hạc
READ MORE - LỜI BIỂN -Thơ Hồng Thúy - Nhạc Phan Ni Tấn - Ca sĩ Ngọc Mỹ
TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Thursday, October 31, 2019
VÀI CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” CỦA PHAN VÕ HOÀNG NAM - Đặng Xuân Xuyến
VÀI CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ
“NHÀ KHÔNG
CÓ ĐÀN BÀ”
CỦA PHAN VÕ HOÀNG NAM
Đặng Xuân Xuyến
*
Chiều 30 tháng 09 năm 2019, nhận
được tập thơ “Nhà Không Có Đàn Bà” của nhà thơ, họa sĩ Phan Võ Hoàng Nam gửi tặng,
tôi háo hức ngồi đọc. Sách dày 96 trang, khổ 13x21cm, gồm 46 bài thơ, chủ yếu
được viết ở thể thơ tự do, là những hồi ức, những cảm xúc về quê hương, cha mẹ,
bạn bè, người xưa cũ...
Quê hương, trong ký ức tuổi thơ của
nhà thơ, nhạc sĩ Phan Võ Hoàng Nam thật hiền hòa, thơ mộng, với những hình ảnh
bình dị, trong trẻo, đẹp đến nao lòng:
"Ừ, đã xa.
Thuở ôm cây chuối lội sông.
Ba bốn đứa tranh nhau trái cà na
thơm lựng.
Xuồng nhỏ tròng trành, cha quăng mẻ
lưới.
Chiều xóm quê!
Canh chua rau nhút thơm lừng.
Mùa nước về quê,
Thuyền xuôi ngược trên đồng.
Mẹ đón cá ra sông ủ thêm lu nước mắm.
Em đến trường xắn quần lội qua cầu
khỉ.
Con nước rong,
Trăng giỡn giữa đồng."
(Xa rồi mùa cũ)
Chỉ với 12 câu thơ trong 2 khổ
thơ, nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam đã tái hiện sinh động nhiều hình ảnh quê hương,
nhiều kỷ niệm xưa với bạn bè, với cha mẹ, với người yêu...
Cách viết không bó buộc câu chữ,
không ràng buộc bởi bất kỳ niêm luật nào, cứ thoải mái phóng bút theo cảm xúc,
cũng chẳng chủ ý gieo vần trong Xa Rồi Mùa Cũ đã tạo nhiều ấn tượng với người đọc.
Có lẽ vì tình yêu quê hương trong Phan Võ Hoàng Nam sâu lắng và diết da lắm nên
đã tự bật ra những thi tứ, thi ảnh và ngôn từ đậm chất sông nước miền Tây để Xa
Rồi Mùa Cũ dễ dàng thẩm thấu vào cảm xúc của người đọc. Cách viết tự nhiên,
phóng khoáng như thế, Phan Võ Hoàng Nam thành công không chỉ ở một vài bài.
Nhà thơ PHAN VÕ HOÀNG NAM |
Ngay cả khi viết về quê hương với
nỗi lo cơm áo gạo tiền thì những mảnh đời được anh khắc họa cũng phóng khoáng,
tự nhiên, cũng ấm áp tình, tươi rói niềm tin như bản tính vốn chân thành, mộc mạc
của những người con sông nước miền Tây. Nếu không nặng lòng với quê hương,
không thao thiết gửi trọn niềm tin vào ngày mai tươi sáng thì Phan Võ Hoàng Nam
không thể viết được những câu thơ ấm áp, căng tràn sức sống thế này:
"Gã trai lực điền gật gà giấc
ngủ.
Hồn phiêu diêu. Chốn cũ, vườn xưa.
Bàn tay ấm ngày bỏ quê lên phố.
Con đò trôi.
Cô thôn nữ dịu dàng."
