lại đắc dụng trong phương pháp
dạy đạo đức cho con trẻ do nó bàng bạc một 'bầu trời ấu thơ' trong câu chuyện
nên dễ dạy cho trẻ em.
Tuy nhiên nếu chúng ta suy xét thật kỹ trong nội dung của Ngụ Ngôn của Aesop tuy ứng dụng
hình tượng con vật để ám dụ nhiều bài học đạo đức cho con người, ắt hẳn không
hoàn toàn là lối 'kể chuyện cho con nít" khi đi ngủ? Những mẫu chuyện mới
nghe qua thì hời hợt tưởng chừng như cho 'con trẻ' vì Aesop dùng biểu tượng hay
nói khác đi là 'lớp vỏ thú vật' nhưng kỳ thật vẫn là những phương châm áp dụng trong cuộc sống đạo đức cho toàn thể
mọi người nếu không nói khác đi là ai ai vẫn còn thích hợp.
Tại sao chúng ta nói như thế? Ngụ ngôn Aesop sẵn sàng nêu ra
những bài học về đạo đức luân lý bàng bạc trong nhiều mẫu chuyện thật ngắn
nhưng hàm lượng răn dạy con người thật phong phú lại dễ hiểu cùng rất năng gặp
trong sinh hoạt đời thường.
Những thói toan tính, lọc lừa, kiêu căng, tự phụ, thủ đoạn
nham hiểm, bần tiện bon chen, tham lam keo kiệt ...rất nhiều cái xấu của tâm lý
người đời đều được lồng trong các cốt truyện bình dị mộc mạc mà diễn tiến phần
nhiều là con vật đóng vai.
Hư cấu, tưởng tượng dỉ
nhiên là vậy do nó là ngụ ngôn.
Có một điều đáng quý, là những bài học đạo đức rất có tính
nhân bản của Ngụ Ngôn Asesop nó bất hũ, do còn xã hội loài người thì chúng ta vẫn
thấy các tiêu đề đạo đức trong bộ truyện này vẫn thể hiện rõ ràng qua những tâm
lí người trần chẳng hề thay đổi.
Nói tóm lại, luận theo thói đời xưa và nay người dịch cho rằng
truyện Ngụ Ngôn Cổ Hy Lạp này rất tương hợp cho tâm lý con người; là những bài
học quá gần gũi cho mọi người bình thường
đọc một cách thoải mái, dễ thẩm thấu và cuối hết là để sống hạnh phúc và hoà
bình trong cộng đồng xã hôi nhân sinh.
Trong chừng mực nào đó, người dịch cố gắng dùng từ ngữ và
văn phong trước thời điểm 1975. Trang này được đăng dưới dạng song ngữ Việt và
Anh để độc giả tiện đối chiếu.
Rất mong bạn đọc hân hoan đón nhận.
Trân trọng cám ơn
San Jose USA edition
Mùa Covid -19 20/10/2020
Người Dịch Đinh Hoa Lư
nguồn: http://read.gov/aesop/001.html
THẰNG BÉ CHĂN CỪU NÓI
LÁO SÓI
Thằng bé được chủ sai đi chăn cừu tại khu rừng gần làng. Chủ
dặn nếu có sói thì chạy về làng la lên dân làng sẽ chạy ra cứu cho. Buồn quá chẳng
có việc gì chơi cho khuây nó bèn nghĩ ra một cách. Một bữa nó bỗng nhiên chạy về
làng la lên:
Sói Sói!!!
Thế là dân làng bỏ cuốc rìu chạy ra cứu? ra tới nơi chẳng thấy
sói đâu chỉ thấy thằng bé cười nắc nẻ ra chiều khoái trá.
Bữa thứ hai dân làng đang làm việc nó cũng chạy về làm vẻ lo
sợ la toáng lên:
Sói sói ?!
Dân làng lại một phen bị nó lừa như thế!
Đến một ngày nọ, trời chạng vạng tối thằng bé sắp lùa cừu về
thì một con sói hung tợn xồ bắt cừu. Lần này thằng bé hoảng sợ thật tình chạy về
làng la rất lớn:
Sói sói ăn thịt cừu làng ơi?!