(Chuyến xe chiều cuối năm)
Những hình ảnh đẹp như thế xuất hiện
khá nhiều trong thơ Phan Võ Hoàng Nam. Tuy ở một vài bài thơ, gặp ở vài câu thơ
viết về gánh nặng mưu sinh của những phận đời bươn trải như một quy trình “nối
dài những nốt trầm ngọt đắng”: “Phố rồi lại phố” / “Mùa lại những mùa dong ruổi”.
Những mảnh đời đáng thương như thế, xuất hiện không nhiều trong “Nhà Không Có
Đàn Bà”:
Phố rồi lại phố.
Mùa lại những mùa dong ruổi.
Tiếng rao đêm nối dài những nốt trầm
ngọt đắng.
Rao bán bình yên
Mua thân phận làm người.
(Tiếng rao đêm)
Đọc những bài thơ: Tháng Sáu, Xa Rồi
Mùa Cũ, Sao Không Về Mỹ Đức, Khói Chiều Đồng Nước, Nắng Đồng Bằng... tôi chạnh
lòng nghĩ về quê tôi. Cũng là làng quê Việt Nam, cũng là những người dân một nắng
hai sương, chân chất hiền lành, sao An Giang quê anh giữ được nét mộc mạc, hồn
nhiên, với những trong trẻo niềm tin vào cuộc sống yên bình, hạnh phúc, còn quê
tôi thì sự đổi thay đang từng ngày tàn phá chất quê, hồn quê, để những người
con xa xứ chúng tôi phải nghẹn ngào nuốt lệ.
Tác giả ĐẠNG XUÂN XUYẾN |
Hay những câu thơ viết về Mẹ, dù
là những ngậm ngùi "Mẹ một đời qua bao mùa lũ" "bủa lưới đồng
sâu" "leo lét đèn dầu" để tần tảo lo toan cho cuộc sống gia đình
thì tiếng lòng của nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam vẫn ngân lên âm hưởng của những
câu lý sâu lắng, những điệu hò ngọt ngào sóng nước miền Tây, không hề vương
chút bi lụy, yếu đuối. Hồn Mẹ hồn Quê cứ đan quyện vào nhau, cứ trong trẻo ngân
lên trong tâm tưởng của người con hiếu thảo:
"Mẹ một đời qua bao mùa lũ.
Thời con gái theo chồng bủa lưới đồng
sâu.
Leo lét đèn dầu.
Xuồng câu dập dềnh sóng nước
Đói no, buồn vui
Con nước lớn ròng."
(Khói chiều đồng nước)
Tôi khựng lại khi gặp những câu
thơ hay, bàng bạc buồn nhưng mà đẹp anh lặng viết về Mẹ:
"Cây ô môi sau vườn còn hoa đỏ.
Lũ sâu ngủ đông mơ cánh bướm rộn
ràng.
Chiều.
Mẹ ra sông ngẩn ngơ đò dọc
Biền biệt người từ độ thu
xưa"
(Năng đồng bằng)
Viết về Mẹ thì hầu như nhà thơ nào
cũng có vài bài và đó thường là những bài nổi trội hơn cả của các nhà thơ. Có lẽ
vì tình Mẹ bao la, sự hy sinh vô bờ của Mẹ với gia đình, với quê hương, đất nước
nên thơ viết về Mẹ thường đằm sâu, thao thiết:
"Tháng chạp.
Mẹ chọn từng hạt nếp
Góp tình quê đợi phút sum vầy
Phía dòng sông cơn bấc còn se lạnh
Mẹ đã nghe ấm lửa đêm xuân."
(Xôn xao tháng Chạp)
Hay:
"Bến cũ còn đây,
Mẹ giờ xa khuất nẻo.
Cánh buồm trôi về chốn hư vô.
Ổ bánh nóng giòn, cánh hoa sao
trong gió.
Trẻ thơ ơi lạc đâu mất lời
ru."