Dân làng ai nấy lặng thinh chẳng thèm để ý lời kêu cứu của
thằng bé này nữa. Và con cừu của nó bị con sói vồ xong mang vào rừng ăn thịt mất?!
LỚI BÀN
Không ai còn tin những kẻ hay nói dối ngay cả khi họ nói thật.
The Shepherd Boy & the Wolf
A Shepherd Boy tended his master's Sheep near a dark forest
not far from the village. Soon he found life in the pasture very dull. All he
could do to amuse himself was to talk to his dog or play on his shepherd's
pipe. One day as he sat watching the Sheep and the quiet forest, and thinking
what he would do should he see a Wolf, he thought of a plan to amuse himself.
His Master had told him to call for help should a Wolf
attack the flock, and the Villagers would drive it away. So now, though he had
not seen anything that even looked like a Wolf, he ran toward the village
shouting at the top of his voice, "Wolf! Wolf!"As he expected, the
Villagers who heard the cry dropped their work and ran in great excitement to
the pasture. But when they got there they found the Boy doubled up with
laughter at the trick he had played on them.
A few days later the Shepherd Boy again shouted, "Wolf!
Wolf!" Again the Villagers ran to help him, only to be laughed at again.
Then one evening as the sun was setting behind the forest
and the shadows were creeping out over the pasture, a Wolf really did spring
from the underbrush and fall upon the Sheep.In terror the Boy ran toward the
village shouting "Wolf! Wolf!" But though the Villagers heard the
cry, they did not run to help him as they had before. "He cannot fool us
again," they said.
The Wolf killed a great many of the Boy's sheep and then
slipped away into the forest.
· Liars are not
believed even when they speak the truth.
===
CHUYỆN BẦY ẾCH VÀ CON BÒ
Sau cơn mưa Bác bò kia thủng thỉnh xuống hồ uống nước. Chân
lão bắn nước tung toé còn dẫm luôn chú ếch con xuống sâu dưới lớp bùn men bờ.
Ếch mẹ thuơng nhớ đứa con nhỏ bé dò hỏi khắp nơi. Nó còn hỏi
lũ ếch anh- chị- em xem có thấy con ếch con kia đâu không?
Một con ếch lên tiếng:
-Một con quái vật lớn chết khiếp! nó đạp cả bàn chân khổng lồ
lên ếch con rồi chị ơi!?
Con ếch mẹ bèn nín thở trương bụng lên:
-Lớn như vầy không?
-Ồ không, lớn hơn thế kia à?
Ếch mẹ bèn phùng má trợn mắt phình thêm ...
-Con quái đó chắc không lớn hơn như thế này đâu?
Ếch mẹ vừa nín hơi vừa nói.
Nhưng bầy ếch bà con đồng thanh nói:
-Con quái kia còn lớn hơn lớn hơn vậy nhiều???!!!
Tội nghiệp ếch mẹ trợn mắt hút hơi. Cái bụng phình to...
phình to cho đến lúc cả thân mình ếch mẹ vỡ toang ra !
LỜI BÀN:
BẠN ĐỪNG NÊN CỐ GẮNG NHỮNG GÌ KHÔNG BAO GIỜ LÀM ĐƯỢC!
The Frogs & the Ox
An Ox came down to a reedy pool to drink. As he splashed
heavily into the water, he crushed a young Frog into the mud.
The old Frog soon missed the little one and asked his
brothers and sisters what had become of him.
"A great big monster," said one of them,
"stepped on little brother with
one of his huge feet!"
"Big, was he!" said the old Frog, puffing herself
up. "Was he as big as
this?"
"Oh, much bigger!" they cried
The Frog puffed up still more.
He could not have been bigger than this," she said. But
the little Frogs all
declared that the monster was much, much bigger and the old
Frog kept puffing herself out more and more until, all at once, she burst.
-
Do not attempt the impossible.
===
AI CỘT CHUÔNG VÀO CỔ MÈO?