(Tháng Bảy và Mẹ)
Đọc những câu thơ như thế hỏi ai
không chùng lòng, không cắn môi để ngăn dòng lệ vì quắt quay nhớ Mẹ. Tôi cũng
thế, khi đọc những lời thơ anh viết dâng Mẹ, tôi nhớ Mẹ tôi nhiều lắm. Tôi nhớ
dáng xiêu xiêu với đôi quang gánh trên vai Mẹ tất tả về nhà. Tôi nhớ bữa cơm độn
nhiều khoai sắn, Mẹ luôn giục chị em tôi ăn nhiều cho no bụng, rồi cuối bữa Mẹ
chậm rãi vét miếng cháy, miếng khoai còn thừa, và nói: - "Mẹ ăn cho đỡ
phí.". Vì thế, khi đọc những dòng thơ anh viết về Mẹ, tôi mấy lần phải
buông sách đứng dậy, đi đi lại lại để ngăn dòng lệ chực trào.
Viết về sự cách biệt âm dương với
Mẹ thì "Lá trầu vàng" / "trái cau xanh héo úa", được nhiều
nhà thơ sử dụng, không mới, nhưng những hình ảnh bình dị, đời thường như thế,
khi được Phan Võ Hoàng Nam đặt cạnh những hình ảnh: "Con ngẩn ngơ"/
"Bờ lau trắng chiều xuân" của rất riêng anh thì lại có sức truyền cảm
mới mẻ, làm lay động lòng người về sự nhớ thương Mẹ mỗi khi Tết đến Xuân về:
Lá trầu vàng.
Trái cau xanh héo úa.
Lễ tổ tiên cánh phượng bay xa.
Dòng sông trôi, con đò tách bến.
Con ngẩn ngơ .
Bờ lau trắng chiều xuân.
(Góc quê Xuân và Mẹ)
Bên cạnh những bài thơ viết về quê
hương, về Mẹ, là những bài tình thơ đôi lứa chiếm dung lượng khá nhiều trong
“Nhà Không Có Đàn Bà”. Và tôi đã từng quan niệm: - “Tình yêu! Phải có những lườm
nguýt “ứ hự”, phải có những cắn, cấu, cong người, những “nổi loạn”, hả hê...
thì mới sướng, mới khoái, mới đã, mới đích thực là tình yêu, chứ cứ lượn lờ mây
trôi cá lội, í a í a thì quá chán...”. Với tôi, yêu là phải “máu lửa”, phải có
những “đè”, “cắn”, “cấu”, “quấn”... nên không thích đọc những bài thơ dán nhãn
thơ tình mà toàn những ỉ ôi mây trôi cá lượn, ne né từ xa để tránh diễn tả những
hưng phấn (ham muốn) thể xác mà cuộc tình đó, đoạn tình đó nên có, phải có,...
Thế nhưng khi đọc Phan Võ Hoàng Nam viết về tình yêu đôi lứa, mà lạ là những
bài thơ đó chỉ viết những nhớ nhung anh dành cho (không ít) người yêu cũ, dù
thiếu vắng những “cắn”, “cấu”, “cưỡng”, “ghì”... tôi lại chăm chú ngồi đọc. Có
lẽ bởi tình yêu đó sâu lắng, thuần khiết, được chiết xuất từ trái tim cũng chỉ
thuần khiết yêu?!
Tôi muốn viết thêm vài cảm nhận về
thơ tình sâu lắng, thuần khiết của Phan Võ Hoàng Nam nhưng vì lưng đau quá, nên
mảng thơ tình của anh xin hẹn sẽ đề cập vào một dịp khác.
*.
Hà Nội, 1giờ30 ngày 01.10.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Wednesday, October 30, 2019
VỀ NGHE CHIM HÓT VƯỜN XƯA - Thơ Lê Văn Trung
VỀ
NGHE CHIM HÓT VƯỜN XƯA
Anh về vườn cũ nghe chim hót
Ngắm nắng chiều rơi những sợi vàng
Mây trôi về những phương trời hạ
Ôi nhớ ai mà mây lang thang
Về nghe xao xuyến gió hoàng hôn
Áo trắng hay sương nhuộm cuối vườn ?
Có phải hồn thu từ vô tận
Vừa giăng lụa mỏng áo tình nhân
Anh về vườn cũ nghe chim hót
Chợt nhớ ngày xanh buổi nguyệt rằm
Em chải tóc mềm như suối nhạc
Ai ngờ chảy suốt cuộc trăm năm
Đôi bướm vàng say bài luân vũ
Nhịp cánh vờn theo khúc Phượng Cầu
Ai biết lòng ai lòng Tư Mã
Tình biết tình ai tình Tương Như
Anh về vườn cũ nghe chim hót
Xao xuyến như lời thương nhớ ai.
Lê Văn Trung
GÓP VẦN THƠ XẢ STRESS CUỘC TÌNH - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
GÓP VẦN THƠ XẢ STRESS CUỘC TÌNH
(Đường Về Minh Triết; nxb Văn Nghệ, 2007)
1.
KỂ TỪ CÓ ĐÔI TA
Ađam gặp Êva
Cuộc đời thành oan nghiệt!
Kể từ có đôi ta
Xin… như là hiền triết…
Cứ như là hiền triết
Để anh còn tiếng thơ
Cứ như là hiền triết
Để em còn ước mơ
Cứ như là hiền triết
Để con không bơ vơ.
Kể từ có đôi ta
Xin… như là hiền triết…
Cứ như là hiền triết
Để anh còn tiếng thơ
Cứ như là hiền triết
Để em còn ước mơ
Cứ như là hiền triết
Để con không bơ vơ.
--
(Ađam, Êva: 2 nhân vật
nam & nữ trong Kinh Thánh).
---
2.
KHÔNG ĐỀ
Chất chứa những cằn nhằn
Hồn lô nhô sỏi đá!...
Chút lặng thầm hỉ xả
Sỏi đá dậy hồn thơ…
Hồn lô nhô sỏi đá!...
Chút lặng thầm hỉ xả
Sỏi đá dậy hồn thơ…
---
3.
CỨU RỖI
Nhận ở cửa Thiền ước mơ Phật tính
Đem lí sắc-không cứu rỗi uyên ương
Thêm hỉ xả cho cõi trần bớt tục
Cho Thị Mầu thành Bồ tát Tình Thương.
Đem lí sắc-không cứu rỗi uyên ương
Thêm hỉ xả cho cõi trần bớt tục
Cho Thị Mầu thành Bồ tát Tình Thương.
--
(Phật tính: Tâm Viên Giác, Tâm Xuân vĩnh hằng).
---
4.
ĐAU BUỒN CỦA CHỊ
Hồn phong kiến vấn vương
Chị thâm quầng ánh mắt
Cái thằng-cu-tông-đường
Vào giấc mơ nát ruột!
Chị thâm quầng ánh mắt
Cái thằng-cu-tông-đường
Vào giấc mơ nát ruột!
---
5.
TÌNH YÊU
Quá oi nồng danh lợi
Trái tim sẽ cằn khô
Vì tình yêu cũng như hoa cỏ
Chỉ đọng sắc màu trong minh triết hồn thơ.
Trái tim sẽ cằn khô
Vì tình yêu cũng như hoa cỏ
Chỉ đọng sắc màu trong minh triết hồn thơ.
---
6.
BÀI TOÁN CUỘC ĐỜI
Đáp số là Hạnh Phúc, ai cũng biết
Nhưng bài toán cuộc đời nát óc những tài hoa!
(Bao Nguyễn Du sợ hồng trần oan nghiệt
Khuyên tình yêu về nương bóng cà sa)...
Anh may mắn giải được bài toán khó
Đã biết đem hữu hạn chứa Vô Cùng
Lóng vị Thiền từ sắc màu trần tục
Giữa vô thường, lấp lánh Tâm Xuân.