Họ nhà chuột có cuộc họp toàn thể để bàn thảo phương cách
làm sao tránh đuợc nanh vuốt kẻ thù truyền kiếp là MÈO.
Những phương pháp đưa ra tệ lắm là phải tìm ra cách báo động
khi mèo đến mà chạy trốn. Thực chất cuộc đại hội hôm nay phải có một giải pháp
vì họ nhà chuột bao lâu nay dù ngày hay đêm đều sống trong lo sợ phập phồng những
cái nanh vuốt của chú mèo hiểm ác lắm rồi.
Trong đại hội có nhiều phương án đưa ra bàn cãi nhưng xem chừng
chưa có sáng kiến nào hay ho. Chợt có một con chuột nhỏ tuổi nhất rón rén đứng
dậy:
-Theo cháu phương pháp này xem chừng rất đơn giản nhưng hữu
hiệu lắm thưa các chú các bác? Chúng ta chỉ cần treo CÁI CHUÔNG vào cổ con mèo
đáng ghét kia là xong. Hắn mà tới là chúng ta biết ngay mà chạy.
Toàn thể hội đồng nhà chuột đều ngạc nhiên vì thằng chuột nhỏ
mà sáng kiến hay ho. Thế mà lâu nay chưa ai nghĩ ra?
Nhưng chưa hết cơn vui mừng thì có một con chuột già lụ khụ
run run đứng lên:
-Thưa Hội Đồng Nhà Chuột, ý kiến của cháu chuột này xem chừng
hay đấy. Nhưng cho già này hỏi một câu thôi:
-Thế thì ai sẽ TREO CHUÔNG vào cổ con mèo?
Ồ? À ...?!
Ngang đây cả hội đồng chuột tất cả đều lúng ta -lúng túng
làm sao ?!
LỜI BÀN:
TRONG ĐỜI NÀY CÓ NHỮNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN NHƯNG LÀM SAO ĐỂ
THỰC HIỆN THÌ HOÀN TOÀN LÀ MỘT VẤN ĐỀ KHÁC
-NÓI DỄ LÀM KHÓ có những việc trên đời này nói thì ai nói
cũng hay nhưng đến khi cần người thực hiện thì chẳng có tay nào?
***
Belling the Cat
The Mice once called a meeting to decide on a plan to free
themselves of their enemy, the Cat. At least they wished to find some way of
knowing when she was coming, so they might have time to run away. Indeed,
something had to be done, for they lived in such constant fear of her claws
that they hardly dared stir from their dens by night or day.
Many plans were discussed, but none of them was thought good
enough. At last a very young Mouse got up and said:
"I have a plan that seems very simple, but I know it
will be successful.
All we have to do is to hang a bell about the Cat's neck.
When we hear the bell ringing we will know immediately that our enemy is
coming."
All the Mice were much surprised that they had not thought
of such a plan before. But in the midst of the rejoicing over their good
fortune, an old Mouse arose and said:
"I will say that the plan of the young Mouse is very
good. But let me ask one question: Who will bell the Cat?"
· It is one
thing to say that something should be done, but quite a different matter to do
it
=============================
TRAI LÀNG RA PHỐ ...
.
Ừ thì rõ trai làng "lớ ngớ"
Vốn chân quê nên sẵn khù khờ
Em cứ bẻ ngang chừng cụm gió
Quất nát chiều cho bớt ngu ngơ
.
Ừ thì rõ trai làng "quá dở"
Đã chân quê lại giấu ngù ngờ
Em cứ đập cho chiều vụn vỡ
Để đêm nằm run cóng giấc mơ.
Ừ thì rõ trai làng "tưởng bở"
Chốn thị thành dễ dệt ước mơ
Em cứ quẳng đại vào góc chợ
Đốt cháy chiều cho trụi "ham mơ"
.
Ừ thì rõ trai làng "nịnh bợ"
Đã "nhà quê" còn thích i tờ
Em cứ tẩm chiều cho ngọt lợ
Trút nhiều cay để hết "gà mờ"
.
Người ta nói: Trai làng...
Đến sợ!
*.
Hà Nội, trưa 24 tháng 11-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Nhà thơ Hoàng Hương Trang