Nhưng bài toán cuộc đời nát óc những tài hoa!
(Bao Nguyễn Du sợ hồng trần oan nghiệt
Khuyên tình yêu về nương bóng cà sa)...
Anh may mắn giải được bài toán khó
Đã biết đem hữu hạn chứa Vô Cùng
Lóng vị Thiền từ sắc màu trần tục
Giữa vô thường, lấp lánh Tâm Xuân.
---
7.
TÌNH YÊU CÚC VÀNG
Ánh mắt em mang mùa xuân đến sớm
Trái tim tôi Thượng Đế cấy tình yêu
Tôi trân trọng - thôi gian tham trái cấm
Để sắc hương đọng mãi giữa vô cùng…
Đã si dại tìm tình trong dục lạc
Bao ghét ghen đóng bít cửa thiên đường!
(Thượng-Đế-trong-ta muôn đời có mặt
Khi cõi lòng biết tỉnh thức-yêu thương)
Những cay đắng giờ hoá thân minh triết
Tôi yêu em như yêu nét cúc vàng
Quên rét mướt, gọi mùa xuân đến sớm
Sắc dịu hiền cứu rỗi trái đất đau.
Trái tim tôi Thượng Đế cấy tình yêu
Tôi trân trọng - thôi gian tham trái cấm
Để sắc hương đọng mãi giữa vô cùng…
Đã si dại tìm tình trong dục lạc
Bao ghét ghen đóng bít cửa thiên đường!
(Thượng-Đế-trong-ta muôn đời có mặt
Khi cõi lòng biết tỉnh thức-yêu thương)
Những cay đắng giờ hoá thân minh triết
Tôi yêu em như yêu nét cúc vàng
Quên rét mướt, gọi mùa xuân đến sớm
Sắc dịu hiền cứu rỗi trái đất đau.
---
8.
SAY ĐẮM
Thuở đắm say nhau
Nặng ánh mắt tình nên quá tải
Chiếc thuyền đời chao đảo
Bến hạnh phúc xa tít cõi sương mù
Thời đắm say danh lợi
Gai lửa đầy lối đi
Hồn rát bỏng quẩn quanh ngõ cụt
Bãi chiến trường giữa trái tim si…
Chân phúc đến: vui trong Chánh Đạo
Tâm Xuân Bất Diệt gọi tôi về
Lòng-say-đắm neo thuyền bến giác
Vỡ chén phong trần - tỉnh cơn mê.
Nặng ánh mắt tình nên quá tải
Chiếc thuyền đời chao đảo
Bến hạnh phúc xa tít cõi sương mù
Thời đắm say danh lợi
Gai lửa đầy lối đi
Hồn rát bỏng quẩn quanh ngõ cụt
Bãi chiến trường giữa trái tim si…
Chân phúc đến: vui trong Chánh Đạo
Tâm Xuân Bất Diệt gọi tôi về
Lòng-say-đắm neo thuyền bến giác
Vỡ chén phong trần - tỉnh cơn mê.
---
9.
CHỦ NHẬT NHIỆM MẦU
Tạm quên máy móc chen nhau
Khoanh chân thiền định - nhiệm mầu cõi xuân
Ngày mai trở lại công trường
Đem hồn xuân mới góp thương cho đời.
Khoanh chân thiền định - nhiệm mầu cõi xuân
Ngày mai trở lại công trường
Đem hồn xuân mới góp thương cho đời.
-----
Mời đọc thêm:
HƠI THỞ MINH TRIẾT
(Bài thực hành)
Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa
*
Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền
*
An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi
*
Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa
*
Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền
*
Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh
*
Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… (*)
--
(*): “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (ĐVMT).
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa
*
Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền
*
An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi
*
Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa
*
Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền
*
Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh
*
Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… (*)
--
(*): “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (ĐVMT).
------------
Subscribe to:
Posts (Atom)